Giáo án lớp Lá: Chủ đề: Phương tiện giao thông (4 tuần)

1. Phát triển nhận thức:

- Trẻ nhận biết được các đặc điểm đặc trưng và rõ nét của các loại phương tiện giao thông: tên gọi, hình dáng, chất liệu, màu sắc, động cơ, nhiên liệu, tốc độ

- Hiểu được các chức năng của các phương tiện và luật lệ giao thông. Biết được nơi hoạt động của các phương tiện giao thông; so sánh, phân loại phương tiện giao thông theo nơi hoạt động.

- Nhận biết số lượng từ 1-7, chữ số từ 1-7. Nhận biết (phân biệt) khối cầu, khối trụ

 

doc35 trang | Chia sẻ: dhcepa | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp Lá: Chủ đề: Phương tiện giao thông (4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ
 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (4 TUẦN)
I/MỤC TIÊU:
1. Phát triển nhận thức:
- Trẻ nhận biết được các đặc điểm đặc trưng và rõ nét của các loại phương tiện giao thông: tên gọi, hình dáng, chất liệu, màu sắc, động cơ, nhiên liệu, tốc độ
- Hiểu được các chức năng của các phương tiện và luật lệ giao thông. Biết được nơi hoạt động của các phương tiện giao thông; so sánh, phân loại phương tiện giao thông theo nơi hoạt động.
- Nhận biết số lượng từ 1-7, chữ số từ 1-7. Nhận biết (phân biệt) khối cầu, khối trụ
2. Phát triển ngôn ngữ:
- Nêu được một số từ chỉ tên gọi, đặc điểm các loại phương tiện giao thông. Đọc thuộc bài thơ về phương tiện giao thông
- Trẻ trả lời mạch lạc thông qua việc miêu tả, kể chuyện về phương tiện giao thông.
- Đọc và phát âm đúng các nhóm chữ cái b, d, đ, l, m, n, h, k. 
3. Phát triển vận động:
- Biết bắt chước, mô phỏng, tạo dáng các phương tiện giao thông và người điều khiển giao thông.
- Trẻ thực hiện đúng các vận động cơ bản như: Đi bước dồn trước (dồn ngang trên ghế thể dục). Ném xa bằng 1 tay, bật xa 50cm. Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế TD. Ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh 15m.
- Phát triển các tố chất: nhanh nhẹn, khéo léo, kiên trì, dẻo dai thông qua các trò chơi vận động.
4. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ biết xé, dán, vẽ các loại phương tiện giao thông.
- Biết nhận xét giới thiệu sản phẩm của mình và các bạn.
- Yêu thích cái đẹp và bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp thiên nhiên.
- Hát thuộc và đúng nhịp, biết vỗ tay, gõ đệm theo các tiết tấu phù hợp.
- Biết vận động sáng tạo theo ý tưởng của trẻ.
5. Phát triển tình cảm - xã hội:
- Chấp hành một số luật lệ giao thông khi đi đường, trên tàu, xe, máy baythể hiện qua bài thơ chuyện kể, bài hát theo chủ đề phương tiện giao thông.
 - Có thái độ không đồng tình đối với hành vi, vi phạm an toàn giao thông: Không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ.
- Thích thú khi tham gia các hoạt động lao động trực nhật ở lớp.
- Cháu biết được ngày 20/11 là ngày Nhà Giáo Việt Nam, biết ơn các cô giáo đã nuôi dạy các cháu.
 II. MẠNG NỘI DUNG CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (4 TUẦN )
	Phương tiện giao thông ( 1 tuần )
Tên gọi, đặc điểm, công dụng, âm thanh, tốc độ, nhiện liệu của các loại ptgt đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
Nơi hoạt động: trên đường, bến xe, trạm chờ, gara, đường sắt, bến cảng, bến tàu, sân bay
Người điều khiển các loại ptgt: tài xế, thủy thủ, thuyền viên, thuyền trưởng, người lái tàu, phi công
PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG
Bé thực hành luật giao thông ( 1 tuần )
- Làm người điều khiển các loại ptgt
- Bé có ý thức ban đầu về giao thông
- Chấp hành luật giao thông, có thái độ không đồng tình với những người không chấp hành luật giao thông
Luật giao thông (1 tuần )
- Một số luật lệ giao thông dành cho người đi bộ, dành cho người ngồi trên xe gắn máy, xê ô tô, trên tàu, trên máy bay.
- Hiểu ý nghĩa một số biển báo giao thông đơn giản và quen thuộc.
- Tác dụng của luật lệ giao thông: đảm bảo trật tự an toàn.
 Ôn tập 
Củng cố lại kiến thức cháu đã học qua 
Thực hiện lại những kiến thức kỹ năng qua các hoạt động 
MẠNG HOẠT ĐỘNG CHUNG
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (4 TUẦN )
Phát triển nhận thức
*Làm quen với toán
- Thêm bớt, chia nhóm đồ vật có số lượng 6 thành 2 phần
-Nhận biết phân biệt khối cầu, trụ
-Đếm đến 7. Nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết số 7.
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7
*Khám phá khoa học
- Thảo luận về một số phương tiện giao thông.
- Trẻ thảo luận về một số luật giao thông phổ biến.
- Trẻ thảo luận về một số luật GT phổ biến và thực hành luật GT trên sân trường.
- Ôn tập.
Phát triển ngôn ngữ
*LQVH:
- Truyện: Vì sao thỏ cụt đuôi.
- Thơ : Chiếc cầu mới.
- Truyện: Qua đường
- Thơ : Cháu dắt tay ông
*LQCV:
- Làm quen : b,d,đ. Tập tô : b,d,đ
- Ôn tập - Ôn tập.
- Làm quen: l,n,m. Tập tô: l,n,m.
- Làm quen: h, k. Tập tô: h, k.
Phát triển tình cảm – xã hội
- Đóng vai chú cảnh sát giao thông, tiếp viên hàng không, người tài xế
- Trò chơi tạo dáng mô phỏng các loại ptgt
- Trẻ nhận thức được mức độ ô nhiễm môi trường do khói bụi của 1 số loại ptgt gây ra
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
(4TUẦN)
Phát triển thẩm mỹ
* Tạo hình:
- Vẽ phương tiện giao thông (ĐT)
- Xé dán thuyền trên biển (ĐT)
- Dán hình ô tô chở khách (M).
- Vẽ theo ý thích.
* Âm nhạc:
- Đường em đi.
- Em đi qua ngã tư đường phố.
- Em đi chơi thuyền 
- Tiết tổng hợp
Phát triển thể chất
- Đi bước dồn trước (dồn ngang trên ghế thể dục). 
- Ném xa bằng 1 tay, bật xa 50cm. 
- Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế TD. 
- Ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh 15m.
KẾ HOẠCH TUẦN 1/11
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (1 TUẦN)
I/ Yêu cầu : 
Trẻ thực hiện được bài tập đi bước dồn ngang trên ghế thể dục.
Biết được các PTGT phổ biến ở địa phương. 
- Thêm bớt, chia nhóm đồ vật có số lượng 6 thành 2 phần.
Hát, đi dậm chân thành thạo bài hát “Đường em đi”
Cháu hiểu được nội dung câu chuyện; “Vì sao thỏ cụt đuôi” 
Cháu vẽ được một số loại PTGT 
Nhận biết phát âm và tô chuẩn chữ b,d,đ. 
 II / Chuẩn bị : 
Dụng cụ thể dục - ghế thể dục – băng nhạc máy hát 
Mô hình, tranh các PTGT 
Đồ dùng đồ chơi có số lượng 6.
Bút chì màu tô , vở tạo hình.
Dụng cụ âm nhạc cho cô và trẻ.
Tranh ảnh họa báo về PTGT và đồ chơi các góc 
Băng từ, vở học của cháu, chữ cái b,d,đ. 
Thời gian
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
1/Đón trẻ
- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, cho trẻ chơi tự do các góc
- Mở chủ đề: Trò chuyện với cháu về chủ điểm: Phương tiện giao thông.
- Giới thiệu với cháu về chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông.
 + Trò chuyện với trẻ về các loại PTGT đường bộ.
 + Trò chuyện với trẻ về các loại PTGT đường thủy.
 + Trò chuyện với trẻ về các loại PTGT đường hàng không.
 + Trẻ biết tiết kiệm nguyên liệu xăng dầu khi sử dụng các PTGT
 + Trẻ biết không an toàn khi người điều khiển PTGT có uống rượu bia
- Giáo dục cháu không nghịch phá vào các ptgt đậu bên đường hoặc ở nhà.
- Cho cháu thay thứ , ngày, tháng. Cho cả lớp đọc thứ ngày
- Dự báo thời tiết: Cho cháu đoán thời tiết hôm nay như thế nào? Giáo dục cháu mang khẩu trang, đội mũ nón khi ra đường tránh bụi , nắng. Cho cháu thay thời tiết.
- Khám tay.
* Tiêu chuẩn bé ngoan : 
- Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Mạnh dạn giơ tay phát biểu bài, trả lời trọn câu.
- Lễ phép, vâng lời cô giáo và người lớn.
* Điểm danh : Cháu điểm danh theo tổ . 
2/Thể dục sáng
* Khởi động: Cháu đi vòng tròn các kiểu tay chân theo cô. (Tập với hoa)
* Trọng động: Chuyển đội hình 3 hàng ngang. (4l x 8n)
- Hô hấp :Còi tàu tu tu tu
-Tay 1: Đưa tay ra phía trước, sau.
-Bụng 5: Quay người sang bên
-Chân 3: Đưa chân ra các phía.
-Bật 1: Bật tại chỗ
* Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng.
* Tập kết hợp với nơ và nhạc- 
 Tập mỗi động tác 4l x 8n..
3/Hoạt động học
*PTVĐ
- Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục 
* PTNT
+ KPXH : 
- Một số PTGT phổ biến 
*PTNT
- Thêm bớt chia nhóm đồ vật có sl 6 thành 2 phần 
*PTTM
- Hát và đi dậm chân theo bài hát: Đường em đi -Nghe hát : Ru em .
-TC: Tiếng kêu của 2 chú mèo
*PTNN
+ LQVH:
- Truyện: Vì sao thỏ cụt đuôi 
+ LQCV :
Làm quen b,d,đ
*PTTM
- Vẽ phương tiện giao thông (ĐT)
* BTLNT 
Cắm hoa 
*PTNN
Tập tô b,d,đ 
4/Hoạt động ngoài trời
*HĐCMĐ
Dạy hát : Đường em đi 
*Trò chơi:
VĐ: Người tài xế giỏi. 
DG: Cặp kè.
*Chơi tự do
*HĐCMĐ
Ôn: Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục.
*Trò chơi:
VĐ: Bánh xe quay
DG: Bỏ giẻ. 
*Chơi tự do
*HĐCMĐ
Ôn: Thêm bớt chia nhóm đồ vật có sl 6 thành 2 phần
*Trò chơi:
VĐ: Người tài xế giỏi. 
DG: Cặp kè.
*Chơi tự do
*HĐCMĐ
Tập hát: Đèn đỏ đèn xanh.
*Trò chơi:
VĐ: Bánh xe quay
DG: Bỏ giẻ. 
*Chơi tự do
*HĐCMĐ
- làm quen ý nghĩa 2 nhóm biển báo giao thông
*Trò chơi:
VĐ: Người tài xế giỏi. 
DG: Cặp kè.
*Chơi tự do
5/ Hoạt động góc
- Góc phân vai : Bán các loại PTGT, đóng vai người điều khiển các loại PTGT 
- Góc xây dựng: Xây dựng bến xe khách 
-Góc Nghệ thuật : Hát múa ,tô, vẽ , xé dán , nặn các ptgt 
Góc học tập : Xem tranh ảnh truyện liên quan đến PTGT 
Góc Khám phá khoa học và thiên nhiên : Tìm hiểu tính chất của nam châm , chăm sóc cây , chơi đong nước , lau lá.
6/Vệ sinh- nêu gương
Trả trẻ
*Vệ sinh : - Cô cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay, rửa mặt, lau mặt, lần lượt cho từng tổ làm vệ sinh. Cô bao quát, nhắc cháu rửa đúng thao tác không làm văng nước ra ngoài. Nhận xét giờ vệ sinh.
*Nêu gương : - Cho cháu nhắc tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân mình, cho cháu nhận xét bạn, cô nhận xét và cho cháu cắm cờ, cô khuyến khích những cháu chưa được cờ, cuối tuần kết cờ tặng phiếu bé ngoan .
* Trả trẻ: Cháu biết chào cô khi ba mẹ đến đón.
HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG
MĐYC
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Thứ 2
Góc phân vai: Bán các loại PTGT, đóng vai người điều khiển các loại PTGT 
- Các cháu biết phân vai cho nhau 
- Thể hiện được tính cách nhân vật khi chơi 
- Một số đồ chơi PTGT 
- Dụng cụ sửa chữa ô tô 
- Cô trò chuyện về 1 số PTGT 
- Trẻ kể về các loại PTGT mà trẻ biết -Phân vai, phân nhóm chơi, cháu tự thỏa thuận vai chơi.
-Liên kết với các nhóm chơi 
Thứ 3
Góc xây dựng : xây dựng bến xe khách 
- Trẻ biết công việc người điều khiển PTGT 
-Biết xây mô hình các bến xe, nơi đậu xe 
-Thể hiện vai chơi
Mô hình bến xe
Gạch xây dựng, cây xanh, ô tô, máy bay, tàu hỏa.
Cho trẻ tham quan mô hình, trò chuyện các loại PTGT, phân nhóm chơi, cháu tự thỏa thuận vai chơi.
-Liên kết với các nhóm chơi
Thứ 4
Góc tạo hình vẽ, tô màu, xé dán về các PTGT . Hát múa những bài có nội dung về các loại PTGT
Trẻ tái hiện lại đặc điểm của các PTGT qua vẽ, nặn, xé dán và qua hát múa.
Giấy, bút màu, hồ dán, những bài hát về các chú tài xế , phi công , thủy thủ.
Trò chuyện về PTGT những người điều khiển , tên các bài hát, bài thơ, cách vẽ, xé dán thành tranh có nội dung PTGT 
Thứ 5
Góc học tập: Xem tranh, chơi đôminô về các loại PTGT
Trẻ củng cố lại kiến thức về các loại PTGT. Phát triển ngôn ngữ qua kể chuyện sáng tạo theo tranh
Tranh, ảnh, những câu chuyện tranh, bộ đôminô về các Loại PTGT 
Cho trẻ xem tranh, suy nghĩ và tự kể chuyện theo ý của mình qua hình ảnh trong tranh. Trò chuyện về cách chơi đômino.
Trẻ tự chọn nhóm chơi
Thứ 6
Góc khám phá khoa học:
- Hiểu biết về tính chất của nam châm, trồng cây , chăm sóc tưới cây 
- Trẻ biết nam châm là kim loại có sức hút các loại như sắt , I nox ..
- Trẻ biết cây cối cần phải chăm sóc, tưới nước, bón phân 
- Cục nam châm , đinh , đd bằng kim loại để hút nam châm 
- Cây , đồ xúc cát , thùng tuới, nước  
- Trò chuyện về cách trồng cây, chăm sóc cây, bón phân tưới nước.
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Lĩnh vực: Phát triển vận động
Hoạt động: Thể dục
Đề tài : ĐI BƯỚC DỒN NGANG TRÊN GHẾ THỂ DỤC
I. Yêu cầu
 - Trẻ đi bước chân dồn ngang mạnh dạn trên ghế TD
 - Chơi được trò chơi, chơi vui
 - GDATGT: Giáo dục cháu không được đi dang hàng ngang ra đường.
II. Chuẩn bị
Cô: 2 ghế thể dục - Sàn sạch thoáng mát
Cháu: 3 lon cờ xanh, đỏ, vàng để chơi trò chơi.
III. Tiến trình : 
Hoạt động 1. Hát: “Em tập lái ô tô”
 - Hôm nay cô tập cháu “Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục” 
Hoạt động 2 : 
 - Đi theo người dẫn đầu , các cháu đi theo nhạc đi vòng tròn dích dắc chạy nâng cao đùi, so hàng dọc ngang theo tổ .
Hoat động 3
* Bài tập phát triển chung
-Tay 1: Đưa tay ra phía trước, sau.
-Bụng 5: Quay người sang bên
-Chân 3: Đưa chân ra các phía.(ccđ)
* Vận động cơ bản : 
 - Cô làm mẫu 2 lần, lần 2 giải thích: khi đi mắt nhìn thẳng chân bước ngang từng bước chân này nối tiếp chân kia, tay vung tự nhiên mạnh dạn 
- Cho cháu thực hiện (sửa sai)
- Cho 2 nhóm thi đua 
- Cháu làm đẹp lên làm lại.
Hoạt động 4 : 
- Trò chơi vận động : nhảy tiếp sức
- Cô giải thích cách chơi và tổ chức cho cháu chơi
Hoạt động 5 : Đi nhẹ nhàng thở sâu. Giáo dục cháu không được đi dang hàng ngang ra đường. 
 Nhân xét tuyên dương 	
----------------------------------------------
Lĩnh vực: Khám phá xã hội
Hoạt động: Môi trường xung quanh
Đề tài: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN
I. Yêu cầu: 	
- Cháu biết tên và đặc điểm cấu tạo, nơi hoạt động, tiếng còi, động cơ, người điều khiển một số loại phương tiện giao thông phổ biến. 
- Trẻ biết so sánh nhận xét sự giống nhau, khác nhau (cấu tạo, âm thanh, tốc độ ), biết phân loại các phương tiện giao thông theo nơi hoạt động.
- GDATGT: Giáo dục trẻ biết tuân theo luật lệ giao thông, không chơi trên vỉa hè, lòng lề đường, đi đúng đường .
II. Chuẩn bị:
* Cô: Các loại phương tiện giao thông bằng nhựa, tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông. Một số bài hát , câu đố về PTGT.
	* Cháu: Tranh loto PTGT 
III .Tiến Trình :
* Hoạt động 1: Trẻ vừa đi vừa hát “em tập lái ô tô” vừa làm điệu bộ lái xe ô tô 
- Cho trẻ nói về PTGT mà nhà trẻ biết. Cô giới thiệu về các loại PTGT để trẻ cùng tìm hiểu 
* Hoạt động 2:
 - Cô cho trẻ gọi tên các loại PTGT mà trẻ biết
- Cô đọc câu đố: Xe gì hai bánh
	 Đạp chạy bon bon
	 Chuông kêu kính coong
	 Đứng yên thì đổ ? (xe đạp)
- Xe đạp có những bộ phận gì? chạy ở đâu? Được gọi là phương tiện giao thông gì?
Cô tóm lại : Xe đạp coù tay laùi, 2 baùnh chaïy baèng sức người đạp laø phöông tieän giao thoâng ñöôøng boä 
- Tương tự cô cho cháu đàm thoại về thuyền, tàu hỏa, máy bay và cho cháu nói về cấu tạo và phân loại PTGT , người điều khiển giao thông. 
* So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các loại PTGT 
- Như : Xe đạp – xe máy ; tàu thủy – thuyền buồm ..
- Cô phân tích cho cháu biết giống và khác nhau 
- Cô hỏi cháu về người điều khiển PTGT . (phi công, tài xế, thuyền trưởng) 
* Hoạt động 3 : nhanh tay lẹ mắt
- Cho caùc chaùu laáy tranh theo yeâu caàu cuûa coâ.
- Coâ noùi nhanh caùc chaùu laáy phöông tieän.
- Coâ taû ñaëc ñieåm cho caùc chaùu choïn phöông tieän. 
* Hoạt động 4: 
- Cô gắn 4 bức tranh về cảnh : trên trời , đường bộ, đường sắt, dưới nước 
- Trẻ lấy tranh lô tô trẻ thích và gắn đúng vào nơi hoạt động 
- Cô quan sát – tuyên dương cháu.
- Ñöa caùc phöông tieän veà ñuùng nôi hoaït ñoäng.
- Caùch chôi chia lôùp thaønh 3 ñoäi chôi töøng chaùu chaïy leân laáy caùc phöông tieän ñaët vaøo böùc tranh.
 * VD: Thuyeàn chaïy treân maët nöôùc – Maùy bay , bay treân trôøi.
- Cô nhận xét tuyên dương.
- Cho cháu hát bài: “Đường em đi”.
- Giải câu đố về PTGT: 
* Hoạt động 5:
- Moâi tröôøng bò oâ nhiễåm do moät soá PTGT thaûi ra khoùi, gaây buïi hòa quyện vào không khí con người hít vào sẽ gây viêm phổi và viêm họng. Vì thế chúng ta cần bảo vệ môi trường trong sạch hơn.
- Giáo dục trẻ biết tuân theo luật lệ giao thông, không chơi trên vỉa hè, lòng lề đường, đi đúng đường.
- Nhận xét tuyên dương lớp.
..
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
I.Yêu cầu: 
 - Cháu hát đúng nhạc và lời bài Đường em đi 
 - Cháu nắm luật chơi cách chơi
 - Không dành đồ chơi với bạn, chơi trật tự .
II. Chuẩn bị:
 - Cô hát chuẩn bài hát 
 - Đồ chơi ngoài trời
III. Tiến trình : 
* Hoạt động 1: Hoạt động có mục đích : 
- Cô giới thiệu tên bài và tác giả cho cháu nhắc lại 
- Hát cho cháu nghe 
- Tập cháu hát từng câu – sửa sai giọng cho cháu yếu 
- Tập cả lớp hát vài lần 
* Hoạt động 2: Trò chơi có luật 
VĐ: Người tài xế giỏi. 
DG: Cặp kè.
* Hoạt động 3: Chơi tự do: Cho cháu chơi theo nhóm mà cháu thích: chơi cát, nước, làm bánh, xâu hoa, nhảy dây, đá cầu, chơi với các đồ chơi ngoài trời. 
* Hoạt động 4: Kết thúc. Nhận xét tuyên dương.
 HOẠT ĐỘNG GÓC
 Trò chơi học tập: Tìm đồ vật có hình này
 VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – CẮM CỜ
* ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY:
1/ Tình trạng sức khỏe : .......................................
2/ Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ: ...............................................................
..
3/ Kiến thức và kỹ năng của trẻ :..............................................................................
...
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011 
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức 
Hoạt động: Làm quen với toán
Đề tài : THÊM BỚT, CHIA NHÓM ĐỒ VẬT 
 CÓ SỐ LƯỢNG 6 THÀNH 2 PHẦN
I.Yêu cầu:
- Trẻ biết cách thêm bớt, chia nhóm đồ vật có số lượng 6 thành 2 phần theo 3 cách khác nhau.
- Luyện tập thêm bớt trong phạm vi 6. Trẻ tự chia theo các cách khác nhau.
- GDTT: Trẻ tập trung học, thực hiện được các yêu cầu của cô.
II.Chuẩn bị: 
Cô: - Tranh ngã tư đường phố, 6 ô tô, 6 thuyền buồm, hột hạt. Thẻ chữ số từ 1-6.
Cháu: Mỗi trẻ 6 hột hạt. Chữ số 1-6.
III.Tiến trình:
* Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu: chơi: 6 ngón tay nhúc nhích
- Hôm nay cô sẽ dạy các cháu thêm bớt, chia nhóm đồ vật có số lượng 6 thành 2 phần.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
 Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 6:
- Cho trẻ xem tranh vẽ ngã tư đường phố, cho trẻ kể về các phương tiện giao thông có trong tranh
 	+ Quan sát xem có bao nhiêu xe máy?
 	+ Có bao nhiêu ô tô tải?
 	+ Có mấy xe đạp?
- Cô gõ bao nhiêu tiếng. Trẻ nói kết quả. Để chỉ 6 xe máy, 6 ô tô, 6 xe đạp thì mình dùng chữ số mấy?
- Sau mỗi lần yêu cầu trẻ giơ chữ số tương ứng.
Ôn luyện kiến thức thêm bớt
- Cô cho trẻ xem tranh: nhóm máy bay, thuyền buồm, ô tô. Các nhóm này như thế nào với nhau? 
 	 + Có bao nhiêu máy bay? ( 6 máy bay)
 	 + Có bao nhiêu thuyền buồm? ( 5 thuyền buồm)
 	 + Có bao nhiêu ô tô? ( 4 ô tô)
- Cô muốn tất cả các phương tiện giao thông này đều có số lượng là 6. Mời trẻ lên gắn thi đua. Cho từng tổ kiểm tra kết quả.
* Đọc thơ: Trên đường 
Dạy trẻ chia 6 đối tượng thành 2 phần
- Trên bảng cô có nhóm gì? Các nhóm này có điểm gì giống nhau? Đều là phương tiện giao thông.
- Cho trẻ lên chia 6 đối tượng thành 2 phần
 	 5 - 1 ; 4 - 2 ; 3- 3 + Cho lớp đọc.
- Cho trẻ chơi “Tập tầm vông” Đoán xem trong tay cô có bao nhiêu hạt? ( 6 hạt)
- Cho trẻ chia 1 tay có 4 hạt. Tay kia có mấy hạt? Đưa chữ số
 1 tay có 3 hạt. Tay kia có mấy hạt? Đưa chữ số
 1 tay có 5 hạt. Tay kia có mấy hạt? Đưa chữ số
* Hoạt động 3: Luyện tập
 - Cho trẻ tự phân chia 6 hột hạt ra thành 2 phần. Đặt số tương ứng.
- Cho trẻ tự phân nhóm. Các tổ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh thì mỗi tổ chạy về tổ mình và tự phân nhóm theo các cách mà trẻ vừa học.
- Cho trẻ chia nhóm theo yêu cầu của cô - Tổ bạn kiểm tra.
- Cô thay đổi cách chia cho mỗi tổ.
- Cô nhận xét chơi.
* Hoạt động 4: Trò chơi
- Chơi : Chia ngón tay
Hát “ Tập tầm vông” Cô ra 5 ngón tay và thêm một ngón nữa ( Trẻ nói 5 thêm 1 là 6) Cô ra 6 ngón tay cô bớt 3. Trẻ nói 6 bớt 3 còn 3.
Hoạt động 5: Kết thúc, nhận xét
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Âm nhạc.
Đề tài: ĐƯỜNG EM ĐI (Loại 2)
I/Yêu cầu:
- Cháu hát thuộc, hát diễn cảm bài hát “đường em đi”.
 - Hát và dậm chân đi theo nhịp bài hát . Chú ý nghe hát. Chơi được trò chơi.
 - GDATGT: Giáo dục cháu khi ra đường phải chấp hành luật lệ an toàn giao thông : đi đúng đường, đi bên lề phải.
II/Chuẩn bị: 
* Cô: máy hát, băng nhạc có bài “Ru em” dân ca Xê Đăng. Tranh vẽ con đường
 * Trẻ: Dụng cụ âm nhạc : trống lắc ,phách tre , .
III/Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định , giới thiệu bài : Cho trẻ xem tranh vẽ con đường và đàm thoại: Cô đưa tranh vẽ cảnh con đường có các em bé đang đi học. Cho cháu nhận xét em bé đi học đi bên lề bên nào? Cho cháu kể về con đường mà hằng ngày bé thường đến trường.
Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính đã sáng tác ra bài hát gì nói về con đường hôm trước cô đã cho các con làm quen rồi? là bài hát “Đường em đi”. Hôm nay các con hát thật hay và minh họa theo bài hát nhé !
	Hoạt động 2: Vận động theo nhạc (Trọng tâm)
Cô cho trẻ chuyển đội hình hàng ngang 
	- Cô mời 1 số cháu lên minh họa cùng cô lần 1.
	- Lần 2 : Phân tích từng động tác:
	+ Câu 1: “Đường em  bên phải”. Trẻ đi ngang lên phía trước. khi dừng lại thì quay người sang bên phải.
	+ Câu 2: “Đường ngượctrái”. dậm chân tại chỗ quay về phía ngược lại.
	+ Câu 3: “Đường bên trái .không đi”: Trẻ đưa bàn tay trái lên phía trước, lắc nhẹ bàn tay.
	+ Câu 4 : “đường bên phảiem đi”: Đưa tay phải ra trước , sang bên phải.
	+ Câu 5: “ Một ! hai! một! Một ! hai! một!” Trẻ vung tay dậm chân tại chỗ theo nhịp điệu bài hát.
	- Cho cháu hát và minh hoạ từng câu . Sau đó minh hoạ cùng cô cả bài.
	- Nhóm bạn trai, bạn gái hát và minh hoạ theo bài hát .
	- Lớp hát – minh hoạ lại.
	Hoạt động 3: Nghe hát: “Ru em ”dân ca Xê Đăng .
- Cô giới thiệu 

File đính kèm:

  • docPHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG tuan 1-2.doc