Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Bạn nào đã được đi máy bay - Năm học 2019-2020
I.Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết được công việc của hành khách trước khi lên máy bay. Biết tên hãng máy bay.
- Trẻ phối hợp tốt các giác quan khi chơi trò chơi “Truyền tin”
- Trẻ có ý thức tuân theo sự hướng dẫn của cô tiếp viên hàng hông khi đi máy bay,trẻ tích cực tham gia hoạt động,mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến.
II.Chuẩn bị:
- 1 số tranh ảnh về máy bay.
III.Tiến trình hoạt động :
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ mô phỏng động tác máy bay đang bay trên trời
2. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: Xem slide về sân bay
- Đàm thoại với trẻ về 1 số hình ảnh mà trẻ đang xem
- Trước khi lên máy bay con phải làm gì? Ngồi ở đâu?
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ.ngàytháng.năm 2019 Hoạt động : Khám phá khoa học Đề tài : Bạn nào đã được đi máy bay I.Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết được công việc của hành khách trước khi lên máy bay. Biết tên hãng máy bay. - Trẻ phối hợp tốt các giác quan khi chơi trò chơi “Truyền tin” - Trẻ có ý thức tuân theo sự hướng dẫn của cô tiếp viên hàng hông khi đi máy bay,trẻ tích cực tham gia hoạt động,mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến. II.Chuẩn bị: - 1 số tranh ảnh về máy bay. III.Tiến trình hoạt động : 1. Hoạt động mở đầu: - Cho trẻ mô phỏng động tác máy bay đang bay trên trời 2. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: Xem slide về sân bay - Đàm thoại với trẻ về 1 số hình ảnh mà trẻ đang xem - Trước khi lên máy bay con phải làm gì? Ngồi ở đâu? Hoạt động 2: Trò chuyện với trẻ khi lên máy bay - Bạn nào đã đi máy bay rồi? Con đi với ai? Khi ngồi trên máy bay con thấy thế gì? Cảm giác con lúc đó ra sao? Con có biết tên gọi máy bay đó không? - Khi đi máy bay con ngồi ntn? - Người điều khiển máy bay gọi là gì? - Theo con đi máy bay ,tàu lửa, ô tô thì phương tiện nào nhanh nhất? Vì sao? Hoạt động 3: Giao dục, - Khi đi máy bay các con phải mua vé, làm thủ tục kiểm tra hành lý xong thì các con mới được lên máy bay.Khi ngồi trên máy bay con nhớ phải thắt dây an toàn và tuân theo mọi sụ hướng dẫn của cô tiếp viên hành không để các con được an toàn khi máy bay và để chuyến bay được thuận lợi các con nhé! Hoạt động 4: Trò chơi “Truyền tin” - Cô chia trẻ thành 4 nhóm, mỗi lần 2 nhóm chơi ,2 nhóm còn lại cổ động cho bạn mình.Cô đưa ra 1 hình ảnh, trẻ xem và truyền tin cho bạn là mình đã nhìn thấy gì? Trẻ cuối cùng chay lên thông báo cho cô biết thông tin mà mình nhìn thấy được. - Cô tiếp tục cho 2 đội khác chơi. 3. Hoạt động kết thúc: - Cho trẻ thu dọn đồ dùng. *Nhận xét hằng ngày: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Ngày thángnăm 2019 Hoạt động : Thể dục Tên đề tài : Bật qua vật cản 15 – 20 I. Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết dùng chân nhún bật mạnh từ trên cao xuống đúng kỹ thuật .( CS 2 ) - Rèn cho trẻ sự khéo léo dẻo dai của đôi chân . - Giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong học tập vui chơi . II. Chuẩn bị : - Băng keo xanh. - Bục cao 40cm. - Sân tập sạch sẽ. III. Tiến trình hoạt động: 1. Khởi động: - Cô cho trẻ đi vòng tròn đi các kiểu chân , chạy chậm , chạy nhanh , chạy đổi hướng. Sau đó trẻ đứng thành các hàng ngang. 2.Trọng động: - BTPTC : + Hô hấp : Máy bay ù ù. + Tay vai : Đánh xoay tròn hai cánh tay. + Bụng lườn : Hai tay đưa cao , cúi người tay chạm mũi chân, hai tay đưa cao. + Chân : Khuỵu gối.( 3 lần x 8 nhịp). + Bật : Bật tiến về trước. ( Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp). - VĐCB : Nhảy xuống từ độ cao 40cm. + Cô cho trẻ nhảy tự do xung quanh lớp cô chú ý quan sát. + Cô làm mẫu lần 1. + Lần 2 cô kết hợp phân tích động tác. - TTCB : Chân đứng tự nhiên dầu gối hơi khuỵu , đưa 2 tay ra trước ra sau dùng sức của chân nhún chân và bật lên cao khi rơi chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 đầu bàn chân , gối hơi khuỵu tay đưa ra trước để giữ thăng bằng . ( không lao người về phía trước) + Cô cho 2 trẻ lên làm mẫu cả lớp quan sát. + Trẻ luyện tập. + Cô cho trẻ thực hiện theo nhóm , tổ , cá nhân. + Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ kịp thời. - TCVĐ : + Trò chơi “ Ô tô và chi sẻ” + Luật chơi: Chú chim sẻ nào bị ô tô đụng phải thì loại ra cuộc chơi và bị phạt. +Cách chơi: Cô cho trẻ làm những chú chim sẻ bay đi tìm mồi trên đường khi nge có tiếng ô tô những chú chim sẻ phải bay lên lề nếu chú chim sẻ nào bị ô tô đụng phải thì loại ra cuộc chơi và bị phạt. + Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. + Cô nhận xét tuyên dương. 3.Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng xung quanh lớp hít thở không khí. Hoạt động : Làm quen văn học Tên đề tài : Kể chuyện thỏ con đi học I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung và nhận biết được tính cách của các nhân vật trong câu chuyện. - Rèn trẻ kỉ năng kể chuyện diễn cảm. - Hứng thú trong hoạt động, biết đi đúng luật giao thông, chơi đúng nơi quy định. II. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: trong lớp - Đồ dùng: + Mô hình câu chuyện,hình ảnh rời. + Rối các nhân vật, mũ chó, thỏ, ô tô + Máy casset+ đĩa nhạc có bài hát" đường em đi". III.Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động mở đầu: - Hát:" Đường em đi". 2. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: Cô giới thiệu câu chuyện: - Cho trẻ quan sát tranh chó, thỏ tham gia giao thông. + Các con xem bạn Chó, bạn Thỏ đang làm gì? Ở đâu? + Để biết bạn Chó, Thỏ có đi đúng luật giao thông không và chơi đúng nơi quy định chưa, các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện "Thỏ con đi học "nhé. Hoạt động 2: Trích dẫn đàm thoại: - Cô kể bằng mô hình cho trẻ nghe lần 1. + Cô vừa kể câu chuyện gì? Có bao nhiêu nhân vật? + Vì sao Thỏ bố, Thỏ mẹ không đưa con đi học? + Khi Thỏ con đi học thì Thỏ mẹ dặn điều gì? + Điều gì xảy ra khi Thỏ đi học? + Chó con chơi bóng ở lề đường thì việc gì xảy ra?( Cho 3 trẻ thể hiện lại đoạn chuyện). + Hai bạn đến trường được cô giáo dạy bài gì? + Qua bài học của cô giáo, Chó con nhận lỗi như thế nào? + Qua câu chuyện này các con thích nhân vật nào? Vì sao? Và khi tham gia giao thông con sẽ đi như thế nào? Hoạt động 3: Rèn trẻ kể lại chuyện: - Cô cho trẻ kể chuyện. - Trẻ chia 4 đội, mỗi đội cử 1 đại diện lên nhận tranh, hình ảnh rời về nhóm của mình, hội ý gắn hình ảnh lên tranh và kể theo nội dung tranh. Hoạt động 4: Trò chơi: - Đóng kịch theo nội dung câu chuyện. + Gíao dục: Khi tham gia giao thông, các con nhớ phải đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, không nên chơi ở lòng đường mà phải chơi đúng nơi quy định. 3. Kết thúc hoạt động: - Cả lớp đọc thơ: Cô dạy con. *Nhận xét cuối ngày: . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Ngày tháng năm 2019 Hoạt động : Làm quen với toán Tên đề tài : Nhận biết phân biệt hình vuông, hình tam giác , hình chữ nhật I. Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết gọi tên, phân biệt đặc điểm của hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật - Rèn kỷ năng nhận biết, so sánh. - Trẻ tham gia vào hoạt động tích cực hứng thú. II. Chuẩn bị: - Máy Catset + đĩa nhạc . - Hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật . III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Hát “ Em qua ngã tư đường phố” 2. Hoạt động trọng tâm: - Hoạt động 1.Nhận biết phân biệt hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật: - Cô giới thiệu hình vuông và cho trẻ nhận xét hình vuông. + Hình vuông có đặc điểm gì?( Hình vuông có 4 cạnh, 4 góc bằng nhau) + Con hãy kể cho cô những đồ dùng đồ chơi có dạng hình vuông? + Cô giới thiệu cho trẻ xem các dạng hình vuông và nhận xét. - Cô cho trẻ xem hình chữ nhật và nhận xét: + Hình chữ nhật như thế nào? + Cô cho trẻ tìm những đồ dùng, đồ chơi có dạng hình chữ nhật? + Cô giới thiệu các dạng hình chữ nhật cho trẻ xem và nêu nhận xét. - Cô giới thiệu hình tam giác cho trẻ nêu nhận xét. - Cô giới thiệu các dạng hình tam giác cho trẻ xem. + So sánh hình vuông, hình chữ nhật: + Hình vuông và hình chữ nhật có gì giống nhau? + Hình vuông và hình chữ nhật có gì khác nhau? - Hoạt động 2: Trẻ luyện tập. - Cô cho trẻ lấy rổ đựng đồ dùng và chọn hình theo yêu cầu cô đưa ra. - Hoạt động 3: Trò chơi - Trò chơi 1: Ai làm đúng + Cách chơi: Cô cho trẻ dùng các que ghép thành các hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Bạn nào ghép đúng sẽ được tuyên dương. - Trò chơi 2: Ý tưởng của bé + Cách chơi: Cô cho trẻ dùng hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật để ghép tạo thành những hình theo ý tưởng của bé. 3. Kết thúc hoạt động : Hát “ Em đi chơi thuyền” * Nhận xét cuối ngày : KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ ngày..tháng.năm 2019 Hoạt động: LÀM QUEN CHỮ VIẾT Đề tài: TÔ CHỮ l I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tô chữ l đúng qui trình, biết tô trùng khít lên nét chấm mờ. Trẻ nhận biết được chữ cái l trong từ, tiếng, câu. (cs88) - Trẻ có kỹ năng cầm bút đúng cách, tô trùng khít theo nét chấm mờ, ngồi tô chữ đúng tư thế. - Giáo dục trẻ tính kiên trì và tính tích cực khi tham gia cùng bạn. II. Chuẩn bị: - Mẫu của cô - Vở tập tô, bút chì cho mỗi trẻ, bàn ghế - Nhạc, máy III.Tiến trình hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu: - Cho trẻ chơi “Xem ai nhanh trí” 2.Hoạt động trọng tâm: - Cho trẻ tìm chữ l trong vở tập tô - Cô giới thiệu tranh vẽ và từ: xích lô - Cô phát âm, cho trẻ phát âm từ “xích lô” - Có bao nhiêu con chữ trong từ “xích lô”? - Cho trẻ gạch chân chữ l trong từ “xích lô”? - Cô cho trẻ phát âm chữ l và nhận biết chữ l viết thường - Cô tô mẫu chữ l lần 1. - Cô tô mẫu lần 2 và phân tích cách tô: Đặt bút trên dòng kẻ thứ nhất tô theo nét chấm mờ 1 nét khuyết trên điểm dừng bút trên dòng kẻ thứ nhất 1 tí. - Cho trẻ nhắc lại cách tô chữ l - Cho trẻ khá lên tô cho bạn xem - Trẻ tô chữ l trên không theo tay cô - Cho trẻ tô chữ l vào vở (cho trẻ nghe nhạc khi tô) - Cô theo dõi, động viên trẻ tô đúng quy trình, và trung khít lên nét chấm mờ. - Cô Nhắc nhở trẻ ngồi, cầm bút đúng tư thế. - Vận động Và hát bài “Đưa tay ra nào” - Nhận xét sản phẩm 3.Hoạt động kết thúc: - Thu don đồ cùng cô Hoạt động : Âm nhạc Tên đề tài : Vận động theo tiết tấu chậm “ Em qua ngã tư đường phố” Nghe hát : “ Đường em đi” Trò chơi “ Ô chữ biết hát” I. Mục đích yêu cầu - Trẻ hát thuộc hiểu nội dung bài hát, hát đúng nhạc, nhịp điệu, vận động theo tiết tấu chậm. ( CS 101) - Rèn trẻ hát đúng nhạc, vận động theo nhạc thành thạo. Rèn kĩ năng gõ theo tiết tấu chậm. - Giáo dục trẻ khi qua ngã tư đường phải chú ý đèn hiệu giao thông và thực hành đúng luật giao thông. II. Chuẩn bị - Không gian tổ chức: trong lớp - Đồ dùng: + Máy cat set, đĩa nhạc “Em qua ngã tư đường phố”. + Phách tre, xắc xô, trống lắc + Bảng quay có các ô chữ cái III. Tiến trình hoạt động 1. Mở đầu hoạt động : - Cô cùng trẻ xem tranh ngã tư đường phố và trò chuyện về luật giao thông. 2. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: Vận động theo tiết tấu chậm bài “ Em qua ngã tư đường phố”. - Hát Em qua ngã tư đường phố (đội hình tự do). - Lần 2 trẻ vừa hát vừa đi vòng tròn (kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm ). + Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác? + Bài hát nhắc nhở ta điều gì? + Cả lớp hát “Em qua ngã tư đường phố”(hát và vận động theo nhạc). + Khi qua ngã tư đường phố các con chú ý điều gì? + Nếu đi sai thì chuyện gì sẽ xảy ra? + Ngoài đường phố, nhất là các ngã tư, xe cộ qua lại rất đông nên rất dễ gây ra tai nạn giao thông. Vì thế chúng ta phải biết chấp hành đúng luật giao thông nhé. + Hát “Em qua ngã tư đường phố” (vận động và trẻ chia 2 hàng đối diện). + Cả lớp hát “Em qua ngã tư đường phố” chọn nhạc cụ và gõ theo tiết tấu chậm và nhanh. + Cho trẻ hát và vận động theo tổ, nhóm, luân phiên, cá nhân. + Các con ạ! Khi đến ngã tư đường làm sao biết khi nào thì nên đi và không nên đi. + Hát “Đèn xanh đèn đỏ”. Hoạt động 2: Nghe hát bài “ Đi đường em nhớ”. - Hằng ngày các con đến trường, lớp được cô dạy những bài học về luật giao thông. Bây giờ các con phải ghi nhớ và chấp hành nhé! - Cô hát “Đi đường em nhớ”. - Cô hát lần 2 trẻ phụ hoạ cùng cô. Hoạt động 3: - Cô giới thiệu trò chơi “Ô chữ biết hát”. - Cô chia trẻ 2 đội, cho 1 trẻ đại diện cho mỗi đội lên quay bảng có các ô chữ cái. Mũi tên chỉ vào ô chữ nào trẻ sẽ hát bài hát có chữ cái đầu tiên của ô chữ. - Cho trẻ chơi 3 đến 4 lần. - Khi đi trên đường bộ, đi trên vỉa hè, muốn sang đường các con phải nhờ người lớn dắt qua. Khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm. 3. Kết thúc hoạt động: Hát Em qua ngã tư đường phố. * Nhận xét cuối ngày : . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Ngày.tháng .năm 2019 Hoạt động : Tạo hình Tên đề tài : Gấp và dán máy bay I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết một số loại máy bay khác nhau. - Biết phối hợp các đường nét để gấp máy bay. Bố cục tranh hợp lí. - Giữ gìn sản phẩm của mình và bạn. - Giữ gìn các loại PTGT, chấp hành đúng luật giao thông. II. Chuẩn bị. - Giấy màu , hồ dán - Tranh máy bay III.Tiến trình hoạt động : 1. Mở đầu hoạt động: - Cả lớp hát “Bạn ơi có biết không” 2.Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: - Máy bay là phương tiện giao thông đường gì? - Cô cho trẻ kể một số loại máy bay mà trẻ biết. - Cô cho trẻ quan sát trực thăng và nêu đặc điểm cấu tạo. - Đây là máy bay gì? - Có những đặc điểm gì? - Cô cho trẻ xem tranh gấp máy bay chở khách. + Máy bay này màu gì? + Có những đặc điểm gì? + Máy bay này thường chở gì? + Cô cho trẻ xem tranh gấp máy bay đang cất cánh. + Tranh vẽ máy bay đang làm gì? + Hình dáng như thế nào? + Con có muốn gấp các loại máy bay này không ? + Con sẽ gấp máy bay gì? Gấp như thế nào? Hoạt động 2: - Cô cho trẻ về chỗ thực hiện. - Cô quan sát lớp, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. Hoạt động 3: - Trẻ gấp xong đem lên góc trưng bày, cô giúp trẻ dán tranh. - Con thích tranh bạn nào nhất? Vì sao? - Cô nhận xét tuyên dương. 3.Kết thúc hoạt động : Thu dọn đồ dùng. 4. Nhận xét cuối ngày :
File đính kèm:
- Mam non_12766662.doc