Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Ngôi nhà gia đình bé ở - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

- Cháu biết dùng lực của hai chân để bật xa 30 cm đúng tư thế.

- Cháu biết thực hiện vận động khéo léo, định hướng về phía trước.

- Cháu tích cực, hào hứng trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng của cô: Sân rộng, máy casset, nhạc về chủ đề gia đình.

- Đồ dùng của cháu: Vòng thể dục.

Lồng ghép tích hơp CĐ: Giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục vệ sinh, giáo dục tiết kiệm năng lượng.

Lồng ghép các hoạt động khác như: Âm nhạc: Cháu yêu bà, nhà của tôi, cả nhà thương nhau”. Văn học: Thơ “ Em yêu nhà em”

 

doc11 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Ngôi nhà gia đình bé ở - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 8 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Ngôi nhà gia đình bé ở.
 Lĩnh vực phát triển thể chất
Hoạt động thể dục: VĐCB: Bật xa 30 cm.
TC: Chạy tiếp cờ
I. MỤC TIÊU: 
- Cháu biết dùng lực của hai chân để bật xa 30 cm đúng tư thế. 
- Cháu biết thực hiện vận động khéo léo, định hướng về phía trước.
- Cháu tích cực, hào hứng trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Sân rộng, máy casset, nhạc về chủ đề gia đình.
- Đồ dùng của cháu: Vòng thể dục.
Lồng ghép tích hơp CĐ: Giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục vệ sinh, giáo dục tiết kiệm năng lượng.
Lồng ghép các hoạt động khác như: Âm nhạc: Cháu yêu bà, nhà của tôi, cả nhà thương nhau”. Văn học: Thơ “ Em yêu nhà em”
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề
Cô cùng cháu hát bài hát “Cả nhà thương nhau” cô trò chuyện về nội dung bài hát, cô giáo dục cháu lễ phép, vâng lới và kính trọng ngưới lớn.
* Khởi động
Cô cho cháu vừa đi vừa hát bài “Nhà của tôi” kết hợp với các kiểu đi khác nhau: chậm, nhanh, châm, gót chân, mũi chân, chậm dần. Xếp thành 3 hàng ngang dãn cách đều nhau.
Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung 
Cháu thực hiện theo nhịp bài hát “Cháu yêu bà”
 + Tay - vai: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân) (2l x 8n).
+ Bụng- Lườn: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái (2l x 8n). 
+ Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau (4l x 8n).
Cô cho các cháu đọc bài thơ “Em yêu nhà em”, chuyển đội hình thành 2 hàng đối diện cách đều nhau.
b. Vận động cơ bản
Cô giới thiệu: “Bật xa 30 cm” 
Cô làm mẫu trọn vẹn 1 lần.
Cô mẫu lần 2 kết hợp với lời giải thích động tác 
Cô đứng phía trước vạch chuẩn, hai tay đưa ra trước gối hơi khuỵu, cô đưa hai tay ra sau, cô dùng lực của hai chân nhún bật về phía trước sát vạch, chạm đất băng hai mũi bàn chân đồng thời tay đưa về phía trước để giữ thăng bằng.
Cô cho các cháu lần lượt thực hiện lần 1.
Cô quan sát sửa sai cho các cháu.
 Cô cho các cháu lần lượt thực hiện lần 2 tổ chức cho cháu thi đua với nhau kết hợp trồng cây xanh vào vườn nhà, cô giáo dục môi trường, nhắc cháu rửa tay và tiết kiệm nước sạch 
Cô quan sát kiểm tra kết quả và tuyên dương đội thắng cuộc.
c. Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ.
Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cháu chơi.
Cô cho cháu chơi 2- 3 lần.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh 
Cô cho cháu đi vòng tròn hít thở vừa đi vừa vẫy tay nhẹ nhàng quanh sân một vài vòng.
Nhận xét – tuyên dương.
Đánh giá cuối ngày
.. 
___________________________________________________________________
 Thứ ba, ngày 9 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Ngôi nhà gia đình bé ở.
 Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động làm quen MTXQ: Trò chuyện về ngôi nhà bé ở
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết kể về ngôi nhà của mình.
- Cháu biết nguyên vật liệu xây nên ngôi nhà, biết phân biệt, so sánh nhà một tầng,nhà nhiều tầng.
- Cháu chú ý trong giờ học. cháu biết yêu quý và bảo vê ngôi nhà của mình
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Mô hình nhà 1 tầng mái ngói, nhà 1 tầng mái bằng,nhà nhiều tầng.
- Đồ dùng của cháu: Lô tô nhà 1 tầng mái ngói,nhà 1 tầng mái bằng, nhà nhiều tầng đủ cho mỗi cháu.
Lồng ghép các chuyên đề như: TKNLHQ, BVMT
Lồng ghép các hoạt động khác như; Âm nhạc: “Nhà của tôi”,Văn học: Thơ “ Em yêu nhà em”. 
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Hát, trò chuyện gây hứng thú
- Cô cùng cháu hát bài “Nhà của tôi”.
+ Cô vừa cùng các con hát bài hát gì?
+ Nội dung bài hát nói về điều gì?
+ Sau khi tan trường về bố mẹ đón các con về đâu?
+ Ngôi nhà là nơi chúng ta làm gì ở đó? (Là nơi gia đình sinh sống, sinh hoạt ăn, ngủ, xem ti vi)
Hoạt động 2: Nhận thức.
a. Trò chuyện ngôi nhà gia đình bé.
- Ai cũng có ngôi nhà của mình bạn nào có thể kể cho cô và cả lớp nghe về nhà của mình?
+ Nhà con là nhà kiểu gì? (nhà mái ngói,nhà mái bằng, hay nhà cao tầng).
+ Nhà con sơn màu gì?
+ Nhà con có mấy phòng? Đó là những phòng nào?
+ Có mấy cửa ra vào? Và mấy cửa sổ?
+ Xung quanh nhà có những gì?
- Các con ạ! Mỗi ai trong chúng ta đều được sống hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Ở đó các con được mọi người trong gia đình quan tâm, thương yêu, chăm sóc, dạy dỗ các con lên người.
- Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không?
- Các con phải làm gì để chăm sóc ngôi nhà của mình?
- Cô giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi, không vẽ bẩn lên tường, biết giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ như: quét nhà, nhặt rau,
b. Giới thiệu các kiểu nhà.
* Quan sát ngôi nhà 1 tầng mái ngói.
- Các con có nhận xét gì về ngôi nhà?
+ Ngôi nhà có kiểu gì?
+ Mái ngói có màu gì?
+ Ngôi nhà sơn màu gì?
+ Mái nhà có dạng hình gì?
+ Thân nhà giống hình gì?
+ Có mấy cửa ra vào?
+ Bao nhiêu cửa sổ?
+ Ngôi nhà đựơc làm từ nguyên vật liệu nào?
+Ai xây nên ngôi nhà?
- Nhà mái ngói thường có nhiều ở đâu?
Đây là ngôi nhà một tầng, có mái ngói màu đỏ, mái nhà có dạng giống hình tam giác, thân nhà hình chữ nhật, có 1 cửa ra vào và 2 cửa sổ hình vuông. Nhà mái ngói này có rất nhiều ở nông thôn.Ở thành phố có ít nhà mái ngói hơn.
- Cô giới thiệu các kiểu nhà mái ngói khác.
* Quan sát ngôi nhà 1 tầng mái bằng.
- Cho cháu đưa ra những lời nhận xét của mình.
- Con thấy ngôi nhà này có đặc điểm gì?
+ Ngôi nhà sơn màu gì?
+ Có mấy cửa ra vào? Bao nhiêu cửa sổ?
+ Ngôi nhà có hình gì?
+ Phía trên ngôi nhà có đặc điểm gì?
+ Hàng lan can có tác dụng gì?
Đây là ngôi nhà 1 tầng mái bằng,sơn màu hồng, có 1 cửa ra vào, 2 cửa sổ.Phía trên trần nhà có lan can có tác dụng để chắn khỏi bị ngã và làm đẹp ngôi nhà. Kiểu nhà này có cả ở nông thôn và thành phố.
* Quan sát nhà nhiều tầng.
- Các con quan sát thấy ngôi nhà này có mấy tầng?
- Ngôi nhà được sơn màu gì?
- Thân nhà có hình gì?
- Từ tầng 1 muốn lên tầng 2 phải làm như thế nào?
Đây là ngôi nhà 2 tầng có nhiều phòng, thân nhà có dạng hình chữ nhật, các cửa sổ có dạng hình vuông. Ngày nay để tiết kiệm diện tích thì cả thành phố và nông thôn dều xây nhà 2-3 tầng để ở.
- Cô giới thiệu các kiểu nhà nhiều tầng khác: nhà chung cư, biệt thự
c. So sánh các kiểu nhà.
* Nhà 1 tầng mái ngói và nhà 1 tầng mái bằng.
- Các con có nhận xét 2 ngôi nhà có điểm gì giống và khác nhau?
+ Giống nhau: Đều là nhà dùng để ở, đều là nhà 1 tầng, có cửa sổ, cửa ra vào,
+ Khác nhau: Nhà 1 tầng có mái ngói màu đỏ không có lan can,sơn màu vàng. Nhà mái bằng không có mái ngói,có lan can, sơn màu hồng.
* Nhà 1 tầng mái ngói và nhà nhiều tầng.
+ Giống nhau: Đều là nhà dùng để ở
+ Khác nhau: : Ngôi nhà 1 tầng mái ngói thấp hơn, không có lan can. Ngôi nhà nhiều tầng cao hơn, có lan can, không có mái ngói.
d. Luyện tập
- Cô phát cho mỗi cháu 1 rổ lô tô trong đó có mô hình các kiểu nhà khác nhau
- Cho cháu dơ lô tô theo yêu cầu của cô (Yêu cầu cháu chọn lô tô nhà mái bằng/ lô tô ngôi nhà mái ngói, ?)
- Cô quan sát, nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi
* Trò chơi “ Nhà nào biến mất”.
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi:
Trên màn hình có bức tranh các kiểu nhà các con sẽ cùng hướng lên màn hình quan sát xem ngôi nhà nào biến mất nhé!
- Cô cho cháu chơi.
* Trò chơi “ Về đúng nhà của mình”.
Cô hướng dẫn cháu luật chơi, cách chơi:
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi cháu 1 lô tô hình các kiểu nhà tương ứng với 3 bức tranh. Cô cùng cháu vừa đi vừa hát bài “Nhà của tôi” khi có hiệu lệnh “về đúng nhà” cháu phải về đúng ngôi nhà giống hình ảnh trên lô tô.
+ Luật chơi: Ai về nhầm nhà phải nhảy lò cò.
- Cô nhận xét, tuyên dương
Giáo dục cháu: Mỗi chúng ta đều sống trong ngôi nhà yêu thương, hạnh phúc cùng với ông bà, bố mẹ của mình.Các con phải biết chăm sóc và bảo vệ ngôi nhà của gia đình mình các con nhớ chưa nào!
Cô cho các cháu đọc thơ “Em yêu nhà em”.
Nhận xét - tuyên dương.
Đánh giá cuối ngày
_________________________________________________________________
 Thứ tư, ngày 10 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Ngôi nhà gia đình bé ở.
 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Hoạt động làm quen chữ cái : Làm quen chữ cái e, ê.
I. MỤC TIÊU:
- Cháu nhận biết đúng chữ cái e, ê.
- Cháu biết phát âm đúng chữ cái e, ê, biết so sánh..
- Cháu chú ý trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: Tranh vẽ: mẹ bế bé. Tranh vẽ ba, mẹ, anh, chị, em trong gia đình có chứa chữ cái e, ê. 
Đồ dùng của cháu: Rổ đựng các chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê
Lồng ghép tích hợp CĐ: Tiết kiêm năng lượng hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục TTHCM.
Lồng ghép các hoạt động như: Văn học: Thơ “Em yêu nhà em”; MTXQ: Trò chuyện về những người thân trong GĐ.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Hát trò chuyện về người thân trong gia đình .
Cô cho các cháu đọc bài thơ “Em yêu nhà em”.
Cô cùng cháu trò chuyện về những người thân trong gia đình, cô giáo dục cháu phải biết yêu thương những người trong gia đình.
Cô cho cháu đi thăm nhà bạn Lê, cô hỏi cháu cách đi đường an toàn, cô giáo dục cháu đi bên phải đường, đi sát lề đường không xô đẩy bạn và không gây ồn ào, không xả rác bừa bãi.
Cô cho cháu quan sát nhà bạn Lê, cô giáo dục trồng cây xanh và quét dọn nhà cửa sạch sẽ để không khí trong lành.
Cô cho cháu chơi trò chơi “chim bay” về lớp 
Hoạt động 2: Nhận thức
a. Làm quen chữ “e”, “ê”.
Cô nói: Nhìn xem, nhìn xem
Cô đưa tranh “mẹ bạn Lê” cho các cháu quan sát và đọc từ “mẹ bạn Lê”.
Cô gắn thẻ chữ rời từ “mẹ bạn Lê” cho các cháu nhận xét và đọc lại.
Cô cho cháu so sánh chữ vừa gắn và chữ trong từ 
Cô giới thiệu chữ e
Cô cho cháu so sánh chữ e to và chữ e nhỏ
Cô đọc e và cho các cháu đọc theo cô.
Cô cho cả lớp đọc, tổ, cá nhân đọc.
Cô chú ý sửa phát âm cho các cháu.
Cô hỏi cháu chữ e có mấy nét? Nét gì?
Cô khái quát lại các nét chữ của chữ cái e và vứa gắn các nét: 1 nét ngang, 1 nét cong trái.
Đây là chữ e in thường còn chữ e viết thường cô sẽ dạy các con vào các hoạt động sau nhé.
Trong từ mẹ bạn Lê cô sẽ dạy các cháu thêm một chữ cái mới nữa
Đó là chữ ê
Cô cầm chữ ê lên giới thiệu và đọc cho các cháu nghe.
Cô cho các cháu đọc ê, cả lớp đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc.
Cô chú ý sửa sai cho cháu.
Cô gọi cháu phân tích chữ ê.
Cô khái quát lại và vừa nói các nét chữ vừa gắn nét chữ rời: 1 nét ngang, 1 nét cong trái trên đấu có mũ.
Đây là chữ ê in thường còn chữ ê viết thường cô sẽ dạy các con vào các hoạt động sau nhé.
b. So sánh:
Cô cho cháu so sánh chữ e và ê.
Cô khái quát lại: Chữ e và ê giống nhau có 2 nét, 1 nét ngang, 1 nét cong trái. Khác nhau vì chữ e không có dấu, chữ ê có dấu mũ.
Luyện đọc chữ cái:
Cô cho cháu cầm thẻ chữ cái e, ê chuyền tay nhau đọc
Hoạt đông 3: Trò chơi.
Cô cho cháu chơi trò chơi “Chữ gì xuất hiện, chữ gì biến mất”. 
Cô nói cách chơi: Cô đưa chữ cái ra các con phải nói tên được chữ cái xuất hiện và cô cất chữ cái đi các con phải nói được chữ cái gì đã biến mất.
Cô cho cháu chơi 4 – 5 lần. 
Cô cho cháu chơi trò chơi kết chữ e, ê
Cô nhận xét và tuyên dương nhóm nào hoàn thành tốt 
Nhận xét- tuyên dương.
Đánh giá cuối ngày
....
..
....
....
___________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 11 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Ngôi nhà gia đình bé ở.
 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động giáo dục âm nhạc
NDTT: Hát, Dạy múa bài "Nhà của tôi"
 Tác giả : Thu Hiền
NDKH: Nghe hát bài “Cho con”
 Tác giả: Phạm Trọng Cầu
Trò chơi “Tai ai tinh”
I. MỤC TIÊU
- Cháu biết tên bài hát, tên tác giả. Thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát.
- Cháu biết hát đúng giai điệu, cháu mạnh dạn tự tin biểu diễn múa đúng nhịp.
- Cháu yêu thích giờ học, cháu biết yêu quý gia đình mình, biết giữ gìn ngôi nhà sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: Nhạc không lời bài hát “Nhà của tôi, cho con” và video nhạc bài hát “Cho con”, hoa đeo tay.
- Đồ dùng của cháu: Hoa đeo tay, mũ chóp.
Lồng ghép tích hợp CĐ: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục TTHCM.
Lồng ghép các hoạt động như: Văn học: Thơ “Em yêu nhà em”; MTXQ: Trò chuyện về ngôi nhà.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Đọc thơ, trò chuyện.
Cô cùng các cháu đọc bài thơ “Em yêu nhà em”. 
Các con vừa đọc bài thơ có nội dung nói về cái gì?
Hôm nay trời rất đẹp cô và các con cùng đi thăm nhà của búp bê các con có thích không? Nhà của búp bể ở gần lên cô và các con cùng đi bộ, để tích kiệm xăng và không gây ô nhiễm môi trường, mà còn tốt cho sức khỏe
Cô cho cháu hát bài “Đường em đi”, cô cùng cháu trò chuyện về mô hình nhà của búp bê.
Cô cho cháu chơi trò chơi về lớp.
Hoạt động 2 : Nhận thức
a. Ca hát:	
Cô mở nhạc không lời cho cháu nghe giai điệu bài hát, cô cho cháu đoán tên bài hát, tên tác giả. 
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và cho cháu nhắc lại
Cô cho các cháu hát cùng cô.
- Cô nói nội dung bài hát: Nói về ngôi nhà của bạn nhỏ ở và bạn rất yêu quý ngôi nhà của mình.
- Cô mở nhạc cho cháu tự vận động trải nghiệm
Để bài hát hay hơn, sinh động hơn cô sẽ dạy cho các con múa theo lời bài hát này nhé
b. Dạy múa:
Cô cho cháu đọc thơ “Mẹ của em” chuyển đội hình thành ba hàng ngang.
Cô múa mẫu lần 1: Trọn vẹn. 
Cô thực hiện lại lần 2 kết hợp giải thích từng động tác múa.
Câu 1 “Đố bạn biết đó là nhà của ai”. Cô bước chân sang ngang kết hợp đưa một tay chống hông, một tay chỉ ra phía trước kết hợp chân dậm tại chỗ.
Câu 2 “Tôi trả lời đó là nhà của tôi”. Cô vỗ tay sang hai bên kết hợp chân nhún.
Câu 3 “Ngôi nhà đó rất gần gũi yêu thương”. Cô 2 đưa tay chéo lên ngực. chân nhún.
Câu 4 “Ngôi nhà đó chính là nhà của tôi”. Cô đưa hai tay lên cao cuộn cổ tay kết hợp nhún chân
Cả lớp hát múa theo cô 2 lần (trọn vẹn bài hát).
Tổ, nhóm, hát múa . 
Cô chú ý sửa sai cho cháu.
Cô mời 1 – 2 cháu múa sáng tạo.
Cô thấy các con hát múa rất hay để thưởng cho các con, cô sẽ cho các con xem video các con có thích không?
Cô cùng cháu trò chuyện các hình ảnh trên video.
Các hình ảnh trên video cũng là nội dung bài hát “Cho con” của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu.
Cô sẽ hát cho các con nghe nhé.
Cô hát cho cháu nghe lần 1, kết hợp nhạc không lời.
Cô cho cháu nghe đĩa hát lấn 2, cô cùng cháu múa minh họa.
Hoạt động 3: Trò chơi
Cô giới thiệu trò chơi “Tai ai tinh”.
Cô hướng dẫn cho các cháu chơi: Cô cho cả lớp ngồi theo đội hình vòng tròn, cô mời 1 bạn lên đội mũ chóp và mời 1 bạn đứng tại chỗ hát, bạn đội mũ chóp phải đoán đúng tên bạn đang hát.
Luật chơi: Bạn nào không đoán đúng tên bạn hát thì phải nhảy lò cò.
Các cháu chơi vài lần, cô chú ý quan sát và giúp đỡ cháu gặp khó khăn.
Nhận xét- tuyên dương.
Đánh giá cuối ngày
..........
.... 
___________________________________________________________________ 
Thứ sáu, ngày 12 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Ngôi nhà gia đình bé ở.
 Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
Hoạt động làm quen văn học: Thơ "Mẹ của em" 
Tác giả: Trần Quang Vịnh
I. MỤC TIÊU
- Cháu biết tên bài thơ, tên tác giả, thuộc và hiểu nội dung bài thơ
- Cháu biết đọc thơ diễn cảm, biết được mẹ là người vất vả lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ, biết yêu thương kính trọng bố mẹ, ông bà.. ...
- Cháu yêu thích giờ học, cháu biết ngoan ngoãn nghe lời, giúp đỡ mẹ và mọi người.
III. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: Tranh minh họa theo nội dung bài thơ, bảng, phấn.
- Đồ dùng của cháu: Tranh minh họa nội dung bài thơ để cháu chơi trò chơi.
Lồng ghép tích hợp các chuyên đề như: BVMT, TKNL.
Lồng ghép tích hợp các hoạt động như: Âm nhạc “Múa cho mẹ xem”, môi trường xung quanh: Trò chuyện về mẹ của bé.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Hát đàm thoại về nội dung bài hát.
Cô cho các cháu hát bài “Múa cho mẹ xem” cô cùng các cháu đàm thoại về nội dung bài hát.
Các con vừa hát bài hát nội dung nói về gì?
Cô cùng các cháu trò chuyện về mẹ.
- Hằng ngày ở nhà mẹ các con thường làm những công việc gì?
- Tình cảm của các con đối với mẹ như thế nào?
Giáo dục cháu yêu thương mẹ, ngoan ngoãn nghe lời mẹ. 
Có một bài thơ rất hay nói về mẹ có bạn nào biết không đọc cho cô và cả lớp nghe nào?.
Hoạt động 2: Nhận thức
Cô đọc lần 1: Diễn cảm
Cô nói nội dung: Mẹ là người vất vả lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ....Cảm động trước tình cảm của mẹ bạn nhỏ đã tự hứa là sẽ ngoan để mẹ vui lòng
Cô cùng các cháu chơi trò chơi và chuyển chỗ ngồi.
Cô đọc cho cháu nghe lần 2 + Tranh minh họa. Trích dẫn và làm rõ ý
Khổ thơ thứ nhất: 
“Ở nhà, em có mẹ
Bao việc mẹ phải lo
Thức khuya mà dậy sớm
Mẹ chăm công việc nhà”
Ở nhà mẹ là người thức khuya, dậy sớm để chăm lo cho gia đình.
Khổ thơ thứ hai:
“Thế mà cứ đúng giờ
Mẹ gọi em thức dậy
Nhắc gọn gàng đầu tóc
Việc nào vào việc ấy
Để em kịp đến trường”
Mẹ đã nhắc nhở bạn nhỏ mọi việc để bạn đến trường.
Khổ thơ thứ ba: 
“Mẹ đã sinh ra em
Đã vì em vất vả
Thương mẹ em thầm hứa
Ngoan ngoãn và giỏi giang”
Thương mẹ vất vả em bé thầm hứa ngoan ngoãn để mẹ vui.
« Thầm hứa » có nghĩa là nghĩ trong người là tự nói với bản thân mình
Cô cho cháu đặt tên bài thơ cô giới thiệu cho các cháu biết tên của bài thơ và tên tác giả, cô viết lên bảng cho cháu đọc lại. 
Cô thơ lần 3: Diễn cảm
* Dạy trẻ đọc thơ:
Cả lớp đồng thanh đọc 2 lần, tổ nhóm, cá nhân đọc.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Cô khuyến khích cháu đọc diễn cảm bài thơ.
* Câu hỏi đàm thoại
- Mẹ các ở nhà làm những công việc gì?
- Là những việc gì?
- Mẹ thường dạy từ lúc nào?
- Đi ngủ từ lúc nào?
- Mẹ nhiều việc mà mẹ vẫn làm gì?
- Nhắc em làm những công việc gì?
- Để các con làm gì?
- Mẹ đã vì ai mà vất vả?
- Để mẹ không buồn lòng các con phải làm gì?
Hoạt động 3: Trò chơi:
Cô cho cháu chơi trò chơi “Đọc thơ theo tranh”
Cô nói cách chơi và cho cháu chơi 2 lần.
Cô cho các cháu vận động theo nhạc bài hát “Bàn tay mẹ”. 
Cô cho các cháu đọc lại bài thơ.
Nhận xét- tuyên dương.
Đánh giá cuối ngày
..........
.... 

File đính kèm:

  • docgiao an gia dinh tuan 2_12674361.doc
Giáo Án Liên Quan