Giáo án Lớp Lá - Chủ điểm: Thực vật - Chủ đề: Tết v à mùa xuân - Năm học 2019-2020

I. ĐÓN TRẺ

1. Đón trẻ - Điểm danh, báo ăn

* Đón trẻ

- Cô đến sớm 15 phút mở cửa thông thoáng phòng nhóm quét dọn.

- Trẻ đến cô niểm nở đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô giáo và bố mẹ rồi mới vào lớp. Cho trẻ chơi với đồ chơi

- Cô cần an ủi động viên trẻ khóc nhè ở những buổi đầu đến lớp.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi

- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình học tập, sức khoẻ của trẻ.

* Điểm danh, báo ăn

 Cô điểm danh trẻ theo danh sách lớp nhắc trẻ biết dạ cô giáo khi cô gọi đến tên của mình và chấm cơm, báo ăn cho trẻ.

2. Trò chuyện

- Cho trẻ hát bài: Em yêu cây xanh

- Trò chuyện về bài hát.

- Hỏi các cháu vừa được hát bài hát gì?

- Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi, đi học không được khóc nhè, để bố mẹ còn phải đi làm.

- Hỏi các cháu về 2 ngày nghỉ vừa rồi được bố mẹ cho đi chơi ở đâu ?

- Các cháu giúp bố mẹ làm được việc gì những công việc gì?.Trẻ tự kể

- Giáo dục trẻ tự làm những công việc vừa sức để giúp đỡ bố mẹ và cô giáo.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ điểm: Thực vật - Chủ đề: Tết v à mùa xuân - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐIỂM: THỰC VẬT
 CHỦ ĐỀ: TẾT VÀ MÙA XUÂN
 TUẦN I: TỪ 13/01 ĐẾN 17/01/2020
 Ngày soạn: Thứ 7 ngày 11/01/ 2020
 Ngày giảng:Thứ 2 ngày 13/01/ 2020
I. ĐÓN TRẺ 
1. Đón trẻ - Điểm danh, báo ăn
* Đón trẻ
- Cô đến sớm 15 phút mở cửa thông thoáng phòng nhóm quét dọn.
- Trẻ đến cô niểm nở đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô giáo và bố mẹ rồi mới vào lớp. Cho trẻ chơi với đồ chơi
- Cô cần an ủi động viên trẻ khóc nhè ở những buổi đầu đến lớp.
- Cho trẻ chơi với đồ chơi
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình học tập, sức khoẻ của trẻ.
* Điểm danh, báo ăn
 Cô điểm danh trẻ theo danh sách lớp nhắc trẻ biết dạ cô giáo khi cô gọi đến tên của mình và chấm cơm, báo ăn cho trẻ.
2. Trò chuyện
- Cho trẻ hát bài: Em yêu cây xanh
- Trò chuyện về bài hát.
- Hỏi các cháu vừa được hát bài hát gì?
- Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi, đi học không được khóc nhè, để bố mẹ còn phải đi làm.
- Hỏi các cháu về 2 ngày nghỉ vừa rồi được bố mẹ cho đi chơi ở đâu ?
- Các cháu giúp bố mẹ làm được việc gì những công việc gì?...Trẻ tự kể
- Giáo dục trẻ tự làm những công việc vừa sức để giúp đỡ bố mẹ và cô giáo.
3. Thể dục sáng
Tập nhịp điệu với bài: “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
3.1. Mục đích yêu cầu
- Luyện cho trẻ có cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt và yêu thích thể dục thể thao
- Trẻ tập nhẹ nhàng các động tác cùng cô
3.2. Chuẩn bị
Sắc xô, sân tập rộng rãi, bằng phẳng
3.3. Tiến hành
* Hoạt động 1: Bé cùng khởi động
- Cô cho trẻ thực hiện các kiểu đi: Cho trẻ đi thường- đi bằng mũi bàn chân- đi thường- đi bằng gót bàn chân- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm dần- đi thường- về hàng
- Cho trẻ dãn cách hàng
* Hoạt động 2: Bé cùng tập thể dục
- Hô hấp: Thổ nơ
- Tâp theo nhịp bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
- Trẻ tập cùng cô theo nhịp bài hát 2-3 lần
- Cho trẻ chơi trò chơi VĐ: Giấy tay (2-3 lần)
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 2-3 vòng và ra chơi
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
 LVPT: NGÔN NGỮ
 HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
 ĐỀ TÀI: TRUYỆN. SỰ TÍCH BÁNH TRƯNG, BÁNH DÀY
1. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức
+ Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả. Hiểu nội dung câu chuyện
+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đàm thoại, trẻ trả lời rõ ràng mạch lạc câu hỏi dẫn thoại
- Kỹ năng
Phát triển quan sát và tư duy cho trẻ
- Giáo dục
Trẻ biết quý trọng các món ăn dân gian trong ngày tết
2. Chuẩn bị
- Đồ dùng: Giáo án. Hình ảnh minh họa câu truyện
- NDTH: Âm nhạc
3. Tiến hành
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé cùng trò chuyện
- Cô và trẻ hát bài: " Sắp đến tết rồi"
- Cô và chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
- Cô cho 1-2 trẻ kể về một số món ăn củ ngày tết cổ truyền.
- Cô dẫn dắt, giới thiệu bài mới
2. Hoạt động 2: Bé nghe cô kể
+ Cô kể lần 1: Mô hình
Giới thiệu tên truyện và tác giả
+ Cô kể lần 2: Quan sát trên máy chiếu
3. Hoạt động 3: Giúp trẻ hiểu tác phẩm
- Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
- Câu truyện do tác giả nào sáng tác?
- Trong câu chuyện có nhũng nhân vật nào?
- Ai nghĩ ra cách làm bánh trưng, bánh dày?
- Hoàng tử Lang liêu là người như thế nào?
- Vua cha có ý định gì nhân ngày hội? Các Hoàng tử đã làm gì?
- Lang liêu đã suy nghĩ như thế nào? Lang liêu đã làm gì để có lễ vật dâng vua cha đầu năm?
- Ý nghĩ của hai thứ bánh trưng, bánh dày như thế nào?
- Phong tục của nhân dân ta ngầy tết là làm gì? Nhà con làm bánh gì vào ngày tết?
* Giảng nội dung câu chuyện 
+ Qua nội dung bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ tới chúng ta điều gì?
- Ý tưởng tác phẩm
+ Cô kể lần 3: Cô cho trẻ lên kể cùng cô
+ Củng cố: Hỏi trẻ tên bài học
+ Giáo dục: Để nhớ đến tổ tiên, ông bà xa xưa đã nghĩ ra làm 2 thứ bánh trưng, bánh dày. Ngày nay nhân dân ta vẫn giữ phong tục gói bánh trưng, bánh dày này để lễ vào ngày tết.
 * Kết thúc
- Cô cùng trẻ thi gói bánh trưng
- Cả lớp hát
- Cá vàng bơi
- 1-2 Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Nghe cô giới thiệu
- Nghe và quan sát trên máy chiếu
- Sự tích bánh trưng, bánh dày
- Trẻ trả lời
- Lang liêu, vua cha, các hoàng tử
- hoàng tử Lang liêu
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô giảng nội dung
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
III. GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ
 Cô giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục, ăn uống đủ các chất dinh dưỡng và luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ gọn gàng sẽ luôn có một cơ thể khoẻ mạnh và phát triển cân đối.
IV. CHƠI NGOÀI TRỜI 
 	- Quan sát tranh ảnh ngày tết
- Tham quan vườn hoa
 - TCVĐ: Kéo co, Lộn cầu vồng.
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ nhận biết và gọi đúng ngày tết và biết một số hoạt động trong ngày tết 
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và phát huy những truyền thống tốt đẹp của ngày tết cổ truyền của dân tộc 
- Biết tham quan vườn hoa
- Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ các loài hoa
- Trẻ biết cách chơi trò chơi, hiểu luật chơi 
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, kĩ năng quan sát 
2. Chuẩn bị
- Địa điểm: Tại sân trường
- Tranh ảnh về ngày tết
- Dây thừng
3. Tiến hành 
3.1. Quan sát tranh ảnh về ngày tết
- Cô giới thiệu nội dung buổi chơi NT 
- Cô đề ra một số yêu cầu đối với trẻ khi ra hoạt động ngoài trời: Phải vâng lời cô giáo chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi của cô, đoàn kết với các bạn, không chạy nhảy nô đùa khi cô giáo chưa cho phép.
- Gây hứng thú: Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài: Ngày tết quê em
- Trẻ hát xong cô đàm thoại về nội dung bài hát và dẫn dắt trẻ đến địa điểm để quan sát 
- Cho trẻ quan sát tranh ảnh ngày tết
 - Đây là gì?
 - Cho trẻ gọi tên một số hoạt động quen thộc trong ngày tết cổ truyền 
 - Muốn được đón một cái tết thật vui vẻ hạnh phúc thì chúng mình phải làm gì?
 - Trong ngày tết chúng mình được ăn các món ăn gì? 
 - Cô hỏi xem trong lớp mình có nhà bạn nào gói bánh trưng trong ngày tết và chúng mình được ăn những món ăn gì trong ngày tết?
 - Cô gợi ý để trẻ quan sát và trả lời những gì trẻ quan sát được 
 - Giáo dục trẻ phải biết yêu quý và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
3.2. Tham quan vườn hoa
- Cô và trẻ cùng hát bài: Sắp đến tết rồi
- Trò chuyện về bài hát .
- Cô giới thiệu buổi tham quan 
- Cô dẫn trẻ đi thăm vườn hoa, cô giới thiệu và đặt câu hỏi để hỏi trẻ
- Trong vườn hoa có những hoa gì ?
- Hoa xác pháo có màu gì, Hoa cúc có màu gì ?
- Đây là hoa gì ?
- Hoa trồng để làm gì ?
- Cô chốt lại và giáo dục trẻ
`3.3. Trò chơi: Kéo co, Lộn cầu vồng
* Trước khi chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi 
- Cô phổ biến hướng dẫn cách chơi và luật chơi cho trẻ
* Trong khi chơi 
- Cô hướng dẫn trẻ chơi trò chơi
- Mỗi trò chơi cho trẻ chơi 3- 4 lần.
- Cô luôn động viên khuyến khích để trẻ hào hứng trong khi chơi 
+ Cô nhận xét sau khi trẻ chơi 
* Chơi tự do: Đồ chơi sân trường 
- Cô quan sát giúp trẻ chơi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. 
* Sau khi chơi
- Cô tập trung trẻ lại để kiểm tra sĩ số.
- Cho trẻ nhắc lại tên nội dung vừa được chơi 
- Cô nhận xét buổi chơi về ưu, nhược điểm rút kinh nghiệm cho buổi sau và tuyên dương trẻ.
+ Chơi tự do: Đồ chơi sân trường.
- Cô quan sát giúp trẻ chơi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. 
- Cô tập trung trẻ lại để kiểm tra sĩ số.
- Cho trẻ nhắc lại tên nội dung vừa được chơi 
- Tuyên dương trẻ và cho trẻ về lớp 
V. CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Bán Hàng ngày tết; Nấu ăn
 - Góc xây dựng: Xây vườn hoa, Xây hàng rào vườn hoa
 - Góc học tập: Vẽ hoa ngày tết, nặn bánh
 - Góc nghệ thuật: Hát bài “Sắp đến tết rồi”
 - Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa và tưới hoa
1. Mục đích yêu cầu 
- Trẻ thể hiện được vai chơi của mình trong trò chơi bán hàng và nấu ăn
- Phối hợp các vật liệu để xây vườn hoa, xây hàng xào vườn hoa
- Biết dùng bút sáp để vẽ hoa ngày tết
- Biết hát đúng giai điệu bài hát “Sắp đến tết rồi”
- Biết cách Chăm sóc hoa và tưới hoa
- Trẻ chơi song cất đồ chơi đúng nơi quy định.
2. Chuẩn bị
- Đồ dùng đầy đủ cho các góc.
- Đồ chơi bán hàng, khối gỗ, gạch, lắp ghép, đồ chơi xây dựng, bút sáp màu, bài hát, đồ dùng để chăm sóc hoa và tưới hoa.
3. Tiến hành 
* Trước khi chơi
- Cô cùng trẻ hát bài: Ngày tết quê em.
- Trò chuyện về nội dung bài hát
- Cô giới thiệu tên các góc chơi:
- Các con ạ hôm nay cô tổ chức cho lớp mình chơi trò chơi hoạt động góc, lớp mình có muốn tham gia chơi trò chơi không?
- Giới thiệu nội dung các góc chơi 
- Cho trẻ nhận vai chơi 
- Trẻ bầu nhóm trưởng 
- Cho từng nhóm trẻ lên lấy ký hiệu và về góc chơi.
* Trong khi chơi
- Cô đóng vai trò chủ đạo giúp trẻ phân vai chơi và bầu vai trưởng nhóm. Hướng dẫn gợi ý để trẻ thể hiện hành động vai chơi của mình.
- Muốn chơi được chúng mình phải bầu một bạn làm kỹ sư trưởng để chỉ huy công trình. Ai sẽ là người trở vật liệu , ai sẽ là thợ xây, ai sẽ là người trộn vữa...Muốn xây được thì cần những vật liệu gì? Chúng mình sẽ xây cái gì trước, cái gì sau? Xây xong phải làm gì?...
- Cứ như thế cô giáo hướng dẫn tương tự cho góc phân vai và học tập. Khuyến khích trẻ sáng tạo khi chơi có mối liên kết với các bạn cùng chơi
* Sau khi chơi
- Cô nhận xét từng nhóm nhỏ về ưu và nhược điểm. Sau đó tập trung trẻ ở góc chơi xây dựng để tham quan. Bạn trưởng nhóm xây dựng sẽ giới thiệu về công trình của mình. Cô nhận xét chung cả lớp tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi để đúng vào nơi quy định.
- Cho trẻ ra chơi.
VI. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA 
1. Vệ sinh - Ăn trưa
- Cô chuẩn bị khăn lau tay cho trẻ để trẻ rửa mặt mũi trước khi ăn.
- Cô kê bàn ghế cho trẻ để trẻ ăn trưa
- Chia cơm cho trẻ nhắc trẻ trước khi ăn phải mời các cô 
- Nhắc trẻ trong khi ăn không để rơi vãi cơm và ăn hết xuất cơm của mình.
- Những trẻ ăn kém cô xúc cơm bón cho trẻ, động viên trẻ ăn ngon miệng.
2. Ngủ trưa
- Cô chải đủ chiếu, gối đủ cho mỗi trẻ
- Nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ
- Cô đóng các cửa sổ, cửa ra vào giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ
- Cho trẻ đọc bài thơ "Giờ đi ngủ" trước giờ ngủ để trẻ có nề nếp trong khi ngủ
 ĐÁNH GIÁ CUỐI BUỔI
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
 ***********************************************************
 Ngày soạn: Chủ nhật ngày 12/01/2020
 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 14/01/2020
I. ĐÓN TRẺ- TRÒ CHUYỆN- THỂ DỤC SÁNG
1. Đón trẻ- Điểm danh, báo ăn
2. Trò chuyện
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PT: THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: ĐI TRÊN GHẾ BĂNG
TCVĐ: GIEO HẠT
1. Mục đích yêu cầu 
- Kiến thức
+ Trẻ tự tin đi trên ghế thể dục biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, giữ thăng bằng và định được hướng đi
+ Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc
- Kỹ năng
Luyện kĩ năng giữ thăng bằng đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát không bị rơi 
- Giáo dục
Trẻ hào hứng tập thể dục, có ý thức trong giờ học 
2. Chuẩn bị 
+ Địa điểm: Ngoài sân rộng bằng phẳng 
+ Đồ dùng: 2 cái ghế băng
+ Trang phục: cô và trẻ trang phục gọn gàng phù hợp với thời tiết 
* NDTH: ÂN, VH
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé vui khỏe 
- Cho trẻ đọc bài thơ: Tết đang vào nhà
 - Đàm thoại về nội dung bài hát và về chủ đề
- Cho trẻ làm một đoàn tàu đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu theo hiệu lệnh của cô.
- Tập trung trẻ thành hai hàng dọc điểm số, tách hàng.
- Tập đội hình đội ngũ.
- Muốn cơ thể khỏe mạnh để học tập và vui chơi chúng mình phải làm gì?
2. Hoạt động 2: Bé làm vận động viên
* Bài tập phát trển chung.
- Tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao 
- Chân 4: Đứng đưa một chân ra phía trước 
- Bụng 3: Đứng cúi người về phía trước 
- Bật 2: Bật tách chân, khép chân
* Vận động cơ bản
+ Cô giới thiệu tên bài tập: Đi trên ghế băng 
+ Cô tập mẫu 
- Lần 1: Chính xác 
- Lần 2: Phân tích động tác 
+ TTCB cô đứng tự nhiên trên ghế thể dục đầu đội túi cát khi có hiệu lệnh đi, cô đi bình thường tự tin giữ thăng, mắt nhìn suống ghế để đi thật nhẹ nhàng cẩn thận, để không bị rơi suống ghế khi đi hết ghế cô bước suống và đi về chỗ 
- Lần 3: Cô cho 2 trẻ tập
+ Trẻ tập 
- Cho trẻ tập lần lượt 
- Cô khuyến khích động viên trẻ tập tự tin khi đi trên ghế thể dục 
- Chú ý sửa sai cho trẻ 
- Lần 2 cho trẻ đi trên ghế có độ cao hơn so với lượt đi lần đầu
- Hỏi trẻ khi đi trên ghế cao hơn con cảm thấy thế nào? 
- Cô nói đi trên ghế cao hơn các con phải bình tĩnh, tự tin, mạnh dạn nhé
- Củng cố hỏi lại tên bài tập 
- Cho 2 trẻ khá lên tập
+ GDDD: Cô giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để có một cơ thể khoẻ mạnh và phát triển cân đối 
* Trò chơi: Gieo hạt
- cô giới thiệu tên trò chơi: Gieo hạt
- Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lân
3. Hoạt động 3: Bé làm chim bay 
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân 
- Trẻ đọc
- Trẻ đi chạy các kiểu theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ tập bài tập đội hình.
- Trẻ tập 4 lần 2 nhịp 
- Trẻ tập 5 lần 2 nhịp 
- Trẻ tập 4 lần 2 nhịp 
- Trẻ tập 4 lần 2 nhịp 
- Trẻ nghe cô phân tích và q/s cô làm mẫu.
- Trẻ tập
- Trẻ tập lần lượt 
- Trẻ trả lời
1-2 trẻ nhắc lại tên bài
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
III. GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ
Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh để tham gia tốt các cuộc thi các con phải luôn chăm tập thể dục hàng ngày nhé. Ngoài tập luyện các con phải chú ý ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ thì cơ thể mới phát triển cân đối và khỏe mạnh được.
 IV. CHƠI NGOÀI TRỜI 
 	- Quan sát tranh ảnh ngày tết
 - TCVĐ: Kéo co.
( Như đã soạn ngày thứ 2 )
V. CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Bán Hàng ngày tết
 - Góc xây dựng: Xây vườn hoa
 - Góc học tập: Vẽ hoa ngày tết
 - Góc nghệ thuật: Hát bài “Sắp đến tết rồi”
( Như đã soạn ngày thứ 2 ) 
VI. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA 
1. Vệ sinh - Ăn trưa
2. Ngủ trưa
 ĐÁNH GIÁ CUỐI BUỔI
.......................................................................................................................
................................................................................................................................
*************************************************************** 
 Ngày soạn: Thứ 2 ngày 13/01/2020
 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 15/01/2020
I. ĐÓN TRẺ- TRÒ CHUYỆN- THỂ DỤC SÁNG
1. Đón trẻ- Điểm danh, báo ăn
2. Trò chuyện
3. Thể dục sáng
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
 LVPT: NHẬN THỨC
 HOẠT ĐỘNG: KPKH
 ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN
1. Mục đích - Yêu cầu 
- Kiến thức
+ Trẻ nhận biết được ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Trẻ biết một số công việc và các hoạt động chính trong ngày tết cổ truyền.
+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đàm thoại, trả lời rõ ràng mạch lạc 
- Kỹ năng
Rèn kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định
- Giáo dục
Trẻ biết yêu quý ngày tết 
2. Chuẩn bị 
- Đồ dùng: Giáo án. Tranh về công việc và các hoạt động trong ngày tết.
- NDTH: Âm nhạc: "Sắp đến tết rồi"
3. Tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ 
1. Hoạt động 1: Bé cùng trò chuyện 
- Cô và trẻ đọc bài hát: "Sắp đến tết rồi" 
- Cô và chúng mình vừa hát bài thơ gì?
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát 
- Cô dẫn dắt, giới thiệu bài mới 
2. Hoạt động 2: Ngày tết vui vẻ 
- Cô cho trẻ quan sát tranh về công việc và các hoạt động trong ngày tết 
- Cô có bức tranh gì đây các con? 
- Trong tranh có những ai?
- Mọi người đang vui vẻ làm gì?
- Vậy chúng mình có biết trong ngày tết có các hoạt động gì diễn ra không?
+ Cô chốt lại câu trả lời của trẻ, à đúng rồi trong ngày tết có rất nhiều các hoạt động được diễn ra, đi mua sắm cho ngày tết và tham gia vào các hoạt động vui chơi....
- Chúng mình có thích được đón tết không?
- Khi tết đến chúng mình sẽ làm gì?
- Cô chốt lại và mở rộng thêm cho trẻ hiểu về công việc của các bạn nhỏ trong ngày tết cổ truyền.
- Tương tự cô cho trẻ quan sát thêm một số tranh trong ngày tết và đàm thoại theo nội dung tranh 
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi 
- Cô giới thiệu trò chơi: Cắm hoa đón tết
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi 
- Cách chơi, cô chia trẻ thành 3 đội chơi, phía trên cô để 3 lãng hoa, nhiệm vụ của mỗi đội lấy hoa mang về cắm vào lẵng hoa của đội mình phải đi khéo léo qua đường hẹp không được chạm chân vào vạch, bạn đầu hàng cắm hoa trước sau đó về cuối hàng và bạn tiếp theo mới được đi lấy và cắm hoa tiếp.
- Luật chơi, Sau một bản nhạc đội nào cắm được nhiều hoa đội đó thắng.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần 
- Trẻ chơi cô chú ý quan sát động viên trẻ chơi.
+ Củng cố: Hỏi trẻ tên trò chơi, tên bài học.
+ Giáo dục: Trẻ phải biết yêu quý ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
 * Kết thúc: Cô cùng trẻ hát bài: Sắp đến tết rồi 
- Cô cho trẻ ra chơi
- Cả lớp hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Có ạ
- Đi mua sắm bánh kẹo đón tết
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Trẻ chơi trò chơi
- 1-2 Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Ra chơi
III. GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ
Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh để tham gia tốt các cuộc thi các con phải luôn chăm tập thể dục hàng ngày nhé. Ngoài tập luyện các con phải chú ý ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ thì cơ thể mới phát
 IV. CHƠI NGOÀI TRỜI 
 	- Tham quan vườn vườn hoa
 - Chơi tự do.
( Như đã soạn ngày thứ 2 )
V. CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC
 Góc phân vai: Nấu ăn
 Góc xây dựng: Xây hàng rào vườn hoa
 Góc học tập: Nặn bánh
 Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa và tưới hoa
( Như đã soạn ngày thứ 2 )
VI. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA 
1. Vệ sinh - Ăn trưa
2. Ngủ trưa
 ĐÁNH GIÁ CUỐI BUỔI
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
***********************************************************
 Ngày soạn: Thứ 2 ngày 13/01/2020
 Ngày giảng: Thứ 5 ngày 16/01/2020
I. ĐÓN TRẺ- TRÒ CHUYỆN- THỂ DỤC SÁNG
1. Đón trẻ- Điểm danh, báo ăn
2. Trò chuyện
3. Thể dục sáng
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
 LVPT: THẨM MĨ 
HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: XÉ DÁN CÂY ĐÀO (mẫu)
1. Mục đích yêu cầu 
- Kiến thức 
+ Trẻ biết cách khéo léo xé nét thẳng, cong, lượn để tạo thành cây Đào
+ Biết cách phết hồ và dán trang trí bố cục bức tranh đẹp.
+ Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Kỹ năng 
Rèn sự khéo léo của đôi tay. Phát triển khả năng tư duy cho trẻ.
- Giáo dục
Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ các loại cây.
2. Chuẩn bị 
- Tranh mẫu, giấy nền, giấy màu, hồ dán.
- Tích hợp: MTXQ, âm nhạc, dinh dưỡng
3. Tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé vui ca hát 
- Cho cả lớp hát bài “Em yêu cây xanh” 
- Lớp mình vừa hát bài gì?
- Cây xanh cho chúng ta những gì?
- Muốn vậy chúng ta phải làm gì?
=> Cây xanh rất có ích với chúng ta vì vậy chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ cây, không ngắt lá, bẻ cành chúng mình nhớ chưa?
*Quan sát, đàm thoại 
- Cô có bức tranh gì đây?
- Ai có nhận xét gì về bức tranh?
- Thân cây màu gì? 
- Lá cây màu gì? 
- Tán lá cô xé ntn?
- Thân cô xé ntn?
- Hoa cô xé ntn?
- Cô bố cục bức tranh ntn?
2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu
- Các cháu có muốn xé dán được vườn cây hoa Đào không? 
- Để xé được cây hoa Đào cô xé tán lá trước, lá cô xé giấy màu xanh, cô xé nhỏ cong lượn để làm hình lá, xé xong cô xếp xuống giấy nền và cô xé tiếp nhiều lá, cô xé thêm hoa màu hồng, cô gấp giấy lại và xé theo hình cong tròn. Xé hoa xong cô xé thân cây bằng giấy màu nâu, cô gấp đôi tờ giấy và xé 1 đầu nhỏ hơn, một đầu to hơn làm gốc cây. Sau khi xé xong cô xếp thành hình thân cây và phết hồ vào mặt trái của giấy màu, khi phết hồ cô phết vừa đủ dính, không phết quá nhiều cũng không phết ít quá, không bôi bẩn ra ngoài. 
* Trẻ thực hiện
- Hỏi trẻ cách xé, cách dán và cách ngồi 
- Hỏi ý tưởng của trẻ và cách bố cục bức tranh.
- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ thực hiện, khuyến khích trẻ sáng tạo, nhắc trẻ cách xé và phết hồ.
3. Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm 
- Dùng hiệu lệnh để trẻ dừng tay và mang bài trưn

File đính kèm:

  • docKham pha khoa hoc_12794389.doc