Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non - Lê Thị Phúc

+ Thực hiện bài tập phát triển chung.

+ Bật nhảy cả 2 chân, chạm đất nhẹ bằng 2 chân và giữ được thăng bằng.

+ Bật chụm chân qua 7 vòng

+ Bật tách khép chân

+ Bật xa tối thiểu 50cm

+ Ném xa bằng 1 tay, 2 tay

+ Ném đúng thẳng hướng

+ Trẻ ném bằng 1 tay trúng đích không bị lệch ra ngoài

+ Bắt được bóng bằng 2 tay.

+ Không ôm bóng vào người

+ Đi nối bàn chân tiến lùi liên tiếp.

+ Khi bước lên ghế không mất thăng bằng, đi thăng bằng được trên ghế thể dục, khi đi mắt nhìn thẳng.

+ Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế

 

doc30 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non - Lê Thị Phúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON 
(4 TUẦN )
Thực hiện từ ngày 10 /09 đến ngày 05/10/2019
TT
MT
MỤC TIÊU GD
(CHỈ SỐ)
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 MT1
- Bật xa tối thiểu 50cm (CS1)
+ Thực hiện bài tập phát triển chung.
+ Bật nhảy cả 2 chân, chạm đất nhẹ bằng 2 chân và giữ được thăng bằng.
+ Bật chụm chân qua 7 vòng
+ Bật tách khép chân
+ Bật xa tối thiểu 50cm
Học 
MT2
- Ném và bắt bóng 2 tay từ khoảng cách 4m (CS3)
+ Ném xa bằng 1 tay, 2 tay
+ Ném đúng thẳng hướng
+ Trẻ ném bằng 1 tay trúng đích không bị lệch ra ngoài
Học
MT3
Đập và bắt bóng bằng 2 tay 
( CS10)
+ Bắt được bóng bằng 2 tay.
+ Không ôm bóng vào người
Học
MT4
Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m) (CS 11)
+ Đi nối bàn chân tiến lùi liên tiếp. 
+ Khi bước lên ghế không mất thăng bằng, đi thăng bằng được trên ghế thể dục, khi đi mắt nhìn thẳng.
+ Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế
Học
MT5
Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS15)
+ Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng.
+ Tự rửa tay bằng xà phòng, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, rửa không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo, quần, rửa tay sạch, không có mùi xà phòng
- Hoạt động tổ chức vệ sinh cho trẻ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh
MT6
Kể được tên của 1 số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày 
(CS 19)
- Nhận biết  một số thực phẩm và món ăn quen thuộc.
+ Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.
+ Kể được tên, lợi ích của một số thức ăn có trong bữa ăn hằng ngày ở nhà
- Chơi hoạt động theo ý thích
- Giờ tổ chức cháu ăn trưa,ăn xế
- Giờ đón trả trẻ
MT7
Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm (CS23)
+ Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
+ Không chơi ở những nơi mất vệ sinh
- Chơi ngoài trời
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
MT8
Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè (CS37)
+ Quan tâm, giúp đỡ bạn, an ủi bạn.
+ An ủi người thân hay bạn bè khi họ ốm mệt hoặc buồn rầu bằng lời nói, hoặc cử chỉ, chúc mừng bạn, người thân nhân ngày sinh nhật.
- Chơi hoạt động ở các góc.
- Mọi lúc mọi nơi
MT9
Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp 
( CS38)
+ Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật
+ Thích thú khoe sản phẩm của mình với người khác và các bạn.
- Học
- Chơi ngoài trời
- Chơi hoạt động ở các góc 
MT10
Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi 
(CS 43).
+ Chủ động đến nói chuyện với bạn, cô giáo, người xung quanh
+ Sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp với những người gần gũi
- Đón trả trẻ
- Chơi hoạt động ở các góc 
MT11
Có nhóm bạn chơi thường xuyên 
(CS 46).
- Thích và hay chơi theo nhóm bạn, có ít nhất 2 bạn thân hay cùng chơi với nhau.
- Chơi hoạt động ở các góc 
- Đón trả trẻ
MT12
Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè (CS50)
+ Chơi hoà thuận với bạn, quan tâm, giúp đỡ bạn
+ Biết dùng nhiều cách để giải quyết mâu thuẫn: dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác hoặc chấp nhận sự thoả hiệp.
+ Không đánh bạn, không dành giật đồ chơi của bạn, không la hét hoặc nằm ăn vạ.
+ Chơi vui vẻ thân thiện với bạn
- Chơi hoạt động ở các góc 
- Đón trả trẻ
MT13
Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn 
(CS 54).
Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc cho quà.
Thể hiện sự ăn năn, áy náy, xấu hổ, lo lắng khi phạm lỗi và nói lời xin lỗi.
- Mọi lúc mọi nơi
MT14
Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (CS 57).
+ Thể hiện các hành vi đúng đối với MTXQ trong sinh hoạt hằng ngày như: 
- Tiết kiệm điện nước, không để nước tràn khi rửa tay, tắt nước khi rửa xong.
- Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối
- Giữ gìn vệ sinh trong lớp, ngoài đường.
- Chơi ngoài trời
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MT15
Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động (CS62)
+ Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu.
+ Trẻ hiểu được trẻ thực hiện những chỉ dẫn của giáo viên: cất balô lên giá, cởi giầy và vào lớp chơi cùng các bạn khác
- Chơi hoạt động ở các góc 
MT16
 Nghe hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao (CS64)
+ Trẻ nói được chủ đề và giá trị đạo đức của truyện, tính cách nhân vật trong truyện sau khi được nghe kể chuyện.
+ Thể hiện sự hiểu biết về nội dung câu chuyện, theo đồng dao ca dao đã nghe, biểu hiện qua khả năng phản ứng phù hợp với các câu hỏi của giáo viên.
- Học
- Chơi hoạt động ở các góc 
MT17
Nói rõ ràng 
(CS65 ) 
Phát âm các tiếng có chứa các âm khó và phát âm đúng và rõ ràng, diễn đạt  ý  tưởng khi trả lời câu hỏi
- Mọi lúc mọi nơi
- Học
MT18
Không nói tục, chửi bậy (CS78)
Không nói tục, chửi bậy, nhắc nhở bạn bè không nói tục.
Mọi lúc mọi nơi
MT19
Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt (CS91)
+ Nhận biết được các chữ cái tiếng Việt trong bảng chữ cái, biển hiệu, sách, trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày.
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số.
- Học
- Chơi, hoạt động ở các góc.
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MT20
Đếm trên đối tượng trong PV 10 và đếm theo khả năng.
- Nhận biết các số từ 5 đến 10 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự. Nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. ( CTGDMN)
- Đếm trong PV 10 và đếm theo khả năng.
- Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong PV 10
- Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Học
MT 21
Kể tên một vài lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội 
( CTGDMN)
Biết những ngày hội lớn trong năm và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội như; 1/6, 2/9, 15/8( al), 5/9, 20/11/, 8/3, 22/12
- Học
MT22
Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng (CS96)
+ Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
+ Mối liên hệ đơn giản giữa các đặc điểm cấu tạo và cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
- Học
MT23
Nói tên địa chỉ và mô tả một số đặc điểm nổi bật của trường, lớp khi được hỏi trò chuyện (CS97)
+ Những đặc điểm nổi bật của trường, lớp mầm non, công việc của các cô bác trong trường mầm non
- Học
- Chơi ngoài trời
MT24
Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. (CS113)
- Thích tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới) VD: ngắm nghía trước sau của một cái đồng hồ mới, quan sát kỹ lưỡng để tìm ra những bộ phận khác lạ hơn so với cái đã biết; chăm chú quan sát bác bảo vệ trồng một cây mới và đặt ra những câu hỏi để biết đó là cây gì, hoa sẽ có màu gì, có quả không và quả có ăn được không?
- Hay đặt câu hỏi: “tại sao?”
- Giờ đón trẻ
- Học
- Mọi lúc mọi nơi
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MT25
Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS6)
Cầm bút đúng cách, bằng ngón trỏ và ngón cái đỡ, bằng ngón giữa, tô màu đều, không chờm ra ngoài nét vẽ
- Chơi - HĐ theo ý thích.
- Học
MT26
Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS100)
+ Hát thuộc một số bài hát theo độ tuổi, thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát. 
+ Hát thuộc bài hát trẻ em.
+ Hát đúng giai điệu, bài hát trẻ em.
- Chơi hoạt động ở các góc
- Học; 
- Chơi HĐ theo ý thích
MT27
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (CS101)
+ Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
+ Thể hiện nét mặt, vận động: vỗ tay, lắc lư... phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.
- Chơi hoạt động ở các góc
- Học; 
- Chơi HĐ theo ý thích
MT28
Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình (CS103)
+ Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét.
+ Đặt tên cho sản phẩm
+ Nói được ý tưởng đã vẽ, nặn, xé, dán cái gì? Tại sao làm như thế?
- Chơi hoạt động ở các góc
- Học; 
- Chơi HĐ theo ý thích
* Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động
1. Môi trường vật chất
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp
- Trang trí lớp thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội dung, chủ đề Trường mầm non.
- Chuẩn bị cho trẻ các đồ dùng lắp ghép, cây xanh, gạch, cổng chào.cho trẻ chơi.
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi vừa tầm với trẻ, khoa học và đảm bảo an toàn cho trẻ.
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời:
- Chuẩn bị sân sạch sẽ, có bóng mát cho trẻ hoạt động.
- Dọn dẹp vườn thiên nhiên và các khu vực trong trường nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ đi tham quan.
2. Môi trường xã hội:
- Cô gần gũi, thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ tâm lí an toàn khi tới lớp từ đó hình thành cho trẻ lòng yêu trường yêu lớp, thích đi học.
- Tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu với các thành viên trong trường mầm non như các cô cấp dưỡng, cô hiệu trưởng, hiệu phó và các cô giáo khác.
- Cô chủ nhiệm chú ý tới hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ khi giao tiếp để làm gương cho trẻ noi theo.
---------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH TUẦN 1
Chủ đề nhánh: VUI HỘI TRĂNG RẰM 
Thời gian thực hiện từ ngày 09 tháng 9 năm 2019 đến 13 tháng 09 năm 2019
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thời điểm
09/09
10/09
11/09
12/09
13/09
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Chơi với đồ chơi trong lớp
- Trò chuyện với trẻ về trường mầm non của bé.
- Điểm danh 
- Thể dục sáng
chơi ngoài trời
- Chơi một số trò chơi: cướp cờ, tung bắt bóng, kéo co
- Chơi tự do 
- Chơi đồ chơi ngoài trời
+ Vẽ, viết trên sân, trên cát 
+ Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi (từ cỏ, rơm, lá cây, sỏi...)
Học
LV: PTTC
Bật tách khép chân 
LV: PTNT
Bé cùng tìm hiểu về ngày tết trung thu
LV: PTNN
Thơ “trăng ơi từ đâu đến 
LV: PTTM
Tô màu tranh rước đèn trung thu
LV: PTTM
Hát múa: “đêm trung thu”
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc phân vai: Trò chơi đóng vai gia đình của bé, lớp học của bé, cửa hàng sách: Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.
- Góc xây dựng: Xây trường mầm non: hàng rào, vườn trường, lắp ghép đồ chơi, xếp đường đến trường: Có nhóm bạn chơi thường xuyên.
- Góc nghệ thuật: 
+Tạo hình: Vẽ, trang trí đèn trung thu: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
+ Âm nhạc: Hát, vỗ tay bài hát: chiếc đèn ông sao, đêm trung thu:Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.
- Góc học tập: Xem tranh truyện về chủ điểm, đọc thơ: bàn tay cô giáo
Tô màu các chữ số từ 1-5. Ghép tên bài thơ bằng các thẻ chữ rời: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt.
 - Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây, nhặt cỏ, lau lá cây: Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động.
Ăn – ngủ
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn 
- Giáo dục dinh dưỡng về bữa ăn, ăn hết khẩu phần, không để rơi cơm xuống đất
- Ngủ đủ giấc, không nói chuyện trong giờ ngủ
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Chơi theo ý thích của trẻ.
- Tô màu theo chủ đề.
- Hát ,vận động các bài hát theo chủ đề.
- Đọc thơ kể chuyện theo chủ đề.
- Chơi trò chơi với đồ vật.
- Chơi với khu phát triển vận động. 
- Liên hoan văn nghệ - bình xét bé ngoan - cắm cờ - phát bé ngoan (chiều thứ 6)
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi, nhận xét cuối ngày
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, Chào cô và bố mẹ, ra về.
----------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 , ngày 09 tháng 09 năm 2019
Đề tài: Bật tách, khép chân
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết dùng hai tay, biết phối hợp chân để vừa bật tách, khép chân.
II. Tổ chức hoạt động
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
- Mở nhạc: vui trung thu
Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau 
- Cô chạy ngược chiều với trẻ.
*HOẠT ĐỘNG 2: Trọng động.
a/ BTPTC: Tập theo bài " Thằng cuội”
b/ VĐCB: 
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc đối diện nhau cách nhau 3-4m.
- Giới thiệu tên đề tài: Bật, tách khép chân. Cho trẻ nhắc lại
+ Cô làm mẫu:
. Lần 1: Thực hiện toàn bộ động tác
. Lần 2: Vừa thực hiện vừa phân tích động tác.
+ Phân tích động tác:
- Khi thực hiện động tác mỗi bạn có một quả bóng, khi có hiệu lệnh bắt đầu bạn vừa đi vừa đập bóng liên tục 4-5 lần và bắt được bóng.
- Cho 2 trẻ khá lên làm. Chú ý hướng dẫn để trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu bài tập.
+ Trẻ thực hiện: Lần lượt cho trẻ thực hiện đến hết. Chú ý bao quát, sửa sai và động viên trẻ kịp thời.
- Cho trẻ lên thực hiện theo tổ - nhóm - cá nhân
* Nâng cao độ khó:
- Cho trẻ thực hiện lại bài tập theo số lần tăng lên hơn 5 lần.
- Hỏi lại tên bài tập? Lợi ích bài tập?
=> Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để giúp cho cơ thể được khoẻ mạnh.
c/ Trò chơi vận động: "Chuyền bóng"
- Cô giới thiệu tên trò chơi "Chuyền bóng"
 + Cách chơi: cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt đưa tay qua đầu chuyền bóng cho bạn đằng sau cho đến cuối hàng. Bạn cuối hàng nhanh chóng chạy lên đưa bóng cho cô.
 + Luật chơi: khi nghe hiệu lênh của cô mới được chuyền, không được ngay người ra phí sau khi chuyền, đội nào chuyền bóng đúng và đưa bóng lên cho cô trước sẽ chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vòng quanh sân hít thở nhẹ nhàng theo nhạc không lời.
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .........................
.................................................................................................................................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: .................................
.
Thứ 3, ngày 10 tháng 9 năm 2019
 Đề tài: Tìm hiểu về ngày tết trung thu.
 I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết ngày tết trung thu là ngày 15 tháng 8 âm lịch, là ngày tết dành cho thiếu nhi 
- Biết một số hoạt động diển ra trong ngày tết trung thu 
II. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Vui trung thu.
- Cô mời cả lớp cùng hát múa bài “Rước đèn dưới ánh trăng”
Hoạt động 2.Trò chuyện về ngày tết trung thu ở trường, lớp:
- Cô và trẻ trò chuyện về ngày Tết Trung thu: 
+ Có nhân vật nào tham gia?
+ Cần chuẩn bị những gì? 
+ Có điều gì nổi bật?
 + Có những trò chơi gì?
Hoạt động 3. Nặn bánh trung thu
- Cô cùng trẻ làm những người thợ nặn bánh trung thu.
- Cô cho các cháu chia thành 3 tổ thi đua nhau xem ai nặn được nhiều bánh nhất.
Kết thúc: - Hát múa đêm trung thu 
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .........................
.................................................................................................................................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: .................................
.
.
Thứ 4 ngày 11 tháng 9 năm 2019
Đề tài: THƠ “ TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN”
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài thơ “trăng ơi từ đâu đến”, tên tác giả .
- Hiểu nội dung bài thơ.
II. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Hát " rước đèn dưới trăng"
- Trò chuyện bài hát: bài hát gì? Nói về cái gì? Trong bài hát nói về điều gì?
- Dẫn dắt chuyển hoạt động
Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
- Giới thiệu bài thơ
* Nghe đọc thơ:
 - L1:Cô đọc thơ diễn cảm kết hợp điệu bộ cho trẻ nghe. 
 - Giảng nội dung bài thơ
 L2:Cô đọc thơ kết hợp động tác minh họa..
* Đọc từ khó và giải thích: Cô cho cháu đọc từ khó và cô giải thích từ khó cho trẻ nghe.
*Trẻ đọc thơ:
- Cô dạy trẻ đọc thơ to nhỏ, diễn cảm trên tranh thơ dứơi các hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp
 - Chú ý lắng nghe và sửa phát âm cho trẻ.
* Đàm thoại: Cô khái quát chung
 Hoạt động 3: Trò chơi " Vẽ trăng"
- Cô cho trẻ kết thành 2- 3 nhóm.
- Phát cho trẻ 1 tờ giấy vẽ lớn. Trẻ trong nhóm phải vẽ hình trăng. Đội nào vẽ đẹp hơn nhiều hơn thì thắng cuộc,
- Cô nhận xét giờ hoạt động.
 KẾT THÚC: Cho cả lớp đọc lại bài thơ
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .........................
.................................................................................................................................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: .................................
.
.
Thứ 5 ngày 12 tháng 9 năm 2019
Đề tài: Tô màu tranh rước đèn trung thu
I. Mục đích yêu cầu
 - Trẻ biết cách tô theo nét chấm mờ và tô màu tranh rước đèn trung thu không lem ra ngoài.
II. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét tranh mẫu, Cô tô mẫu.
- Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại cùng trẻ.
- Cô vừa tô vừa nói cách tô kết hợp đàm thoại cùng trẻ.
Trước tiên cô cầm bút bằng tay phải tô theo nét chấm mờ tranh rước đèn trung thu, sau đó cô lựa chọn màu cho phù hợp để tô, cô tô màu khéo léo không chờm ra ngoài...
- Cô nhấn mạnh cách tô, cách chọn màu sắc phù hợp để tô.
*Hoạt động 2: Trẻ thực hiện.
- Cô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, cách để vở, cầm bút đúng cách.
- Cô cho trẻ tô, cô đến từng nhóm quan sát, hướng dẫn, động viên trẻ kịp thời.
*Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm của nhau, tìm ra sản phẩm đẹp.
- Cô nhận xét chung, động viên tuyên dương trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .........................
.................................................................................................................................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: .................................
.
.
----------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 , ngày 13 tháng 9 năm 2019
Đề tài: Hát, VĐ “Đêm Trung Thu”
Nghe hát: Rước Đèn Ông Sao
I. Mục đích yêu cầu
- Hát đúng giai điệu bài hát “Đêm trung thu”
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo lời bài hát “Đêm trung thu”
II. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: nào bé cùng hát
- Cô cho cả lớp hát bài hát “đêm trung thu” (2L)
- Cô hỏi trẻ về nội dung, giai điệu bài hát: bài hát nói về đêm trung thu ngoài làng tổ chức múa lân rất vui vẽ,ánh trăng tròn sáng tỏ, dưới ánh trăng các bạn nhỏ chơi đùa múa hát.
Hoạt Động 2: Bé cùng thể hiện
Cô thực hiện vận động toàn bài cho trẻ xem
Lần 1: cô thực hiện không giải thích
Lần 2: cô vừa thực hiện vừa giải thích cách vận động: theo lời bài hát
Cô cho cả lớp thực hiện 1 lần, sau đó cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên thực hiện, cô cho mỗi tổ, mỗi nhóm thực hiện vận động 
- Cho trẻ kết nhóm chọn nhạc cụ tuỳ thích thực vổ tiết tấu ,hát+vận động
- Cho cả lớp thực hiện hát+vận động
Hoạt Động 3: Bé cùng thưởng thức
Cô giới thiệu tên bài nghe hát, tác giả, cô hát cho trẻ nghe:
Lần 1: cô hát toàn bài
Lần 2: mở đĩa ca sỹ hát cô vận động minh họa
Lần 3: cô giới thiệu nội dung bài hát và hỏi trẻ về giai điệu của bài hát, khuyến khích trẻ vận động cùng cô.
Cô hát cho trẻ nghe lại 1 lần nữa và cho trẻ cùng rước đèn với cô nhún nhảy theo bài hát.
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .......................

File đính kèm:

  • docchu de truong mam non_12681229.doc
Giáo Án Liên Quan