Giáo án lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Bài “Múa cho mẹ xem” - Nghe hát “Bàn tay mẹ” - Trò chơi âm nhạc: Hát về người thân

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 1.Kiến thức

 - Hát thuộc bài hát kết hợp vận động minh họa được bài “múa cho mẹ xem”. Sáng tác “Xuân Giao”

- Hiểu và biết cách chơi trò chơi ân nhạc

- Nói được nội dung tư tưởng của bài hát nghe.

2.Kỹ năng

 - Kỹ năng vận động đúng theo nhịp âm nhạc.

 - Kỹ năng lắng nghe và hưởng ứng theo giai điệu bài hát của cô giáo.

 - Kỹ năng tập hợp đội hình, tập hợp nhóm.

 - Kỹ năng hợp tác khi tham gia trò chơi.

3.Thái độ

 - Hào hứng khi tham gia các hoạt động của cô đưa ra.

 - Chú ý, tích cực hoạt động và thực hiện những yêu cầu của cô giáo.

 - Biết yêu quý những người thân trong gia đình.

II. Chuẩn bị:

1.Đồ dùng của cô:

- Nhạc bài hát “múa cho mẹ xem”, sáng tác “Xuân Giao”. “Bàn tay mẹ”. Sáng tác “Bùi Đình Thảo” và một số bài hát về người thân trong trò chơi hát về người thân.

- Máy tính, loa.

- Hộp quà bí mật và các tranh ảnh về người thân trong gia đình

2.Đồ dùng của trẻ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Bài “Múa cho mẹ xem” - Nghe hát “Bàn tay mẹ” - Trò chơi âm nhạc: Hát về người thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
LỚP K38B
—@&?–
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Gia đình
 Đề tài: NDTT: VĐTN bài “múa cho mẹ xem”. Tác giả : Xuân Giao
 NDKH: Nghe hát “ bàn tay mẹ”. Tác giả: Bùi Đình Thảo
 TCÂN: Hát về người thân
 Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
 Số lượng: 25 – 30 trẻ
 Thời gian: 30 – 35 phút
 Ngày soạn: 12/02/2015
 Ngày dạy:
 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huế
 Đơn vị: Lớp CĐMN k38B_ Trường Cao Đẳng Hải Dương
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1.Kiến thức
 - Hát thuộc bài hát kết hợp vận động minh họa được bài “múa cho mẹ xem”. Sáng tác “Xuân Giao”
- Hiểu và biết cách chơi trò chơi ân nhạc
- Nói được nội dung tư tưởng của bài hát nghe.
2.Kỹ năng
 - Kỹ năng vận động đúng theo nhịp âm nhạc.
 - Kỹ năng lắng nghe và hưởng ứng theo giai điệu bài hát của cô giáo.
 - Kỹ năng tập hợp đội hình, tập hợp nhóm.
 - Kỹ năng hợp tác khi tham gia trò chơi.
3.Thái độ
 - Hào hứng khi tham gia các hoạt động của cô đưa ra.
 - Chú ý, tích cực hoạt động và thực hiện những yêu cầu của cô giáo.
 - Biết yêu quý những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát “múa cho mẹ xem”, sáng tác “Xuân Giao”. “Bàn tay mẹ”. Sáng tác “Bùi Đình Thảo” và một số bài hát về người thân trong trò chơi hát về người thân.
- Máy tính, loa.
- Hộp quà bí mật và các tranh ảnh về người thân trong gia đình
2.Đồ dùng của trẻ:
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
11. Gây hứng thú
2.Trọng tâm
Hoạt động 1:
VĐTN “múa cho mẹ xem” sáng tác “Xuân Giao”
Hoạt động 2: Nghe hát bài “Bàn tay mẹ” sáng tác “Bùi Đình Thảo’
Hoạt động 3: TCÂN “Hát về người thân”
3. Kết thúc
-Đọc cho trẻ nghe bài thơ “Cô dạy”
Hỏi trẻ : 
-Trong bài thơ đã cho ta thấy điều gì?
-Trẻ phải làm những gì thông qua bài thơ đó.
Bàn tay thật xinh khi không chúng ta không giây bẩn đấy. Cả lớp cùng cô hát lại bài “Múa cho mẹ xem” để xem tay xinh múa như thế nào nhé!
Bước 1: Ôn hát “Múa cho mẹ xem”
-Hỏi trẻ tên bài hát? Tên tác giả?
- cho trẻ hát lại 1 – 2 lần.
Bước 2: Khuyến khích trẻ sáng tạo
-Các cách sáng tạo của trẻ cho lời bài hát (2 – 3 trẻ)
-Mời trẻ lên vận động theo cách của riêng mình.
-Yêu cầu trẻ nhận xét vận động của bạn.
-Cô nhận xét.
-Hỏi trẻ các cách vận động khác.
-Cho trẻ lên vận động theo ý thích.
-Cô nhận xét tuyên dương trẻ
Bước 3: Giới thiệu vận động mới “Múa minh họa”
Tất cả các con đều vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát này rồi, để bài hát được hay hơn và sinh động hơn nữa cô cũng có vận đông của riêng mình đấy đó là vận động “múa minh họa” mời các côn cùng chú ý quan sát cô thực hiện cho bài hát này nhé!
Cô múa mẫu:
+lần 1: Cô múa minh họa theo nhạc
Hỏi lại trẻ tên vận động
+lần 2: Cô múa lại cho trẻ quan sát
Bước 4: Tổ chức cho trẻ thực hiện cùng cô
Tổ chức cho cả lớp múa minh họa cùng cô (2 – 3 lần)
+lần 1: cả lớp đứng tại chỗ thực hiện
+lần 2: tạo thành 2 vòng tròn, 1 vòng tròn trong và 1 vòng tròn ngoài 
+Cô bao quát sửa sai nếu có.
-Tổ múa minh họa
+ Tổ 1: Đứng thành 1 hàng lên thể hiện
+Tổ 2: Đứng thành 2 hàng so le nhau
Tổ 1 lên múa, tổ 2 ở dưới nhận xét và ngược lại
+Cô bao quát sửa sai nếu có
- nhóm múa minh họa
+nhóm 1:Đứng quay mặt vào nhau múa
+nhóm 2: Đứng theo hình vòng cung 
Cô bao quát sửa sai nếu có
- Cá nhân múa minh họa
+Mời bạn múa đẹp nhất lớp lên thể hiện
- Nhận xét động viên trẻ.
Để có những bàn tay xinh, bàn tay đẹp của chúng ta như ngày hôm nay không thể thiếu ai khác ngoài bố mẹ của chúng ta đấy, bố mẹ là người chăm sóc và yêu thương chúng ta vô bờ bến đấy các con ạ. Sau đây cô mời các con cùng thưởng thức ca khúc “ Bàn tay mẹ” sáng tác “Bùi Đình Thảo” chúng ta cùng nhau xem mẹ của bạn nhỏ trong bài hát đã chăm sóc bạn ấy như thế nào nhé!
- Cô hát cho trẻ nghe
+Lần 1: Hát đúng tình cảm sắc thái của bài kết hợp với nhạc đệm
Hỏi lại trẻ tên bài hát là gì? Ai sáng tác?
+Lần 2: Với giai điệu nhẹ nhàng cô hát kết hợp với các điệu múa mềm mại làm cho bài hát thêm sinh động và ấn tượng hơn
(Khuyến khích trẻ lên thể hiện hưởng ứng cùng cô)
-Có thể mời trẻ lên hát nếu thuộc
-Đàm thoại: 
+Giáo dục trẻ cần biết yêu quý ông bà bố mẹ anh chị em và người thân trong nhà, biết chân trọng những người đã sinh thành và nuôi nấng mình,
Cách chơi:
+Cô có 4 hộp quà bí mật đã đánh số thứ tự từ 1 đến 4, phía sau mỗi ô cửa là hình ảnh về một người thân trong gia đình.
+Cho trẻ lên mở bất kỳ một ô cửa nào nếu thấy hình ảnh của ai trong gia đình thì phải hát bài hát bài hát co liên quan đến hình ảnh đó.
Luật chơi:
+Bạn nào không hát được thì phải nhảy lò cò
(khi hát trẻ chỉ hát nửa bài hay một vài câu không nên hát cả bài vì sẽ mất nhiều thời gian)
Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
- Tổ chức cho trẻ biểu diễn lại bài “Múa cho mẹ xem”
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
-trẻ lắng nghe
-trẻ trả lời
-trẻ trả lời
-trẻ lắng nghe
-Trẻ hát
-Trẻ trả lời
-Trẻ nêu các cách vận động
-Trẻ vận động
-Trẻ nhận xét
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ quan sát
-Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ qua sát
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi
-Trẻ mua minh họa
-Chú ý

File đính kèm:

  • docVDTN_bai_mua_cho_me_xem.doc
Giáo Án Liên Quan