Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề nhánh: Trường mẫu giáo Mỹ Lâm
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết đi trên dây, đi đúng không lệch ra ngoài khỏi dây.
- Trẻ có kỹ năng khéo léo đi trên dây
- Trẻ có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè
II. CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô: Dây. Nhạc về trường Mầm Non
* Đồ dùng của cháu: Dụng cụ thể dục.
Lồng ghép tích hợp: GDTKNL; GDVS; GDPCTNTT cho trẻ
Lồng ghép các hoạt động khác như: Âm nhạc “ Trường chúng cháu là trường mầm non,Vui đến trường; Cô và mẹ”; Văn học “Bạn mới”.
TUẦN 1 Thứ hai, ngày 19 tháng 8 năm 2019 KẾ HOẠCH NGÀY Chủ đề : Trường Mần Non Chủ đề nhánh: Trường Mẫu giáo Mỹ Lâm Thời gian thực hiện từ ngày 19/08/2019 đến 23/08/ 2019 Lĩnh vực phát triển thể chất HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC Bài VĐCB: ĐI TRÊN DÂY Trò chơi: Kéo co I. MỤC TIÊU: - Trẻ biết đi trên dây, đi đúng không lệch ra ngoài khỏi dây. - Trẻ có kỹ năng khéo léo đi trên dây - Trẻ có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè II. CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: Dây. Nhạc về trường Mầm Non * Đồ dùng của cháu: Dụng cụ thể dục. Lồng ghép tích hợp: GDTKNL; GDVS; GDPCTNTT cho trẻ Lồng ghép các hoạt động khác như: Âm nhạc “ Trường chúng cháu là trường mầm non,Vui đến trường; Cô và mẹ”; Văn học “Bạn mới”. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG. 1. Hoạt động 1. Trò chuyện về chủ đề Cô cho cháu hát bài “Vui đến trường”, cô cùng cháu trò chuyện về nội dung bài hát, cô giáo dục cháu biết yêu trường lớp, cô giáo và các bạn, để đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định, nếu vứt rác bừa bãi vô tình dẫm phải sẽ trượt chân té ngã rất nguy hiểm, bỏ rác vào thùng giữ vệ sinh MT * Khởi động: Cô cho cháu vừa đi vừa hát bài “Cô và mẹ” kết hợp với các kiểu đi khác nhau: chậm, nhanh, châm, gót chân, mũi chân, chậm dần. Xếp thành 3 hàng ngang dãn cách đều . 2. Hoạt động 2: Trọng động: * Bài tập phát triển chung: Tập kết hợp với bài hát : Trường chúng cháu là trường mầm non + Tay – vai : Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên ( kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân )( 2 lần x 8 nhịp). + Bụng - lườn: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái ( 2 lần x 8 nhịp). + Chân : Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau ( 4 lần x 8 nhịp). Cô cho trẻ đọc thơ “Bạn Mới” chuyển đội hình 2 hàng dọc. * Vận động cơ bản: Cô cho 1- 2 trẻ thực hiện theo sự hiểu biết của trẻ trước. Cô giới thiệu bài: Cô nói để có một cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải tập thể thao, giờ học hôm nay cô sẽ dạy các con bài tập thể dục. “Đi trên dây” Cô làm mẫu trọn vẹn 1 lần. Cô làm mẫu lần 2( kết hợp giải thích) : TTCB: Cô đứng ở vạch xuất phát, tư thế chuẩn bị, hai tay chống hông, khi nghe hiệu lệnh, cô bước nhẹ nhàng từng chân một trên sợi dây trên sân, thẳng người, mắt nhìn thẳng về phía trước, không khom người, không cúi đầu xuống đấtgiữ thăng bằng và đi cho đến hết đoạn dây. - Cho 2 trẻ lên làm, cả lớp quan sát. * Cho trẻ thực hiện: Lần lượt cho trẻ thực hiện ( lần lượt cho 2 bạn của 2 đội lên làm, xong về đứng cuối hàng, rồi đến 2 bạn tiếp theo cho đến hết hàng) + Thi đua 2 tổ - Cô quan sát, động viên, sửa sai, khen trẻ + Trò chơi“Kéo co” - Cô nói luật chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 3 – 4 lần - Cô tổ chức cho cháu chơi vài lần. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cô cho cháu đi vòng tròn hít thở đều vẫy tay nhẹ nhàng 2, 3 vòng quanh sân tập. Nhận xét – tuyên dương: Đánh giá trẻ cuối ngày .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ ba, ngày 20 tháng 8 năm 2019 Chủ đề : Trường Mần Non Chủ đề nhánh: Trường Mẫu giáo Mỹ Lâm Lĩnh vực phát triển nhận thức HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN MTXQ Bài: TRÒ CHUYỆN VỀ TRƯỜNG MẪU GIÁO MỸ LÂM. I. MỤC TIÊU: - Cháu biết tên trường, tên lớp, địa chỉ của trường. Cháu biết trong trường có những ai và công việc của các cô bác trong trường. - Cháu quan sát và lắng nghe. - Cháu biết yêu trường lớp, cô giáo, bạn bè. II. CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: - Tranh ảnh hoạt động của trường Mẫu giáo Mỹ Lâm. - Một số bài thơ bài hát nói về chủ đề. * Đồ dùng của cháu: - Tranh trường mầm non để trẻ tô màu, bút màu. Lồng ghép tích hợp: GDTKNL; GDBHĐ; GDVS, GDPCTNTT cho trẻ Lồng ghép các hoạt động khác như: Âm nhạc“ Trường chúng cháu là trường MN” III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: “ Hát đàm thoại về trường mẫu giáo Mỹ Lâm” Cô cho cháu hát bài “Trường chúng cháu là trường Mầm Non”. Cô cùng cháu trò chuyện về trường Mầm Non, các hoạt động trong trường, công việc của cô bác trong trường. GD cháu không xả rác bừa bãi, sẽ rất nguy hiểm khi dẫm phải rác,bỏ rác đúng nơi quy định, tắt quạt tắt ti vi khi ra khỏi phòng để tiết kiệm điện. 2. Hoạt động 2: “Nhận thức” Cô nói : đoán xem, đoán xem, Cô cho các cháu xem tranh về trường Mẫu giáo Mỹ Lâm Cô gợi hỏi cháu về đặc điểm nội dung của bức tranh vẽ gì? Cô nói; Trường của các con học tên là trường Mẫu Giáo Mỹ Lâm, thuộc ấp Hưng giang, xã Mỹ Lâm. Trong trường có cô giáo các bạn, Cô hiệu trưởng là người điều hành công việc cao nhất trong trường, cô phó hiệu trưởng là người phụ trách về chuyên môn, giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, ngoài ra trong trường còn có cô bảo vệ. Cô hỏi các cháu vì sao các cháu thích đến trường Mẫu giáo ? Các cháu có biết tên cô giáo của mình không? Cô cho các cháu hát và đọc thơ về trường Mầm Non. Cô hỏi trong trường có những đồ dùng, đồ chơi gì? Cô nói trong trường có rất nhiều đồ chơi ngoài trời như: Xích đu, cầu trượt 3. Hoạt động 3: Trò chơi tô màu tranh Cô cho cháu tô màu về trường Mẫu giáo của mình để tặng các bạn ngoài đảo xa nhé. Cô cho các cháu múa hát vận động bài “Vui đến trường” 2-3 lần. Nhận xét- tuyên dương Đánh giá trẻ cuối ngày ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ............................................................................................................................... ================================================= Thứ tư, ngày 21 tháng 8 năm 2019 Chủ đề : Trường Mần Non Chủ đề nhánh: Trường Mẫu giáo Mỹ Lâm Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI Bài: LÀM QUEN CHỮ CÁI O Ô Ơ I. MỤC TIÊU: - Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái o ô ơ - Cháu phát âm đúng chữ cái, tìm nhanh chữ cái trong từ. - Cháu yêu thích giờ học. II. CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: Tranh vẽ: cô giáo, lá cờ, kéo co, bộ thẻ chữ rời. Tranh đồ dùng, đồ chơi trong lớp có chứa chữ cái o ô ơ * Đồ dùng của cháu: Bộ thẻ chữ cái . Lồng ghép tích hợp: GDTKNL; GDTTHCM; GDVS, GDPCTNTT cho trẻ. Lồng ghép các hoạt động khác như: Âm nhạc “cô và mẹ”; Văn học “Bạn mới”. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động1 : Hát và trò chuyện Cô cho các cháu hát bài “cô và mẹ”. Cô cùng cháu trò chuyện về tình cảm của cô giáo và các cháu. Cô giáo dục các cháu phải ngoan ngoãn nghe lời cô giáo, uống nước tiết kiệm, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp gọn gàng, không tranh giành đồ chơi, không xô đẩy bạn té ngã. Không xả rác bừa bãi, đi tiêu, tiểu đúng nơi quy định, chăm ngoan học giỏi xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. 2. Hoạt động : Nhận thức * Làm quen chữ o Cô đọc câu đố “ Ai hay cười hay nói Ai hay kể chuyện vui” Cô treo tranh cô giáo cho các cháu quan sát và đọc từ “cô giáo” Cô giới thiệu băng từ gồm các chữ cái ghép lại. Cho cháu so sánh băng từ vừa gắn và từ “ cô giáo” có giống nhau không? Cô giới thiệu chữ cái o, cô đọc mẫu yêu cầu trẻ nhìn miệng cô đọc . Cô cho cháu đọc: Cả lớp đọc, tổ đọc, cá nhân đọc, cô sửa sai. Cô gọi cháu phân tích chữ cái o có những nét gì? Cô khái quát lại: Chữ o có 1 nét cong tròn khép kín Cô cho cháu nhắc lại. Đây là chữ o in thường còn chữ o viết thuờng cô sẽ dạy con ở hoạt động góc nhé. * Làm quen chữ ô Trong từ “cô giáo” còn một chữ cái mới nữa Cô giới thiệu chữ cái ô, cô đọc mẫu yêu cầu trẻ nhìn miệng cô đọc. Cô cho cháu đọc: Cả lớp đọc, tổ đọc, cá nhân đọc, cô sửa sai. Cô gọi cháu phân tích chữ cái ô có những nét gì? Cô khái quát lại: Chữ ô có 1 nét cong tròn khép kín và dấu mũ ở trên. Cô cho cháu nhắc lại. Đây là chữ ô in thường còn chữ ô viết thuờng cô sẽ dạy con ở hoạt động sau nhé. * Làm quen chữ ơ Cô đọc câu đố “ Cũng gọi là lá Nhưng có màu đỏ Giữa có sao vàng Đố cháu là gì?” Cô cho các cháu xem tranh “Lá cờ” cô cho các cháu đọc lá cờ. Cô giới thiệu băng từ gồm các chữ cái ghép lại. Cho cháu so sánh băng từ vừa gắn và từ cô giáo có giống nhau không? Cô giới thiệu chữ cái ơ, cô đọc mẫu yêu cầu trẻ nhìn miệng cô đọc. Cô cho cháu đọc: Cả lớp đọc, tổ đọc, cá nhân đọc, cô sửa sai. Cô gọi cháu phân tích chữ cái ơ có những nét gì? Cô khái quát lại: Chữ ơ có 1 nét cong tròn khép kín và dấu móc phía trên bên phải. Đây là chữ ơ in thường còn chữ ơ viết thuờng cô sẽ dạy con ở hoạt động sau nhé. * So sánh: Cô đọc câu đố về cô giáo, cô gắn tranh cô giáo, mời cháu lên gắn chữ cái vừa học (o,ô) dưới từ cô giáo. Cô đọc câu đố đồ chơi ngoài trời, cô gắn tranh đồ chơi ngoài trời, mời cháu lên gắn chữ cái vừa học (ơ ) dưới từ đồ chơi ngoài trời. Cô cho cháu so sánh chữ o với chữ ô và chữ ô với chữ ơ có nét gì giống và khác nhau. Cô khái quát lại: Chữ o và ô giống nhau có nét cong tròn khép kín. Khác nhau vì chữ o không có dấu mũ, chữ ô có dấu mũ. Chữ ô và ơ giống nhau có nét cong tròn khép kín. Khác nhau chữ ô có mũ, chữ ơ có móc râu phía trên bên phải. * Luyện tập: Cô cho cháu lấy rổ chữ cái ra, cô miêu tả các nét của các chữ cái o, ô, ơ. Cháu nói tên chữ cái và tìm chữ cái giơ lên Cô đi kiểm tra và sửa sai cho cháu. 3. Hoạt động 3 : Trò chơi + Cô cho các cháu chơi trò chơi luyện đọc “chữ gì biến mất”. Cô hướng dẫn cách chơi: Cô giơ tranh các hoạt động trong trường mầm non có gắn chữ cái vừa học lên và cho cháu đọc, khi cô nói “ trốn cô” các cháu nhắm mắt lại, cô cất tranh các hoạt động trong trường mầm non có gắn chữ cái cháu vừa đọc đi, cô nói “ thấy cô” cháu mở mắt cô hỏi cháu chữ cái gì đã biến mất. Cô chỉ định cháu trả lời, nếu cháu trả lời sai thì cô cho cháu khác trả lời. Cô cho cháu chơi 2- 3 lần. + Cô cùng cháu đọc thơ “Tình bạn”. Kết chữ O, Ô, Ơ bằng nhóm trẻ. Cô hướng dẫn cách chơi: Cô cho cháu vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh của cô “ ghép chữ” thì tổ 1ghép chữ O, tổ 2 ghép chữ Ô, tổ 3 ghép chữ Ơ. Cô cho cháu chơi 1- 2 lần theo hai ghép đứng và ngồi Nhận xét – tuyên dương Đánh giá trẻ cuối ngày ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ======================================================== Thứ năm, ngày 22 tháng 8 năm 2019 Chủ đề : Trường Mần Non Chủ đề nhánh: Trường Mẫu giáo Mỹ Lâm Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC Bài: NGÀY VUI CỦA BÉ Tác giả: Hoàng Văn Yến NDTT: Vận động từ dễ đến khó bài “Ngày vui của bé” NDKH: Nghe hát bài “ Ngày đầu tiên đi học”. Trò chơi “ Đoán tên bạn hát”. I. MỤC TIÊU - Cháu biết vỗ tay từ dễ đến khó theo lời bài hát “Ngày vui của bé” - Cháu hát đúng nhịp, đúng giai điệu của bài hát, vỗ tay đúng. - Cháu hứng thú học. II. CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: Xắc xô, mũ chóp kín, bông đeo tay, đĩa nhạc * Đồ dùng của cháu: Phách tre - Lồng ghép các chuyên đề: VSDD,TKNL,GDPCTNTT cho trẻ. - Lồng ghép hoạt động khác: MTXQ: Trò chuyện về trường mẫu giáo. Văn học: thơ “Tình bạn”. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Đọc thơ và trò chuyện ” Cô cho cháu đọc thơ “Tình bạn”. Cô cùng cháu đàm thoại về cô giáo , bạn bè, đồ dùng, đồ chơi trong lớp,giáo dục cháu không xô đẩy nhau, không leo trèo rất nguy hiểm,... Cô hỏi cháu trong lớp có tranh của ai? Cô giáo dục cháu học tập theo Bác là phải biết lễ phép, kính trọng người trên trước, tiết kiệm, thật thà, dũng cảm. Hoạt động 2: Nhận thức a. Ca hát: Cô cho cháu nghe nhạc không lời bài “Ngày vui của bé” Cô hỏi cháu tên bài hát và tên tác giả Cô hát lần 2 cùng cả lớp Cô cho cháu đọc thơ “Bạm mới” chuyển đội hình chữ U. b.Vận động: Cô vỗ tay từ dễ đến khó cho các cháu quan sát lần 1. Lần 1 cô vỗ tay theo nhịp: Cô vỗ một nhịp và nghỉ một nhịp. Cô cho cả lớp vỗ tay 2 lần. Cô cho từng tổ vỗ tay, nhóm, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho cháu. Cô thực hiện lại lần 2 và giải thích cách vỗ Lần 2 cô vỗ theo tiết tấu chậm: Cô vỗ ba phách liên tục và nghỉ một phách. Cô mời cả lớp vỗ tay 2 lần. Cô mời tổ, nhóm, cá nhân vỗ tay. Cô chú ý giúp đỡ, động viên, khuyến khích cháu Cô cháu vỗ sáng tạo bằng các dụng cụ âm nhạc khác nhau. c. Nghe hát: Cô cùng cháu trò chuyện về ngày vui đến trường của các cháu, tình cảm bạn bè, cô giáo và cả người thân. Cô giới thiệu bài hát “Ngày đầu tiên đi học” của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Cô hát cho cháu nghe lần 1 Cô hát và múa cho cháu nghe lại lần 2 Hoạt động 3: Trò chơi: “Đoán tên bạn hát” Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cho các cháu chơi. Cô mời 1 cháu lên trên đứng đội mũ chóp lên đầu, cô mời 1 cháu khác đứng ở dưới lớp hát khi bạn hát xong cô mở mũ chóp ra và hỏi cháu bạn nào vừa hát. Nếu cháu đoán đúng thì khen cháu, nếu cháu đoán không đúng thì cho cháu đoán lại. Cô tổ chức cho các cháu chơi 2,3 lần. Nhận xét – tuyên dương Đánh giá trẻ cuối ngày ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ========================================================= Thứ sáu, ngày 23 tháng 8 năm 2019 Chủ đề : Trường Mần Non Chủ đề nhánh: Trường Mẫu giáo Mỹ Lâm Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ I. MỤC TIÊU - Trẻ có 1 số hiểu biết về kĩ năng giao tiếp phù hợp với lứa tuổi: Chào hỏi, nói cảm ơn, nói xin lỗi, biết chia sẻ, biết 1 số phép lịch sự ở chỗ đông người, biết việc làm nào của mình, của bạn là tốt – xấu ; nhận biết được hành vi tốt xấu đúng sai. Biết 1 số kĩ năng giao tiếp đơn giản với người lạ, biết từ chối, không đi theo người lạ mặt. - Trẻ hứng thú chơi trò chơi, có kỹ năng chơi các trò chơi. - Trẻ thích thú tham gia hoạt động, tỏ ra thích thú khi hoàn thành các trò chơi. II. CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: Hình ảnh 1 số hành động đúng – sai. Hình ảnh các tình huống cho trẻ xử lý: Không đi theo người lạ; Khi có 1 bạn bị ngã đau; Khi làm hỏng đồ của người khác. 2 bảng, huy chương, 3 gói qùa * Đồ dùng của cháu: - Lồng ghép các chuyên đề: VSMT,GDPCTNTT cho trẻ. - Lồng ghép hoạt động khác: MTXQ: Trò chuyện về trường mẫu giáo. Văn học: thơ “Tình bạn”. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu chương trình: – Xin chào đón tất cả các con đã đến tham dự trò chơi “Con ngoan trò giỏi”. Với chủ đề “Bé nói lời hay làm việc tốt”. Trước khi chơi các con hãy giữ trật tự không xô đẩy bạn té ngã, và giữ gìn vệ sinh không xả rác bừa bãi nhé. Xin trân trọng giới thiệu người dẫn chương trình Cô giáo Hảo và 3 đội chơi + Đội số 1. Gia đình + Đội số 2. Yêu thương + Đội số 3. Hạnh phúc Thành phần không thể thiếu đó là Ban giám khảo. Xin quý vị hãy dành một tràng pháo tay thật lớn Các đội chơi sẽ trải qua 3 phần thi. Và phần thưởng sau mỗi lần chơi, đội nào thắng sẽ được 1 huy chương, kết thúc đội nào giành nhiều huy chương sẽ là đội chiến thắng. Hoạt động 2: : Rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ a) Phần thi 1: Bạn nào ngoan – Cách chơi: Cô cho các con xem các hình ảnh về các bạn chào với tư thế khác nhau, trò chuyện về từng ảnh đó. Sau đó con chọn ảnh đúng và thực hành lời chào + Chào người lớn: khoanh tay chào, mắt nhìn thẳng thể hiện sự kính trọng, cất lời nhẹ nhàng chào. + Chào bạn giơ tay ngang mặt, mắt nhìn vào nhau, cất lời nhẹ nhàng chào. Có thể chào bằng nụ cười tươi. – Đội 1: Thực hành 2 bạn gặp nhau chào nhau – Đội 2: Thực hành 1 bạn đi học về chào ông bà – Đội 3: Thực hành 1 bạn đi học chào cô giáo – Sau mỗi lần đóng vai cho cả tổ cùng thực hiện lời chào. – Nhận xét trẻ sau mỗi đội chơi a) Phần thi 2: Chọn hành vi đúng sai + Cách chơi: Cô có hình ảnh của các bạn nhỏ, có ảnh đúng và sai. Lần lượt từng bạn khoanh tròn 1 ảnh đúng hoặc gạch ảnh sai. Trả lời đúng nhiều ảnh về nhất thưởng 2 huy chương. -> Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả. Trò chuyện các hình ảnh đó. Phần thi thứ 3: “Đội nào nhanh hơn” – Cách chơi: Mỗi đội sẽ giải quyết 1 tình huống, các đội chơi sẽ quan sát tranh tình huống của các bạn và giải thích hành động đó đúng hay sai. Sau đó sẽ đưa ra cách xử lý. Đội nào trả lời đúng và có cách xử lý tình huống đúng nhất đội đó giành chiến thắng. Nếu đội nào trả lời chưa đầy đủ, các đội còn lại sẽ bổ sung. * Tình huống 1: Đến giờ Bố mẹ đón, các bạn đã về gần hết, mà bạn Lan chưa ai đón, một lúc sau có 1 chú tự xưng là người quen của Bố Lan, Bố Lan đi vắng nhờ chú đến đón Lan (Lan chưa gặp chú bao giờ). Nếu con là bạn Lan con sẽ làm gì? Con nói với cô giáo là con không quen chú đấy, con nhất định không về với chú, đợi bố mẹ đón). + Tại sao con không về cùng chú đấy? + Chú lại nói Bố con sắp về rồi cùng chú ra đến cổng bố sẽ đón con có về không? * Tình huống 2:Chiều chủ nhật ở nhà, hôm nay là sinh nhật Bố,Mẹ đã mua và cắm 1 lọ hoa rất đẹp. An rất thích đá bóng mà lại lười ra sân chơi, đang mải đá bóng, bỗng tiếng vỡ choang choang..lọ hoa rơi từ trên bàn xuống nền vỡ tan, quả bóng thì lăn xuống bếp. Con là An con sẽ làm gì? ( Con gọi Mẹ đến, nói lời xin lỗi mẹ và lấy chổi, xúc rác để hộ mẹ dọn dẹp). * Tình huống 3: Giờ hoạt động ngoài trời, cả lớp đang chơi rất vui vẻ, bạn Vinh cùng 2 bạn nữa cứ chạy đuổi nhau, cô giáo đã gọi và nhắc nhở nhưng 3 bạn cứ thi chạy và chẳng may Vinh bị trượt chân ngã xước tay và chảy máu. Con sẽ làm gì? ( Con đỡ bạn dậy, Gọi và báo với cô giáo là có bạn bị ngã và chảy máu. Cùng cô đưa bạn vào lớp, đi gọi cô Hân y tế) (Cô cho trẻ xem các tình huống trên bằng hình và cho trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ. Cô gợi ý để trẻ có nhiều cách xử lý khác nhau.) -> Sau mỗi tình huống, cô đánh giá kết quả của các đội. . Phần thi thứ tư: “Thử tài của bé” + Cách chơi: Các đội chơi sẽ chọn 1 bức tranh bất kỳ. Sau khi xem hình vẽ đội chơi sẽ phải tìm và biểu diễn 1 bài hát có nội dung phù hợp với bức tranh. Cuối cùng, đội chơi sẽ phải trả lời xem bài thơ, bài hát đó nhắc nhở trẻ điều gì? + Luật chơi: Đội nào biểu diễn bài hát phù hợp với bức tranh sẽ được 1 bông hoa, có câu trả lời đúng sẽ được thêm 1 bông hoa. Số 1: Lời chào của bé Số 2: Mời bạn ăn Số 3: Đi học về => Sau mỗi lần chơi cô đánh giá, nhận xét. – Công bố kết quả của phần thi thứ 3. => Cô tổng kết cuộc thi, tuyên bố đội thắng cuộc Hoạt động 3: Củng
File đính kèm:
- lop 5 tuoi giao an mam non_12693125.doc