Giáo án Lớp Lá - Hát kết hợp với trò chơi bài Em qua ngã tư đường phố - Nguyễn Thị Kim Trọng

1. Kiến thức:

- Trẻ thuộc lời, hát đúng gia điệu bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” và trẻ thể hiện được sự vui vẻ qua bài hát.

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” nhạc và lời “Hoàng Văn Yến”.

- Biết một số luật giao thông đơn giản.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng hát, kết hợp vận dộng minh họa, phát triển tai nghe cho trẻ, chú ý lắng nghe cô hát bài “Anh phi công ơi”.

- Chơi thành thạo trò chơi “Ô số bí mật”.

3. Thái độ:

- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.

- Trẻ biết chấp hành một số luật giao thông đơn giản.

 

docx18 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Hát kết hợp với trò chơi bài Em qua ngã tư đường phố - Nguyễn Thị Kim Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Tên hoạt động: Hát kết hợp với trò chơi bài Em qua ngã tư đường phố
Ngày thực hiện: Thứ Hai, ngày 25 tháng 02 năm 2019
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Trọng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc lời, hát đúng gia điệu bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” và trẻ thể hiện được sự vui vẻ qua bài hát.
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” nhạc và lời “Hoàng Văn Yến”.
- Biết một số luật giao thông đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng hát, kết hợp vận dộng minh họa, phát triển tai nghe cho trẻ, chú ý lắng nghe cô hát bài “Anh phi công ơi”.
- Chơi thành thạo trò chơi “Ô số bí mật”.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
- Trẻ biết chấp hành một số luật giao thông đơn giản.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án
- Máy tính
- Nhạc
- Tranh vẽ thuyền buồm, tàu thủy, tàu đánh cá...
- Giấy vẽ, bút chì màu
- Bàn, ghế đủ cho trẻ
* Tích hợp:
- Âm nhạc: Đường em đi
- Văn học: Thơ Đèn giao thông
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1. Ổn định:
- Các con ơi, các con có muốn cùng cô đi tham 
quan mô hình Ngã tư đường phố không?
- Khi đi tham quan các con nhớ ngồi ngay ngắn, giữ trật tự, không xả rác bừa bãi nha!
- Chúng ta cùng đi tham quan thôi! (hát bài Đường em đi).
- Đàm thoại:
+ Con thấy gì ở ngã tư dường phố?
+ Các con thấy người qua đường có đi đúng luật giao thông chưa? Vì sao?
+ Nếu xe đang chạy mà thấy đèn đỏ thì phải làm gì?
+ Có một bài hát cũng nói về việc các bạn nhỏ tham gia giao thông đúng luật rất là hay, các con có muốn biết đó là bài hát gì không?
+ Vậy thì chúng ta cùng về lớp để xem đó là bài hát gì nghe!
Hoạt động 2. Giới thiệu bài hát:
- Để biết đó là bài hát gì thì các con ngồi ngay ngắn nghe cô hát một lần nha!
- Hát lần 1 cho trẻ nghe.
- Đàm thoại:
+ Bài hát cô vừa hát có tên là Em qua ngã tư đường phố, do chú Hoàng Văn Yên sáng tác. 
+ Viết tên bài hát lên bảng cho trẻ đọc.
- Các con có muốn nghe cố hát lại một lần nữa không?
- Hát lần 2 cho trẻ nghe.
Hoạt động 3. Dạy hát:
- Các con có muốn hát được bài hát này không?
- Các con cùng hát từng câu với cô nha!
- Dạy trẻ hát theo từng câu cho đến khi thuộc.
- Mời cả lớp hát.
- Mời nhóm.
- Cho trẻ hát đuổi.
- Cá nhân thực hiện bài hát.
- Cả lớp hát lại cùng cô.
Hoạt động 4. Vận động theo nhạc:
- Để bài hát hay hơn, sinh động hơn cô sẽ cho các con vừa hát vừa kết hợp chơi trò chơi nha!
- Cô hướng dẫn cách chơi: Cô sẽ đứng giả làm cột đèn, các con cầm vòng như đang lái xe đi vòng tròn, khi nào đèn đỏ bật lên thì các con phải dừng lại, khi đèn xanh bật lên thì các con mới được đi, còn đèn vàng thì các con phải đi chậm lại, bạn nào thực hiện sai sẽ phải nhảy lò cò.
- Khi gặp đèn đỏ các con phải làm gì?
- Còn khi gặp đèn xanh, đèn vàng?
- Cho cháu vừa hát, vừa chơi.
- Mời từng tổ thực hiện.
- Trong lúc chơi, cô nhắc nhỡ trẻ thực hiện đúng luật.
Hoạt động 5. Nghe hát:
- Hát cho cháu nghe bài Anh phi công ơi.
- Đàm thoại.
- Lần 2 mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp minh họa.
Hoạt động 6. Trò chơi:
- Cho cháu chơi Ô số bí mật.
 + Phổ biến luật chơi: Cô chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ chọn một loại mũ hình xe. Trên bảng của cô có các ô số từ 1 đến 6, dưới mỗi ô số là 1 bài hát, đội nào chọn được bài hát gì thì cả đội phải hát lại bài hát đó, hát được 1 bài sẽ được tặng 5 thẻ hình, nếu đội nào hát không được thì sẽ không được thưởng hình. Kết thúc trò chơi, đội nào có nhiều thẻ hình nhất sẽ là đội chiến thắng, đội ít nhất sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng lớp.
 + Cho cháu chơi.
 + Kiểm tra kết quả chơi.
Hoạt động 7. Kết thúc:
Nhận xét – tuyên dương
Kế hoạch bài dạy
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Tên hoạt động: Truyện Thỏ con đi học
Ngày thực hiện: Thứ Hai, ngày 25 tháng 02 năm 2019
I. Mục tiêu:
- Trẻ hiểu được nội dung truyện, thông qua đó trẻ biết một số luật giao thông phổ biến.
- Nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện.
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án
- Tranh truyện kể
* Tích hợp:
- Âm nhạc: Đường em đi
- MTXQ: Một số luật lệ giao thông
- Trò chơi: Đóng vai nhân vật
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1. Ổn định:
- Hát và vận động cùng cháu bài Đường em đi.
- Đàm thoại:
+ Chúng ta vừa hát bài gì?
+ Nội dung bài hát là gì?
+ Khi đi ngoài đường thì chúng ta phải đi bên nào ?
Hoạt động 2. Nội dung :
a. Kể diễn cảm:
- Kể lần 1 (không tranh).
* Trích dẫn và làm rõ ý:
- Mỗi năm, mùa đông sắp đến là các con vật lại hối hả chuẩn bị thức ăn dự trữ cho mùa đông giá rét. Năm nay cũng thế, gia đình Thỏ con bận bịu trồng cà rốt, thấy thế, Thỏ con liền xin bố mẹ cho đi học một mình. Thấy con xin phép, bố mẹ thỏ đồng ý và dặn Thỏ con đi đường cẩn thận.
 “Mấy hôm naycho người đi bộ”.
-Trên đường đi học một mình thì Thỏ con gặp Chó con cũng đi học một mình, mà trên tay Chó con còn cầm quả bóng. Chó con rủ Thỏ con cùng chơi nhưng Thỏ con nhớ tới lời bố mẹ và cô giáo dặn nên không chơi. Chó con lại chơi một mình và tai nạn đã xảy ra với 2 bạn.
 “Thỏ con vâng lờitrước khi đi”.
-Hai bạn cùng đến trường vui vẻ và được cô giáo dạy bài học là không đùa giỡn, đá bóng ở lòng, lề đường. Cho con xin lỗi Thỏ con, và 2 bạn cùng chơi bóng trên sân trường vui vẻ.
 “Hai bạn đến trườngtrong sân rất vui vẻ”.
+ Cho cháu đặt tên truyện.
+ Cô nói tên truyện và ghi tên truyện lên bảng cho cháu đọc.
- Kể lần 2 (có tranh).
* Giảng nội dung truyện: Câu truyện nói về Thỏ con và Chó con. Chó con không nghe lời bạn khuyên không được chơi bóng trên đường nên suýt gây tai nạn. Hai bạn đã được Bác Gấu hướng dẫn khi qua đường. Đến trường lại được cô giáo dạy không đùa giỡn trên lòng lề đường.
b. Đàm thoại:
+ Câu truyện có tên là gì?
+ Trong câu truyện có những nhân vật nào?
+ Thỏ con xin phép bố mẹ đi đâu?
+ Thỏ bố, Thỏ mẹ dặn Thỏ con như thế nào?
+ Thỏ con có vui mừng khi được đi học 1 mình không? Vì sao?
+ Đi được 1 đoạn, Thỏ con gặp ai?
+ Chó con rủ Thỏ con chơi gì?
+ Thỏ con có đồng ý không?
+ Khi bị Thỏ con từ chối thì Cho con nói gì?
+ Chó con đá bóng 1 đoạn thì chuyện gì xảy ra?
+ Chó con va phải ai?
+ Mọi người đã nói gì với Chó con?
+ Bác Gấu làm gì và nói gì với Chó con?
+ Đến lớp thì 2 bạn được cô dạy bài gì?
+ Cô giáo hỏi cả lớp điều gì?
+ Ra chơi, Chó con đã nói gì với Thỏ con?
+ Qua câu chuyện thì con học được gì?
=>Qua câu truyện, các con nhớ là không được đùa giỡn, chơi bóng, thả diều trên đường vì rất dễ gây tai nạn. 
Hoạt động 3. Trò chơi:
- Cho cháu chơi “Đóng vai nhân vật”
+ Phổ biến luật chơi.
+ Cho cháu chơi.
+ Kiểm tra kết quả chơi.
Hoạt động 4. Kết thúc:
Nhận xét - tuyên dương
Kế hoạch bài dạy
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Tên hoạt động: Dán hình ô tô khách (Mẫu)
Ngày thực hiện: Thứ Sáu, ngày 01 tháng 3 năm 2019
Người thực hiện: Trần Thị Kim Chi
I. Mục tiêu:
- Trẻ xếp và dán các chi tiết tạo thành hình ô tô chở khách.
- Biết phết hồ đều tay, vừa đủ.
- Trẻ tích cự tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án
- Tranh mẫu
- Vở bé tạo hình, hồ dán, giấy màu, bút màu
* Tích hợp:
- Âm nhạc: Một đoàn tàu
- Toán: hình vuông, hình chữ nhật
- MTXQ: một số phương tiện giao thông đường bộ
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1. Ổn định:
- Hát và vận động cùng cháu bài “Một đoàn tàu”.
- Đàm thoại:
+ Chúng ta vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát có nói đến phương tiện giao thông đường nào?
+ Ngoài đường sắt ra thì còn phương tiện giao thông đường nào?
+ Có một loại xe chở khách, chạy đường bộ, các con có nhớ xe gì không?
Hoạt động 2. Giới thiệu và phân tích tranh:
- Nhìn xem cô có tranh gì nè!
- Đây là ô tô khách, cô cũng có từ rời “ô tô khách” các con đọc cùng cô.
- Xe ô tô của cô dán có mấy bộ phận?
- Thân xe có dạng hình gì?
- Bánh xe, cửa sổ?
- Các con đếm xem có mấy cưa sổ? 
- Xe ô tô có mấy bánh?
- Xe ô tô có 4 bánh nhưng nhìn ngang thì chúng ta chỉ thấy 2 bánh .
- Các con có muốn dán được xe ô tô khách giống tranh của cô không ?
Hoạt động 3. Hướng dẫn:
- Lấy thân xe là hình chữ nhật, cô lật mặt không màu lên và cô phết hồ vừa đủ, đều tay cho tranh đẹp và còn tiết kiệm nữa đó con .
- Phết hồ xong thì chúng ta phải làm gì?
- Đúng rồi cô sẽ dán lên giấy, tay trái cô giữ giấy, tay phải cô miết giấy cho thẳng. 
- Cô đã dán xong thân xe chưa?
- Tiếp theo cô sẽ dán bánh xe, thế bánh xe có 
dạng hình gì?
- Tiếp tục hướng dẫn dán cửa sổ .
- Xe chạy dược ở đâu?
- Cô sẽ dùng bút chì màu vẽ con đường, 
bên đường có cây, có hoa, có ông mặt trời.
Hoạt động 4. Thực hành:
- Phát giấy, bút cho trẻ
- Cho cháu thực hiện, quan sát, hướng dẫn trẻ.
Hoạt động 5. Trưng bày sản phẩm:
- Trưng bày sản phẩm
- Đàm thoại về sản phẩm
- Nhận xét về sản phẩm của mình và bạn.
Hoạt động 5. Kết thúc:
Nhận xét – tuyên dương
Kế hoạch bài dạy
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Tên hoạt động: Tập tô chữ cái p, q
Ngày thực hiện: Thứ Sáu, ngày 01 tháng 3 năm 2019
Người thực hiện: Trần Thị Kim Chi
I. Mục tiêu:
- Trẻ ngồi đúng tư thế và biết cầm bút đúng khi tô chữ cái.
- Nhận ra và phát âm được chữ cái p, q trong từ.
- Tô đẹp, đều, tô trùng khít chữ cái p, q in mờ.
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án
- Tranh có các hình: xe đạp, xe quân đội, qua sông
- Tranh hướng dẫn trẻ tập tô chữ cái: p, q
- Thẻ chữ cái: p, q
- Vở bé tập tô, bút chì đen, bút chì màu
* Tích hợp:
- Âm nhạc: Em qua ngã tư đường phố
- MTXQ: một số phương tiện giao thông
- Trò chơi: Về đúng nhà
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1. Ổn định:
- Hát cùng cháu bài Em qua ngã tư đường phố
- Đàm thoại:
+ Chúng ta vừa hát bài hát có tên là gì?
+ Trong bài hát nói đến việc gì?
+ Khi đi qua ngã tư đường phố các con thấy đèn đỏ thì phải làm gì? Vì sao?
+ Đèn gì bật lên chúng ta mới được đi tiếp?
Hoạt động 2. Ôn nhóm chữ cái p, q:
- Ôn chữ cái p:
+ Nhìn xem nhìn xem?
+ Nhìn xem cô đang cầm chữ cái gì đây?
+ Cô mời cả lớp đọc to lên nè.
+ Mời cá nhân trẻ đọc.
+ Bạn nào giỏi nhắc lại cấu tạo của chữ cái p đi?
- Ôn chữ cái q:
+ Còn đây là chữ cái gì?
+ Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Cô mời cả lớp đọc to lên nè.
+ Mời cá nhân trẻ đọc.
- Cho trẻ chơi Trời tối trời sáng (gắn tranh)
- Các con nhìn xem cô có tranh gì?
- Đây là các bức tranh mà tên gọi của nó đều có chứa chữ cái p, q.
- Bây giờ bạn nào giỏi lên tìm bức tranh có chứa chữ cái p.
- Cho trẻ tìm tranh có chứa chữ cái q.
Hoạt động 3. Hướng dẫn trẻ tô:
* Tập tô âm p:
- Các con mở sách ra và thấy phía trên có chữ cái p in hoa, p in thường và chữ cái p viết thường. Đi xuống cuối trang, các co thấy có tranh cái phao, mưa phùn, tia chớp. Các con sẽ dùng bút chì gạch chân chữ cái p in thường dưới tên gọi các hình đó.
- Cô tìm được bao nhiêu chữ cái p?
- Đúng rồi, sau đó qua trang kế bên, các con sẽ dùng bút chì màu mà con thích tô chữ cái p in rỗng, khi tô phải tô đề, không lem ra ngoài nha.
- Tô xong thì các con sẽ dùng bút chì tập tô trùng khít chữ cái p viết thường được in nét mờ.
- Khi tô các con nhớ phải tô từ trái sang phải, tô hết dòng đầu tiên mới xuống dòng thứ 2.
* Tập tô chữ q:
- Khi tô xong chữ cái p, các con sẽ mở qua trang kế tiếp, trang chữ cái q.
- Các con cũng sẽ dùng bút chì gạch chân chữ cái q trong từ quạt nan, quả núi, sông quê.
- Gạch chân xong thì các con cũng dùng být chì màu con thích tô chữ cái q in rỗng. Tô xong thì dùng bút chì đen tô trùng khít các chữ q in nét mờ.
- Khi tô các con nhớ phải tô từ trái sang phải, tô hết dòng đầu tiên mới xuống dòng thứ 2, tô trùng khít các chữ cái.
Hoạt động 4. Trẻ tập tô:
- Cho cháu đọc thơ Giúp bà và về góc lấy đồ dùng, chuẩn bị bàn ghế.
- Cho cháu tập tô.
- Quan sát, hướng dẫn trẻ tô.
Hoạt động 5. Trò chơi:
- Cho cháu chơi Về đúng nhà.
+ Phổ biến luật chơi: Cô có 2 ngôi nhà tương ứng chữ cái p, q. Mỗi bạn sẽ chọn 1 thẻ chữ cái mình thích, sau đó sẽ đi thành vòng tròn và hát 1 bài hát trong chủ đề. Khi nào có hiệu lệnh “Về nhà thôi” thì các con phải nhanh chân chạy về nhà có chữ cái giống chữ cái mình cầm trên tay. Bạn nào không tìm được nhà hoặc tìm chậm sẽ nhảy lò cò.
+ Cho cháu chơi.
+ Kiểm tra kết quả chơi.
Hoạt động 6. Kết thúc:
Nhận xét – tuyên dương
Kế hoạch hoạt động ngày
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ 
Tên hoạt động: Hát và thực hiện bài Một đoàn tàu
Ngày thực hiện: Thứ Hai, ngày 04 tháng 3 năm 2019
Người thực hiện: Lê Thị Kim Đoan
I. Mục tiêu:
- Trẻ hát đều, đúng nhịp.
- Biết xếp hàng đi đều theo nhịp bài Một đoàn tàu.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án
- Bài hát
* Tích hợp:
- Âm nhạc: Em đi chơi thuyền
- Toán: Phía phải, phía trái
- MTXQ: Một số phương tiện giao thông
- Trò chơi: Hát to, hát nhỏ
- Lấy trẻ làm trung tâm
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1. Ổn định:
- Các con ơi, các con có muốn cùng cô đi tham quan Cửa hàng xe không?
- Khi đi tham quan các con phải đi ngay ngắn, không đùa giỡn gây ồn ào, không vứt rác bừa bãi nơi công cộng nha!
- Chúng ta cùng lái tàu đi tham quan thôi! (Hát Đường em đi)
- Đến nơi rồi, các con thấy cửa hàng xe này như thế nào?
- Con thấy trong cửa hàng có trưng bày loại xe nào?
- Xe tải hay còn gọi là ô tô tải đó con, nó là PTGT đường nào?
- Ngoài ô tô tải ra các con còn biết những loại xe nào nữa?
Hoạt động 2. Ôn bài hát:
- Có một loại xe như không phải là PTGT đường bộ mà là PTGT đường sắt, đó là xe gì vậy con?
- Xe lửa còn được gọi là gì nữa?
- Có một bài hát nói về người lái tàu, các bạn nhỏ nối đuôi nhau, đó là bài hát gì?
- Của tác giả nào?
- Các con đã thuộc bài hát này chưa?
- Vậy chúng ta cùng hát nha! (2 lần)
- Cho tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Để bài hát hay hơn, sinh động hơn, các con hãy cùng hát và dậm chân đi theo nhịp bài hát này nhé!
Hoạt động 3. Thực hành:
- Cô hướng dẫn trẻ xếp thành một đoàn tàu và thực hiện theo bài hát.
- Cả lớp cùng thực hiện.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân cùng thực hiện.
- Cả lớp thực hiện.
Hoạt động 4. Nghe hát:
- Hát cho cháu nghe bài “Đu quay”.
- Đàm thoại.
- Hát lần 2 kết hợp minh họa.
Hoạt động 5. Trò chơi:
- Cho cháu chơi: Hát to, hát hhỏ
 + Phổ biến luật chơi.
 + Cho cháu chơi.
Hoạt động 6. Kết thúc:
Nhận xét – tuyên dương
Kế hoạch hoạt động ngày
Đề tài: Phát triển ngôn ngữ
Tên hoạt động: Thơ Đèn giao thông
Ngày thực hiện: Thứ Hai, ngày 04 tháng 3 năm 2019
Người thực hiện: Lê Thị Kim Đoan
I. Mục tiêu:
-  Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, qua đó nhớ và hiểu những qui định của đèn giao thông.
- Trẻ có kỹ năng ghi nhớ có chủ định các màu đèn giao thông.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Có ý thức chấp hành quy định đèn giao thông.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa cho bài thơ.
-  Hộp đèn giao thông làm bằng bìa cát tông.
- Băng keo sàn nhà làm ngã tư đường phố.
-  Vòng thể dục để trẻ chơi.
* Tích hợp:
-Âm nhạc: Em đi qua ngã tư đường phố
-Môi trường xung quanh
-Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1. Ổn định giới thiệu:
- Cô cho trẻ hát bài “Đèn xanh, đèn đỏ”
- Đàm thoại:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Các con nhìn thấy các loại đèn giao thông ở đâu? 
- Đi qua ngã tư đường phố các con phải làm gì?
-Giáo dục: Trẻ phải biết đi bộ phải đi trên vỉa hè bên phải và chấp hành một số luật lệ giao thông.
Hoạt động 2. Nội dung:
a. Đọc diễn cảm:
- Cô đọc lần 1: Không tranh
* Trích dẫn và làm rõ ý:
- Ở mỗi ngã ba, ngã tư đường chúng ta đều thấy có một cột đèn với ba màu xanh, vàng, đỏ rất đẹp. Đèn đó không dùng để trang trí mà đó chính là Đèn tín hiệu giao thông.
Đèn xanh đèn đỏ đèn vàng
Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông.
-Ai đi đường, kể cả lái xe hay đi bộ đều phải nhớ nằm lòng ý nghĩa của từng màu đèn. Đèn xanh được phép đi, đèn vàng bật lên thì phải đi chậm lại đến khi đèn đỏ bật thì phải dừng lại ngay vạch chắn. Nếu ai vi phạm rất dễ gây tai nạn giao thông cho những phương tiện khác.
Đi đường bé nhớ nghe không
Đèn đỏ dừng lại kẻo rồi tông nhau.
-Tất cả chúng ta cùng ghi nhớ nhé!
Bé ngoan bé giỏi thuộc làu
Xanh đi, đèn đỏ dừng mau đúng rồi.
+ Bạn nào giỏi đặt tên cho bài thơ giúp cô nè! (mời 2 trẻ đặt tên cho câu truyện).
+ Cô viết tên truyện trẻ vừa đặt lên bảng và cho trẻ đọc.
+ Nhưng bài thơ của cô có tên thật là Đèn giao thông tác giả Mỹ Trang.
+ Cô viết tên bài thơ cho trẻ đọc.
- Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp tranh minh hoạ
* Giải thích từ khó: “thông đường, tông nhau”
* Giảng nội dung: Bài thơ đèn giao thông đã cho các con thấy 3 màu đỏ vàng xanh khi các đèn bật lên là báo hiệu cho các phương tiện giao thông để biết điều khiển xe đi dừng cho phù hợp đảm bảo an toàn giao thông. 
b. Dạy trẻ đọc thơ:
- Dạy trẻ đọc diễn cảm từng câu thơ.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc.
- Cô quan sát, sửa sai cho cháu.
- Cho trẻ đọc đuổi.|
- Cả lớp đọc lại.
c. Đàm thoại:
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì? Tác giả?
- Đèn giao thông có màu gì?
 + Đèn xanh báo hiệu điều gì?
 + Đèn vàng báo hiệu điều gì?
 + Khi đèn đỏ bật lên, các phương tiện giao thông phải làm gì?
 + Bé ngoan bé nhớ điều gì?
à cô chốt lại: Đèn giao thông đã giúp cho các ngã tư đường phố không bị ùn tắc chính vì vậy mọi người phải chấp hành luật giao thông. 
Hoạt động 3. Trò chơi:
* Trò chơi 1: Ngã tư đường phố
- Luật chơi, cách chơi: Trẻ đứng ở 4 góc ngã tư, khi cô bật tín hiệu đèn đỏ, xanh, vàng. Trẻ mô phỏng các phương tiện giao thông và đi theo tín hiệu quy định. Cô bật nhạc hát cùng trẻ và bật đèn tín hiệu với bài “Chúng em chơi giao thông”.
- Trẻ chơi 2 – 3 lần.
* Trò chơi 2: “Làm theo tín hiệu”
Hôm nay cô thấy các con học rất giỏi và ngoan nên cô sẽ thưởng cho lớp mình thêm 1 trò chơi các con có thích không? Đó là trò chơi làm theo tín hiệu.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi: 
- Cô nói: "Ô tô xuất phát", trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu "Bim bim ..." và chạy chậm. Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.
- Cô nói tiếp: "Máy bay cất cánh", trẻ dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng người làm máy bay bay, mỉệng kêu "Ù ù..." và chạy nhanh. Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay. Cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ chậm lại. Cô nói "Máy bay hạ cánh", đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại.
- Cô nói tiếp: "Thuyền ra khơi", trẻ ngồi nhanh xuống, hai tay làm động tác chèo thuyền. Cô nói "Thuyền về bến", đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại và đứng dậy. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chèo thuyền. Đội thua 
sẽ bị phạt nhảy lò cò.
- Trẻ chơi.
Hoạt động 4. Kết thúc:
Nhận xét tuyên dương
Kế hoạch bài dạy
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Tên hoạt động: Vẽ ô tô tải (Mẫu)
Ngày thực hiện: Thứ Ba, ngày 05 tháng 3 năm 2019
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Đào
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Trẻ biết sử dụng những hình học đã học để vẽ thành một chiếc xe ô tô tải.
2. Kỹ năng: 
- Trẻ có kỹ năng cầm bút và sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Có bố cục hợp lý trên trang giấy.
- Có ý sáng tạo cho bức tranh thêm đẹp.
3. Thái độ: 
- Trẻ biết ích lợi của ô tô tải.
- Tích cực tham gia hoạt động cùng cô và bạn.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án
- Tranh mẫu
- Tranh trên máy tính
- Nhạc không lời
- Giấy vẽ, bút chì màu
- Góc trưng bày sản phẩm
* Tích hợp:
- Âm nhạc: Một số bài hát trong chủ đề
- Toán: Hình học
- MTXQ: Trò chuyện về một số loại xe
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1. Ổn định:
- Các con ơi, hôm nay cô muốn đưa các con cùng đi tham quan một bến xe mới mở. Ở đó có rất nhiều loại xe và rất đẹp. Bạn nào muốn đi cùng cô?
- Bến xe ở bên kia đường, vây chúng ta sẽ đi bộ qua nhé!
- Nhưng muốn qua đường thì các con phải làm gì?
- Đúng rồi, phải quan sát xe ở 2 phía và giơ tay xin đường.
- Khi đi các con nhớ đi ngay ngắn, thẳng hàng, không chạy giỡn vì dễ gây tai nạn nghe.
- Chúng ta cùng đi thôi nào? (Hát bài Em qua ngã tư đường phố).
- Tới nơi rồi, giờ chúng ta cùng tham quan từng bãi đổ xe nhé!
- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện về các loại xe có trong tranh.
Hoạt động 2. Quan sát và phân tích tranh:
- Cho trẻ chơi Trời tối, trời sáng. (gắn tranh)
- Các con xem cô có tranh vẽ gì nào?
- Cho trẻ xem tranh và đàm thoại cùng trẻ:
+ Các con có nhận xét gì về bức tran

File đính kèm:

  • docxphat trien tham my_12737710.docx