Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Một số nghề - Đề tài: Trò chuyện về một số nghề phổ biến trong xã hội

I. Mục tiêu:

- Trẻ biết được tên gọi một số nghề quen thuộc và dụng cụ, sản phẩm của các nghề đó. Trẻ biết công việc chính của mỗi nghề và ích lợi của các nghề đó.

- Trẻ biết quan sát, so sánh, chú ý có chủ định. Biết trả lời được các câu hỏi của cô.

- Trẻ biết nghề nào cũng có ích cho xã hội. Biết quý trọng những sản phẩm của các nghề tạo ra và giữ gìn bảo quản đồ dùng của các nghề.

II. Chuẩn bị - Tích hợp:

- Đồ dùng của cô: Tranh ảnh to và tranh lô tô của một số nghề: Bác sĩ, cô giáo, thợ may, thợ xây, bộ đội. . Máy tính- máy chiếu. Một số bài hát về chủ đề.

- Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô dụng cụ các nghề.

- Lồng ghép tích hợp chuyên đề: Vệ sinh dinh dưỡng; Lấy trẻ làm trung tâm. Phát triển vận động.

- Lồng ghép tích hợp các môn học khác: Âm nhạc bài " Lớn lên em sẽ làm gì; Ba em là công nhân lái xe; Em muốn làm cô giáo". Văn học: Thơ "Chiếc cầu mới", câu đố về nghề. LQCC: Đọc từ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 4306 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Một số nghề - Đề tài: Trò chuyện về một số nghề phổ biến trong xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT HÒN ĐẤT
TRƯỜNG MẪU GIÁO MỸ LÂM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: Nghề nghiệp
Nhánh: Một số nghề
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh
Đề tài: Trò chuyện về một số nghề phổ biến trong xã hội
I. Mục tiêu:
- Trẻ biết được tên gọi một số nghề quen thuộc và dụng cụ, sản phẩm của các nghề đó. Trẻ biết công việc chính của mỗi nghề và ích lợi của các nghề đó.
- Trẻ biết quan sát, so sánh, chú ý có chủ định. Biết trả lời được các câu hỏi của cô.
- Trẻ biết nghề nào cũng có ích cho xã hội. Biết quý trọng những sản phẩm của các nghề tạo ra và giữ gìn bảo quản đồ dùng của các nghề.
II. Chuẩn bị - Tích hợp:
- Đồ dùng của cô: Tranh ảnh to và tranh lô tô của một số nghề: Bác sĩ, cô giáo, thợ may, thợ xây, bộ đội... . Máy tính- máy chiếu. Một số bài hát về chủ đề.
- Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô dụng cụ các nghề. 
- Lồng ghép tích hợp chuyên đề: Vệ sinh dinh dưỡng; Lấy trẻ làm trung tâm. Phát triển vận động.
- Lồng ghép tích hợp các môn học khác: Âm nhạc bài " Lớn lên em sẽ làm gì; Ba em là công nhân lái xe; Em muốn làm cô giáo". Văn học: Thơ "Chiếc cầu mới", câu đố về nghề. LQCC: Đọc từ.
III.Tiến hành:	
1. Hoạt động 1: Hát, đàm thoại về nội dung bài hát
- Cô cùng các cháu hát vận động bài hát "Lớn lên em sẽ làm gì"
- Cô cùng cháu đàm thoại về nội dung bài hát.
- Bài hát có tên là gì? bài hát có nội dung nói về bạn nhỏ mơ ước lớn lên mình sẽ làm những nghề nào? 
- Đúng rồi, trong bài hát bạn nhỏ mơ ước lớn lên mình sẽ làm rất nhiều nghề khác nhau như công nhân, nông dân, lái tàu, kĩ sư. Mỗi nghề đều làm những công việc khác nhau, nghề nào cũng rất cao quý và có ích cho xã hội, cho cuộc sống. Vì vậy các con phải luôn biết ơn và quý trọng người lao động cũng như các nghề của họ.
- Cô mời bạn nào cho cô và các bạn được biết lớn lên con thích làm nghề gì? ( cô mời 1-2 trẻ).
(Trẻ đặt câu hỏi: Cô ơi sau này lớn lên con thích được làm cô giáo vậy bây giờ con phải làm gì ạ?)
Các con ơi, bạn Thảo Nguyên mơ ước lớn lên muốn được làm cô giáo, bạn hỏi cô ngay từ bạn phải làm gì? Các con ạ, muốn đạt được ước mơ của mình thì ngay từ bây giờ các con phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, để có một cơ thể khỏe mạnh, có sức khỏe tốt và chăm ngoan học giỏi lớn lên có thể làm được nghề mà mình mơ ước.
2. Hoạt động 2: Nhận thức
* Nghề giáo viên: Bạn Thảo Nguyên vừa nói lớn lên thích làm nghề nào vậy các con? Đúng rồi nghề giáo viên. 
Các con cùng nhìn lên màn hình xem cô có hình ảnh nghề gì nào?( Cho cháu đọc từ).
- Cô cho cháu quan sát và nhận xét về nghề giáo viên. 
- Cô khái quát lại: Giáo viên là nghề dạy học. Công việc chính của giáo viên là chăm sóc, dạy dỗ các cháu Trang phục của cô giáo là áo dài, của thầy giáo là áo sơ mi quần tây. Giáo viên có những đồ dùng như: Giáo án, sách, phấn, bút, sắc xô, thước kẻ. Giáo viên là người dạy các con nên người vì vậy các con phải biết yêu quý kính trọng thầy cô giáo của mình nha các con.
* Nghề bác sĩ
 Nghe vẻ nghe ve, nghe vè cô đố.
Cô đố ấy mà cô đố: "Ai mặc áo trắng
Có chữ thập xinh
Tiêm thuốc chúng mình
Sẽ mau hết bệnh" 
(nghề bác sĩ) 
- Cho trẻ quan sát hình ảnh. (Cháu đọc từ )
- Bạn nào có nhận xét gì về nghề bác sĩ?
- Cô khái quát lại: Nghề bác sĩ khám bệnh cho mọi người, nhờ có bác sĩ mà bao nhiêu bệnh hiểm nghèo trong xã hội được chữa khỏi.Trang phục của nghề bác sĩ là áo blu trắng. Dụng cụ của nghề bác sĩ là: ống nghe, thuốc, kim tiêm.
Nếu không muốn bị bệnh thì các con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ gìn sức khỏe. Khi được khám chữa bệnh không khóc, ngồi im và uống thuốc đầy đủ. Bác sĩ luôn chữa bệnh cho mọi người vì vậy các con phải biết yêu quý, kính trọng những người làm bác sỹ. 
* Nghề thợ xây:
- Nhìn xem, nhìn xem.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh nghề thợ xây. (Cháu đọc từ )
- Bạn nào có nhận xét gì về nghề thợ xây?
- Cô khái quát lại: Nghề thợ xây xây nhà, cầu cống và nhiều công trình khác. Trang phục của nghề thợ xây là quần áo công nhân màu xanh, mũ đội đầu màu vàng. Dụng cụ của nghề thợ xây gồm có: bay, thước đo, bàn xoa và các vật liệu như: Gạch, cát, đá... Các chú thợ xây làm việc ở các công trình rất là vất vả để chúng ta có nhà để ở, trường để học vì thế các con phải biết giữ gìn sản phẩm của các chú thợ xây làm ra, luôn yêu quý và kính trọng các chú nha các con.
- Cô cho cháu chơi trò chơi “bắp cải xanh”.
* Nghề nông.
- Chú ý, chú ý.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh. (Cháu đọc từ )
- Bạn nào có nhận xét gì về nghề nông?
- Cô khái quát lại: Nghề nông là nghề trồng lúa nước. Dụng cụ của nghề nông gồm có: Thúng, liềm, bao, máy xịt thuốc, cuốc.
- Ngoài ra bác nông dân phải dùng đến máy cày để cày đất, máy cắt để cắt lúa đó các con...Nghề nông là nghề trồng lúa nước rất phổ biến xã Mỹ Lâm chúng ta cho chúng ta có gạo để ăn hàng ngày, còn có cả khoai, bắp, dưa... Vì vậy, các con phải biết yêu quý nghề nông và các bác nông dân và sản phẩm do bác nông dân làm ra nha các con
* Mở rộng .
- Vừa rồi các con đã được quan sát một số nghề trong xã hội (cho trẻ xem lại lướt qua hình ảnh các nghề vừa mới học)
- Ngoài các nghề đó ra còn có những nghề nào nữa các con? À còn rất nhiều nghề nữa như nghề bộ đội, công an, nghề biển (đánh bắt cá)... ( Cô đưa hình ảnh cho trẻ quan sát ). Trong đó nghề biển và nghề nông là nghề phổ biến nhất ở xã Mỹ Lâm mình đó các con (Cô đưa hình ảnh cho trẻ quan sát ).
- Giáo dục: Trong xã hội có nhiều nghề khác nhau, nghề nào cũng có ích và cần thiết. Vì vậy các con phải biết yêu quý và kính trọng những người làm trong các ngành nghề và giữ gìn sản phẩm của họ làm ra.
* So sánh tổng hợp:
Cô cho các cháu so sánh (trang phục, dụng cụ) nghề giáo viên, bác sĩ, thợ xây, nghề nông có điểm gì giống và khác nhau.
- Cô khái quát lại:
+ Điểm giống: Đều là nghề phổ biến trong xã hội
+ Điểm khác: Nghề giáo viên có trang phục là áo dài, bác sĩ có trang phục là áo Bllu màu trắng, thợ xây quần áo công nhân màu xanh khác nhau. Nghề giáo viên thì dạy học cho mọi người trong cộng đồng, nghề bác sĩ thì khám chữa bệnh cho mọi người trong xã hội, nghề thợ xây thì xây dựng lên những ngôi nhà, trường học...Nghề nông thì làm ra lúa, gạo, ngô, khoai, dưa hấu để chúng ta ăn hàng ngày.
Mỗi ngành nghề đều có một trang phục và dụng cụ làm việc khác nhau để giúp đỡ cộng đồng nhưng ngành nào cũng quan trọng và đều có ích cho cuộc sống của chúng ta. Vì thế các con phải biết yêu quý và kính trọng cô chú làm các nghề nhé.
*Luyện tập: Cô cho cháu chơi trò chơi “nhìn nhanh đoán giỏi”
Cô nói cách chơi: Cô đưa hình ảnh đồ dùng, dụng cụ của nghề nào thì các con nhìn nhanh và đoán xem đó là của nghề nào? Nghề đó, làm việc gì để giúp đỡ cộng đồng.
- Cô cho cháu chơi.
3. Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
 * Cô cho cháu chơi trò chơi “Tìm đúng nghề”. 
Cách chơi: Cô cho mỗi cháu cầm một tranh lô tô dụng cụ của nghề cháu thích, kết hợp nhạc bài hát: “Em muốn làm cô giáo” khi có hiệu lệnh của cô “Tìm đúng nghề” thì các con chạy về nghề có dụng cụ giống với tranh lô tô cầm trên tay.
Luật chơi: Nếu bạn nào không tìm đúng nghề thì phải nhảy lò cò. 
- Cô cho các cháu chơi 2, 3 lần.
Cô cho cháu đọc thơ “Chiếc cầu mới” đứng thành hai hàng dọc.
* Cô cho cháu chơi trò chơi “thi xem đội nào nhanh”
 Cô chia lớp thành hai đội: Đội 1, đội 2.
Đội 1 tìm tranh dụng cụ của nghề giáo viên gắn lên bảng của đội mình.
Đội 2 tìm tranh dụng cụ của nghề bác sĩ gắn lên bảng của đội mình..
Khi kết thúc 1 bản nhạc đội nào tìm được nhiều tranh lô tô đúng thì đội đó thắng cuộc.
Cô kiểm tra kết quả của 2 đội
Lần 2 cô đổi 2 đội tìm nghề khác.
 * Kết thúc: Nhận xét - tuyên dương

File đính kèm:

  • dockham pha xa hoi 5 tuoi_12712994.doc
Giáo Án Liên Quan