Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Năm học 2018-2019
- Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động “ Đi trên ván kê dóc” “Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục”
- Trẻ biết phối hợp tay – mắt trong vận động “ Đi và đập bóng”
-Biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực hiện các thao tác rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, rửa mặt.
-Biết mặt trang phục phù hợp với thời tiết. biết tự thay tất, quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi qui định.
-Nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh.Biết nói với người lớn khi bị ốm, mệt và đau.
-Thực hiện được các vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay. Tự rót nước không đổ ra ngoài.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (4 tuần) Thời gian 19/11 - 15/12/2018) *MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ 1.Phát triển thể chất - Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động “ Đi trên ván kê dóc” “Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục” - Trẻ biết phối hợp tay – mắt trong vận động “ Đi và đập bóng” -Biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực hiện các thao tác rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, rửa mặt. -Biết mặt trang phục phù hợp với thời tiết. biết tự thay tất, quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi qui định. -Nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh.Biết nói với người lớn khi bị ốm, mệt và đau. -Thực hiện được các vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay. Tự rót nước không đổ ra ngoài. * Chỉ số thực hiện 24, 21 - Chỉ số: 24: Không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép - Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm 2.Phát triển nhận thức - Trẻ biết về lễ hội đua nghe ngho(ocomboc), ý nghĩa của lể hội và của dân tộc nào, và các món ăn của lể hội, và các hoạt động trong ngày lễ hội đua nghe ngho(ocomboc) - Trẻ biết về gia đình của mình, biết các thành viên trong gia đình, Biết địa chỉ, số điện thoại trong gia đình. Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đìnhvà nghề nghiệp của bố mẹ, Phát hiện sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ. - Trẻ biết phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu. Toán - Trẻ nhận biết được số 7, Sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự. - So sánh trong phạm vi 7 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn, ít nhất. - Tách gộp có 7 đối tượng làm 2 phần khác nhau. * Chỉ số thực hiện - Chỉ số 115: loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại 3.Phát triển ngôn ngữ - Biết bài tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói. - Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi. - Kể lại được một số sự kiện của gia đình theo trình tự, có logic. - Có thể miêu tả mạch lạc về đồ dùng, đồ chơi của gia đình. - Thích sách và chọn sách theo ý thích về chủ đề. - Thích nghe dọc thơ, đọc sách và kể chuyện diễn cảm về gia đình. - Biết sử dụng lời nói, có kĩ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép lịch sự. - Nhận biết kí hiệu chữ viết. - Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ: Làm anh, Giữa vòng gió thơm - Trẻ hiểu nội dung truyện: Hai anh em LQCC - Trẻ nhận dạng các chử cái i, t, c trong bảng chử cái tiếng việt * Chỉ số thực hiện - Chỉ số 69: Sử dụng lời nói để trao đổi chỉ dẫn bạn bè trong các hoạt động -Chỉ số 84: “đọc” theo truyện tranh đã biết 4.Phát triển tình cảm xã hội - Nhận biết cảm xúc của người thân trong gia đình và biết thể hiện cảm xúc phù hợp. - Thực hiện một số qui tắc trong gia đình: cảm ơn, xin lỡi, xin phép, cất đồ dùng, dồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi. - Biết cách cư xử với các thành viên trong gia đình: lễ phép, tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ khi cần thiết. - Có ý thức về những đều mình nên làm như khóa nước khi rửa tay xong, tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng đúng nơi qui định. - Mạnh dạng tự tinh trong sinh hoạt hàng ngày. * Chỉ số thực hiện - Chỉ số 45: sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn - Chỉ số 48: lắng nghe ý kiến của người khác - Chỉ số 54: có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn - Chỉ số 58: nói được khả năng sở thích của bạn và người thân 5. Phát triển thẩm mĩ - Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa về các đồ dùng gia đình, các kiểu nhà, các thành viên gia đình. Biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tác phẫm có liên quan đến chủ đề gia đình. Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Trẻ vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát( vổ tay, múa, theo bài hát: Ngôi nhà mới, Cả nhà đều yêu, Bàn tay mẹ) NGÔI NHÀ CỦA BÉ - Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động “ Đi trên ván kê dóc” - Trẻ biết về lễ hội đua nghe ngho(ocomboc), ý nghĩa của lể hội và của dân tộc nào, các hoạt động trong ngày lễ hội đua nghe ngho(ocomboc), Trẻ nhận biết được số 7, Sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự. - Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ: “Làm anh”, Trẻ nhận dạng các chử cái “i” - Trẻ vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát( vổ tay, múa, theo bài hát: Ngôi nhà mới), Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh ngôi nhà bé có màu sắc hài hòa. - LV-TC- XH Xây Dựng: trẻ xây được ngôi nhà của bé Phân Vai : trẻ biết thể hiện vai trong trò chơi gia đình Nghệ Thuật: trẻ biết vẽ nhà, Kpkh: Trẻ biết chơi với cát nước Học tập: trẻ chú ý tập trung trong giờ đọc sách chủ đề - Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh ngôi nhà bé có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. - Trẻ biết lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình để trang trí khung ảnh gia đình. - Trẻ biết phối hợp các kỹ năng xé dán để tạo thành bức tranh có bố cục cân đối. * Chỉ số thực hiện - Chỉ số 103: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình GIA ĐÌNH MẠNG NỘI DUNG MỪNG NGÀY 20/11 - Trẻ biết ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt nam. Ngày hội của tất cả các thầy, cô giáo. - Trẻ biết các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt nam : “Thi đua dạy tốt, học tốt”, văn nghệ chào mừng - Tình cảm của mọi người hướng về ngày nhà giáo Việt Nam. - Giáo dục trẻ yêu quí, kính trọng biết ơn thầy cô giáo và có thái độ phù hợp. LV-TC- XH Xây Dựng: Trẻ xây được căn phòng của mình Phân Vai : trẻ biết thể hiện vai trong trò chơi gia đình Nghệ Thuật: trẻ biết vẽ nhà, v ẽ thiêp tặng cô Kpkh: Trẻ biết chơi với cát nước Học tập: trẻ chú ý tập trung trong giờ đọc sách chủ đề Học tập: Đọc sách chủ đề ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH - Trẻ biết phối hợp tay – mắt trong vận động “ Đi và đập bóng” - Trẻ biết phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu, Tách gộp có 7 đối tượng làm 2 phần khác nhau. -Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ: Giữa vòng gió thơm, Trẻ nhận dạng các chử cái “c” - Trẻ vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát( vổ tay, múa, theo bài hát:Bàn tay mẹ), Trẻ biết phối hợp các kỹ năng xé dán để tạo thành bức tranh có bố cục cân đối. LV-TC- XH Xây Dựng: trẻ xây được ngôi nhà của bé Phân Vai : trẻ biết thể hiện vai trong trò chơi gia đình Nghệ Thuật: trẻ biết vẽ nhà, Kpkh: Trẻ biết chơi với cát nước Học tập: trẻ chú ý tập trung trong giờ đọc sách chủ đề Học tập: Đọc sách chủ đề NHỮNG THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH - Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động “Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục” - Trẻ biết về gia đình của mình, biết các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ, Phát hiện sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, So sánh trong phạm vi 7 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn, ít nhất. - Trẻ hiểu nội dung truyện: Hai anh em, Trẻ nhận dạng các chử cái “t” - Trẻ vận động nhịp nhàng phù hợp bài hát “ Cả nhà đều yêu”, Trẻ biết lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình để trang trí khung ảnh gia đình. - LV-TC- XH Xây Dựng: trẻ biết lắp ghép các kiểu nhà Phân vai: trẻ biết thể hiện vai trong trò chơi của hàng bán đồ dùng Nghệ thuật: trẻ biết dùng nhiều loại màu để tô màu tranh gia đình kpkh :chơi với cát nước Học tập: trẻ tự làm abum gia đình mình III MẠNG HOẠT ĐỘNG PTTM - Ngôi nhà của bé, - Trang trí khung ảnh gia đình, - Xé dán đồ dùng gia đình ÂM NHẠC - Ngôi nhà mới, - Cả nhà đều yêu, - Bàn tay mẹ PTNT - Trò chuyện về lễ hội đua nghe ngho(ocomboc) - Trò chuyện về gia đình của bé -Phân loại đồ dùng đồ chơi Toán - Làm quen số 7. - So sánh trong phạm vi 7 - Tách gộp có 7 đối tượng làm 2 phần khác nhau PTTC - Đi trên dán kê dóc. - Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu. - Đi đập bóng. GIA ĐÌNH PT- TC-XH: XD:Ngôi nhà của bé, khu chung cư, ghép các kiểu nhà PV: Gia đình,cửa hàng bán đồ dùng NT: Vẽ nhà, tô màu tranh KPKH: chơi với cát nước Học tập: Đọc sách chủ đề, làm anbum gia đình PTNN - Thơ: Làm anh - Truyện: Hai anh em - Thơ : Giữa vòng gió thơm LQCC - Làm quen chữ i - Làm quen chữ c -Làm quen chữ t KẾ HOẠCH TUẦN 1: MỪNG NGÀY 20/11 TỪ 19/11 ĐẾN 24/11/2018 Hoạt động Thứ hai 19/11/2018 Thứ ba 20/11/2018 Thứ tư 21/11/2018 Thứ năm 22/11/2018 Thứ sáu 23/11/2018 Thứ 7 24/11/2018 Đón trẻ Đón trẻ: hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp, trò chuyện với trẻ về công việc của người lớn trong gia đình và trẻ đã làm gì ở nhà, trẻ giúp gì cho bố mẹ, hỏi: ngày nghỉ gia đình thường đi đâu? Làm gì Thể dục sáng *Hoạt động 1: đi và kết hợp bài hát nhà mình rất vui,thực hiện các kiểu đi ,chạy chậm ,chạy nhanh .đi thường trở về hàng dọc, so hàng, dãn hàng *Hoạt động 2: Tập bài tập phát triển chung (Mổi động tác tập 2 lần x 8 nhịp) + Hô hấp: thổi bóng TH: 2 tay cháu giả vờ cầm bóng để trước mặt, khi nghe lệnh thổi bóng thì đưa tay lên miệng thổi ra và từ từ dang 2 tay ra + Tay: tay sang ngang gập vào vai TTCB: đứng tự nhiên Nhịp 1: chân bước rộng 2 tay đưa dang ngang Nhịp 2: gập 2 tay vào bả vai Nhịp 3: về nhịp 1 tay dang ngang Nhịp 4: về TTCB, 5,6,7,8 TH như trên + Bụng: tay chống hông quay người 2 bên TTCB: đứng tự nhiên Nhịp 1: chân bước rộng 2 tay chống hông Nhịp 2: quay người sang trái 900 Nhịp 3: về nhịp 1 đứng thẳng Nhịp 4: về TTCB, 5,6,7,8 TH như trên, quay đổi bên + Chân: chân đưa ra trước lên cao TTCB: đứng tự nhiên Nhịp 1: 2 tay chống hông, đưa chân ra trước Nhịp 2: nhấc chân trước lên cao Nhịp 3: về nhịp 1 hạ chân xuống Nhịp 4: về TTCB, 5,6,7,8 đổi chân ra trước + Bật: bật chụm và tách chân TTCB: đứng tự nhiên Nhịp 1: nhảy tách chân, 2 tay dang ngang Nhịp 2: nhảy khép chân tay thả xuôi Nhịp 3,4,5,6,7,8: TH như trên * Hoạt động 3: Đi nhẹ nhàng và vung tay hít thở nhẹ Hoạt động học PTTM Trò chuyện về ngày 20/11 ngày nhà giáo việt nam PTtm - vẽ hoa tặng cô giáo Cs 48 PTNT - Làm quen số 7. Ptc Đi trên dán kê dóc. chỉ sô 21 PTTM Bài hát cô giáo PTNN Thơ : hoa tặng cô Hoạt động ngoài trời : : Giải đố các đồ dùng trong gia đình . - Chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời Quan sát thời tiết vào đầu mùa đông . TCVĐ: Mèo đuổi chuột HĐCCĐ : Hát , vận động các bài hát trong chủ đề . TCV Đ: Tập tầm vông Giải đố về các đồ dùng gia đình : Tập tầm vông. Quan sát các kiểu nhà khác nhau quanh khu vực trường. - Chơi tự do TCVĐ :Về đúng nhà TCVĐ : Trò chơi chuyền bóng Hoạt động góc HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: gia đình Góc xây dựng: xây ngôi nhà của bé Góc học tập : xem tranh đọc sách Góc nghệ thuật:vẽ ngôi nhà khác nhau Góc khám phá khoa học:chơi với nước 1. Mục tiêu: * Góc xây dựng: xây ngôi nhà của bé -Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây nhà của bé Biết xây dựng ngôi nhà ở đẹp, hợp lý Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách sáng tạo Biết nhận xét sản phẩm của mình khi xây dựng * Góc phân vai: gia đình -Trẻ biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong một nhóm -Biết cùng nhau bàn bạc, thảo luận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi -Biết liên kết các nhóm khi chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần * Góc thư viện : xem tranh chủ đề -Trẻ biết đọc sách theo chủ đề, biết lật mở tùng trang sách, biết kể chuyện theo tranh vẽ * Góc nghệ thuật: vẽ nhà,đồ dùng trong nhà -Trẻ biết vẽ các kiểu nhà khác nhau, vẽ nhiều đồ dùng trong gia đình và tô màu tranh của mình * Góc khám phá khoa học:chơi với nước -Trẻ biết đong nước vào chai so sánh số lượng giữa hao chai khác nhau 2. Chuẩn bị: * Góc xây dựng: xây ngôi nhà của bé -Đồ chơi phong phú và đa dạng như :khối gỗ, que, hộp * Góc phân vai: gia đình -Đồ dùng nấu ăn * Góc thư viện: xem tranh chủ đề -Tranh của chủ đề gia dình * Góc khám phá khoa học:chơi với nước -Chai đựng nước, xô, cống, quặn * Góc nghệ thuật:vẽ nhà,đồ dùng trong nhà -Giấy vẽ, bút màu 3. Tổ chức hoạt động -Đi và hát theo cô bài hát cả nhà thương nhau -Cô hỏi trẻ các bạn ơi hôm nay có những góc chơi nào (cho trẻ kể tên các góc chơi ) -Góc chơi xây dựng cô cho lớp mình xây nhà nha! -Các bạn cần xây những gì? Xây ra sao?Ai là thợ xây? Vậy thì lớp mình xây nhà nha! (quan sát cháu xây nhận xét ở góc phân vai lớp mình chơi trò chơi (gia đình) -Thỏa thuận vai chơi -Ai chơi trò chơi nào? Làm ai trong trò chơi? Chơi như thế nào? Quá trình chơi: vào vai và thể hiện chơi trò chơi -Góc thư viện cô cho các bạn xem trnah về chủ đề gia đình nha còn góc khám phá khoa học hôm nay các con đong nước vào chai và so sánh hai chai như thế nào sau khi đong xong -Góc nghệ thuật thì chúng ta vẽ nhà và nhiều thứ đồ dùng trong nhà * Bây giờ thì bạn nào chọn góc nào thì vào góc đó lấy số đeo ở góc rồi vòa chổ chơi nha (cô theo dõi quá trình cháu chơi hỏi thăm chau gợi ý cho cháu biết về trò chơi) -Nhận xét các góc chơi VỆ SINH,ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA, ĂN XẾ -Mời cô và bạn trước khi ăn, gọi tên đúng món ăn, tự xúc cơm ăn,.... -Tập rửa tay, lau mặt trước và sau khi ăn. -Trẻ ngủ đúng tư thế -Tập gấp chăn ,gối gọn gàng sau khi ngủ dậy -Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định và rửa tay sau khi đi vệ sinh. Hoạt động chiều Ôn tiết học chữ cái a,ă PTNT Trò chuyện về lễ hội 20/11 Ôn số toán 3,4 Ôn các bài hát đã hoc PTNN Thơ:làm anh Chơi mèo đuổi chuột VỆ SINH – NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ: -Cho trẻ tự chải đầu, tập mặc quần áo -Nhắc nhở bé lễ phép biết chào cô, chào ba mẹ, chào khách. - Biết đi đại, tiểu tiện đúng nơi qui định, biết sử dụng đồ dùng đúng ký hiệu và để đúng nơi qui định, giữ vệ sinh trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không xả rác, biết nhặt rác bỏ vào thùng. -Phối hợp với cha mẹ:Trao đổi với cha mẹ về tình hình trẻ trong ngày. Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến chủ đề “ Gia đình” Thứ 2 ngày 19/11/2018 I/ Đón trẻ, thể dục sang : tập với bài hát nhà mình rất vui. II/ Hoạt động học : TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết ngày truyền thống, ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 2. Kỹ năng: - Biết quý trọng nghề dạy học. - Phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý và biết vâng lời, kính trọng Thầy, Cô giáo. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô : - Tranh về giờ học của bé - Tranh lễ kỉ niệm ngày 20/11, - Tranh các bạn biểu diễn văn nghệ, - Tranh các bạn tặng hoa cô giáo. - Lô tô ngày 20-11, vòng - 3 hộp quà 2. Đồ dùng của trẻ: - Lô tô tranh về giờ học của bé - Lô tô tranh lễ kỉ niệm ngày 20/11, - Lô tô tranh các bạn biểu diễn văn nghệ, - Lô tô tranh các bạn tặng hoa cô giáo - Bảng gài, rổ III. Cách tiến hành : 1. Hoạt động gây hứng thú: - Cho cháu ngồi xung quanh cô. - Cô mở băng bài: “Ngày đầu tiên đi học” - Các con hát bài hát nói về ai? - Lúc nhỏ khi cha mẹ chưa đưa con đi học con biết trường mẫu giáo không? Có biết cô, biết bạn, biết múa hát, đọc thơ không? - Muốn biết ta phải làm gì? - Ngày đầu tiên đi học con gặp ai? - Cô giáo đã làm gì cho con? - Thế cô giáo làm nghề gì? - Vậy các con có biết ngày 20-11 là ngày gì không? - Nghề dạy học là nghề được mọi người yêu quý. Và hàng năm người ta làm gì để nhớ ơn các thầy cô, bây giờ cô cháu ta cùng tìm hiểu kĩ hơn nhé! 2.HOẠT ĐỘNG 2: học tập: Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 * Cho trẻ quan sát tranh giờ học của bé - Các con nhìn thấy bức tranh này có gì? - Cô giáo đang làm gì? Cô đọc từ dưới tranh. Cho trẻ đọc từ dưới tranh - Cô giáo đang dạy các con môn gì? - Các bạn ngồi trong lớp ngồi như thế nào? => Cô chốt lại: Trong bức tranh có cô giáo đạng dạy các con giờ văn học đấy, các bạn rất là chăm chú lắng - Giáo dục: Trong giờ học các con phải lắng nghe cô giáo giảng bài như các bạn ở trong bức tranh. * Cô cho trẻ quan sát tranh lễ kỉ niệm ngày 20-11 - Các con xem ngày lễ con thấy cô giáo có đẹp không? Ăn mặc như thế nào? - Trong tranh các cô giáo mặc đồng phục gì? - Có cô thì cầm gì trên tay? - Còn bạn nhỏ đang làm gì đây? (À đang cầm giấy khen trên tay vì đạt được thành tích học tập trong ngày nhà giáo việt nam 20-11) - Trong ngày này còn có ai đến dự nữa không ? - Bác Đại biểu đang tặng gì cho cô Hiệu Trưởng đây? - Ngoài ra còn có ai nữa? - Theo con thì con chúc thầy cô như thế nào ? - Giáo dục: Trẻ biết yêu quý các Thầy, cô giáo. * Cho trẻ quan sát bức tranh các bạn biểu diễn văn nghệ - Các con nhìn thấy bức tranh này có gì? - Các bạn đang làm gì? Cô đọc từ dưới tranh - Cho trẻ đọc từ dưới tranh - Các bạn múa hát như thế nào? => Cô chốt lại: Trong bức tranh có các bạn nhỏ múa hát rất là giỏi, * Cho trẻ quan sát bức tranh các bạn tặng hoa cô giáo - Các con nhìn thấy bức tranh này có gì? - Các bạn đang làm gì? Cô đọc từ dưới tranh - Cho trẻ đọc từ dưới tranh - Tặng hoa cô giáo nhân ngày gì? => Cô chốt lại: Để nhớ ơn các Thầy, Cô giáo các bạn nhỏ trong bức tranh này đã dành tặng những bông hoa tươi thắm và những món quà tặng cho các cô nhân ngày 20-11 đấy. + Giáo dục: - Cô giáo như mẹ hiền, ở nhà các con được cha mẹ chăm sóc, đến trường được cô giáo yêu thương dạy dỗ. Làm thế nào để đền đáp công ơn của thầy cô? Các con biết không? Đối với các cô không có niềm vui nào bằng niềm vui được thấy các con chăm ngoan học giỏi, biết vâng lời cô và đạt được nhiều thành tích trong học tập. - Nhân dịp này cô cũng chúc các con có nhiều sức khỏe, chăm ngoan học giỏi để cho thầy cô và cha mẹ vui lòng và tự hào về các con. * Trò chơi: “Tìm tranh theo yêu cầu của cô” - Cách chơi: Trong rổ cô có các bức tranh cô nói tranh gì thì các con tìm tranh đó và giơ lên. - Luật chơi: Tổ nào đúng được khen - Trẻ tham gia chơi theo yêu cầu của cô * Trò chơi: "Ai thông minh hơn" - Cách chơi: 3 đội chơi thi đua, lần lượt từng cháu ở mỗi đội bật lên 2 vòng thể dục lên nhặt 1 băng giấy có ghi ngày "20-11" dán lên bảng của đội mình rồi chạy về cuối hàng, đến lượt bạn khác lên chơi. - Luật chơi: Chơi cho đến khi trò chơi kết thúc đội nào dán được nhiều băng giấy có ghi ngày 20-11 nhiều hơn thì đội đó thắng được hộp quà to nhất, ít hơn sẽ được hộp quà nhỏ hơn - Tổ chức cho trẻ chơi - 3 đội chơi thi đua. - Chơi xong hỏi: "Ngày 20-11" là ngày gì các con? - Tổng kết khen đội thắng cuộc. 3. Kết thúc: - Các con vừa tìm hiểu về ngày gì? - Ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức vào ngày nào? - Tại sao mọi người lại tổ chức ngày lễ này? - À, Ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam, ngày tết của thầy cô. Để ghi nhớ công ơn của các thầy cô đã ra sức dạy dỗ thế hệ trẻ nên người, nên mọi người đã chọn ngày 20/11 là ngày kỉ niệm để thể hiện sự biết ơn của mình. Hằng năm cứ đến ngày 20-11 là tất cả các trường học trong cả nước lọng trọng tổ chức lễ hội chúc mừng các thầy giáo, cô giáo, các thầy cô giáo thì thi đua dạy tốt, còn học trò thì thi đua học tốt, thi văn nghệ đó các con. - Và mỗi năm cứ đến ngày này có rất nhiều người dù đi học hay làm việc ở đâu xa họ cũng đều quay về trường xưa và đến tận nhà các thầy cô cũ của mình để tỏ lòng nhớ ơn thấy cô đó các con. - Bây giờ các con hãy đến góc nghệ thuật vẽ, hoặc xé, cắt dán những bức tranh thật đẹp để làm quà tặng cho cô nhé! Cô sẽ đóng cuốn lại làm 1 cái Album kỉ niệm trong năm học này nhé III/HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : Giải đố các đồ dùng trong gia đình . - Chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời IV/ HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: gia đình Góc xây dựng: xây ngôi nhà của bé Góc học tập : xem tranh đọc sách Góc nghệ thuật:vẽ ngôi nhà khác nhau Góc khám phá khoa học:chơi với nước V/ VỆ SINH- ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA – ĂN XẾ Mời cô và bạn trước khi ăn, gọi tên đúng món ăn, tự xúc cơm ăn,.... -Tập rửa tay, lau mặt trước và sau khi ăn. -Trẻ ngủ đúng tư thế -Tập gấp chăn ,gối gọn gàng sau khi ngủ dậy -Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định và rửa tay sau khi đi vệ sinh. VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Ôn tiết học chữ cái a,ă. VII /VỆ SINH - N ÊU GƯƠNG - TR Ả TRẺ -Cho trẻ tự chải đầu, tập mặc quần áo -Nhắc nhở bé lễ phép biết chào cô, chào ba mẹ, chào khách. - Biết đi đại, tiểu tiện đúng nơi qui định, biết sử d
File đính kèm:
- lop 5 tuoi_12677123.doc