Giáo án Lớp lá - Chủ điểm: Bản thân

- Thỏa mãn nhu cầu của trẻ, giúp trẻ tăng cường thêm sức, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng rắn của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động .

- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động tạo hình: nặn, tô màu túi xách.

- Phát triển các cơ lớn thông qua các bài tập thể dục sáng, các bài tập vận động,đúng tư thế như đi theo đường dích dắc, ném xa, tung bóng, bật xa.

- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh chung của trường lớp và biết

 giữ an toàn trong khi chơi.

 

doc30 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3860 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp lá - Chủ điểm: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ điểm: BẢN THÂN
 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 
 I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Thỏa mãn nhu cầu của trẻ, giúp trẻ tăng cường thêm sức, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng rắn của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động .
Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động tạo hình: nặn, tô màu túi xách.
Phát triển các cơ lớn thông qua các bài tập thể dục sáng, các bài tập vận động,đúng tư thế như đi theo đường dích dắc, ném xa, tung bóng, bật xa.
Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh chung của trường lớp và biết
 giữ an toàn trong khi chơi.
 II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Biết về bản thân, biết mình giống và khác qua một số đặc điểm cá nhân, hình dáng bên ngoài của cơ thể khả năng và sở thích riêng.
Có một số hiểu biết về các bộ phận cơ thể , chức năng và cách giữ gìn vệ sinh chăm sóc chúng.
Biết được chế độ sinh hoạt trong một ngày của bé, vui chơi, học tập, ăn uống, vệ sinh.
Trẻ hiểu nội dung bài hát, bài thơ câu chuyện.
Biết múa, hát tập thể, vỗ tay theo nhịp, phách những bài hát về bản thân,gia đình.
Nhận biết phân biệt được đồ vật đồ chơi to - nhỏ.
Nhận biết phân biệt hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Sử dụng đúng từ toán học to hơn-nhỏ hơn.
Hát đúng lời bài hát, đọc thơ hay, diễn cảm,nhắc lại lời thoại nhân vật, hay kể lại chuyện theo sự gợi ý của cô.
Trẻ kể được về một ngày của bé có gời ăn, ngủ, vui chơi, học tập…
Biết giới thiệu về mình, dùng ngôn ngữ để giao tiếp giao lưu với bạn,lễ phép với mọi người xung quanh.
IV PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
Trẻ yêu quý bản thân, giữ gìn vệ sinh cho bản thân, yêu quý mọi người xung quanh.
Trẻ yêu quý các bạn trong lớp, có kỹ năng hợp tác chia sẻ với các bạn, quan tâm giúp đỡ bạn.
 - Trẻ cảm nhận được các xúc cảm khác nhau của mình và của người khác.
 - Biết ứng xử với bạn bè và với mọi người
.
CHUẨN BỊ
Vận động phụ huynh đóng góp các tranh ảnh,lịch liên quan đến chủ điểm bản thân. Cô và trẻ cùng làm tranh tường.
 MẠNG NỘI DUNG
MỘT NGÀY CỦA BÉ
 BẢN THÂN
BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
- Trẻ biết tên mình, tên bạn, sở thích, giới tính của mình.
-Trẻ kể các hoạt động trong một ngày của bé.
- Biết được những điều cần thiết cho cơ thể bé(ăn, ngủ, vui chơi, học tập…)
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi,lễ phép với mọi người xung quanh.
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các giác quan và các bộ phận cơ thể.
- Trẻ biết xưng hô chào hỏi lễ phép, với mọi người, vui chơi hòa thuận với bạn.
- Biết yêu quý kính trọng các cô, các bác
trong trường.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
-Nhận biết phân biệt đồ vật đồ chơi to nhỏ.
-Trẻ biết được chế độ sinh hoạt trong một ngày của bé.
 Phát triển nhận thức
- Thể dục:Ném xa bằng hai tay
 Đi theo đường dích dắt
- Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc bài tập phát triển chung.
- Trò chơi:Tìm bạn thân
- Trẻ ăn uống đầy đủ chất, giữ gìn vệ sinh thân thể
 Phát triển thể chất
.
 MỘT NGÀY CỦA BÉ
-Thơ:”Tâm sự cái mũi”
-Trẻ nói được các hoạt động trong ngày của bé.
 Phát triển ngôn ngữ
-Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
-Lễ phép với mọi người xung quanh.
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
-Hát “Bé em tập nói”
-Trẻ vỗ tay theo phách theo lời bài hát.
 Phát triển thẩm mỹ
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN 2
 MỘT NGÀY CỦA BÉ
 Tuần 2:Từ 4 / 10 / 2010 - 8 / 10 / 2010
TÊN
HOẠT 
ĐỘNG
 THỨ 2
 THỨ 3
 THỨ 4
 THỨ 5
 THỨ 6
ĐÓN TRẺ
- Trò chuyện với trẻ các hoạt động trong ngày của bé.
- Tập thể dục sáng: Cô và trẻ cùng vân động theo nhạc. 
- Trao đổi với phụ huynh về đặc điểm của trẻ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Cô và trẻ cùng xem các đồ chơi ngoài trời, dạo chơi xung quanh sân trường.
- Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời. 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hát”Bé em tập nói”
Nghe hát”Em là bông hồng nhỏ”.
Trò chơi:Ai nhanh nhất”
-Nhận biết phân biệt đồ vật đồ chơi to nhỏ.
Hát”Em búp bê”
Chơi”Về đúng nhà”
-Trò chuyện về một ngày của bé.
Hát “Cả tuần đều ngoan”
Chơi “Thi xem ai nhanh”
-Ném xa bằng hai tay.
-Đi theo đường dích dắc.
Chơi”Uống nước”
-Thơ”Tâm sự cái mũi”
-LĐVS:Chải đầu”
Chơi “Đọc thơ theo yêu cầu”
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc âm nhạc
Bé tập làm ca sĩ
Góc tạo hình
-Bé là họa sĩ
Góc âm nhạc
-Bé tập làm ca sĩ
Góc xây dựng
-Xây nhà cho bé
Góc phân vai
-Cửa hàng ăn uống
CHĂM SÓC
- Vệ sinh: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Giờ ăn: nhắc trẻ ngồi ngay ngắn, không nói chuyện và ăn hết suất
- Giờ ngủ: Tạo không gian thoáng mát, chú ý tư thế ngủ của trẻ giúp trẻ ngủ ngon giấc, chú ý đến sức khỏe của trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 TCVĐ
- Tìm bạn thân
 TCVĐ
 -Trời tối trời sáng
 TCVĐ
- Tìm bạn thân
 TCVĐ
 - Trời tối trời sáng
 TCVĐ
 -Tìm bạn thân
 TRẢ TRẺ
-Thay đồ chải tóc cho trẻ trước khi về.
-Trò chuyện cùng trẻ về tên trường,tên lớp,tên cô.
-Cho trẻ xem phim hoạt hình.
THỂ DỤC SÁNG
Hô hấp2: Thổi bóng
Động tác tay 2:Hai tay đưa sang ngang lên cao
Động tác chân 2: Hai tay chống hông đưa từng chân ra trước
Động tác bụng 2:Đứng nghiêng người sang hai bên
Động tác bật: Bật tại chổ.
Trò chơi: Trời mưa.
Hồi tĩnh:Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Hát”	Bé em tập nói”.Cô hỏi vừa hát bài gì?Khi đền lớp cô dạy con những gì? Dạy con học nhiều môn, ngoài ra còn cho con vui chơi nữa các con có vui không?
 - Chơi”Trời tối trời sáng”
 - Cô cho trẻ xem một số đồ chơi, chơi ở góc, cô hỏi từng rổ đồ chơi, với những đồ chơi này con có thể chơi ở góc nào?
 - Cô phân nhóm trưởng cho từng góc chơi, sau đó cho nhóm trưởng lấy rỗ đồ chơi, các bạn khác sẽ theo nhóm trưởng trở về góc chơi.
Góc tạo hình: Bé là họa sĩ
 Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết được cách tô màu khuôn mặt bé.
Trẻ biết sử dụng kỹ năng tô màu để tô,cầm bút màu bằng tay phải, tô không lan ra ngoài.
Trẻ thích thú với sản phẩm của mình làm ra, yêu quý giữ gìn sản phẩm.
 b. Chuẩn bị 
Tranh cho trẻ tô.
Mẫu của cô.
Bút màu
 c. Tổ chức hoạt động:
Cho trẻ xem mẫu và trò chuyên về tranh mẫu
 Cô gợi ý trẻ tô, cầm bút màu bằng tay phải tô màu,tô từ trên xuống dưới, tô không lan ra ngoài.
Góc xây dựng: Xây nhà cho bé
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau, một cách phong phú để xây dựng khuôn viên trường.
Biết sử dụng các hàng rào, cây xanh, đặt xung quanh nhà.
Trẻ tích cực tham gia hoạt động, vui chơi thân ái cùng bạn.
Chuẩn bị 
Khối gỗ, hàng rào, cây xanh…
Thảm cỏ các loại cây bằng nhựa.
Tổ chức hoạt động
 Cô gợi ý trẻ xây nhà cho bé, biết dùng khối gỗ xếp chồng lên nhau, dùng khối gỗ hình tam giác đặt chồng lên trên để làm mái nhà,dùng khối gỗ đặt cạnh nhau thành vòng tròn để làm hồ nước, xây hàng rào xung quanh nhà , trồng cây xanh ngay hàng thẳng lối xung quanh nhà.
 3 . Góc âm nhạc: bé tập làm ca sĩ
 a. Mục đích yêu cầu 
 - Trẻ thuộc bài hát, hiểu được nội dung bài hát.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay gõ nhạc cụ hoặc minh họa theo lời bài hát.
 - Trẻ thích hát múa,biểu diễn các bài hát về chủ điểm bản thân.
b. Chuẩn bị 
- Các nhạc cụ trống lắc, phách tre….
c. Tổ chức hoạt động 
- Gợi ý cho trẻ hát các bài hát các bài hát về chủ điểm bản thân.
- Sử dụng các loại nhạc cụ, cho trẻ gõ theo nhịp, phách, múa minh họa theo lời bài hát.
 4. Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống
 a. Mục đích yêu cầu 
 - Trẻ biết được cửa hàng bán nhiều đồ ăn, biết tên các món ăn, có các đồ dùng để nấu ăn.
 - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện tốt vai chơi của mình, trẻ gọi các món ăn cho mình.
 - Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
 b.Chuẩn bị 
 - Một số đồ dùng, như bàn, ghế, tiền bằng giấy, giấy xé vụn để làm hủ tiếu...
 c. Tổ chức hoạt động
 - Cô gợi ý trẻ chơi, khi trẻ đến cửa hàng ăn uống, thì phải gọi thức ăn cho mình, nói lễ phép với mọi người.
 - Vài trẻ đóng vai người bán, một số trẻ đóng vai người mua, cô nói với trẻ khi ăn xong phải trả tiền, người bán phải biết cám ơn.
 - Cô cho trẻ đổi vai chơi với nhau.
 TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
 Tìm bạn thân
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên trò chơi, hiểu được luật chơi, rèn luyện ở trẻ khả năng phản ứng nhanh.
- Trẻ chơi trò chơi theo đúng luật chơi và nghe theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Sàn nhà rộng thoáng mát.
III. Tổ chức hoạt động:
+ Hoạt động 1: Thỏa thuận trò chơi, giới thiệu tên trò chơi”Tìm bạn thân”
+Khởi động:
Cô và trẻ cùng đi chơi ( Đi bằng các kiểu đi)
+ Hoạt động 2: Trọng động
- Cô nói luật chơi, cách chơi.
+ Luật chơi: Làm theo hiệu lệnh của cô.
+ Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô tìm bạn thân, thì 2 bạn sẽ chạy đến nắm tay lại với nhau thành một đôi, ai không tìm được bạn, bạn đó sẽ ra ngoài một lần chơi, hoặc hát cho cô và các bạn cùng nghe.
+ Hoạt động 3:
- Cho trẻ chơi thử ,cô nhận xét.
Cho cả lớp chơi
Cô quan sát nhận xét sau mỗi lần chơi.
Cô vừa cho các con chơi gì? khi chơi thì c/c phải làm sao?
Hồi tỉnh đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
Chơi TC “ Pha nước cam”.
- Kết thúc.
Thứ hai ngày 4 / 10/ 2010
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
BÉ TẬP LÀM CA SĨ
I Mục đích yêu cầu
 - Trẻ biết được tên bài hát, hiểu nội dung bài hát.
 - Trẻ thuộc và hát đúng giọng rõ lời bài hát.
 - Trẻ thích hát cùng cô và bạn,tích cực tham gia hoạt động cùng bạn.
II Chuẩn bị :
 - Cô thuộc bài hát và hát đúng giọng bài hát.
- Nhạc cụ:Trống lắc, phách tre, súc sắc.
 - Tranh minh họa bài hát.
III Tổ chức hoạt động 
Hoạt động 1:Cho trẻ chơi trò chơi: “Em bé”
 -Cô cho trẻ xem ảnh Bác Hồ và bé.Cô hỏi:Trong tranh vẽ có ai?Có Bác Hồ và bé.Vậy các con có yêu thương kính trọng Bác Hồ không?Để tỏ lòng yêu thương thì các con phải làm sao?(Phải học ngoan, vâng lời cô và ba mẹ)
 -Hôm nay cô cũng có một bài hát rất hay cô sẽ hát cho các con nghe nhe, các con đoán xem trong lời bài hát có nhắc đến ai nhe.Đó là bài”Bé em tập nói”
 +Cô hát lần 1:Cô vừa hát bài “Bé em tập nói”do chú Hoàng Long sáng tác.Bài hát nói về bé rất yêu thương kính trọng Bác và Bác lúc nào cũng yêu thương các con hết,vậy các con phải chăm ngoan học giỏi giống như em trong lời bài hát nhé.
 +Cô hát lần 2 cho trẻ nghe.
Hoạt động 2: 
 - Cho cả lớp hát, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
 - Cô cho nhóm, cá nhân hát, cô quan sát sửa sai cho trẻ.
- Hỏi trẻ để cho bài hát được hay hơn vui hơn nữa thì phải làm sao con? (Vỗ tay theo nhip theo phách bài hát)
 + Cô vỗ tay theo nhịp cho trẻ xem, và giải thích cách vỗ là vỗ một phách nghỉ một phách, vỗ tay theo phách là vỗ liên tục.
 - Cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay vài lần.
 - Cho trẻ hát kết hợp với nhạc cụ.
Nghe hát: “Em là bông hồng nhỏ”
 +Cô hát lần 1:Tóm nội dung bài hát,bài hát Em là bông hồng nhỏ do chú Trịnh Công Sơn sáng tác.
 +Cô hát lần 2:Múa minh họa theo lời bài hát.
 -Cô cho trẻ đọc bài thơ “Cơ thể bé”
 - Các con hôm nay học rất giỏi, hát cũng rất hay nữa cô sẽ cho các con chơi trò chơi nhe.
Hoạt động 3:Trò chơi “Ai nhanh nhất”
Cô giải thích cách chơi cho trẻ nghe.
Cô cho trẻ xem một số vòng,cô hỏi trẻ có mấy vòng, vòng màu gì?Vậy với những chiếc vòng này cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Ai nhanh nhất nhé”
Cô để 5 vòng trên sàn nhà cô sẽ cho số trẻ choi nhiều hơn số vòng, cô và trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô ai nhanh nhất thì mỗi trẻ sẽ nhảy vào một vòng mà thôi, bạn nào chậm thì sẽ đọc bài thơ cho cô và các ban cùng nghe, chơi lần sau cô có thể tăng số vòng và số trẻ lên để nhiều trẻ được tham gia.
Cho trẻ chơi vài lần, cô quan sát nhận xét sau mỗi lần chơi.
Nảy giờ cô cho các con chơi gì?dạy con hát bài gì?
Cô cho cả lớp hát lại bài “Bé em tập nói”
Chơi uống nước.kết thúc.
Thứ ba 5 /10 /2010
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Bé tập so sánh
I. Mục đích yêu cầu 
 - Trẻ nhận biết được sự khác biệt về độ lớn của hai đối tượng , nhận biết to hơn-nhỏ hơn
 - Trẻ phân biệt được đồ vật đồ chơi to hơn-nhỏ hơn, sử dụng đúng từ to hơn hơn-nhỏ hơn.
 - Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
Búp bê to-búp bê nhỏ
Qủa bóng to bóng nhỏ cho cô và trẻ
Nón to nón nhỏ
Rổ cho cô và trẻ
 III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1:
Hát bài “Em búp bê”
Cô hỏi các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về ai? Vậy con thấy em búp bê có ngoan không? Em búp bê rất ngoan đi học không có khóc nhè, vậy các con phải làm sao giống bạn búp bê(phải ngoan đi học không khóc nhè, nghe lời cô nữa )
Các con ơi bạn búp bê mới đi chơi về có gửi cho cô một số hình mà bạn ấy đã chụp, vậy các con có muốn xem không?
Cô cho trẻ xem hình búp bê, và em của búp bê.
Cô hỏi con thấy búp bê chị như thế nào so với búp bê em? Thế muốn biết hôm nay cô sẽ dạy cho các con nhận biết phân biệt đồ chơi to nhỏ nhe!
+ Chơi trò chơi :”Em bé”
Hoạt động 2:
Cô hỏi con biết bạn búp bê em đâu rồi không? búp bê em trốn ra phía sau lưng chị, vì sao khi búp bê em trốn ra phía sau lưng chị các con lại không thấy(búp bê em nhỏ hơn,còn búp bê chị thì sao?to hơn).Khi búp bê em ra phía trước chị các con có thấy không?vì sao? Vì búp bê em nhỏ hơn, búp bê chị to hơn nên khi búp bê em ra phía trước thì con thấy được cả hai chị em búp bê.
Cô cho trẻ xem hai quả bóng to và bóng nhỏ.cô hỏi quả bóng màu gì?Cái nón to nón nhỏ.
Cho trẻ đồng thanh to hơn nhỏ hơn.
Cô mời trẻ lên tặng quà cho búp bê.Cô hỏi bóng to tặng cho búp bê nào? bóng nhỏ tặng búp bê nào? Nón to nón nhỏ cũng vậy.
Cô cho trẻ quan sát xung quanh lớp đồ vật đồ chơi nào to hơn nhỏ hơn.
Chơi lấy theo yêu cầu của cô.cô cho mỗi trẻ một rỗ đồ chơi có bóng to bóng nhỏ, muỗng to muỗng nhỏ.
Hoạt động 3:
Chơi “Về đúng nhà”
-Cô yêu cầu trẻ lấy bất kì đồ chơi nào trong rỗ, cô giải thích cách chơi, cô có dán hai bức tranh ngôi nhà to và ngôi nhà nhỏ, cô và trẻ vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ nào cầm đồ chơi nhỏ thì chạy về nhà nhỏ, trẻ nào cầm đồ chơi to thì chạy về có nhà to.
- Cho trẻ chơi vài lần, cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
Cô vừa dạy các con làm gì?khi học và khi chơi thì các con phải làm sao?(phải ngoan, không chen lấn xô đẩy bạn nhe)
- Chơi”Uống nước cam”
Kết thúc.
Thứ tư 6 / 10 / 2010
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
 BÉ NGOAN HỌC GIỎI
I. Mục đích yêu cầu 
Trẻ nhận biết được các hoạt động của bé diễn ra trong một ngày như giờ ăn, ngủ , vui chơi, học tập…
Trẻ kể được các hoạt động trong ngày của bé, kể được tác dụng, ích lợi của các hoat động đó, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, giũ gìn vệ sinh thân thể khỏe mạnh.
II-Chuẩn bị:
 -Tranh các hoạt động trong ngày của trẻ:ăn, ngủ, vui chơi học tập.
 - Tranh lô tô các hoạt động trong ngày của bé
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:
Cô và trẻ cùng hát”Cả tuần đều ngoan”
Hỏi trẻ:Các con vừa hát bài gì?Vậy suốt một tuần thì con đều ở trường, thời gian ở nhà ít hơn, vậy khi đến trường thì các con phải làm sao?(phải ngoan hơn, học giỏi hơn)
Sáng các con thức dậy làm gi?
Khi đến lớp thì sao?(Thưa cô.thưa mẹ)
Chơi “em bé”
Cô cho trẻ xem tranh các hoạt động trong ngày của trẻ(giờ ăn, ngủ, vui chơi, học tập)
Cô hỏi:Trong tranh vẽ giờ gì?Cô và các bạn đang làm gì?Khi đến lớp cô dạy con những gì?(múa hát , đọc thơ, dạy nhiều môn khác nữa…)Vậy khi tới giờ học thì các con phải làm sao?(phải ngoan, ngồi học ngay ngắn)
Sau giờ học là giờ gì vậy con?(vui chơi góc,thì các con khi chơi phải làm sao?
 Tiếp đến cô cho trẻ xem tranh giờ ăn,hỏi trẻ các bạn đang làm gì? Con thấy các bạn ngồi ăn như thế nào?(Ngồi ngoan, khi ăn không để cơm rơi ra ngoài, phải ăn hết suất)
Sau giờ ăn là giờ gì vậy con?
Cô cho trẻ xem tranh giờ ngủ(Ngủ phải như thế nào, nằm ngay ngắn , không chọc phá bạn)
Sau khi các con thức dậy thì chiều cô cho các con làm gì vậy con? Chơi trò chơi động vó vui không?
Sau đó thì các con làm gì nữa?ăn chiều xong rồi cô thay đồ chải tóc cho con nữa các con chuẩn bị về với ba mẹ.
Hoạt động 2
Cô cho vài trẻ lên kể các hoạt động trong ngày của bé.
Cô nhận xét.
Chơi”Lấy theo yêu cầu của cô”
Cô hỏi trong rỗ của con có tranh gì?
Cô phát cho mỗi trẻ một rỗ đồ chơi có tranh lô tô vế các hoạt động trong ngày của trẻ, yêu cầu trẻ lấy theo cô.
Hoạt động 3
Cho trẻ chơi trò chơi “thi xem ai nhanh”
Cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
Cô cho mỗi trẻ lấy một tranh, cô treo quanh lớp tranh các hoạt động trong ngày của bé, vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô ,thì trẻ phải chạy nhanh về đúng tranh của mình cầm trên tay.
Cho trẻ chơi vài lần
Cô quan sát nhận xét sau mỗi lần chơi.
Các con ơi khi đến trường học thì ai cũng yêu thương con,vì vậy các con phải làm gì để đáp lại tình yêu thương đó(phải chăm ngoan, lễ phép với mọi người xung quanh nhe)
Cô và trẻ cùng đi chợ mua đồ nấu ăn,cho các cô cấp dưỡng.
Chơi “uống nước cam”
Kết thúc.
Thứ năm 7 / 10 / 2010
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 Bé Chăm vận động
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài tập ném xa bằng hai tay, đi theo đường dích dắc.
 - Trẻ biềt phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân khi thực hiện bài tập, trẻ thực hiện bài tập đúng tư thế.
Tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
Chuẩn bị:
- 2 túi cát
- Nẹp tre
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1
 +Khởi động:
Cô và trẻ vừa đi vừa hát đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi.
Các con ơi sắp tới là sinh nhật của bạn Hồng rồi, cô và các con cùng mua đồ đến nhà bạn Hồng để tổ chức sinh nhật cho bạn nhe, nhưng mà đường đi đến nhà bạn rất khó đi, các con cùng tập thể thao cho cơ thể mình khỏe nhe con.
 +Trọng động:
 -Tập bài tập phát triển chung
 -Vận động cơ bản:Ném xa bằng hai tay-Đi theo đường dích dắc.
Cô làm mẫu lần 1:Không giải thích
Cô làm mẫu lần 2:Giải thích
 +Ném xa bằng hai tay:TTCB trẻ đứng tự nhiên,hai chân rộng bằng vai,hai tay cầm túi cát giơ cao trên đầu, khi nghe hiệu lệnh của cô ném xa bằng hai tay thì ném mạnh về phía trước.
 +Đi theo đường dích dắt: TTCB Trẻ đứng tự nhiên, khi nghe hiệu lệnh của cô thì trẻ đi trong đường dích dắc, không giẫm lên vạch, không đi ra ngoài , tư thế người ngay ngắn.
Hoạt động 2:
 - Cho trẻ lên làm mẫu,cô quan sát sửa sai cho trẻ nghe
 - Cho cả lớp thực hiện,cô chú ý sửa sai cho trẻ.
 - Cho trẻ thi đua,cô nhận xét, tuyên dương trẻ
Hoạt động 3:Hồi tĩnh
Cô vừa cho các con làm gì?
Khi chơi thì các con phải làm sao?không chen lấn xô đẩy bạn.
Cô cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
Chơi trò chơi “Uống nước
Kết thúc.
 LAO ĐỘNG VỆ SINH
XẾP QUẦN ÁO
 I. Mục đích yêu cầu: 
 - Trẻ biết xếp quần áo để được gọn gàng, ngăn nắp.
 - Trẻ xếp quần áo được gọn gàng, ngăn nắp dưới sự gợi ý của cô.
 - Trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ.
II. Chuẩn bị
 - Áo cho cô và trẻ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1
 - Cô hỏi: Các con thường cất quần áo ở đâu? (tủ,vali)
 - Trước khi cất quần áo để vào tủ thì các con làm gì? (phải xếp quần áo lại)
 - Vậy hôm nay cô sẽ dạy các con cách xếp quần áo nhe.
 - Cô làm mẫu và giải thích cách xếp.
Cô hướng dẫn trẻ cách xếp quần: Cô chập hai ống quần theo đường đáy rồi đặt xuống bàn vuốt thẳng, và xếp làm đôi, hay làm ba tùy ý.
Cách xếp áo: Cô cầm áo rủ thẳng đặt xuống bàn, lần lượt xếp hai vạt áo vào thân và so hai vạt áo bằng nhau rồi vuốt thẳng. Sau đó cô xếp hai tay áo vào và bẻ thẳng xuống thân áo rồi cũng vuốt cho thẳng. Cuối cùng bẻ cổ áo và xếp làm đôi hoặc làm tư.
Hoạt động 2:
 - Cô gọi 2 trẻ lên thực hành
 - Cô cho lần lượt hai cháu lên thực hiện đến hết lớp, cô quan sát sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 3:
 - Củng cố, giáo dục: Xếp quần áo để làm gì? ( gọn gàng, sạch đẹp) vì vậy các con cũng phải để quần áo mình được gọn gàng, sạch đẹp nhe.
 - Cô và trẻ cùng hát “Tay thơm tay ngoan.”
 - Kết thúc.
Thứ sáu 8/10/2010
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 BÉ GIỮ GÌN VỆ SINH CƠ THỂ
 I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết tên bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ. 
 - Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
 - Trẻ biết yêu quý chăm sóc và bảo vệ các giác quan của cơ thể
 II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa bài thơ”Tâm sự cái mũi”.
 - Trống lắc.
 III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:Cô tạo tình huống
Cô và trẻ cùng đi chơi, và thấy một bạn đang ngồi khóc,cô cho trẻ đoán làm sao bạn khóc, trẻ suy nghĩ trả lời, vậy các con có muốn biết làm sao bạn ấy khóc không? Cô và các con cùng trở về lớp lắng nghe cô đọc bài thơ nhe. 
Vậy hôm nay cô cũng có một bài thơ nói rất hay, các con lắng nghe cô đọc bài thơ “Tâm sự cái mũi” nhé.
+ Cô đọc lần 1:Đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ, đàm thoại về nội dung tranh.Tranh vẽ gì? 

File đính kèm:

  • docban than(2).doc
Giáo Án Liên Quan