Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nước và một số hiện tượng tự nhiên mở chủ đề

- Lớp hát: “Cho tôi đi làm mưa với”

- Con hát bài hát nói về điều gì?

=> À, nói về trời mưa, khi mưa xuống cây cối tưới tốt.

- Các con ơi! Hôm nay mình sẽ chuyển sang chủ điểm mới đó là “Nước và một số hiện tượng tự nhiên”. Ở chủ điểm này mình sẽ học trong 3 tuần với 3 chủ đề nhánh: Một sô nguồn nước, các ngày trong tuần các mùa trong năm, mùa hè.

- Ở chủ điểm này rất thú vị đó con, các con được làm những thử nghiệm hấp dẫn như: Đếm số cốc nước đổ vào ca, so sánh bình nước to, nhỏ, bé chơi với các khối, bé nhớ gì về số lượng 10.

 

doc29 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nước và một số hiện tượng tự nhiên mở chủ đề, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
MỞ CHỦ ĐỀ
- Lớp hát: “Cho tôi đi làm mưa với”
- Con hát bài hát nói về điều gì?
=> À, nói về trời mưa, khi mưa xuống cây cối tưới tốt.
- Các con ơi! Hôm nay mình sẽ chuyển sang chủ điểm mới đó là “Nước và một số hiện tượng tự nhiên”. Ở chủ điểm này mình sẽ học trong 3 tuần với 3 chủ đề nhánh: Một sô nguồn nước, các ngày trong tuần các mùa trong năm, mùa hè.
- Ở chủ điểm này rất thú vị đó con, các con được làm những thử nghiệm hấp dẫn như: Đếm số cốc nước đổ vào ca, so sánh bình nước to, nhỏ, bé chơi với các khối, bé nhớ gì về số lượng 10. 
- Trả lời câu hỏi: "Tại sao? Do đâu mà có? (Truyện: Giọt nước ty xíu)
- Mình cùng tìm hiểu xem nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt như thế nào, làm quen với các mùa trong năm và biết về các hiện tượng thời tiết.
- Con sẽ được thử tài họa sĩ của mình với đề tài vẽ về mưa, con được hát những bài hát về chủ điểm, cô cũng sẽ hát cho con nghe. 
- Con được chơi trò chơi dân gian hấp dẫn: Ném vòng vào cổ chay, oẳn tù tì, cướp cờ.
- Mình cùng thực hiện một số vận động như: Nhảy lò cò 7 bước liên tục, đi mép ngoài bàn chân, đi nối bàn chân tiến lùi.
- Ở chủ điểm này tuy có chút khó khăn nhưng cũng gần gũi với các con nên cô hi vọng các con cùng cô cố gắng thực hiện nha.
 ____________________________________________
 KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 
 NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN 
 Thời gian thực hiện 03 tuần: Từ ngày: 22/04/2019 đến ngày 10/05/2019
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
I. Giáo dục phát triển thể chất: 
a. Phát triển vận động
2. Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động
- MT3: Trẻ có khả năng kiểm soát được vận động:
+ Đi/chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh (đổi hướng ít nhất 3 lần).
- Đi và chạy:
+ Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối.
+ Đi nối bàn chân tiến, lùi.
- Hoạt động học: Đi mép ngoài bàn chân (Tuần 1); Đi nối bàn chân tiến, lùi (Tuần 3).
- MT9: Trẻ thực hiện được nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.
- Nhảy lò cò 5m.
- Hoạt động học: Nhảy lò cò 5m (Tuần 2)
3. Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt:
- MT11: Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong một số hoạt động:
+ Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số.
+ Xếp chồng 12-15 khối theo 
- Tô, đồ theo nét.
- Lắp ráp.
- Hoạt động góc: Quan sát trẻ chơi góc học tập, góc xây dựng.
- Hoạt động đón, trả trẻ: Trao đổi với phụ huynh, quan sát trẻ giờ chơi tự do.
b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
1. Biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe:
- MT14: Trẻ biết: ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để khỏe mạnh; uống nhiều nước ngọt, nước có ga, ăn nhiều đồ ngọt đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì,...) 
- Hoạt động đón, trả trẻ: Trao đổi với phụ huynh.
- Hoạt động trò chuyện: Trò chuyện, giáo dục trẻ ăn chín, uống nước đun sôi để khỏe mạnh,..
3. Có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khoẻ:
- MT18: Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh: 
+ Ra nằng đội mũ; đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh.
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
- Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Hoạt động trò chuyện: Trò chuyện, giáo dục trẻ ra nắng đội mũ,..
4. Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh:
- MT19: Trẻ biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng.... là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần. Không nghịch các vật sắc nhọn.
- Trẻ biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng.... là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần. Không nghịch các vật sắc nhọn
- Hoạt động ngoài trời: Trò chuyện, giáo dục trẻ không chơi những nơi- đồ chơi nguy hiểm: Ao, hồ, gần đường lộ, cây sắt nhọn,...
- MT20: Biết những nói như: ao. hồ, bể chứa nước, giếng, bụi rậm... là nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần.
- Biết những nói như: ao. hồ, bể chứa nước, giếng, bụi rậm... là nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần
- Hoạt động học: Dạy trẻ kĩ năng sống: Phòng chống đuối nước cho trẻ (Tuần 1)
II. Giáo dục phát triển nhận thức:
a. Khám phá khoa học:
1. Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng: 
- MT24: Trẻ tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng: Tại sao lại có mưa?.... 
+ Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa.
+ Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa
+ Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây.
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.
+ Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
- Hoạt động học: Một số nguồn nước và sự cần thiết của nước (Tuần 1); Bé cùng trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên (Tuần 2); Bé biết gì về mùa hè (Tuần 3).
- MT 25: Trẻ có khả năng phối hợp các giác quan để xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả ... và thảo luận về đặc điêm của đối tượng.
+ Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
+ Một số đặc điểm, tính chất của nước.
- Hoạt động học: Một số nguồn nước và sự cần thiết của nước (Tuần 1)
- MT26: Trẻ có thể làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận Ví dụ: Thử nghiệm gieo hạt, trồng cây được tưới nước và không tưới, theo dõi và dự đoán sự phát triển.
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống.
- Các nguồn nước trong môi trường sống.
- Hoạt động học: Một số nguồn nước và sự cần thiết của nước (Tuần 1)
3. Thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau:
- MT31: Trẻ có khả năng nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát. 
+ Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng.
- Hoạt động học: Bé cùng trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên. (Tuần 2)
b. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
1. Nhận biết số đếm, số lượng: 
- MT38: Trẻ có thể nhận biết các số từ 5 đến 10 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự. 
- Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10.
- Hoạt động học: Bé nhớ gì về số lượng 10. (Tuần 3)
3. So sánh hai đối tượng:
- MT43: Trẻ có khả năng sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong, so sánh và nói kết quả. 
- Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Hoạt động học: Đếm số cốc nước đổ vào ca, so sánh chai nước to, nhỏ. (Tuần 1)
4. Nhận biết hình dạng:
- MT 46: Trẻ biết gọi đúng tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm. 
- Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai.
- Gọi tên các thứ trong tuần
- Hoạt động trò chuyện: Cho trẻ gọi tên các thứ trong tuần, nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai.
III. Giáo dục phát triển ngôn ngữ: 
 1. Nghe hiểu lời nói :
- MT58: Trẻ biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. 
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
- Hoạt động học: Truyện: Giọt nước tý xíu (Tuần 2)
2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày:
- MT61: Trẻ có khả năng dùng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh =
- Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: "Tại sao?", "Có gì giống nhau?", "Có gì khác nhau?", "Do đâu mà có?"
- Hoạt động học: Trả lời câu hỏi với từ: Tại sao? Do đâu mà có? (Tuần 3)
3. Làm quen với việc đọc – viết:
- MT69: Trẻ có thể kể chuyện theo tranh minh họa và theo kinh nghiệm của bản thân. 
- "Đọc" truyện qua các tranh vẽ.
- Hoạt động góc: Quan sát trẻ chơi góc học tập, đọc sách.
- Hoạt động đón, trả trẻ: Trao đổi với phụ huynh.
- MT70: Biết cách đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sánh đến cuối sách. 
- Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt:
+ Hướng đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
+ Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu.
- Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.
- Giữ gìn, bảo vệ sách.
- Hoạt động góc: Quan sát trẻ chơi góc học tập, đọc sách.
- Hoạt động đón, trả trẻ: Trao đổi với phụ huynh.
IV. Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội: 
2. Thể hiện sự tự tin, tự lực:
- MT 82: Trẻ có khả năng cố gắng tự hoàn thành công việc được giao. 
+ Chủ động và độc lập trong một số hoạt động.
- Hoạt động vệ sinh: Quan sát trẻ giờ đánh răng, thay quần áo,..
- Hoạt động góc: Quan sát trẻ chơi góc xây dựng.
4. Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội
- MT 94: Trẻ biết tìm cách để giải quyết mâu thuẩn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận, nhường nhịn). 
- Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận.
- Hoạt động góc: Quan sát trẻ chơi các góc.
5. Quan tâm đến môi trường
- MT98: Trẻ biết tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn. 
+ Tiết kiệm điện, nước
- Hoạt động vệ sinh: Giáo dục trẻ khóa vòi nước sau khi sử dụng, không lãng phí nước.
V. Giáo dục phát triển thẩm mĩ: 
1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật:
- MT100: Trẻ biết chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp) theo bài hát, bản nhạc, thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện. 
- Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
- Hoạt động học: Hát: Cho tôi đi làm mưa với. (Tuần 1); Vận động theo tiết tấu chậm "Nắng sớm". (Tuần 3).
2. Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình:
- MT104: Trẻ biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm. 
- Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm.
- Hoạt động học: Vẽ cảnh mưa rơi (Tuần 2).
3. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật:
- MT 111: Trẻ biết tự nghỉ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích. 
- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích.
- Đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn).
- Hoạt động học: Hát: Cho tôi đi làm mưa với. (Tuần 1); Vận động theo tiết tấu chậm "Nắng sớm". (Tuần 3).
* Môi trường giáo dục: 	
- Chủ đề: Nước và một số hiện tượng tự nhiên: 
+ Giáo viên cùng trẻ sử dụng tranh vẽ để trang trí chủ đề.
+ Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi để củng cố về kiến thức về một số nguồn nước và sự cần thiết của nước, một số hiện tượng tự nhiên và mùa hè.
+ Đặt tên các góc phù hợp chủ đề thế giới thực vật như góc phân vai: bạn thích làm gì?; góc xây dựng: Bạn nào làm kỹ sư, góc học tập: Chúng mình cùng khám phá.v.v..
+ Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, vật liệu phù hợp.
+ Chuẩn bị hộp màu cho trẻ vẽ cảnh mưa rơi.
+ Cô bao quát, quan sát, tư vấn kịp thời để giúp trẻ phát triển hành vi ứng xử, kỹ năng giao tiếp, thể hiện vai chơi.
- Tổ chức hoạt động học tập:
+ Cô bố trí địa điểm dạy học cho trẻ.
+ Cô bố trí ghế ngồi, đội hình cho trẻ.
+ Tổ chức các trò chơi ôn luyện cho trẻ củng cố lại nội dung học.
+ Đặt câu hỏi cho trẻ trả lời, đàm thoại về nội dung câu truyện, bài thơ.
+ Tổ chức cho trẻ làm việc theo nhóm, biết đưa ra ý kiến.
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho chủ điểm
+ Tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ NGUỒN NƯỚC
KẾ HOẠCH TUẦN 31
Từ ngày 22/4/2019 đến ngày 26/4/2019
Thời gian/
Hoạt động
Thứ hai 22/4/2019
Thứ ba 23/4/2019
Thứ tư
24/4/2019
Thứ năm 25/4/2019
Thứ sáu 26/4/2019
6h40 - 8h
Đón trẻ, chơi tự chọn, thể dục sáng, họp mặt đầu tuần, trò chuyện (MT 11, 14, 18, 46, 70)
* Đón trẻ:
- Cô đón trẻ lúc 6 giờ 40.
- Cô đón trẻ với thái độ ân cần, vui vẻ.
- Nhắc nhở trẻ chào cô, chào cha mẹ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ
* Chơi tự chọn: Cho trẻ chơi với đồ chơi dễ lấy dễ cất.
* Dân gian, đồng dao:
- Dân gian Ném vòng vào cổ chai
- Đồng dao: Ông sấm ông sét.
* Thể dục sáng:
- Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy xen kẻ theo bài đồng hồ báo thức.
- Trọng động: Tập kết hợp bài: Tập kết hợp bài: “Con cào cào”
- Hô hấp: Ngửi hoa
- Tay vai: 2 tay dang ngang, đưa ra trước khụy gối
- Chân: Đưa chân, khụy gối 
- Bụng lườn: Cúi người
- Bật: Tách khép chân 
- Hồi tĩnh: Cho trẻ tập các động tác trên nền nhạc “con công”, đi vòng tròn khám tay.
* Họp mặt đầu tuần:
- Cô điểm danh trẻ, hướng trẻ quan tâm đến bạn vắng mặt.
- Nhắc trẻ đi học đều.
- Cô kể lại những việc đã làm trong 2 ngày nghĩ. 
- Trẻ kể lại.
- Cô nhận xét.
- Hỏi trẻ “hôm nay là thứ mấy”.
- Cho trẻ hát bài “sáng thứ hai”.
- Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan:
+ Biết chào cô, chào cha mẹ, người lớn khi đến lớp, ra về.
+ Biết để đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
+ Trật tự trong giờ học, giờ chơi.
+ Giờ ăn, ăn hết suất, không làm đổ thức ăn ra ngoài.
+ Biết rửa tay trước và sau khi ăn.
* Bé đoán thời tiết:
- Cho trẻ đoán thời tiết, gắn kí hiệu.
Trò chuyện:
- Đàm thoại với trẻ về chủ điểm, nội dung các bài học trong tuần:
+ Đi mép ngoài bàn chân. 
+ Đếm số cốc nước đổ vào ca, so sánh chai nước to- nhỏ.
+ Một số nguồn nước và sự cần thiết của nước
+ Thơ “ Mưa rơi”
+ Hát: Cho tôi đi làm mưa với
Ăn sáng:
* Trước khi ăn:
 - Cô chuẩn bị đầy đủ cho từng trẻ: khăn mặt, chén, muỗng, đĩa đựng thức ăn rơi, khăn lau tay.
 - Cô chuẩn bị đủ bàn ghế cho trẻ.
- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn
 - Trước khi chia thức ăn, cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, mang khẩu trang, chia thức ăn ra từng chén. Cô giới thiệu món ăn, giáo dục trẻ mời cô, mời bạn cùng ăn.Trẻ ngồi vào bàn là ăn ngay, không bắt trẻ chờ lâu.
* Trong khi ăn:
 - Cô hướng dẫn trẻ cằm thìa bằng tay phải, tự xúc ăn.
 - Cô hướng dẫn trẻ tự xúc ăn gọn gàng, tránh làm đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kĩ, không xúc sang chén của bạn, không kén chọn thức ăn mà phải tập trung ăn các thức ăn thông thường, không co chân lên ghế, không nói chuyện, đùa nghịch trong khi ăn.
 - Khi trẻ ăn, cô đên từng bàn để nhắc nhở, động viên, uốn nắn trẻ ăn.
 - Đối với những trẻ ăn chậm, biếng ăn, cô giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn hết suất.
* Sau khi ăn:
- Cho trẻ rửa mặt, lau tay, uống nước và đi vệ sinh. 
- Cô nhắc trẻ uống nước không làm ướt áo.
- Cho trẻ tự xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định.
- Ăn xong không cho trẻ chạy nhảy, đùa giởn nhiều.
Ăn sáng:
* Trước khi ăn:
 - Cô chuẩn bị đầy đủ cho từng trẻ: khăn mặt, chén, muỗng, đĩa đựng thức ăn rơi, khăn lau tay.
 - Cô chuẩn bị đủ bàn ghế cho trẻ.
- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn
 - Trước khi chia thức ăn, cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, mang khẩu trang, chia thức ăn ra từng chén. Cô giới thiệu món ăn, giáo dục trẻ mời cô, mời bạn cùng ăn.Trẻ ngồi vào bàn là ăn ngay, không bắt trẻ chờ lâu.
* Trong khi ăn:
 - Cô hướng dẫn trẻ cằm thìa bằng tay phải, tự xúc ăn.
 - Cô hướng dẫn trẻ tự xúc ăn gọn gàng, tránh làm đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kĩ, không xúc sang chén của bạn, không kén chọn thức ăn mà phải tập trung ăn các thức ăn thông thường, không co chân lên ghế, không nói chuyện, đùa nghịch trong khi ăn.
 - Khi trẻ ăn, cô đên từng bàn để nhắc nhở, động viên, uốn nắn trẻ ăn.
 - Đối với những trẻ ăn chậm, biếng ăn, cô giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn hết suất.
* Sau khi ăn:
- Cho trẻ rửa mặt, lau tay, uống nước và đi vệ sinh. 
- Cô nhắc trẻ uống nước không làm ướt áo.
- Cho trẻ tự xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định.
- Ăn xong không cho trẻ chạy nhảy, đùa giởn nhiều.
8h -8h40
Hoạt động học
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Hoạt động: Giáo dục thể chất
Đề tài:
 Đi mép ngoài bàn chân. 
 ĐTCB: Chân
 TCVĐ: Mưa to, mưa nhỏ.
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Làm quen
với toán
Đề tài: Đếm số cốc nước đổ vào ca, so sánh chai nước to- nhỏ 
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: KPKH -KPXH
Đề tài: Một số nguồn nước và sự cần thiết của nước.
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: LQVH
Đề tài: Thơ “Mưa rơi”
Lĩnh vực: Phát triển thẫm mĩ
Hoạt động: Âm nhạc
Đề tài: Hát: Cho tôi đi làm mưa với
 Vận động: Vỗ tay theo nhịp
 Nghe hát: Tia nắng hạt mưa 
8h40 – 9h20
Chơi ngoài trời (MT 19)
- Quan sát
Góc thiên nhiên
- TCVĐ: Mưa to, mưa nhỏ, ném bóng vào rổ 
- Chơi tự do.
- Quan sát 
Vườn hoa
- TCVĐ: Mưa to, mưa nhỏ, ném bóng vào rổ
- Chơi tự do.
- Quan sát Cây mận
- TCVĐ: Mưa to, mưa nhỏ, ném bóng vào rổ 
- Chơi tự do.
- Quan sát Vườn rau
- TCVĐ: Mưa to, mưa nhỏ, ném bóng vào rổ 
- Chơi tự do.
- Quan sát
Đồ chơi ngoài trời
- TCVĐ: Mưa to, mưa nhỏ, ném bóng vào rổ
- Chơi tự do.
9h20- 10h10
Chơi, hoạt động ở các góc (MT 11, 69, 70, 82, 94)
* Chuẩn bị: Đồ chơi phục vụ chủ điểm nhánh “ Một số nguồn
nước” 
Môi trường giáo dục: 
- Cô cùng trẻ sử dụng sản phẩm tạo hình trưng bày tại góc chủ điểm.
- Có thể sử dụng sản phẩm tạo hình để trò chuyện về chủ đề, đề tài.
- Chuẩn bị khối trụ, vuông, tam giác, chữ nhật cho trẻ ghép hình hàng rào, cổng, nhà, chậu hoa,...
* Thỏa thuận bàn bạc trước khi chơi:
 - Cô hát bài “Lại đây với cô” để tập trung trẻ. Cho trẻ ngồi thành vòng tròn.
 - Cô hỏi trẻ giờ này là giờ gì? Lớp mình có mấy góc chơi? Là những góc nào? Lớp mình đang thực hiện chủ điểm gì? Với chủ điểm này, con hãy lựa chọn các chủ đề chơi, nội dung chơi cho phù hợp (nếu ngày đầu của chủ điểm, cô gợi ý trẻ chọn chủ đề chơi, nội dung chơi. Các ngày tiếp theo, trẻ tự chọn chủ đề chơi, nội dung chơi. Cô chỉ gợi ý để các trẻ góc phân vai kết hợp chơi với góc khác).
- Trước khi chơi con phải làm sao? (Con chọn góc chơi mà con thích, gắn ký hiệu trò chơi, ngồi xuống thỏa thuận vai chơi).
- Trong khi chơi con làm gì? (Con chơi nhẹ nhàng, không la hét, không giành đồ chơi với bạn, không quăng ném đồ chơi)
- Sau khi chơi xong con làm gì? (Con dọn dẹp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp và đi rửa tay). 
* Thực hiện quá trình chơi: Cô đến góc phân vai, xây dựng nghe trẻ thỏa thuận vai chơi. Cô bao quát các góc, làm bạn cùng chơi và cố vấn trẻ chơi khi trẻ thể hiện vai chơi chưa tốt hoặc nội dung trẻ chơi chưa phong phú.
- Góc phân vai: Bán hàng (Bán nước giải khát), gia đình, cô giáo
+ Cho trẻ đóng vai người mẹ biết dắt con đi học, mua đồ ăn về nấu cho con ăn, các bạn làm con biết vâng lời mẹ, 
 + Gợi ý cho trẻ kết hợp trò chơi bán hàng (mỗi ngày yêu cầu cao hơn và kết hợp nhóm khác).
- Góc xây dựng: Xây ao nuôi tôm, cua, cá.
+ Trẻ biết dùng các đồ chơi lắp ghép xếp hình theo đường thẳng, lượn cong.
 + Trẻ biết dùng các mảnh rời, các hình học, các nét để lắp ghép để xếp hình hàng rào, lăng Bác, băng ghế, chậu hoa.Mỗi ngày yêu cầu cao hơn.
 + Biết thỏa thuận vai chơi dưới sự hướng dẫn của cô.
- Góc nghệ thuật:
 + Cho trẻ múa hát những bài hát đã được học và những bài mà trẻ thích.
 + Cho trẻ làm quen với cách cầm bút, cách vẽ. Cho trẻ tập vẽ và tô màu theo ý thích của trẻ.
 + Cho trẻ nặn những gì trẻ thích.
- Góc thiên nhiên:
 + Cô hướng dẫn trẻ cách tưới cây, lau lá cây, nhặt lá úa, chơi với cát và nước.
- Góc học tập và đọc sách:
+ Hướng dẫn cho trẻ cách xem tranh, lật tranh, đọc lại các bài thơ đã học và sắp học.
+ Cho trẻ xem hình ảnh về một số nguồn nước.
* Kết thúc trò chơi: Cô đến nhận xét từng góc sau đó tập hợp trẻ lại và nhận xét chung cả lớp.
10h10-13h50
Ăn bữa chính, ngủ
* Ăn trưa:
- Trước khi ăn:
+ Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng.
+ Cô rửa tay bằng xà phòng, đầu tóc gọn gàng, mang khẩu trang chia thức ăn, trộn đều và đem đến từng bàn cho trẻ.
+ Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của thực phẩm, giáo dục trẻ ăn nhiều loại thực phẩm, không kén chọn thức ăn
- Cho trẻ mời cô mời bạn cùng ăn.
- Trong khi ăn:
+ Cô nói năng dịu dàng, động viên trẻ.
+ Cô giúp trẻ ăn chậm, biếng ăn và động viên trẻ ăn nha

File đính kèm:

  • dockham pha khoa hoc 5 tuoi_12665485.doc
Giáo Án Liên Quan