Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Dạy trẻ đọc đồng dao "Nhớ ơn" - Phạm Thị Thanh Huyền

1. Kiên thức:

 - Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài đồng dao “ Nhớ ơn”:

 - Trẻ hiểu đồng dao thường gắn liền với các trò chơi dân gian.

 - Trẻ hiểu được từ “ chèo chống”: ngày xưa những người chèo thuyền hay dùng 1 cái gậy để chèo thuyền.

 - Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài đồng dao.

 2. Kỹ năng.

 - Trẻ thuộc bài đồng dao.

 - Rèn kỹ năng đọc theo vần, điệu và ngắt nhịp 2/2, biết đọc kết hợp với một số hình thức vận động.

 - Rèn kỹ năng diến đạt rõ ràng mạch lạc.

 - Rèn khả năng vận động, sử dụng một số nhạc cụ.

 - Rèn khả năng ghi nhớ ở trẻ.

3. Thái độ.

 - Giáo dục trẻ biết nhớ ơn công lao của người nông dân đã làm ra các sản phẩm

 - Giáo dục trẻ tinh thần tập thể khi học, khi chơi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 7805 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Dạy trẻ đọc đồng dao "Nhớ ơn" - Phạm Thị Thanh Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON TÂY TỰU
 	GIÁO ÁN 
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
Đề tài: Dạy trẻ đọc đồng dao: “Nhớ ơn”
Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
Số lượng : 20 - 24 trẻ
Thời gian : 25 - 30 phút
Giáo viên : Phạm Thị Thanh Huyền.
NĂM HỌC 2019 – 2020
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kiên thức:
 - Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài đồng dao “ Nhớ ơn”: 
 - Trẻ hiểu đồng dao thường gắn liền với các trò chơi dân gian.
 - Trẻ hiểu được từ “ chèo chống”: ngày xưa những người chèo thuyền hay dùng 1 cái gậy để chèo thuyền.
 - Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài đồng dao.
 2. Kỹ năng.
 - Trẻ thuộc bài đồng dao.
 - Rèn kỹ năng đọc theo vần, điệu và ngắt nhịp 2/2, biết đọc kết hợp với một số hình thức vận động.
 - Rèn kỹ năng diến đạt rõ ràng mạch lạc.
 - Rèn khả năng vận động, sử dụng một số nhạc cụ.
 - Rèn khả năng ghi nhớ ở trẻ.
3. Thái độ.
 - Giáo dục trẻ biết nhớ ơn công lao của người nông dân đã làm ra các sản phẩm
 - Giáo dục trẻ tinh thần tập thể khi học, khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Đồ dùng cho cô.
 - Đàn
 - Nhạc
 - Slide bài đồng dao “Nhớ ơn”
 - Câu hỏi đàm thoại
2. Đồ dùng của trẻ.
- Sắc xô, song loan, phách tre, trống
- Ghế thể dục, bó lúa.
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ
 2. Địa điểm
 - Trong lớp học
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ.
1. Ổn định tổ chức
Chào mừng tất cả các con đến với hoạt động đồng dao vô cùng thú vị và cực kỳ hấp dân. Và bây giờ cô và các con hãy đến với hoạt động đồng dao ngay đây thôi
- Hát: Mời anh lên tàu lửa. 
- Cô Hà: Xin chào tất cả các bạn nhỏ lớp MGL A2. Hôm nay cô Hà rất là hân hạnh mời chúng mình đến với chương trình ” Bé yêu đồng dao”. Đến với chương trình đồng dao lần này các con sẽ được khám phá rất là nhiều điều thú vị qua những bức tranh bí ẩn ở trên này.
Và để chơi được trò chơi này chúng mình cùng lắng nghe cô nói cách chơi nhé. 
+ Tranh 1: TC: "Lộn cầu vồng".
+ Tranh 2: TC: “ Nu na nu nống” 
+ Tranh 3: Hình ảnh bác nông dân ôm lúa
- Hình ảnh này làm ta liên tưởng đến nghề nào?
- Các bác nông dân đã rất vất vả để làm ra hạt lúa, vì vậy chúng mình phải nhớ đến công ơn của các bác nông dân.
- Cô giới thiệu bài đồng dao: Nhớ ơn
2. Phương pháp và hình thức tổ chức
*Hoạt động 1: Cô đọc bài đồng dao “Nhớ ơn” 
- Lần 1: Cô đọc bài đồng dao “Nhớ ơn” theo nhịp 2/2 kết hợp với cử chỉ, điệu bộ
+ Bài đồng dao cô vừa đọc có tên là gì?
- Cô đọc lần 2: Cô đọc kết hợp với slide minh họa
* Hoạt động 2: Đàm thoại kết hợp giải thích nghĩa một số từ, một số câu:
- Đọc câu thơ: “ Ăn một bát cơm
 Nhớ người cày ruộng”
+ Câu thơ nhắc các con nhớ đến ai? Tại sao các con phải nhớ đến người cày ruộng?
- Khi ăn đĩa rau muống các con nhớ đến ai? Được thể hiện qua câu thơ nào?
- Câu tiếp theo: “ Ăn một quả đào 
 Nhớ người vun gốc”
+ Vì sao khi ăn một quả đào con phải nhớ người vun gốc”
- Trong bài đồng dao còn nhắc đến hình ảnh nào nữa?
- Cô đọc tiếp: “ Ăn một con ốc 
 Nhớ người đi mò
 Nếu ai sang đò
 Nhớ người chèo chống
 Nếu ai nằm võng
 Nhớ người mắc dây”
+ Vì sao các con phải nhớ người chèo chống?
 Cô giải thích từ “chèo chống”: người lái đò phải dùng một cây gậy chống xuống nước mà đẩy thuyền đi.
- Câu cuối: “Đứng mát gốc cây
 Nhớ người trồng trọt”
+ Vì sao con phải nhớ người tròng trọt?
- Khi dùng sản phẩm của các nghề các con nhớ ơn những ai?
- Để nhớ ơn của các bác nông dân thì các con phải làm gì? 
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc đồng dao:
+ Lần 1: Cô cho cả lớp đọc 2 lần 
(Nhắc trẻ ngắt nghỉ đúng nhịp điệu, thể hiện giọng điệu vui tươi, hồn nhiên)
+ Lần 2: Cho trẻ đọc kết hợp vỗ tay đệm
+ Lần 3: Đọc theo tổ
+ Lần 4: Đọc theo nhóm
- Cô mời nhóm bạn trai đứng lên đọc bài đồng dao kết hợp với đạo cụ.
- Cô mời nhóm bạn gái đứng lên đọc bài đồng dao kết hợp đạo cụ.
+ Cho 1 trẻ lên đọc lại bài đồng dao.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Nếu trẻ đọc thuộc bài đồng dao, cô nâng cao yêu cầu bằng cách đọc dưới hình thức đối đáp.
- Cô cho cả lớp đọc lại 1 lần kết hợp với nhạc trống.
* Trò chơi: Chuyển lúa 
- Cách chơi: Lần lượt từng bạn sẽ vác lúa trên vai đi trên ghế thể dục để vác lúa lên bờ.
- Luật chơi: Trong vòng 1 bản nhạc đội nào vác lúa lên bờ được nhiều hơn đội đó thắng.
3. Kết thúc
- Cô khen ngợi trẻ và chuyển hoạt động
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đi vòng tròn hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc
- Trẻ đọc kết hợp vỗ tay
- Trẻ đọc theo tổ
- Trẻ đọc theo nhóm
- 1 Trẻ đọc
- Trẻ đọc
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chuyển hoạt động

File đính kèm:

  • docphat trien ngon ngu 5 tuoi_12742750.doc
Giáo Án Liên Quan