Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Nhu cầu gia đình - Trương Thị Vân

1/ Kiến thức:

- Củng cố kỹ năng đếm, nhận biết chữ số 7.

- Biết tách nhóm có số lượng 7 thành 2 nhóm theo nhiều cách khác nhau.

- Biết gộp hai nhóm thành một nhóm có số lượng bằng 7

- Biết sử dụng đúng các từ chỉ số lượng của các nhóm về số lượng.

2/ Kĩ năng:

- Tách, gộp

- Phát triển kĩ năng đếm đúng thứ tự các số từ 1 đến 7, đếm không bỏ sót, không lặp lại số lượng đối tượng.

- Phát triển thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp, kĩ năng phân nhóm.

3/ Thái độ:

- Trẻ tích cực tham gia các nội dung của hoạt động.

- Rèn luyện chú ý có chủ định cho trẻ, giáo dục tính tập thể.

 

docx13 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Nhu cầu gia đình - Trương Thị Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018-2019
LĨNH VỰC :PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TÊN HOẠT ĐỘNG: TÁCH GỘP TRONG PHẠM VI 7
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU GIA ĐÌNH 
ĐỐI TƯỢNG : 5-6 TUỔI
THỜI GIAN : 30-35 PHÚT
GIÁO VIÊN: TRƯƠNG THỊ VÂN
I/ Mục đích yêu cầu:	
1/ Kiến thức:
- Củng cố kỹ năng đếm, nhận biết chữ số 7.
- Biết tách nhóm có số lượng 7 thành 2 nhóm theo nhiều cách khác nhau.
- Biết gộp hai nhóm thành một nhóm có số lượng bằng 7
- Biết sử dụng đúng các từ chỉ số lượng của các nhóm về số lượng. 
2/ Kĩ năng:
- Tách, gộp 
- Phát triển kĩ năng đếm đúng thứ tự các số từ 1 đến 7, đếm không bỏ sót, không lặp lại số lượng đối tượng.
- Phát triển thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp, kĩ năng phân nhóm.
3/ Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia các nội dung của hoạt động.
- Rèn luyện chú ý có chủ định cho trẻ, giáo dục tính tập thể.
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng của cô:
- Các thẻ số từ 1-7.
- Rổ 
- 7 thẻ quần, 7 thẻ hình áo , 7 thẻ hình mũ .
- Tranh ru ky các hình cho trẻ chơi trò chơi.
- Các hộp quà.
- Các hình rời cho trẻ dán chơi trò chơi
- Các ngôi sao .
- Một số đồ dùng trong gia đình
2/ Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng học toán, 7 thẻ quần, 7 thẻ hình áo , 7 thẻ hình mũ . (chữ số từ 1-8)
- Mỗi trẻ 1 đồng hồ đeo tay có in các chữ số (từ 1-6.)
3/ Phương pháp:
- Trò chuyện, trực quan, luyện tập, trải nghiệm.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Xin trân trọng chào mừng tất cả quý vị khán giả và các đội chơi đã đến tham dự hội thi “gia đình hạnh phúc”.
- Đến tham dự với hội thi của chúng ta ngày hôm nay gồm có 3 đội chơi, xin quý vị hãy cho một tràng pháo tay thật lớn chào đón đội chơi thứ nhất mang tên gia đình số 1, chào đón gia đình số 2 và cuối cùng đó là gia đình số 3.
- Đến với hội thi hôm nay 3 đội chơi sẽ trải qua 3 phần thi: 
+ Phần thi thứ nhất : khởi động 
+ Phần thi thứ hai: kiến thức .
+ Phần thi thứ ba :về đích .
- Xuyên suốt trong hội thi ngày hôm nay nói về nhu cầu của gia đình và đặc biệt hơn đó là nhu cầu về đồ dùng phục vụ ăn uống và nhu cầu về trang phục.11
- Các gia đình đã sẵn sàng bước vào các phần thi chưa ạ ?
- Và bây giờ các gia đình sẽ bước vào phần thi thứ nhất mang tên : khởi động .
Hoạt Động 2: Ôn Số Lượng 7
+ Phần thi thứ nhất mang tên : khởi động .
- Đến với phần thi khởi động ban tổ chức đã chuẩn bị các nhóm đối tượng có số lượng khác nhau , nhiệm vụ của các gia đình là tìm các nhóm đối tượng có số lượng 7 và gắn thẻ số tương ứng .
- Tặng mỗi đội 1 món quà.
Hoạt Động 3 : Chia 7 Đối Tượng Thành 2 Phần Bằng Nhiều Cách Khác Nhau.
- Phần thi thứ 2: phần thi kiến thức 
- Khám phá món quà của từng đội.
- Ban tổ chức cũng chuẩn bị cho mỗi thành viên 1 món quà riêng
Và bây giờ xin mời các đội về vị trí và cầm theo món quà của mình nhé.
+ Đầu tiên là món quà của gia đình số 1: Trong hộp quà của đội số 1 gì nào?( có áo ) 
- Các con hãy đếm cùng cô, món quà của gia đình số 1 có bao nhiêu chiếc áo đây? ( 7 chiếc áo )
- Để biểu thị cho nhóm có số lượng là 7 cô dùng chữ số mấy? ( số 7)
- Sau đó cô tách 7 chiếc áo ra làm 2 phần , 1-6 , sau khi tách cô sẽ gắn thẻ số tương ứng với từng phần .
- Gộp 2 nhóm lại thì được số lượng là mấy?
- Bây giờ các thành viên của mỗi hãy đặt rổ ra phía trước và xếp 7 chiếc áo ra nào .
- Ở phần thi này yêu cầu các thành viên mỗi đội hãy tách 7 cái áo ra làm 2 phần, một phần có 1cái áo và 1 phần có 6 cái áo, sau số gắn thẻ số tương ứng với từng phần.
- Bây giờ các đội hãy gộp những chiếc áo ở 2 phần này lại với nhau, như vậy 6 thêm 1 thành mấy các con? ( 7 chiếc áo )
+ Tiếp theo chúng ta sẽ khám phá món quà của gia đình số 2:
Trong hộp quà của gia đình số 2 có gì nào?( có quần ) 
- Các con hãy đếm cùng cô, món quà của gia đình số 2 có bao nhiêu chiếc quần đây? 1,2,3,4,5,6,7 ( 7 chiếc quần )
- Để biểu thị cho nhóm có số lượng là 7 cô dùng chữ số mấy? 
- Sau đó cô tách 7 chiếc quần ra làm 2 phần, 2-5, sau khi tách cô sẽ gắn thẻ số tương ứng với từng phần .
- Bây giờ các thành viên của mỗi hãy xếp 7 chiếc quần ra nào .
- Các con hãy tách 7 cái quần ra làm 2 phần , một phần có 2 cái quần và 1 phần có 5 cái quần, sau đó cô gắn thẻ số tương ứng với từng phần .
- Bây giờ các đội hãy gộp những chiếc áo ở 2 phần này lại với nhau, như vậy 2 thêm 5 thành mấy các con? ( 7 chiếc quần )
+ Tiếp theo chúng ta sẽ khám phá món quà của gia đình số 3 : Trong hộp quà của gia đình số 3 có gì nào?( có mũ ) 
- Các con hãy đếm cùng cô, món quà của gia đình số 3 có bao nhiêu chiếc mũ đây? 1,2,3,4,5,6,7 ( 7 chiếc mũ )
- Để biểu thị cho nhóm có số lượng là 7 cô dùng chữ số mấy(7)
- Sau đó cô tách 7 chiếc mũ ra làm 2 phần, 3-4, sau khi tách cô sẽ gắn thẻ số tương ứng với từng phần .
- Bây giờ các thành viên của mỗi hãy xếp 7 chiếc mũ ra nào .
- Các con hãy tách 7 chiếc mũ ra làm 2 phần , một phần có 3 cái mũ và 1 phần có 4 cái mũ, sau đó gắn thẻ số tương ứng với từng phần .
- Bây giờ các con hãy gộp những chiếc áo ở 2 phần này lại với nhau, như vậy 3 thêm 4 thành mấy các con? ( 7 chiếc mũ )
- Bây giờ các con hãy làm theo yêu cầu của cô:
+Hãy xếp số áo ra và chia thành 2 nhóm (1-6)
+Hãy xếp đối tượng tùy ý và chia thành 2 nhóm theo ý thích , sau đó gắn thẻ số tương ứng .
- Như vậy: Với số lượng 7 cô có mấy cách chia ra làm 2 nhóm? 
Cô tóm ý: Với số lượng là 7, có 3 cách chia làm 2 nhóm đó là” 1-6, 2-5, 3-4, mặc dù có các cách chia khác nhau nhưng khi gộp chung lại đều có số lượng là 7 và các con biết không, số 7 là số lẻ nên ta không thể chia làm 2 nhóm có số lượng bằng nhau được đấy các con.
- Tặng ngôi sao cho các đội
- Và bây giờ chúng ta đi vào phần thi thứ 3 
Phần Thi Thứ 3: Về Đích 
Trò chơi 1:Ai nhanh hơn.
Cách chơi: Ban tổ chức có chuẩn bị 3 tờ giấy ruky , trong tờ giấy cô dán số 7 ở giữa, xung quanh cô vẽ các hình tương ứng (2 hình tròn ,2 hình vuông ,2 hình tam giác ..), ở mỗi loại hình đã được dán 1 nhóm số lượng bất kì , còn 1 bên hình cô để trống , nhiệm vụ của mỗi đội là tìm hình tương ứng và dán vào ô còn trống sao cho khi đếm số lượng hai bên phải bằng 7.
Luật chơi: Kết thúc bản nhạc Nhóm nào dán xong trước nếu đúng là chiến thắng.
Cô nhận xét trò chơi: tặng ngôi sao cho 3 đội chơi.
Trò chơi 2: chiếc đồng hồ thông minh( trò chơi giao lưu 2 đội )
Cách chơi: Ban tổ chức đã chuẩn bị những chiếc đồng hồ rất xinh sắn , mỗi thành viên sẽ lên nhận 1 chiếc đồng hồ đeo vào tay và nhìn số trên đồng hồ của mình xem là số mấy , khi nghe tiếng nhạc cả lớp đi vòng tròn ,kết thúc nhạc trẻ phải tìm bạn có thẻ số tương ứng và ghép thành 1 đôi làm sao cho khi cộng số lượng 2 bạn phải có tổng bằng 7.
Luật chơi: mỗi bạn lên chỉ được nhận 1 đồng hồ , trẻ phải tìm bạn có thẻ số sao cho khi cộng lại bằng 7
-Cô kiểm tra và tặng ngôi sao cho 3 đội.
Hoạt Động 4: Kết Thúc :
Cô kiểm tra xem đội nào nhận được nhiều ngôi sao nhất là đội đó chiến thắng.
 -Trẻ vỗ tay
-Sẵn sàng
-Vỗ tay
-Trẻ lên 
-Trẻ lấy rổ về chỗ .
-Áo
-1,2,3,4,5,6,7 áo
-Số 7
-Là 7 ạ
-Trẻ xếp
-Trẻ làm
-Có quần a
-1,2,3,4,5,6,7
-Số 7
-Trẻ xếp 
-7 quần
-Có mũ ạ
-7 chiếc mũ 
- Số 7
-Trẻ thưc hiện
-7 chiếc mũ 
- Trẻ thực hiện 
- 3 cách 
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018-2019
LĨNH VỰC :PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TÊN HOẠT ĐỘNG: KỂ TRUYỆN : CHIẾC ẤM SÀNH NỞ HOA
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH 
ĐỐI TƯỢNG : 5-6 TUỔI
THỜI GIAN : 30-35 PHÚT
GIÁO VIÊN: TRƯƠNG THỊ VÂN
I. Mục đích, yêu cầu.
Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, nhớ các nhân vật trong chuyện “chiếc ấm sành nở hoa”
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện “Chiếc ấm sành nở hoa” 
- Trẻ nhớ được lời thoại của nhân vật  
- Trẻ nhớ được hành động của nhân vật.
Kỹ năng.
- Trẻ nghe, kể chuyện diễn cảm.
- Phát triển ngôn ngữ, tình cảm thẩm mỹ cho trẻ 
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định cho trẻ.
Thái độ
- Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ những đồ dùng tuy cũ, hỏng không còn tác dụng chính của nó nhưng cũng có thể làm được những công việc khác.
- Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện. 
- Tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn đồ dùng trong gia đình
 II. Chuẩn bị.
- Tranh minh họa truyện “ Chiếc ấm sành nở hoa”. 
- Mô hình câu truyện “ Chiếc ấm sành nở hoa”. 
- Nhạc bài hát “Tôi là bình trà”  
- 2 ấm trà. 
- Những cành hoa nhỏ.
- 2 tấm xốp bật chụm tách 
III-Phương Pháp
- Quan sát, đàm thoại, thực hành
IV. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt Động 1: Ổn Định Tổ Chức: * Gây hứng thú, giới thiệu bài.
- Cô cùng trẻ vừa đi vừa múa hát bài “ Tôi là bình trà”.  
- Lớp mình vừa hát bài hát gì? - Bạn nào cho cô biết chén, muỗng dùng để làm gì (ăn); ấm dùng để làm gì (đựng nước, pha trà). 
- À đúng rồi cái ấm dùng để đựng nước, pha trà, nhưng khi nó bị hư, không đựng nước và pha trà nữa, người ta có thể dùng vào rất nhiều việc khác. Có một câu chuyện kể về một chiếc ấm bị sứt quai rất là hay các con có thích nghe câu chuyện này không nào.?
Hoạt Động 2: Hoạt Động Nhận Thức
*Cô kể lần 1: Kể chuyện diễn cảm. 
- Các con ơi, chúng mình vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? (2-3 trẻ trả lời). 
- Giảng nội dung câu chuyện: câu chuyện cô vừa kể cho các con nghe đã kể về một chiếc ấm sành bị sứt quai và đã là một nơi trú rét tuyệt vời cho đôi bướm vào mùa đông, mùa xuân đôi bướm bay đi tìm hoa thơm còn lai một mình chiếc ấm sứt quai, ấm sành buồn tủi thân khóc, nhưng may sao có một cô bé nhặt ấm sành về và trồng hoa vào đó và từ đó chiếc ấm sành sứt quai đã trở thành một chậu hoa đẹp, thế là ấm sành đã có bạn và không còn buồn tủi nữa.
Để hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện. Bây giờ cô mời các con lắng nghe câu chuyện qua mô hình câu truyện nhé.
*Cô kể lần 2: kể kết hợp với mô hình.
Giải thích từ khó
- Nằm lăn lóc là nằm một mình không ai ngó tới.
- Bay vụt là bay rất nhanh
- Xanh non mơn mởn là tươi tốt và mềm mại.
* Đàm thoại.
Cô vừa kể câu chuyện gì?
Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Chúng mình thấy chiếc ấm sành trong câu chuyện bị làm sao?
Khi đôi bướm tìm chỗ trú rét thì Ấm Sành đã nói gì với Bướm vàng?
Mùa xuân đến bướm vàng đi đâu?
Khi bướm vàng đi ấm sành ra sao?
Ai đã nhặt ấm sành mang về nhà?
Cô bé đã nhặt ấm sành về để làm gì ?
Điều gì đã xảy ra khi hạt giống nảy mầm trong lòng ấm sành?
Cây lớn lên và ra hoa bướm vàng bay đến và nói gì với ấm sành ?
Từ đó ấm sành như thế nào ?
* Cho trẻ đặt tên câu chuyện: 1-2 trẻ 
- Vừa rồi các con thấy câu chuyện chiếc ấm sành nở hoa có hay không?
+ Giáo dục trẻ: chiếc ấm sành là đồ dùng của gia đình, nó được làm bằng sành sứ nên rất dễ vỡ vì vậy khi sử dụng các con phải cẩn thận nếu bị rớt thì sẽ vỡ ấm đấy, khi dùng xong các con phải cất đúng nơi quy định, nếu như có chiếc ấm bị sứt thì chúng mình cũng đừng vội vất đi mà hãy tận dụng để trồng hoa làm đẹp sân nhà nhé !
Hoạt động 3: Trẻ kể chuyện 
- Trẻ kể theo khả năng (2-3 trẻ kể)
Hoạt động 4: Trò chơi : Thi xem ai khéo .
Cô chuẩn bị 2 ấm trà nhỏ và những cành hoa 
Cách chơi: cô chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh của cô, từng bạn của mỗi đội sẽ bật chụm tách lên và lấy 1 cành hoa cắm vào ấm, sau đó về cuối hàng, bạn tiếp theo bật lên.
- Luật chơi: chỉ được 1 bạn lên 1 lần và lấy 1 cành hoa.
Đội nào cắm được nhiều hoa thì đội đó chiến thắng .
- Kết thúc: Cả lớp hát: Nhà của tôi
- Trẻ hát
- Tôi là bình trà.
- Để đựng đồ ăn ạ.
- Có ạ 
- Trẻ nghe
- Chiếc ấm sành nở hoa
- Trẻ nghe
-“Chiếc ấm hoa”
- 4 nhân vật()
- Bị sứt quai.
- “BV ơi .nào”
- Đi tìm hoa thơm
- Buồn, khóc 
- Em bé 
- Trồng hoa
- Ấm sành la lớn 
- “Hoa đẹp quá ..nhé”
- Vui vẻ
- Trẻ đặt tên
- Có 
- Trẻ nghe
- Trẻ kể 
- Trẻ chơi
- Trẻ hát 
GIÁO ÁN THAO GIẢNG ĐỢT 3
Giáo Viên : Trương Thị Vân
Lĩnh Vực: Phát Triển Thể Chất
Hoạt động : Thể Dục Vận Động
Đề tài: - Vđcb : bật qua con suối
 - Tcvđ : đua thuyền
Chủ Đề : Nước Và Các Hiện Tượng Tự Nhiên.
Lứa Tuổi: Trẻ Mẫu Giáo (4- 5 Tuổi)
	I. Mục đích- Yêu cầu:
	1. Kiến thức:
	- Trẻ nắm được tên vận động “ bật qua con suối ”
 - Biết bật xa đúng kỹ thuật
 - Biết thực hiện bài tập phát triển chung nhịp nhàng
	- Trẻ biết được các nguồn nước , biết không được chơi ở sông hồ rất nguy hiểm.
	- Biết cách chơi, luật chơi TCVĐ: Đua thuyền.
	2. Kĩ năng:
	- Phát triển thể lực cho trẻ
 - Phát triển ở trẻ khả năng: giữ thăng bằng	
 - Rèn cho trẻ tố chất: nhanh nhẹn, khéo léo
	3. Thái độ:
	- Rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, kỷ luật.
 - Trẻ yêu thích luyện tập, rèn luyện sức khỏe.
 - Biết vâng lời cô, hứng thú với giờ học
 - Có ý thức thi đua, tinh thần đoàn kết tập thể
	II. Chuẩn bị:
	1. Đồ dùng: 
	a. Đồ dùng của cô:
 - vòng thể dục 
	- Máy nghe nhạc, bài hát : trời nắng trời mưa, nắng sớm, bé yêu biển lắm.
	- 2 con suối 
 - Gấu bông 
- các hộp sữa nhỏ để chơi trò chơi.
- 2 rổ 
- Cờ 
	b. Đồ dùng của trẻ: 
	- vòng thể dục đủ số lượng trẻ dùng. 
 - Mũ đội đầu 
	2. Địa điểm: 
	- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
	III. Tiến hành: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định: 
 - Hôm nay đến trường cô thấy các con bạn nào cũng xinh xắn, vui tươi trong không khí của mùa xuân mới. Và rất vinh dự cho lớp mình có các cô giáo về thăm lớp. Các con cùng cô dành một tràng pháo tay thật lớn chào đón các cô nào.
Còn có 1 vị khách nữa đến với lớp mình đấy, các con có biết ai không?
 Các con ơi! Vậy là gia đình Gấu Bông muốn mời chúng mình tới dự bữa tiệc sinh nhật cùng với gia đình bạn ấy, các con có muốn tham gia không?
 - Nông trại của Gấu Bông ở khu rừng rất xa, các con có đi được không?
 - Trước khi lên đường đến bữa tiệc, cô con mình cùng nhảy điệu nhảy vui nhộn nhé!
 - Các con thấy cơ thể của mình thế nào?
 - Cô thấy lớp mình bạn nào cũng có sức khỏe tốt, các con đã sẵn sàng đi tới bữa tiệc chưa nào?
2. Bài mới: 
2.1. Khởi động: 
- Cho trẻ đi các kiểu đi theo nhạc bài “ Trời nắng trời mưa” kết hợp đi thường-> đi bằng mũi bàn chân -> đi thường-> đi bằng gót chân-> đi thường-> đi bằng má ngoài bàn chân-> đi thường->chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm dần -> đi thường-> về 4 hàng.
2.2. Trọng động: 
a. Bài tập phát triển chung
- Chúng mình đã vượt qua khu rừng rồi. Đi một quãng đường xa như thế làm thế nào để chúng mình hết mỏi?
À! Đúng rồi. vậy cô và các con cùng tập thể dục cho khỏe người nhé!
Tay vai: Tay đưa ra trước, lên cao
Chân: đưa 2 tay lên cao khụy gối , đưa tay ra trước kết hợp đưa chân ra trước .
Lườn: đưa hai tay lên cao ngiêng người qua 1 bên 
Bụng: Cúi gập người về phía trước
Bật: Bật tại chỗ
b. Vận động cơ bản: “ Bật qua con suối ”
- Các con đã tới được khu rừng rồi. Các con thấy phía trước có gì nào?
- Làm thế nào để vượt qua con suối?
Vừa rồi đã có rất nhiều ý kiến đưa ra, nhưng hôm nay, để đến được nhà Thỏ Bông các con sẽ “Bật xa” qua con suối này. 
- Cô làm mẫu lần 1: không nói gì cả
- Cô làm mẫu lần 2: kết hợp phân tích động tác : “Tư thế chuẩn bị” Đứng chụm chân trước vạch chuẩn, hai tay đưa ra trước,sau đó đưa tay từ trước ra sau đồng thời chân khuỵu gối tạo đà bật về phía trước qua con suối, tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên, khuỵu gối sau đó từ từ hạ cả bàn chân, 2 tay đưa ra trước giữ thăng bằng. Sau đó nhẹ nhàng đi về cuối hàng.
- Cô gọi 1 trẻ lên làm mẫu.
Vậy, chúng mình sẽ lần lượt bật xa qua con suối này, các con đã sẵn sàng chưa?
* Lần 1; 2: trẻ bật, cô bao quát, sửa sai cho trẻ.
* Lần 3: Cho trẻ thi đua 2 tổ
- Các con đã bật xa để vượt qua con suối rất giỏi, cô khen cả lớp bằng một tràng pháo tay.
- Các con ơi, đi qua khu rừng là đến 1 cái chợ lớn bán rất nhiều hàng hóa , Cô muốn các con thi đua nhau ra chợ mua thât nhiều hộp sữa đem đến bữa tiệc của bạn gấu Bông nhé.
Cô sẽ chia lớp thành 2 đội. Đội sao hồng sẽ giúp cô mua hộp sữa màu hồng, đội sao xanh giúp cô mua hộp sữa màu xanh nhé . Lần lượt các bạn sẽ bật qua suối lên lấy một hộp sữa như đã được phân công để vào rổ của đội mình và trở về cuối hàng. Mỗi một bạn lên bật các con chỉ được lấy một hộp sữa . Bạn nào không bật được qua suối hoặc chạm vào bờ suối phải về cuối hàng, không được lấy hộp sữa , thời gian của các con là một bản nhạc, đội nào lấy được nhiều hộp sữa theo quy định hơn sẽ giành chiến thắng, các con đã sẵn sàng chưa?
- Tổ chức cho trẻ thi đua
- Nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ
c. Trò chơi vận động: “ Đua thuyền”
- Các con đã mua được rất nhiều hộp sữa ngon rồi, nhưng để đến được nơi tổ chức bữa tiệc, không phải là con suối nhỏ nữa, mà các con phải vượt qua một khúc sông rộng. Các con sẽ qua sông bằng phương tiện gì?
- Vậy cô sẽ tổ chức một cuộc đua thuyền để đến với bữa tiệc. 
+ Cách chơi: Cô sẽ chia lớp thành 2 đội thuyền. Lần lượt 2 đội sẽ thi đua với nhau. Các con ngồi thành hàng dọc theo từng đội, bạn ngồi sau cặp chân vào hết vòng eo của bạn ngồi trước thành một chiếc thuyền đua, hai tay chống xuống làm mái chèo. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát tất cả các thuyền đua dùng sức hai tay của tất cả các thành viên trong đội nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích. Các thuyền đua phải bám chắc vào nhau để không bị đứt thuyền khi đang di chuyển. Nếu đứt phải nhanh chóng nối lại thuyền.
+ Luật chơi: Đội thuyền nào tới đích lấy được cờ trước sẽ giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét và động viên trẻ.
2.3 Hồi tĩnh: 
- Chúng mình đã tới được bên kia sông rồi, các con nhìn kìa nông trại của Thỏ Bông đây rồi. Lớp mình cùng mang những hộp sữa mát lành này vào dự tiệc thôi nào!
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh lớp
 3. Kết thúc:
 - Trẻ nhẹ nhàng đi ra ngoài chuyển hoạt động.
- Chúng con chào cô ạ
- Trẻ vỗ tay
- bạn gấu bông
- Có ạ
 -Có ạ
- Trẻ vận động theo nhạc
- Rất khỏe, rất khỏe.
- Sẵn sàng
- Trẻ tập cùng cô
-Tập thể dục ạ
- Trẻ tập cùng cô với vòng thể dục
- Con suối ạ
- Con lội qua, đi vòng qua, bật quaạ.
- Trẻ bật
-trẻ bật
-trẻ thi đua
- văng ạ
- Sẵn sàng
- Trẻ thực hiện
- Thuyền ạ
- Trẻ chơi
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng

File đính kèm:

  • docxGIAO AN THI GIAO VIEN DAY GIOI CAP HUYEN_12839257.docx