Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Hoàng Thị Diên
1- Hoạt động học:
* Thể dục:
* Tuần 1: Đập bóng xuống sàn và bắt bóng. TC: Nhảy tiếp sức.
* Tuần 2: Ném xa bằng hai tay, chạy nhanh 15m.
* Tuần 3: Bật xa 50cm. TC: Chuyền bóng qua đầu.
* Tuần 4: Đi thăng bằng trên ghế TD đầu đội túi cát. TC: Kéo co.
2. Hoạt động chơi :
- Trò chơi vận động : Bắt chước tạo dáng, về đúng nhà.chơi tự do
- T/c vận động tinh: Thực hiện vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay : tết tóc, cầm bút, cầm kéo.
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng .
* GDVSDD : Giới thiệu các món ăn trong gia đình: các thực phẩm trong gia đình và lợi ích của chúng.
* VĐ nhẹ sau giờ ngủ: Bài “ ồ sao bé không lắc .”.
TRƯỜNG MẦM NON Xà TRẤN YÊN TỔ 5 TUỔI KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH Số tuần thực hiện: 4 tuần ( từ 16-10- 2017 đến 10-11- 2017) Tuần1: Gia đình tôi, Tuần 2: Ngôi nhà gia đình ở, Tuần 3: Họ hàng gia đình, Tuần 4: Nhu cầu gia đình Kỹ năng sống: Gía trị yêu thương Lớp 5 Tuổi Làng Thẳm Người thực hiện: Hoàng Thị Diên Mã Mục tiêu Nội dung Hoạt động Lĩnh vực phát triển thể chất 1 Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc / bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp. - Thực hiện bài thể dục theo nhịp bài hát theo chủ đề. - Thực hiện đúng, thuần thục các động tác: Hô hấp; tay; lưng, bụng, lườn; chân; đi,chạy; bật. 1- Hoạt động học: * Thể dục: * Tuần 1: Đập bóng xuống sàn và bắt bóng. TC: Nhảy tiếp sức. * Tuần 2: Ném xa bằng hai tay, chạy nhanh 15m. * Tuần 3: Bật xa 50cm. TC: Chuyền bóng qua đầu. * Tuần 4: Đi thăng bằng trên ghế TD đầu đội túi cát. TC: Kéo co. 2. Hoạt động chơi : - Trò chơi vận động : Bắt chước tạo dáng, về đúng nhà...chơi tự do - T/c vận động tinh: Thực hiện vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay : tết tóc, cầm bút, cầm kéo. - Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng. * GDVSDD : Giới thiệu các món ăn trong gia đình: các thực phẩm trong gia đình và lợi ích của chúng. * VĐ nhẹ sau giờ ngủ: Bài “ ồ sao bé không lắc.”. 3. Hoạt động lao động: Sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp góc chơi gọn gàng ngăn nắp. 4. Hoạt động ăn ngủ vệ sinh : Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở: - Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng. - Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn. * Giáo dục trẻ Kỹ năng sống: Lao động, tự phục vụ vệ sinh 5( 11) Đi thăng bằng trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m) - Đi tiến lùi, - Đi trên ván dốc (Đi trên dây đạt trên sàn nhà) - Đi nối bàn chân - Khi bước lên ghế không mất thăng bằng. - Khi đi mắt nhìn thẳng. - Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế. 16(10) Đập và bắt bóng bằng hai tay - Đập bóng bằng 2 tay xuống đất, nảy cao hơn tầm ngang ngực. - Bắt được bóng bằng cả hai tay không ôm bóng vào người. 18 Ném xa bằng 2 tay. - Ném xa bằng hai tay: Trẻ đứng chân trước, chân sau hoặc hai chân rộng bằng vai, hai tay cầm bóng, ( túi cát) đưa cao trên đầu, dùng sức của tay và thân để ném đi xa 23( 1) Bật xa tối thiểu 50cm - Bật nhảy bằng cả hai chân. - Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân và giữ được thăng bằng khi tiếp đất. - Bật qua tối thiểu 50cm. 27 Các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ - Thực hiện các vận động : - Uốn ngón tay, bàn tay; xoay cổ tay. - Gập, mở lần lượt từng ngón tay. - Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong một số hoạt động: - Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số - Cắt được theo đường viền của hình vẽ. - Xếp chông 12 – 15 khối theo mẫu - Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu. - Tự cài, cởi cúc, xâu dây giày, cài quai dép, kéo khoá (phec mơ tuya) 30(19) Kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày - Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biên đơn giản; rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo. - Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo 32( 15) Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh: - Tự rửa tay bằng xà phòng, không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần. - Rửa sạch tay, lau khô tay sau khi rửa. 40( 21) Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm - Gọi tên một số đồ vật gây nguy hiểm có ở môi trường xung quanh - Không sử dụng những đồ vật đó. - Nhắc nhở hoặc báo người lớn khi thấy bạn sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm. 43( 24) Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép - Người lạ cho quà thì phải hỏi người thân hoặc cô giáo. - Khi người lạ rủ đi thì không đi theo. - Kêu người lớn khi bị ép đi hoặc mách người lớn khi việc đó xảy ra với bạn. - Biết được địa chỉ, nơi ở, sô điện thoại gia đình, người thân và khi bị lạc biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ. Lĩnh vực phát triển nhận thưc 47 Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi - Nhận biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, cách sử dụng và giữ gìn đồ dùng đồ chơi. - Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng đồ chơi quen thuộc. 11- Hoạt động học: MTXQ: * Tuần 1 : Trò chuyện về những người thân trong gia đình. * Tuần 2: Trò chuyện về ngôi nhà của bé. * Tuần 3: Tìm hiểu về họ hàng của gia đinh bé * Tuần 4: Một số đồ dùng trong gia đình. Toán: * Tuần 1: Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 * Tuần 2: Tách 1 nhóm có số lượng 5 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau * Tuần 3 : Đếm đến 6, tạo nhóm có số lượng 6. Nhận biết số 6 * Tuần 4: Gộp và đếm các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 6. 2. Hoạt động chơi : * Hoạt động ngoài trời: - Trò chuyện + Biết họ và tên các thành viên trong gia đình, kể về cuộc sống hoạt động của các thành viên trong gia đình. + Quan sát các ngôi nhà ở xung quanh trường, lớp. Biết công dụng và chất liệu các đồ dùng trong gia đình. + Trẻ biết được mối quan hệ thân thích giữa những người họ hàng tong gia đình. + Trẻ biết về 4 nhóm thực phẩm cần cho sức khỏe của gia đình. * Giáo dục trẻ Kỹ năng sống: phòng chống ngộ độc thực phẩm như: ăn chín uống sôi, sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng. * Hoạt động góc: Góc học tập: Xem tranh ảnh về gia dình, phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu. 3. Hoạt động lao động: Sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp góc chơi gọn gàng ngăn nắp. 4. Hoạt động ăn ngủ vệ sinh: Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở: - Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng. - Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn * Giáo dục trẻ Kỹ năng sống: Lao động, tự phục vụ vệ sinh 49(96) Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng - Nói được công dụng và chất liệu của đồ dùng thông thường trong sinh hoạt hàng ngày. - Nhận ra đặc điểm chung về công dụng/chất liệu của 3 hoặc 4 đồ dùng. - Xếp được những đồ dùng đó vào từng nhóm và gọi tên nhóm theo công dụng và chất liệu. 59(104) Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 - Đếm và nói đúng số lượng ít nhất đến 6. - Đọc được các chữ số từ 1 đến 6 và chữ số 0. - Chọn thẻ chữ số/viết số tương ứng với số lượng đã đếm được. - Quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi: “Bao nhiêu”;”Đây là mấy” 60 Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng Biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 6 và đếm theo khả năng. - So sánh số lượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 6 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả bằng nhau nhiều nhất, ít hơn, ít nhất 61(105) Gộp/tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm. . - Đếm riêng số lượng và ghi nhớ kết quả đếm của từng nhóm đối tượng. - Đếm lại số lượng của nhóm thứ nhất, sau đó đếm tiếp số lượng của nhóm thứ 2, gộp lại và nói kết quả. - Tách 6 đồ vật thành 2 nhóm ít nhất bằng 2 cách khác nhau. - Nói được nhóm nào có nhiều hơn/ít hơn/hoặc bằng nhau. 75 Họ tên, tuổi của những người thân trong gia đình và công việc của họ. Một số nhu cầu của gia đình, địa chỉ gia đình. - Biết họ tên của bố mẹ và những thành viên trong gia đình (anh, chị). - Biết công việc của bố mẹ và những người thân trong gia đình: Giáo viên, bác sỹ, làm ruộng, công an, thợ may - Biết nhu cầu của gia đình về đồ dùng trong sinh hoạt, tình yêu thương của mọi người, nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi - Nói được địa chỉ của gia đình mình: Thôn, xóm, xã 76(97) Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống - Trẻ kể và trả lơi được những câu hỏi của người lớn về một số điểm vui chơi công cộng/công viên/trường học/ nơi mua sắm/nơi khám bệnh ở nơi trẻ sống hoặc đã được đến (tên gọi, định hướng khu vực, không gian, hoạt động của con người và một số đặc điểm nổi bật khác). Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 94( 64) Nghe, hiểu nội dung truyện, thơ, đồng dao, ca dao trong chủ đề - Nói được tên, hành động của các nhân vật, tình huống trong câu chuyện. - Kể lại được nội dung chính các câu chuyện mà trẻ đã được nghe hoặc vẽ lại được tình huống, nhân vật trong câu chuyện phù hợp với nội dung câu chuyện. - Nói và đánh giá được hành động của nhân vật. 1. Hoạt động học:- Văn học * Tuần 1: Truyện: Ba cô gái * Tuần 2: Thơ: Giữa vòng gió thơm * Tuần 3: Truyện: Hai anh em gà con. * Tuần 4: Thơ: Bé và mèo hoang. - Làm quen với chữ cái * Tuần : LQ CC e,ê * Tuần 2: Tập tô: e,ê * Tuần 3: LQ CC u, ư * Tuần 4: Tập tô chữ u, ư 2. Hoạt động chơi: * Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ kể về những người thân trong GĐ, Xem tranh có chữ e,ê,u,ư. Trò chuyện đàm thoại về gia đình của bé, trò chuyện về người thân trong gia đình bé - Trò chơi phát triển ngôn ngữ: Tìm chữ theo hiệu lệnh của cô, hãy nói nhanh, ai tô giỏi nào. * Giáo dục trẻ Kỹ năng sống: Đoàn kết, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với họ hàng trong gia đình * Hoạt động góc: - Góc học tập : Đọc thơ, đồng dao, kể chuyện về chủ đề. 96( 74) Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù` hợp - Lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người nói. - Trả lời câu hỏi, đáp lại bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để người nói biết rằng mình đã hiểu hay chưa hiểu điều họ nói. - Khi nghe kể chuyện, trẻ có thể lắng nghe người kể một cách chăm chú và yên lặng trong một khoảng thời gian. 97( 75) Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện - Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt. - Không nói chen vào khi người khác đang nói với người khác. - Tôn trọng người nói bằng việc lắng nghe, hoặc đặt các câu hỏi, nói ý kiến của mình khi họ đã nói xong. 107( 77) Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống - Sử dụng một số từ trong câu xã giao đơn giản để giao tiếp với bạn bè và người lớn hơn như: “xin chào”, tạm biệt, cảm ơn; cháu chào cô ạ, tạm biệt bác ạ; con cảm ơn mẹ ạ; bố có mệt không ạ; cháu kính chúc ông bà sức khỏe. - Biết sử dụng một số danh từ chỉ quan hệ theo tuổi tác, theo họ hàng để xưng hô: ông, chú, bác 111( 81) Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách - Giở cẩn thận từng tranh khi xem, không quăng quật, vẽ bậy, xé, làm nhàu sách. - Để sách đúng nơi quy định sau khi sử dụng. - Nhắc nhở hoặc không đồng tình khi bạn làm rách sách; băn khoăn khi thấy cuốn sách bị rách và mong muốn cuốn sách được phục hồi. 115 Đóng được vai của nhân vật trong truyện - Hiểu nội dung các câu chuyện, tính cách các nhân vật trong truyện và đóng được vai các nhân vật trong truyện. - Thể hiện được giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ của các nhận vật trong truyện. 116( 85) Biết kể chuyện theo tranh - Sắp xếp theo trình tự một bộ tranh liên hoàn (khoảng 4 - 5 tranh) có nội dung rõ ràng, gần gũi và phù hợp với nhận thức của trẻ. - “Đọc” thành một câu chuyện có bắt đầu, diễn biến và kết thúc một cách có hợp lý, logic. 119( 88) Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái - Cầm bút viết và ngồi viết đúng cách, sao chép một số ký hiệu, chữ cái. - Sao chép, tô, đồ các nét chữ, các từ theo trật tự cố định trong các hoạt động. - Biết sử dụng các dụng cụ viết vẽ khác nhau để tạo ra các dòng giống chữ viết để biểu đạt ý tưởng hay một thông tin nào đấy. Nói cho người khác biết ý nghĩa của các dòng mình đã “viết”. 121(90) Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới - Sao chép tên của bản thân theo trật tự nhất định trong các hoạt động. - Sau khi vẽ tranh biết "viết" tên của mình xuống dưới. Khi “viết’ bắt đầu từ trái sang phải, xuống dòng khi hết dòng của trang vở và cũng bắt đầu dòng mới từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, mắt nhìn theo nét viết từ đầu sách đến cuối sách. 122( 91) Nhận dạng được chữ cái trong các bảng tiếng Việt - Nhận dạng được các chữ cái e, ê, u, ư viết thường hoặc viết hoa và phát âm đúng các âm của chữ cái đã được học. - Phân biệt đâu là chữ cái, đâu là chữ số. Lĩnh vực phát triển tình cảm kÜ n¨ng xã hội 123(27) Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình - Trẻ biết tên, tuổi, giới tính của bản thân. - Những người thân trong gia đình. - Địa chỉ, số điện thoại 1. Hoạt động học: - Dạy trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình. Giáo dục trẻ yêu thương mọi người, biết giúp đỡ mọi người xung quanh. 2. Hoạt động chơi: * Hoạt động ngoài trời: - Trò truyện tìm hiểu về tình cảm, sở thích của các thành viên trong gia đình và những ứng xử lễ phép, lịch sự với người thân trong gia đình. - Các hoạt động chơi: * Hoạt động Góc: + Góc phân vai : Gia đình, Phòng khám bệnh, Mẹ con, cửa hàng siêu thị... + Góc xây dựng: Xây khu nhà của bé, ghép hình các kiểu nhà khác nhau. * Giáo dục trẻ Kỹ năng sống: Sẵn sang thực hiện công việc,hoàn thành nhiệm vụ đơn giản cùng với gia đình và các bạn trong nhóm chơi. 3. Hoạt động lao động: Làm một số công việc giúp đỡ bố mẹ và người thân trong gia đình * Giáo dục trẻ Kỹ năng sống: thực một số công việc đơn giản 128(32) Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc - Trẻ tỏ ra phấn khởi, ngắm nghía, nâng niu, vuốt ve sản phẩm. - Khoe, kể về sản phẩm của mình với người khác. - Cất sản phẩm cẩn thận. 129(33) Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày - Tự giác thực hiện công việc mà không chờ sự nhắc nhở hay hỗ trợ của người lớn. - Biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia. 133(37) Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè - Nhận ra tâm trạng của bạn bè, người thân, (buồn hay vui). - Biết an ủi, chia vui phù hợp với bạn bè, người thân. - An ủi người thân hay bạn bè khi họ ốm, mệt hoặc buồn rầu bằng lời nới hoặc cử chỉ. - Chúc mừng hoặc reo hò, cổ vũ bạn, người thân khi có niềm vui hoặc sinh nhật. 137(40) Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh - Tự điều chỉnh hành vi, thái độ cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.Ví dụ: Đang nô đùa vui vẻ nhưng khi thấy bạn ngã đau trẻ sẽ dừng chơi chạy lại hỏi han, lo lắng đỡ bạn vào lớp 138(41) Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích - Trấn tĩnh lại, hạn chế cảm xúc và những hành vi tiêu cực (như đánh bạn, cào cấu, cắn xé, gào khóc, quăng quật đồ chơi), khi được người khác giải thích, an ủi, chia sẽ. - Biết sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực (khó chịu, tức giận) của bản thân khi giao tiếp với bạn bè, người thân. 149(52) Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác - Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn - Phối hợp cùng với bạn để thực hiện và hoàn thành công việc vui vẻ, không xảy ra mâu thuẫn. 150(53) Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác - Mô tả được ảnh hưởng hành động của mình đến tình cảm và hành động của người khác. - Giải thích được hành vi của mình hoặc của người khác sẽ gây phản ứng như thế nào. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ 162(99) Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc. Nghe nhạc, nghe hát (các bài hát, bản nhạc, dân ca địa phương..)các bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc/bài hát nào là vui hay buồn, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, êm dịu hay sôi động, chậm hay nhanh 1. Hoạt động học: 1.1. Âm nhạc: * Tuần 1: Dh: Ông cháu TC: Nghe tiếng hát ở phía nào NH : Niềm vui gia đình * Tuần 2: DVĐ : Nhà của tôi NH : Ba ngọn nến lung linh. TC : Ai đoán giỏi. * Tuần 3: VĐ: Chiếc khăn tay; NH: Bàn tay mẹ TC: Tai ai tinh * Tuần 4: DH: Bài “Bé quét nhà” NH: Bài “Ru em” (DC Xê Đăng) TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. 1.2. Tạo hình: * Tuần 1: Vẽ người thân trong gia đình (ĐT) * Tuần 2: Cắt dán ngôi nhà (M) * Tuần 3: Vẽ lọ hoa ( ĐT) *Tuần 4: Nặn cái cốc ( M) Hoạt động chơi: Biểu diễn văn nghệ các bài hát đã học về chủ đề. * Hoạt động góc - Góc nghệ thuật tạo hình: vẽ tranh, tô màu tranh , xé dánvề gia đình...nặn các đồ dùng về chủ đề gia đình 3. Lao động: Làm các công việc tự phục vụ. * Giáo dục trẻ Kỹ năng sống: Lao động, tự phục vụ vệ sinh 163(100) Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em Hát tương đối đúng về cao độ, trường độ các bài hát đã được học hay quen thuộc với trẻ theo các chủ đề trong năm. 164(101) Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc - Thể hiện qua nét mặt, vận động phù hợp với nhịp, sắc thái, biểu cảm của bài hát, bản nhạc. - Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư thể hiện động tác minh họa phù hợp) theo bài hát, bản nhạc. - Nhận ra giai điệu bài hát. 167(6) Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ - Cầm bút đúng bằng ngón cái, ngón trỏ, đỡ bằng ngón giữa - Tô màu đều - Không chờm ra ngoài nét vẽ. 168(7) Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản - Cắt rời được hình, không làm rách. - Đường cắt lượn sát theo nét vẽ - Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động học. 169(8) Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn - Bôi hồ đều - Các chi tiết không chồng lên nhau. - Các hình được dán đúng vào vị trí quy định, không bị rách. 170 Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, xé dán, cắt dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc và kích thước, hình dáng, đường nét, bố cục - Phối hợp các đường nét, các hình hình học để vẽ, tô màu các sự vật hiện tượng. - Trẻ biết nặn bằng các cách khác nhau có sự sáng tạo: nặn nguyên khối, nặn chắp ghép với nặn nguyên khối để tạo ra sản phẩm đa dạng theo chủ đề. - Biết cách xé dải, xé vụn - Biết một số cách dán: dán nan giấy, dán chồng hình, dán theo đường viền. - Biết phối hợp các kĩ năng để tạo ra sản phẩm theo ý thích 171 Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/đường nét và bố cục. - Trẻ biết nhận xét các sản phẩm của mình tạo ra về về màu sắc, hình dáng/đường nét và bố cục. - Biết cách giữ gìn sản phẩm. 174(103) Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình - Đặt tên cho sản phẩm. - Trả lời được câu hỏi: Con vẽ/nặn/xé dán cái gì?Tại sao con làm như thế? Trấn Yên, ngày.tháng..năm 2017 Trấn Yên, ngày.tháng..năm 2017 Trấn Yên, ngày tháng năm 2017 Duyệt của BGH Duyệt của tổ Người xây dựng kế hoạch Hoàng Thị Diên
File đính kèm:
- giao an 5 tuoi_12746890.doc