Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Thí nghiệm làm cầu vồng - Nguyễn Tuyết Nhung

1.Kiến thức:

- Trẻ biết nước là một chất lỏng trong suốt, không màu.

- Trẻ biết khi cho nhiều đường hơn thì nước sẽ nặng hơn và chìm xuống dưới. Khi cho ít đường hơn thì nước sẽ nhẹ hơn và nổi ở trên.

- Mở rộng hiểu biết cho trẻ về những sản phẩm được làm từ nhiều lớp màu sắc khác nhau: Thạch rau câu và bánh chín tầng mây, nước sô đa trái cây

2.Kĩ năng:

- Trẻ có kỹ năng làm thí nghiệm và sử dụng đồ dùng đơn giản để tạo ra cốc nước có nhiều màu sắc.

- Rèn một số kỹ năng thực hành cuộc sống: rót nước, múc đường, khuấy, đóng mở nắp.

- Trẻ biết cho lần lượt hỗn hợp nước từ các cốc 5,4,3,2,1 để tạo thành các lớp màu đẹp.

- Biết hợp tác cùng nhau khi tham gia hoạt động trong nhóm.

- Phát triển ở trẻ khả năng phán đoán, tư duy sáng tạo.

- Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 13189 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Thí nghiệm làm cầu vồng - Nguyễn Tuyết Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG NGAC B
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề Tài : Thí nghiệm làm cầu vồng. 
 	Đối tượng : Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).
 	Số lượng : 18 - 20 trẻ.
 	Thời gian : 30- 35 phút.
 	GV thực hiện : Nguyễn Tuyết Nhung.
Năm học 2018 – 2019
I . Mục đích – yêu cầu: 
1.Kiến thức:
- Trẻ biết nước là một chất lỏng trong suốt, không màu.
- Trẻ biết khi cho nhiều đường hơn thì nước sẽ nặng hơn và chìm xuống dưới. Khi cho ít đường hơn thì nước sẽ nhẹ hơn và nổi ở trên.
- Mở rộng hiểu biết cho trẻ về những sản phẩm được làm từ nhiều lớp màu sắc khác nhau: Thạch rau câu và bánh chín tầng mây, nước sô đa trái cây 
2.Kĩ năng:
- Trẻ có kỹ năng làm thí nghiệm và sử dụng đồ dùng đơn giản để tạo ra cốc nước có nhiều màu sắc.
- Rèn một số kỹ năng thực hành cuộc sống: rót nước, múc đường, khuấy, đóng mở nắp.
- Trẻ biết cho lần lượt hỗn hợp nước từ các cốc 5,4,3,2,1 để tạo thành các lớp màu đẹp.
Biết hợp tác cùng nhau khi tham gia hoạt động trong nhóm.
Phát triển ở trẻ khả năng phán đoán, tư duy sáng tạo.
- Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động.
- Trẻ biết đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
 II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
 - Nhạc bài hát: “Bảy sắc cầu vồng”
 - PP hình ảnh về 6 bước của quy trình làm cầu vồng, thạch rau câu, bánh 9 tầng mây
 - 2 áo blu trắng.
 - 10 bàn quỳ chia thành 5 nhóm.
 - 1 khay kỹ năng sống to đựng 5 cốc thủy tinh trong suốt thấp, miệng rộng được dán số thứ tự từ 1 – 5, 1 cốc thủy tinh nhỏ hơn đựng nước làm cầu vồng.
 - 1 lọ đường cát trắng, 1 thìa cán dài.
 - 1 bộ màu gồm: Màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu xanh lá cây, màu tím.
 - 1 hút nước bằng nhựa.
 - Bảng quy trình làm thí nghiệm Cầu vồng trong cốc thủy tinh.
 - Khăn khô thấm nước.
Đồ dùng của trẻ:
 - 2 trẻ cùng làm chung 1 bộ đồ dùng giống của cô (10 bộ).
 - Mỗi trẻ 1 áo blu trắng.
3. Địa điểm: Trong lớp học.
III .Tiến Hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định:
- Chào mừng tất cả các con đã đến với chương trình “Khoa học vui” ngày hôm nay! Đến tham dự chương trình khoa học vui ngày hôm nay còn có rất nhiều các cô, các bác. Các con hãy nổ 1 tràng pháo tay chào đón các cô, các bác nào!
- Trong chương trình khoa học vui ngày hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con làm thí nghiệm cầu vồng.	
2.Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Hoạt động 1: Cô hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm cầu vồng.
- Để làm được thí nghiệm các con nhìn xem cô cần gì nhỉ? 
- Cô cần 1 ca nước,1 lọ đường, 1 cốc thủy tinh , 1 chiếc thìa, 1 chiếc khăn để thấm nước,5 cốc thủy tinh có gắn số từ 1-5. Và cô có các màu: màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu xanh lá cây, màu tím. Một ống nhựa để hút nước.
+ Bước 1: Cô đổ nước vào cốc số 1 tới vạch định mức trên cốc. Cô đổ vào các cốc để cho số lượng nước ở các cốc bằng nhau. 
-Các con nhìn xem nước có đặc điểm gì?
+ Bước 2: Cô múc đường vào cốc. Lượng đường múc vào từng cốc khác nhau theo số lượng dán trên cốc.
Cốc số 1 - 1 thìa đường
Cốc số 2 - 2 thìa đường
Cốc số 3 - 3 thìa đường
Cốc số 4 - 4 thìa đường
Cốc số 5 - 5 thìa đường
- Các con chú ý lượng đường múc ở các thìa phải bằng nhau và phải đúng số lượng dán trên cốc thì thí nghiệm mới thành công nhé!
- Không biết cho đường vào nước thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Bước 3: Khuấy đều cho đường tan hết trong nước. Khi khuấy, các con khuấy nhẹ tay và theo 1 chiều đến khi không nhìn thấy hạt nhỏ trắng là đường tan hết nhé!
=> Nước có thể hòa tan đường.
+ Bước 4: Nhỏ màu vào trong cốc nước.
Cốc số 1 – màu tím
Cốc số 2 – màu cam
Cốc số 3 – màu xanh lam
Cốc số 4 – màu vàng
Cốc số 5 – màu đỏ
- Các con đoán xem màu sẽ thế nào khi gặp nước ?
+ Bước 5: Khuấy đều cho màu hòa tan trong nước.
=> Nước có thể hòa tan đường và màu.
+ Bước 6: Cho nước đường có màu sắc khác nhau vào 1 cốc để tạo thành cầu vồng.
- Đầu tiên, cô đổ cốc số 5 vào cốc thủy tinh. 
- Tại sao cô lại đổ cốc số 5 vào đầu tiên mà không phải là cốc khác nhỉ?
- Sau cốc số 5 thì cô sẽ cho nước từ cốc nào tiếp theo?
=> Cô khái quát: Cùng một lượng nước bằng nhau. Khi cho nhiều đường hơn thì nước sẽ nặng hơn và chìm xuống dưới. Khi cho ít đường hơn thì nước sẽ nhẹ hơn và nổi ở trên. Vì vậy, cô phải cho màu từ các cốc 5, 4, 3, 2,1 sẽ tạo thành những lớp màu rất đẹp đấy!
- Từ cốc số 4, cô sẽ dùng ống hút để hút nước và bóp nhẹ, đưa đi đưa lại trên thành cốc. Các con chú ý bóp nước chảy xuống nhẹ nhàng để không làm lẫn các lớp màu nhé! 
- Tại sao từ cốc số 4 lại phải hút bằng ống nhựa và từ từ bóp nước chảy sát thành cốc nhỉ?
+ Cô trình chiếu và hỏi trẻ về các bước làm thí nghiệm .
- Các con đã sẵn sàng làm thí nghiệm cầu vồng chưa? Các con nhớ phải cho đúng lượng đường vào các cốc, hòa tan hết đường và cho màu từ cốc 5, 4, 3, 2,1 thì thí nghiệm mới thành công nhé!
* Hoạt động 2: Cho trẻ làm thí nghiệm cầu vồng
- Cho trẻ chia thành 10 nhóm, mỗi nhóm 2 trẻ và cứ 2 trẻ dùng chung 1 bộ đồ dùng cùng nhau làm thí nghiệm.
- Cho trẻ lấy đồ dùng về nhóm thực hành trải nghiệm.
- Cô đến từng nhóm quan sát trẻ thực hiện và hỗ trợ trẻ nếu cần. Nhắc trẻ khi đã khuấy tan hết đường, hòa tan màu thì cốc số 5 sẽ cho vào đầu tiên rồi lần lượt đến cốc số 4, 3, 2, 1. Từ cốc số 4 sẽ phải hút bằng ống nhựa và bóp nhẹ cho nước chảy sát thành cốc.
* Hoạt động 3: Cho trẻ trưng bầy, nhận xét sản phẩm thí nghiệm cầu vồng.
 - Cho trẻ cất đồ dùng và mang sản phẩm lên trưng bày. Trẻ cùng ngắm và nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
- Hôm nay, cô thấy các con bạn nào cũng làm được cầu vồng rất đẹp đấy, cô khen tất cả các con nào!
- Bạn nào giỏi có thể giới thiệu sản phẩm của mình cho cô và cả lớp cùng xem nào!
- Con đã làm thế nào để tạo được cầu vồng?
 (Hỏi 2-3 trẻ)
- Cầu vồng của con có những màu gì? 
* Mở rộng: 
- Cô đố các con biết, trong cuộc sống, có những thứ gì khác cũng được làm từ nhiều lớp màu như thí nghiêm cầu vồng các con vừa làm? 
- Cô giới thiệu một số thứ khác cũng được làm từ nhiều lớp màu như: bánh chín tầng mây, thạch rau câu sắc màu, kem bẩy sắc cầu vồng, nước sô đa trái cây, nước sinh tố hoa quả
3. Kết thúc:
- Cô bật nhạc bài “Bảy sắc cầu vồng” trẻ cùng hát và vận động theo nhạc.
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ trả lời.
-Trẻ chú ý quan sát
-Trẻ trả lời.
-Trẻ chú ý quan sát
-Trẻ trả lời.
-Trẻ chú ý quan sát.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ xem và trả lời.
-Trẻ ra bê đồ dùng.
-Trẻ làm thí nghiệm.
-Trẻ cất đồ dùng và lên trưng bày sản phẩm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ hát và vận động theo nhạc.

File đính kèm:

  • docKP Thi nghiem cau vong_12836408.doc
Giáo Án Liên Quan