Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Trò chuyện, tìm hiểu về nghề làm ruộng - Yến Trang

1. Kiến thức:

- Trẻ biết những công việc chính của nghề làm ruộng như: Cày, cấy, trồng rau, tưới nước, bón phân

- Trẻ biết một số dụng cụ sản suất: Cày, cuốc, bay, liềm, quang gánh.

- Biết một số dụng cụ bảo hộ lao động của bác nông dân như: Gang tay, ủng tay, ủng chân, mũ, nón, khăn, khẩu trang.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng trả lời các câu hỏi rõ ràng mạch lạc.

- Trẻ kể được một số các sản phẩm của nghề nông như: Thóc, gạo, lúa, ngô, khoai, rau, củ, quả.

- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Trò chuyện, tìm hiểu về nghề làm ruộng - Yến Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN (nộp kho giáo án)
Hoạt động	: Khám phá xã hội
Đề tài	: Trò chuyện, tìm hiêu về nghề làm ruộng
Đối tượng	: MGL A3
Thời gian	: 30 phút
Người soạn 	: Yến Trang
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết những công việc chính của nghề làm ruộng như: Cày, cấy, trồng rau, tưới nước, bón phân
- Trẻ biết một số dụng cụ sản suất: Cày, cuốc, bay, liềm, quang gánh...
- Biết một số dụng cụ bảo hộ lao động của bác nông dân như: Gang tay, ủng tay, ủng chân, mũ, nón, khăn, khẩu trang...
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng trả lời các câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ kể được một số các sản phẩm của nghề nông như: Thóc, gạo, lúa, ngô, khoai, rau, củ, quả...
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
3.Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý và kính trọng biết ơn cô bác nông dân, biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm do bác nông dân làm ra.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm
- Tổ chức các hoạt động trong phòng học .
1. Đồ dùng của cô:
- Bài giảng điện tử có nội dung bài dạy
- Nhạc cho các hoạt động
3. Đồ dùng của trẻ:
- Lô tô dụng cụ, sản phẩm của nghề làm ruộng.
III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hoạt động của cô
Hoạt hoạt của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Chào mừng các bé đến với chương trình “Nhà nông đua tài”.
 Tham dự chương trình hôm nay xin giới thiệu sự có mặt của ba đội thi “Đội Nắng sớm, đội Lúa mới, đội Thóc vàng”. 
(Các đội lần lượt đi ra)
 - Xin toàn nổ một tràng pháo tay chào mừng.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
Hoạt động 2: 
a. Tìm hiểu, trò chuyện về nghề làm ruộng.
- Mở đầu chương trình là phần thi “Chung sức” và chủ đề của chúng ta hôm nay là “Tìm hiểu về nghề làm ruộng”.
- Để hoàn thành tốt phần thi này, mời các đội cùng huớng lên màn hình để bước vào thử thách đầu tiên:
* Thử thách 1: Cho trẻ xem video các cô bác nông dân đang làm việc.
- Đoạn phim đã hết, nhiệm vụ của mỗi đội bây giờ là cùng nhau thao luận xem bác nông dân làm những công việc gì? (Thời gian 1p thảo luận, đội nào có câu trả lời trước lắc xắc xô trả lời) 
- Thời gian thảo luận đã hết, mời các đội lên đưa ra ý kiến của đội mình nào. 
- Mời các trẻ khác nhận xét, bổ xung ý kiến của đội vừa trình bày. Sau mỗi câu trả lời, mỗi đội đc một bông hoa.
- Cô khái quát lại : Bác nông dân làm rất nhiều công việc như: cày ruộng, cấy lúa, trồng rau, tươí nước, bón phân
- Mở rộng: cho trẻ xem một số công việc khác của bác nông dân.
- Thử thách 2: Cô phát cho 3 đội mỗi đội một rổ hình ảnh các dụng cụ lao động, 3 đội cùng xem và thảo luân, sau đó chọn ra đâu là sản phẩm của nghề nông. Từng đội sẽ lần lượt dán lên bảng của đội mình và nói về các sản phẩm đó. Đội nào nhiều dụng cụ hơn sẽ tặng nhiều hoa hơn
- Mở rộng: Cho trẻ xem hình ảnh một số dụng cụ của nghề làm ruộng.
- Cô hỏi trẻ: Con có biết những dụng cụ này được sử dụng như thế nào không?
=> Cô khái quát: Mỗi dụng cụ đều có đặc điểm và cách sử dụng riêng, để phù hợp với từng công việc của bác nông dân.
- Thử thách 3: Hỏi nhanh, đáp nhanh. Cô đưa ra câu hỏi, đội nào lắc xắc xô trước được trả lời trước. Trả lời dung được thưởng hoa.
 + Để đảm bảo sức khoẻ thì bác nông dân cần có những trang phục gì?
=> Cô khái quát lại: Để đảm bảo sức khoẻ thì bác nông dân cần có những trang phục bảo hộ như: quần áo, gang tay, ủng, mũ, nón
+ Sau những ngày tháng vất vả thì bác nông dân đã làm ra những sản phẩm gì? 
=>Cô khái quát lại và cho trẻ quan sát hình ảnh những sản phẩm của bác nông dân.
+ Nơi làm việc chủ yếu của bác nông dân là ở đâu? 
+Vậy chúng mình thấy công việc của bác nông dân như thế nào?
+Để thể hiện tình cảm của mình với bác nông dân thì các con phải làm gì?
=> Giáo dục: trẻ yêu quý cô, bác nông dân, biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm của nghề làm ruộng.
- Liên hệ với gia đình và bản thân trẻ:
+ Ở nhà con có ai làm những công việc như bác nông dân không? Vậy con sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình với ông, bà, bố mẹ khi đi làm về?
=> Giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi.
b. Trò chơi luyện tập.
- Tiếp theo chương trình là phần thi “Nông dân tài ba”. + Cách chơi: 3 đội chơi, các đội nhảy qua vòng lên tìm và dán lô tô sản phẩm, dụng cụ của nghề làm ruộng.
+ Luật chơi: Mỗi lượt 1 bạn lên, mỗi lần lên chỉ được chọn và dán 1 lô tô. Thời gian chơi là một bản nhạc. Đội nào chiến thắng sẽ được tặng hoa
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét kết quả chơi.
3. Kết thúc: Cô nhận xét kết quả các đội chơi, tuyên dương khen ngợi trẻ
- Chuyển tiếp hoạt động. C ho trẻ hát bài “ Lớn lên cháu lái máy cày”
- Trẻ nghe cô giới thiệu
- Trẻ lắng nghe cô.
- Trẻ xem video.
- Trẻ về đội thảo luận ý kiến 
- Trẻ lên trình bày ý kiến: Bac nông dân cày ruộng, cấy lúa, trồng rau
- Trẻ bỏ xung ý kiến.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ xem hình ảnh dụng cụ của bác nông dân.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể: cày cuốc, xeeng, bay, quang gánh
- Trẻ trình bày. 
- Cái cày để cày ruộng, cuốc để cuốc đất
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Mũ, nón, gang tay
- Trẻ lăng nghe cô
- Trẻ kể: lúa, ngô, rau, quả 
-Trẻ trả lời cô: cánh đồng
-Trẻ trả lời cô
- Trẻ lắng nghe.
- Bố, mẹ, ông, bà
- Phải chăm ngoan, học giỏi.
-Trẻ chú ý lắng nghe cô
-Trẻ chơi 

File đính kèm:

  • docKp tim hieu nghe nong_12836413.doc