Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Quy trình làm cốm - Nguyễn Ngọc Quỳnh
1. Kiến thức
- Trẻ biết quy trình làm cốm gồm các bước: Nhặt lúa, tuốt lúa , đãi thóc, rang thóc, giã cốm, sảy cốm.
- Trẻ biết cây lúa nếp và hạt thóc nếp xanh, non để làm ra hạt cốm.
- Trẻ biết được các công đoạn để làm ra được hạt cốm.
2. Kĩ năng
- Trẻ có kĩ năng làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để làm cốm.
- Thu thập thông tin về nguyên liệu và quy trình sản xuất cốm bằng các cách khác nhau: trò chuyện, xem clip.
- Biết hợp tác cùng nhau khi tham gia hoạt động trong nhóm.
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia các hoạt động, biết đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ bạn khi chơi.
- Trẻ biết trân trọng những sản phẩm người nông dân làm ra, biết ăn hết suất của mình không bỏ lãng phí.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM TRƯỜNG MẦM NON TÂY TỰU GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Quy trình làm cốm Lứa tuổi: Mẫu giáo Lớn A1 Số lượng: 20 trẻ Thời gian: 30-35 phút Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học 2018 – 2019 I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết quy trình làm cốm gồm các bước: Nhặt lúa, tuốt lúa , đãi thóc, rang thóc, giã cốm, sảy cốm. - Trẻ biết cây lúa nếp và hạt thóc nếp xanh, non để làm ra hạt cốm. - Trẻ biết được các công đoạn để làm ra được hạt cốm. 2. Kĩ năng - Trẻ có kĩ năng làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để làm cốm. - Thu thập thông tin về nguyên liệu và quy trình sản xuất cốm bằng các cách khác nhau: trò chuyện, xem clip... - Biết hợp tác cùng nhau khi tham gia hoạt động trong nhóm. - Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia các hoạt động, biết đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ bạn khi chơi. - Trẻ biết trân trọng những sản phẩm người nông dân làm ra, biết ăn hết suất của mình không bỏ lãng phí. II. Chuẩn bị 1. Địa điểm: - Ngoài sân trường, không gian rộng , thoáng mát sạch sẽ. 2. Đồ dùng: 2.1. Đồ dùng của cô: - Nhạc các bài hát về mùa thu hà nội. - Máy tính, Video “quy trình làm cốm”, powerpoint về các bước trong qui trình làm cốm, một số bản nhạc. - Bàn ăn cho trẻ trải nghiệm - Một số món ăn được làm từ cốm. 2.2. Đồ dùng của trẻ: - Nhóm 1: Đãi thóc: Chậu nước, giá, thóc đã tuốt. - Nhóm 2: Giang thóc: Thóc đã được tuốt, đãi sạch , chảo rang. - Nhóm 3: Giã cốm:Thóc, cối , chày - Nhóm 4: Sảy cốm: Mẹt, cốm đã giã, lá sen II. Phương pháp và hình thức tổ chức: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định tổ chức: Trò chuyện: Cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc nhẹ nhàng” Hà Nội mùa thu”. +Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát trong bài hát có nói đên món ăn gì. - Tình huống : 1 Bác dao bán cốm đi qua và ghé vào tặng các bạn nhỏ món cốm và trò chuyện với trẻ về cốm. - Trẻ chơi *Hoạt động 1: Thu thập thông tin về quy trình làm cốm. - Cô giáo: Các con vừa được thưởng thức món cốm , các con thấy mùi vị như thế nào ? - Chúng mình có biết để làm ra những hạt cốm dẻo, thơm ngon như thế này các bác thợ làm cốm đã làm như thế nào không? - Bác ơi bác có thể nói cho các bạn nhỏ biết quy trình làm cốm như thế nào không ạ. - Bác bán cốm: Các cháu ạ, để làm ra những hạt cốm nhỏ bé, thơm ngon như thế này người thợ làm cốm đã phải làm rất nhiều công đoạn đấy. Để hiểu rõ hơn chúng mình cùng nhìn lên màn hình xem các bác đã làm như thế nào nhé! - Xem video quy trình làm cốm (Trẻ vừa xem cô vừa trò chuyện với trẻ về các hình ảnh trong đoạn video). - Sau khi xem xong trò chuyện, thảo luận về quy trình làm cốm qua trò chơi: Các con vừa xem đoạn video về quy trình làm gì? Cô có một trò chơi rất hay đó chính là trò chơi “Nhìn nhanh đoán đúng”. Cách chơi như sau: Trên màn hình sẽ xuất hiện các hình ảnh trong quy trình làm cốm, nhiệm vụ của các con là nhìn nhanh và đoán đúng các hoạt động trong quy trình làm cốm. Các con đã sẵn sàng chưa? -> Cô lần lượt trình chiếu các hoạt động trong quy trình làm cốm để trẻ đoán (Trẻ cùng cô nhắc lại các bước của qui trình làm cốm: Bước 1: Đãi thóc , cho thóc đã tuốt vào chậu nước hớt bỏ những hạt thóc nép ra sau đó đổ ra giá cho ráo nước. Bước 2: Rang cốm, cho thóc đã đãi sạch vào chảo rang đảo đều tay tới khi thóc chín . Bước 3 : Giã cốm, cho thóc đã rang vào trong cối giã cho bong hạt thóc và cho hạt cốm mỏng mềm. Bước 4: Sảy cốm. Cốm đã giã cho vào mẹt sảy cho hết vỏ thóc, rồi sau đó đổ vào lá sen để gói. - Các con có muốn tham gia vào các hoạt động trong quy trình làm cốm không? * Hoạt động 2: Trải nghiệm các hoạt động về quy trình làm cốm. - Bác bán cốm giới thiệu cho trẻ vị trí các nhóm hoạt động, đồ dùng các nhóm để làm ra được hạt cốm. -> Cho trẻ về các nhóm tự chuẩn bị đồ dùng, mỗi nhóm từ 4 - 5 trẻ và trải nghiệm các hoạt động về các quy trình làm cốm - Nhóm 1:Đãi thóc: Trẻ dùng giá lấy thóc và thả vào chậu nước, dùng rổ nhỏ vớt các hạt thóc nép ra và để ráo nước. - Nhóm 2: Rang thóc: Trẻ cho thóc vào chảo rang đảo thật đều tay. - Nhóm 3: Giã cốm: cho thóc đã rang vào trong cối giã cho bong hạt thóc và cho hạt cốm mỏng mềm. - Nhóm 4: Sảy cốm. Cốm đã giã cho vào mẹt sảy cho hết vỏ thóc, rồi sau đó đổ vào lá sen để gói Trò chuyện với trẻ về các hoạt động trải nghiệm mà trẻ tham gia trong các quy trình làm cốm. + Các con vừa tham gia hoạt động gì? + Con cảm thấy như thế nào khi tham gia vào các hoạt động? -> Các con ạ để làm ra những hạt cốm, những sản phẩm cho chúng ta sử dụng hang ngày các bác thợ nghề đã đổ biết bao giọt mồ hôi và công sức để tạo ra nhưng sản phẩm đó nên cô muốn chúng mình phải biết yêu thương và trân trọng những gì chúng ta đang được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Các con có đồng ý với cô không nào? - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ xem video - Trẻ trả lời - Trẻ xem và nghe cô hướng dẫn các bước của qui trình tái chế giấy trên máy tính. - Trẻ trả lời - Trẻ nghe cô giới thiệu - Trẻ lựa chọn về các nhóm tham gia các hoạt động. - Trẻ trả lời câu hỏi - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời * Cô cho trẻ đến bàn ăn , giới thiệu các món ăn khác được làm từ cốm. Kết thúc tiết học: Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng. - Trẻ thưởng thức các món ăn từ cốm. - Trẻ cất dọn đồ dùng.
File đính kèm:
- Kp quy trinh lam com_12836426.doc