Giáo án Lớp Lá - Hoạt động vui chơi - Nguyễn Thị Hoàn

1. Kiến thức:

- Trẻ biết về góc chơi theo ý thích của trẻ.

- Trẻ biết tự khởi xướng trò chơi, phân vai chơi, biết thể hiện hành động vai phù hợp

- Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau và các đồ dùng thay thế để tạo ra sản phẩm trong quá trình chơi.

- Trẻ biết quy trình, trình tự hoạt động trong quá trình chơi.

2. Kỹ năng:

- Trẻ thể hiện khả năng khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp tay và mắt, trí tưởng tượng sáng tạo qua các hoạt động.

- Trẻ có kỹ năng giải quyết độc lập, hợp tác, chia sẻ, thảo luận, hoạt động nhóm.

- Trẻ mạnh dạn, tự tin, giao tiếp mạch lạc, có sự giao lưu, liên kết giữa các vai chơi, góc chơi.

 - Trẻ có kỹ năng cắt dưa chuột, sắp xếp đồ ăn nhẹ, thao tác sử dụng các đồ dùng gia đình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Hoạt động vui chơi - Nguyễn Thị Hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON PHÚ DIỄN
	GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC
 Đối tượng: Trẻ MGL ( 5-6 tuổi )
 Số lượng: 30-35 trẻ
 Thời gian: 40-45 phút
 Giáo viên: Nguyễn Thị Hoàn
Bắc Từ Liêm, tháng 12/2018
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết về góc chơi theo ý thích của trẻ.
- Trẻ biết tự khởi xướng trò chơi, phân vai chơi, biết thể hiện hành động vai phù hợp	
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau và các đồ dùng thay thế để tạo ra sản phẩm trong quá trình chơi.
- Trẻ biết quy trình, trình tự hoạt động trong quá trình chơi.
2. Kỹ năng:
- Trẻ thể hiện khả năng khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp tay và mắt, trí tưởng tượng sáng tạo qua các hoạt động.
- Trẻ có kỹ năng giải quyết độc lập, hợp tác, chia sẻ, thảo luận, hoạt động nhóm.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, giao tiếp mạch lạc, có sự giao lưu, liên kết giữa các vai chơi, góc chơi. 
 	- Trẻ có kỹ năng cắt dưa chuột, sắp xếp đồ ăn nhẹ, thao tác sử dụng các đồ dùng gia đình.
3. Thái độ:
- Trẻ biết thực hiện đúng nội quy, quy định của từng góc chơi
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của bản thân qua các vai chơi
- Giáo dục trẻ tính đoàn kết, chia sẻ, hợp tác với bạn trong khi chơi.
- Biết cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm: Trong lớp học
2. Nội dung chơi và đồ chơi theo góc:
TT
Góc chơi
Nội dung chơi
Chuẩn bị đồ dùng
1
Gia đình
(trọng tâm)
Kĩ năng: Sắp xếp đồ ăn nhẹ, bày bàn ăn.
- Bánh mỳ, giò
- Bàn, ghế, khăn chải bàn, đĩa, kẹp.
2
Thực hành cuộc sống
- Kẹp vào vào miệng rổ, sâu vòng, xếp hình sáng tạo, Thả tăm vào lọ
- Chuyển vật: bằng các dụng cụ như: thìa, kẹp, nhíp, đũa, phễu
- Chuyển đồ vật: từ li đặc sang li đặc
- Đóng mở nắp hộp
-  Quét rác
- Rót nước: từ bình ra cốc không có vạch, có vạch
- Chuyển nước: bằng mút
- Đánh bọt xà phòng
- Nhỏ màu
- Bộ tập nghiền
- Ki năng tự phục vụ: đóng mở khóa, đóng mở khuy áo, thắt nơ, cuộn tất, đi tất
- Khay nhựa trắng, rổ, kẹp, hạt vòng, dây sâu vòng, cốc sứ, hột hạt bằng bông, bằng đá, các màu các kích cỡ. 
- Thìa, kẹp, nhíp, đũa, phễu
Các loại hộp có các kích cỡ khác nhau.
- Chổi, hót rác, thùng đựng rác, rác
- Bình nước, cốc thủy tinh, cốc nhựa, mút, bát
Bộ đánh bọt xà phòng, bộ tập nghiền, bộ nhỏ màu.
- Áo có khóa, áo có khuy, dây nơ, tất..
3
Góc lắp ghép
- Lắp, ghép hình sáng tạo
Bộ lắp ghép thông minh, các khối gỗ
4
Tạo hình
- Làm bưu thiếp, làm đồng hồ, làm con ong, làm lọ hoa.
- Màu nước, màu sáp, màu dạ.
- Giấy màu, bìa màu, kéo, hồ dán, nhũ, tăm bông, 
- Các nguyên vật liệu: vỏ hộp sữa chua, que kem, vỏ hộp sữa tươi, sỏi, lá cây, hột hạt.
5
Góc chữ cái
- Bài tập tư duy: kẹp vào chữ còn thiếu, khoanh vào chữ đã học, gạch chân chữ cái đã học trong bài thơ
- Tranh ảnh, từ dưới tranh, chữ cái rời, kẹp gỗ
- Xếp, ghép chữ cái theo tên
- Thẻ tên, thẻ chữ cái
- Ghép nét thành các chữ đã học.
- Nét bằng xốp nhũ, bảng bông gai
- Sờ chữ nhám để nhận biết các chữ cái, đồ chữ nhám
Bộ chữ nhám
6
Góc Toán
- Làm bài tập tư duy: tìm nhóm đồ vật có số lượng là 7, nối số từ 1- 10, nối số với hình phù hợp....
- Xếp khuy áo theo hình các số
- Sắp xếp theo quy tắc
- Tách gộp trong phạm vi 7
- So sánh lớn hơn, nhỏ hơn.
- Sờ số nhám, đồ số nhám
- Bài tập trên giấy A4
- Khuy áo, hình các số có mũi tên chỉ cách xếp
- Lô tô, đồ dùng tự tạo để trẻ tự sáng tạo ra quy tắc sắp xếp, tách gộp trong phạm vi 7.
- Bộ đồ dùng học toán theo montessori
7
Góc sách truyện
- Đọc sách truyện, kể chuyện sáng tạo theo tranh, kể chuyện bằng rối.
Sách truyện, tranh chuyện trẻ tự làm để kể chuyện sáng tạo, rối tay, rối ngón, rối que.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức: (1 – 2 phút )
- Giới thiệu các bác, các cô đến thăm lớp. Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. 
- Hỏi trẻ đến giờ gì rồi? Cô và các con đã chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động góc ngày hôm nay. Các con đã có ý tưởng chơi gì chưa?
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: (35 - 40 phút) 
* Thỏa thuận chơi:
- Cô giới thiệu nội dung góc chơi trọng tâm: Góc gia đình:
+ Bạn nào thích chơi ở góc gia đình?
+ Cô phụ giới thiệu món quà của ban PH lớp tặng: bánh mỳ, giò, hoa quả.
+ Các bạn chơi ở góc gia đình đã có dự định gì? 
(Gợi ý trẻ giúp cùng nhau bày bàn ăn, sắp xếp đồ ăn nhẹ).
-Giới thiệu đồ chơi mới tại góc thực hành kỹ năng cuộc sống
- Đặc biệt tại góc thực hành cuộc sống cô có 1 bộ đồ dùng mới. 
+ Hỏi trẻ cô có đồ dùng gì đây?
 - Cô lấy bộ đồ dùng ở góc thực hành cuộc sống (bộ cắt nạo dưa chuột)
+ Cô làm mẫu cho trẻ xem: cách nạo vỏ dưa chuột và cách cắt dưa chuột. 
+ Cô mời 1 trẻ lên thực hành kĩ năng nạo vỏ dưa chuột, cắt dưa chuột.
+ Hỏi xem những bạn nào thích chơi tại góc này? Sau khi nạo, cắt dưa xong con sẽ dùng làm gì?
Cô gợi ý: trẻ có thể mang về góc gia đình để bày bàn ăn cùng các bạn.
+ Cô cất đồ chơi lên giá, bạn nào muốn chơi sẽ lấy ra chơi khi về góc.
Ngoài ra, tại góc này còn nhiều bộ đồ chơi các con đã biết chơi. Bạn nào thích chơi ở góc thực hành cuộc sống thì sẽ lấy bộ đồ dùng mà mình thích để thực hành.
- Góc lắp, ghép hình sáng tạo:
+ Bạn nào thích chơi ở góc ghép hình sáng tạo?
+ Con thích lắp ghép gì? Con sẽ chọn bộ đồ chơi gì?
- Ngoài góc ghép hình sáng tạo, góc gia đình, góc thực hành cuộc sống hôm nay còn có các góc chơi khác: Góc LQVT, góc chữ cái, góc sách truyện
- Trước khi về các góc chơi, các con chú ý điều gì?
Mỗi góc chơi đều có nội quy riêng, các con cần thực hiện đúng nội quy của các góc.
Cô chúc các con có một buổi chơi thật vui vẻ. Cô mời các con về góc chơi của mình!
* Quá trình chơi: Trẻ chơi theo ý thích và thỏa thuận trong nhóm
- Cô mời lần lượt từng nhóm về góc chơi, quan sát trẻ thỏa thuận, phân vai trước khi chơi và chơi cùng nhau.
- Trong quá trình trẻ chơi cô nhập vai chơi cùng trẻ, bao quát và giúp đỡ trẻ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nhóm chơi, gợi mở thêm nội dung chơi cho trẻ cho thêm phong phú đỡ đơn điệu. Trẻ có thể đổi góc chơi nếu trẻ thích. Cô chú ý giúp đỡ trẻ ở góc có đồ chơi mới, có kỹ năng mới.
+ Cô luôn động viên trẻ để trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình qua các vai chơi và gợi mở để trẻ có sự liên kết giữa các vai chơi. 
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô cùng chia sẻ cảm nhận sau buổi chơi tại góc chơi, gợi mở nội dung cho buổi chơi sau và kết thúc ở từng góc chơi, cho trẻ cất dọn đồ chơi.
3. Kết thúc:
- Cô và trẻ cùng đến góc gia đình để thưởng thức những món ăn các bạn đã làm.
- Trẻ chào khách
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Trẻ thực hành
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nói về những điều cần tuân thủ khi tham gia chơi
- Trẻ tự chọn nhóm, thỏa thuận, phân vai, chọn đồ chơi, chơi theo vai chơi và chơi theo ý thích.
- Trẻ chơi theo ý thích, chơi cùng bạn, tuân thủ nội quy góc chơi
- Trẻ đổi nhóm khi có nhu cầu.
- Chia sẻ cùng cô và bạn 
- Cả lớp cùng quan sát kết quả của góc gia đình và cùng thưởng thức món ăn nhẹ do các bạn làm.

File đính kèm:

  • docHoat dong vui choi_12836373.doc
Giáo Án Liên Quan