Giáo án Lớp Lá - Chủ điểm: Phương tiện giao thông - Năm học 2017-2018

I. Mục đích - Yêu cầu

1. Kiến thức

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ biết tên chủ đề.

-Trẻ trò chuyện với cô về một số loại phương tiện giao thông phổ biến.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Rèn khả năng quan sát ghi nhớ cho trẻ.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải đảm bảo an toàn

II. Chuẩn bị:

- Cô đến trước 15’ dọn vệ sinh thông thoáng phòng nhóm.

- Các câu hỏi về một số phương tiện giao thông và một số hình ảnh về các loại phương tiện giao.

- Trang phục của cô gọn gàng

- Đồ chơi ở các góc

 

docx116 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ điểm: Phương tiện giao thông - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
KẾ HOẠCH TUẦN I: Một số phương tiện giao thông
(Thời gian thực hiện: Từ ngày 18/02 đến ngày 23/2/2018)
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
HĐ
- Đón trẻ
- Trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ các con được bố mẹ cho đi chơi ở đâu? đi bằng phương tiện gì?
- TDS: HH: 5; TV: 1; Chân: 4 ; Bụng- lườn: 3; Bật: 2.
Hoạt động học 
KPKH
PTTM
PTTC
PTNT
PTTC-XH
- Khám phá một số phương tiện giao thông.
- Xé dán thuyền trên biển
- VĐCB: Bật liên tục qua 5 ô.
 VĐC : ‘truyền bóng qua đầu’’.
 - Đếm đến 9, nhận biết các nhóm có 9 đối tượng, nhận biết số 9.
Hát - Vận động: “Đường em đi” NH: “Anh phi công ơi”
TC: Hát theo tín hiệu đèn giao thông.
Chơi, Hoạt động góc
- Góc phân vai: GĐ đi du lịch, làm chú cảnh Sát giao thông. - Góc xây dựng: Xây bến xe.- Góc sách: Xem chuyện tranh: Kiến con đi xe ô tô.
- Góc tạo hình: Vẽ các loại xe ô tô , tô màu tranh về phương tiện giao thông. - Góc âm nhạc: hát, vận động về PTGT.
Hoạt động, Chơi ngoài trời
- Quan sát các phương tiện giao thông đường bộ
-Trò chơi vận động: “Vượt chướng ngại vật”.
- Chơi theo ý thích.
- QS: xe đạp; Xe máy.
- Chơi VĐ: ‘ô tô và chim sẻ’’.
- Chơi theo ý thích: “Xếp hình ôtô, thuyền, bằng hột hạt”.
- Quan sát bầu trời 
- T/c vđ: “Vượt chướng ngại vật”.
 -Chơi theo ý thích.
- QS: ô tô , xe máy
- Chơi VĐ: ‘ô tô và chim sẻ’’.
- Chơi theo ý thích: “Xếp hình ôtô, thuyền, bằng hột hạt”
- Dạo quanh sân trường QS môi trường xanh - sạch đẹp, nhặt lỏ rụng.
 - TC: ‘Sáo sậu sang sông’’.
- Chơi tự do.
Hoạt động , Chơi theo ý thích
- LQVTC: ‘ Về đúng đường’’.
- Trò chuyện với trẻ về máy bay.
- Đọc thơ : “Cô dạy con’’.
- Cho trẻ đọc thơ ,truyện trong chủ đề
-GD lễ giáo
- TC Dân gian: ‘Đua thuyền’’
 - Vui văn nghệ, nêu gương bé ngoan cuối tuần.
Người duyệt kế hoạch Người lập kế hoạch
Nguyễn Thị Thành 
 A. ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN ĐẦU TUẦN
I. Mục đích - Yêu cầu
1. Kiến thức
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ biết tên chủ đề.
-Trẻ trò chuyện với cô về một số loại phương tiện giao thông phổ biến.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Rèn khả năng quan sát ghi nhớ cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải đảm bảo an toàn 
II. Chuẩn bị:
- Cô đến trước 15’ dọn vệ sinh thông thoáng phòng nhóm.
- Các câu hỏi về một số phương tiện giao thông và một số hình ảnh về các loại phương tiện giao.
- Trang phục của cô gọn gàng
- Đồ chơi ở các góc
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Đón trẻ:
- Cô đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần niềm nở
- Cô nhắc trẻ: Các con đến lớp chào cô,chào các bạn và chào tạm biệt bố mẹ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, cảm xúc thái độ hành vi của trẻ khi ở nhà.
.- Cho trẻ về góc chơi cô giới thiệu: Cô đã chuẩn bị những góc chơi các con hảy về các góc và chơi ngoan nhé.
- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Cô đón trẻ khác 
2. Trò chuyện với trẻ về chủ đề: 
 “Xúm xít”2
+ Các con ơi hôm nay ai đưa con đến lớp?
+ Bố mẹ con đưa con đến lớp bằng phương tiện gì?
+ Khi đến lớp các con có vui không?
- À đúng rồi khi đến lớp các con được gặp cô, gặp các bạn được vui chơi và còn được các cô dạy cho chúng mình biết nhiều điều nữa đấy.
- Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với chủ đề mới đó là chủ đề “Giao thông” và tuần này cô sẽ cùng các con tìm hiểu khám phá về chủ đề nhánh : Các loại phương tiện giao thông.
- Vậy có bạn nào giỏi kể cho cô và cả lớp cùng nghe về những phương tiện giao thông mà các con biết nào.
+ Con biết có những loại phương tiện giao thông nào?
- Những phương tiện ấy dùng để làm gì? 
- Khi ngồi trên những phương tiện ấy thì phải ntn?
-> Các con ạ có rất nhiều phương tiện giao thông khác nhau,mỗi một phương tiện có một đặc điểm khác nhau và đều có ích cho con người, cho xã hội vì vậy chúng mình phải yêu quý, bảo vệ nhé.
- Hôm nay cô đã chuẩn bị một số hình ảnh về các loại phương tiện giao thông để cho các con xem đấy các con hảy cùng quan sát nhé. 
- Cô lần lượt cho trẻ xem tranh về các phương tiện giao thông mà cô đã chuẩn bị (Xe máy, xe đạp, ô tô, máy bay, tàu hoả, thuyền...).
- Cho trẻ quan sát xe máy cô gợi hỏi:
+ Các con nhìn xem cô có gì?
+ Con có nhận xét gì về xe này?
+ Xe máy dùng để làm gì?
+ Nó chạy ở đâu? Gọi là phương tiện g/t đường gì?
+ Khi ngồi trên xe máy các con phải làm gì?
- Tương tự cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện cùng trẻ.
- Các con ạ ngoài những phương tiện giao thông mà chúng mình vừa được xem ra còn có một số phương tiện khác nữa. Hôm sau cô cháu mình sẽ cùng tìm hiểu nhé. 
3. Kết thúc:
- Bây giờ đã sắp đến giờ tập thể dục buổi sáng rồi các con nhẹ nhàng vừa đi vừa hát bài “Em tập lái ô tô” và ra sân tập thể dục nào.
-Trẻ chào cô, chào bố mẹ.
- Trẻ chơi ở các góc cô đã chuẩn bị.
“Quanh cô”2
-Trẻ trả lời: Bố mẹ ...
- Xe máy, xe đạp...
- Có ạ.
- Trẻ lắng nghe
- 5 - 7 trẻ kể.
- Có xe máy , ô tô , máy bay, tàu...
- Dùng để chở người, chở hàng hoá...
- Phải ngồi ngay ngắn, không được tho đầu ra ngoài.
- Trẻ cùng nhau quan sát
- Tranh xe máy ạ.
- Có đầu xe, bánh xe, yên xe...
- Để đi, chở người, chở hàng...
- Chạy trên đường là phương tiện giao thông đường bộ.
- Phải ngồi ngay ngắn và đội mũ bảo hiểm
- Trẻ chú ý Lắng nghe.
- Trẻ cùng nhau hát và ra sân tập thể dục.
 B. THỂ DỤC SÁNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Trẻ hứng thú tập đúng theo cô các động tác: Hô hấp 5,Tay 1, Chân 4, Bụng 3, Bật 2.
- Cháu biết chuyển đội hình theo nhạc và tập theo các động tác mẫu của cô.
- Cháu tập đúng các động tác. Giúp cơ thể cháu được vận động nhịp nhàng trước
khi vào học.
- Giáo dục trẻ tập thể dục buổi sáng giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng . 
- Trẻ yêu thích tập thể dục sáng , không chen lấn xô đẩy bạn khi ra sân, hình thành và phát triển cho trẻ kỹ năng như: tính trật tự, kỹ luật tập trung chú ý trong tập thể. 
II. CHUẨN BỊ. 
- Sân bãi sạch sẽ. 
- Băng nhạc, máy cát sét.
- Cháu áo quần gọn gàng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. 
a. Khởi động:
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn xung quanh sân tập, cho trẻ luân phiên đi, chạy các kiểu: đi bình thường - hai tay giơ lên cao đi bằng mũi chân - đi bình thường - hai tay chống hông đi bằng gót chân - đi bình thường - hai tay đặt lên vai đi bằng mép chân - đi bình thường - chạy chậm – chạy nhanh - chạy chậm - đi thường.
->chuyển đội hình thành 4 hàng dọc - 4 hàng ngang - dãn hàng.
b. Trọng động: 
- Cô làm mẫu các động tác, trẻ tập theo cô, mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp.
+ Động tác hô hấp: Máy bay “ ùù’’
+ Động tác phát triển cơ tay vai: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực( Có thể tập với gậy, vòng).
+ Động tác phát triển lưng: Đứng nghiêng người sang hai bên.
+ Động tác phát triển cơ chân: Bước khuỵu một chân ra phía trước, chân sau thẳng.
+ Động tác bật nhảy: Bật tách chân, khép chân.
c. Hồi tĩnh:
- Cháu chuyển đội hình và đi nhẹ nhàng vào lớp. 
C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC
*. Dự kiến góc chơi: 
1. Góc Phân vai: Chơi cửa hàng bán xe
2. Góc xây dựng: Xây bến xe
3. Góc nghệ thuật: Trung tâm thiết kế quảng cáo các loại xe, Đoàn nghệ thuật múa.
4. Góc khoa học: Pha nhiên liệu.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Trẻ biết các góc chơi có trong lớp.
- Trẻ biết thể hiện các vai chơi theo sở thích của từng cá nhân trong các góc chơi.
- Trẻ biết phối hợp với nhau trong khi chơi để tạo ra sản phẩm
- Trẻ biết cách nhập vai trong khi chơi
- Rèn một số kỹ năng trong khi tham gia chơi hoạt động góc: Kỹ năng hoạt động theo nhóm, biết nhường nhịn bạn khi chơi, biết giữ gìn đồ chơi.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn.
- Có ý thức trong giờ học, giờ chơ
- Biết phản ánh đời sống sinh hoạt hàng ngày qua các góc chơi : và giải quyết các tình huống trong khi chơi.
- Phát triển về tư duy ngôn ngữ, tình cảm cho trẻ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Góc Phân vai:
- Chơi cửa hàng bán xe: Bán các loại xe.
2. Góc xây dựng: 
- Xây bến xe: Chuẩn bị bộ khối gạch, nhà bán vé, cây, các loại xe khách, phòng bảo vệ.
3. Góc nghệ thuật: 
- Trung tâm thiết kế quảng cáo các loại xe: giấy A4, giấy màu, kéo, hồ dán, bút sáp màu, tranh vẽ các Ptgt chưa tô màu, các hoạ báo có hình các loại ptgt 
- Đoàn nghệ thuật múa: múa, hát vận động các bài hát về các loại PTGT: đi tàu lướt, em tập lái ô tô, lái ô tô, Bác đưa thư vui tính, một đoàn tàu
4. Góc khoa học: 
- Pha nhiên liệu: xăng, dầu nhớt
- Chuẩn bị nước, màu bột: màu xanh, màu vàng, màu đen, phễu, chai đựng
III. TIẾN HÀNH: 
HĐ 1: Trò chuyện:
- Cho trẻ hát bài: lái ô tô. Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói đến phương tiện gì? Hàng ngày bố mẹ chở các con đi học bằng những phương tiện gì? Ngoài những phương tiện các con đã đi con còn biết những phương tiện gì nữa?(3-4 trẻ kể)
- GD trẻ -> các loại PTGT: xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe bus, xe khách, xe taxi là những PTGT đường bộ. vậy khi ngồi trên xe các con phải như thế nào? Các con phải đội mũ bảo hiểm, không xoay ngang xoay dọc, không đứng lên hoặc giơ tay, thò đầu ra ngoài khi đi trên xe.
2. HĐ 2: Giới thiệu góc chơi:
 - Cô cùng trẻ hát vận động theo nhạc bài “đi tàu lướt” để tham quan từng góc chơi.
 - Sau đó về tập trung và hỏi về nhiệm vụ các góc chơi.
3. HĐ 3 : Thỏa thuận vai chơi
 - Các con vừa đi tham quan những góc chơi nào? (trẻ kể các góc chơi)
 - Ai muốn làm những công nhân xây dựng để xây dựng bến xe ĐăkLăk? Để xây được bến xe các con xây những gì? Cổng, hàng rào, phòng bảo vệ, phòng bán vé, bãi đỗ xe). Bác tổ trưởng phải chỉ đạo công nhân làm việc nghiêm túc, không để xảy ra tai nạn khi đang làm việc. Vì vậy khi chơi không được tranh giành đồ chơi, không được ném gạch lung tung, xây đến đâu chở vật liệu đến đó, không được nhảy qua nhảy lại làm đỗ công trình
- Để có xe chở hành khách thì bến xe mua nhiều xe. Vậy phải mua xe ở đâu? (cửa hàng bán xe). Ai sẽ là những người bán hàng giỏi? Cửa hàng sẽ bán những gì? Người bán hàng phải như thế nào với khách? Người mua hàng thì như thế nào? Người bán hàng phải chào mời và niềm nở với khách, nói rõ giá cả các loại xe cho khách biết, người đến mua hàng cũng phải lịch sự chào hỏi, chờ tới lượt mua hàng, không được xô đẩy nhau hoặc gây ồn ào khi đến cửa hàng.
- Để xe chạy được thì chúng ta sẽ cần những nhiên liệu gì? (xăng, dầu, nhớt). Những loại nhiên liệu này do các nhà khoa học chế tạo ra để phục vụ cho các loại xe chạy. Vậy ai sẽ là các nhà khoa học giỏi? Nhà khoa học sẽ làm những công việc gì? Khi chơi ở góc khoa học các con phải cẩn thận, không làm đổ nước, đổ màu làm bẩn quàn áo, tay chân, phải thật nhẹ nhàng để không làm bể các loại chai lọ làm đổ nhiên liệu sẽ gây ô nhiễm môi trường
- Mỗi ngày sẽ có nhiều kiểu xe mới lạ do các nhà thiết kế mẫu xe quảng cáo sáng tạo ra. Vậy ai sẽ là những nhà thiết kế mẫu xe quảng cáo? Các con sẽ làm những công việc gì? (làm album các loại xe, vẽ, tô màu, dán trang trí các loại xe chất lượng cao) các con sẽ cùng nhau tạo nên những sản phẩm thật đẹp để tặng cho Bến xe để khách hàng đi xe tham khảo, tặng cho cửa hàng bán xe để cửa hàng tham khảo nhập thêm nhiều xe mới cho khách hàng mua nhiều hơn.Và để chuẩn bị cho lễ khánh thành công trình xây dựng bến xe ĐăkLăk, đội văn nghệ của tỉnh sẽ biểu diễn các tiết mục văn nghệ? Vậy ai sẽ làm những nghệ sĩ tài ba? Các con sẽ chuẩn bị những tiết mục gì? Vậy các con sẽ cùng nhau tập luyện chu đáo để chuẩn bị cho lễ khánh thành. 
4. HĐ 4 : Trẻ thực hiện chơi :
 - Cô nói : Các con thích chơi góc nào thì tự về góc chơi của mình. Các con hãy phân vai chơi và cùng nhau cử ra tổ trưởng của nhóm mình
- Cô GD trẻ : trong khi chơi phải đoàn kết không giành đồ chơi của nhau, cùng hợp tác với nhóm chơi.
 - Cô bao quát lớp khuyến khích trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ : tạo ra các tình huống trong khi chơi, dẫn dắt trẻ liên kết các góc chơi với nhau (nhóm xây dựng đến cửa 
hàng mua xe, cửa hàng đến lấy mẫu xe mới tại trung tâm quảng cáo ở góc nghệ thuật, của hàng bán xe đến viện nghiên cứu để tham khảo nhiên liệu tốt cho các loại xe tại góc khoa học)
5. Nhận xét : 
 - Nhận xét từng góc.trẻ cùng cô nhận xét từng góc. 
 - Cô dùng loa thuyết minh đã đến giờ đi thăm quan mời tất cả các hành khách lên xe đi thăm quan dự lễ khánh thành bến xe cho trẻ tập trung về lên xe đi thăm quan khánh thành công trình. Cho cháu vừa đi vừa hát em tập lái ô tô, về góc xây dựng :
 - Cho nhóm xây dựng giới thiệu công trình XD. Các khách mời nhận xét và tặng quà.
- Nhận xét góc phân vai, góc khoa học, sau đó nhận xét góc nghệ thuật (góc trọng tâm). Cô giáo dục trẻ cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định và rửa tay sạch sẽ.
 * Kết thúc: 
 Cả lớp kết hợp hát bài cất dọn đồ chơi và từng góc trong lớp
 D. TRÒ CHƠI
1.TC: Các phương tiện giao thông và nơi hoạt động.
1. Mục đích:
-Trẻ biết phân loại phương tiện giao thông theo nơi hoạt động của chúng
-Luyện cho trẻ có phạn ứng nhanh.
2. Chuẩn bị:
 Ba bảng to vẽ khung cảnh bầu trời,đường đi mặt nước và các lô tô tranh ảnh,phương tiện giap thông chia đều vào ba khay.
3. Luật chơi:Gắn các phương tiện giao thông vào nơi hoạt động của chúng,những phương tiên gắn không đúng vào nơi hoạt động sẽ không được tính.
4. Cách chơi:
Chia số trẻ chơi thành ba đội bằng nhau,đứng thành ba hàng dọc. Khi có tiếng nhạc,bạn đầu tiên chạy lên chọn một hình phương tiện giao thông gắn vào đúng nơi hoạt động của phương tiện đó rồi chạy về chạm tay vào tay bạn nối tiếp mình. Bạn khác chạy lên tiếp tục trò chơi. Khi có tín hiệu dùng chơi đội nao gắn được nhiều phương tiện vào đúng nơi hoạt động nhất sẽ đoạt giải nhất. Những phương tiện gắn sai bị loại và sẽ không được tính.
2. * TCVĐ: '' Ô tô và chim sẽ''
- Hôm nay cô thấy các con rất ngoan nên cô thưởng cho các con một trò chơi '' Ô tô và chim sẽ''
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi
+ Cách chơi: Một trẻ làm ô tô còn cả lớp làm chim sẽ các chú chim sẽ đi kiếm ăn khi nghe tiếng ô tô kêu bim bim thì các chú chim sẽ chạy nhanh không sẽ bị ô tô đụng phải nhé!
+ Luật chơi: chú chim nào bị chim đụng phải thì phải lặc lò cò một vòng .
- cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần cô bao quát trẻ chơi.
3. T/C vượt chướng ngại vật
Luật chơi, cách chơi: 
+Cô làm chướng ngại vật bằng dây cột với nhau có hình như sau:
+ Chia trẻ thành 2 đội chơi.
+ 2 đội đứng ở 2 vạch xuất phát khác nhau trước chướng ngại vật.
+ Lần lượt từng trẻ đầu hàng ở mỗi đội chơi phải vượt qua chướng ngại vật đó chạy về rổ để đồ chơi (trong đó có hình các loại phương tiện giao thông đường bộ) ở đích. Đội 1 lấy hình ô tô khách và xe máy, còn đội 2 lấy hình ô tô con và xe đạp. Sau đó chạy lộn ngược lại sau, bỏ hình đã chon của đội mình vào rổ của đội rồi chạy về cuối hàng để bạn đầu hàng tiếp theo lên chơi tiếp.
+ Đội nào lấy được nhiều hình và đúng hơn là đội chiến thắng.
- Cô chơi mẫu cho trẻ xem.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ 2 ngày 25 tháng 02 năm 2019
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH:
ĐỀ TÀI: KHÁM PHÁ MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết có nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau.
- Trẻ biết tên, đặc điểm , tiếng kêu, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông khác nhau.
- Trẻ biết phương tiện giao thông hoạt động ở các đường riêng biệt khác nhau như: đường thủy,đường hàng không,đường bộ..
- Biết một số quy định khi các phương tiện giao thông tham gia giao thông.
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết so sánh, phân biệt được điểm giống nhau, khác nhau của các loại phương tiện giao thông.
- Rèn luyện ở trẻ khả năng trao đổi, thảo luận, bàn bạc phối hợp theo nhóm.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển vốn từ về chủ đề giao thông.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật giao thông, có hành vi văn minh khi tham gia giao thông.
- Trẻ yêu thích các hoạt động khám phá và hứng thú 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo án điện tử.
- Mũ cho ba đội:thuyền buồn , máy bay, tàu thủy.
- Hình ảnh một phương tiện giao thông đường thủy, đường hàng không.
- Các tranh lô tô các loại phương tiện giao thông có gắn nhám dính.
- Hai bức tranh có môi trường hoạt động của phương tiện đường thủy, đường hàng không.
- Nhạc các bài hát về chủ đề giao thông.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Ổn định
- Cô và trẻ hát vận động theo bài “ bạn ơi có biết” 
- Cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang, cô giới thiệu chương trình “ hàng khách cuối cùng” và 3 đội chơi: 
+ Đội thuyền buồm
+ Đội máy bay
+ Đội tàu thủy.
Nội dung
*. Hoạt động 1: Khám phá một số phương tiện giao thông
Khám phá ô cửa số 1 ( tranh máy bay )
Cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông trên Paboy:
+ Ô cửa có gì ? 
+ Các con có nhận xét gì về chiếc máy bay này?
- Cô khuyến khích trẻ đặt câu hỏi thảo luận với cô và các bạn về hoạt động , công dụng, tiếng còi, tiếng động cơ.của máy bay. 
+ Máy bay bay ở đâu?
+ máy bay là phương tiện giao thông đường gì?
+ Máy bay dùng để làm gì?
 + Máy bay bay được là do đâu? 
 + Muốn máy bay bay được cần phải có những gì? 
- Người lái máy bay có tên là gì ?
- Cô khái quát những nhận xét của trẻ: Máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không..
- Cô mở rộng: ‘ Ngoài máy bay các con còn biết loại phương tiện nào nữa cũng bay được?”
b. Khám phá ô cửa số 2 ( Tranh tàu thuỷ).
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét trao đổi, thảo luận tượng tự như khám phá máy bay:
+ Đây là cái gì ? 
+ Các con có nhận xét gì về tàu thuỷ ?
+ Tàu thuỷ chạy ở đâu ?
+ Tàu thuỷ là loại giao thông đường gì ?
+ Tàu thuỷ dùng để làm gì ?
+Cần phải có gì để tàu thuỷ chạy được ? .
+ Người lái tàu thuỷ có tên gọi là gì ?
- Cô cho trẻ xem tranh thuyền buồm và gợi ý:
+ Các con thấy thuyền buồm có những bộ phận nào ? 
+ Thuyền buồm là loại phương tiện giao thông gì ?
+ Thuyền buồm dùng để làm gì ?
 + Thuyền buồm chạy được là nhờ gì? 
Cô mở rộng:
 + Ngoài tàu thuỷ ra các con còn biết những loại phương tiện giao thông nào cũng là phương tiện giao thông đường thuỷ không ? 
 + Các phương tiện đó chạy bằng gì ?
- Cô khái quát : “ Tàu thuỷ là phương tiện giao thông đường thuỷ nó chạy được dưới nước là nhờ động cơ. Thuyền buồm chạy được nhờ sức gió sức người.”
- Cho trẻ mô phỏng động tác chèo thuyền.
- Cô gợi ý cho trẻ so sánh máy bay và tàu thuỷ ( cho trẻ xem slide tàu thuỷ và máy bay).
+ Các con có nhận xét gì về máy bay và tàu thuỷ ?
 + Chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau ?
- Cô nhận xét khái quát :
+ Khác nhau:
- Tàu thuỷ là loại giao thông đường thuỷ còn máy bay là loại giao thông đường không. Tốc độ máy bay nhanh hơn tàu thuỷ.
+ Giống nhau:
- Đều là phương tiện giao thông để chuyên trở vận chuyển người và hàng hoá. Phương tiện đường thuỷ đa dạngcó thể chạy bằng động cơ và sức gió, phương tiện giao thông đường không cũng đa dạng chạy bằng động cơ hoặc năng lượng mặt trời.
c. Khám phá ô cửa số 3 ( tranh xe đạp, ô tô, tàu hoả).
- Tương tự khám phá ô cửa số 1 và 2, cô lần lượt cho trẻ quan sát, trao đổi thảo luận về xe ô tô, xe đạp và tàu hoả. Sau đó cô gợi ý trẻ so sánh ô tô và tàu hoả )
- Hai phương tiện này giống và khác nhau ở điểm nào?
- Cô cho trẻ xem lại toàn bộ các slide về các phương tiện giao thông > Các phương tiện giao thông này có tên gọi đặc điểm và hoạt động khác nhau nhưng đều là phương tiện giao thông dùng để trở người và hàng hoá. Khi tham giao thông các phương tiện chấp hành đúng những qui định để bảo đảm an toàn.
- Cô cho các đội thi đua chơi trò chơi “ Chọn nhanh nói đúng”. Cô hát hoặc đọc câu đố trẻ đoán tên các phương tiện giao thông:
+ Câu 1:
Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ ?
+ Câu 2: 
 Cài gì chạy trên đường day
Đưa em đi khắp chốn gần nơi xa
Khi về đỗ ở sân ga
Người lên kẻ xuống vào ra rộn ràng
+ Câu 3: 
 Chẳng phải chim
Mà có cánh
Chở hành khách
Đến mọi nơi
Giữa mây trời
Đang bay lượn
 Là gì ?
+ Câu 4: 
 Làm bằng gỗ
Nổi trên sông
Có buồm giong
Nhanh tới bến
Là phương tiện gì ?
+ Câu 5 
 Xe hai bánh 
Chạy bon bon
Máy nổ ròn
Kêu bình bịch
Là xe gì ?
+ Câu 6:
Xe 4 bánh
Chạy bon bon
Máy nổ giòn
Kêu bíp bíp
Là xe gí ?
* Hoạt động 2: Dạy trẻ phân nhóm các phương tiện giao thông.
- Cô cho trẻ xem tranh một số phương tiện giao thông tiêu biểu của 1 nhóm. Gợi ý trẻ nhận xét về vị trí, nơi hoạt động của phương tiện giao 

File đính kèm:

  • docxchu de giao thong_12775995.docx