Giáo án lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển thẫm mĩ - Đề tài: Vẽ: Vẽ mưa
1.Kiến thức:
-Trẻ biết mưa rơi có nhiều loại mưa khác nhau.
-Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
2.Kĩ năng:
-Củng cố kĩ năng vẽ nét thẳng, nét xiên của trẻ.
-Trẻ nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình (CS 103).
3.Thái độ:
-Giáo dục trẻ biết mặc áo mưa, che dù khi đi mưa, biết tránh mưa khi trời mưa.
-Kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm, biết yêu thích cái đẹp.
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THẪM MĨ Đề tài: VẼ: VẼ MƯA I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Kiến thức: -Trẻ biết mưa rơi có nhiều loại mưa khác nhau. -Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. 2.Kĩ năng: -Củng cố kĩ năng vẽ nét thẳng, nét xiên của trẻ. -Trẻ nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình (CS 103). 3.Thái độ: -Giáo dục trẻ biết mặc áo mưa, che dù khi đi mưa, biết tránh mưa khi trời mưa. -Kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm, biết yêu thích cái đẹp. II.Chuẩn bị -Đồ dùng phương tiện: tranh vẽ mưa, nhạc, giấy vẽ, màu. -Phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành. III.Cách tiến hành 1. Ổn định trò chuyện -Cả lớp hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” cùng cô nhé! -Các bạn vừa hát bài hát có tên là gì? (Cho tôi đi làm mưa với) -Bài hát nói về điều gì? (Em bé muốn làm hạt mưa để giúp ích cho đời). -Mưa có lợi ích gì, bạn nào biết cô mời! (Giúp cây cối tốt tươi, con người mát mẻ). 2. Xem tranh vẽ cảnh mưa, trẻ nêu ý tưởng -Các bạn cùng xem cô có gì nhé! (hình ảnh mưa trên máy chiếu) -Cô cũng có 1 số bức tranh vẽ cảnh mưa các bạn xem có đẹp không nhé! Trẻ xem tranh vẽ cảnh mưa nhỏ: +Đây là tranh gì? Vì sao bạn biết? (Tranh mưa vì có hạt mưa). +Hạt mưa như thế nào? (Hạt mưa ngắn). +Khi chúng ta có việc đi ra ngoài khi trời mưa thì chúng ta phải làm gì? (Chúng ta phải mặc áo mưa hoặc che dù). Mưa nhỏ (mưa phùn) thì hạt mưa nho nhỏ, tí tách rơi nhẹ xuống làm cho môi trường trở nên mát dịu hơn. Khi đi mưa chúng ta phải mặc áo mưa hoặc che dù. Trẻ xem tranh vẽ cảnh mưa to: +Có gì khác với cơn mưa trước? Giọt mưa trong trận mưa to này có gì khác với trận mưa nhỏ? (Hạt mưa dài hơn) +Ngoài mưa ra trong tranh còn có hình ảnh gì? Khi trời mưa to có sấm sét thì chúng ta phải làm gì? Vì sao? (Sấm sét, trời mưa to chúng ta không được ra ngoài). Mưa to có những đám mây trên bầu trời đen kịt, mưa rơi như trút xuống mặt đất. Khi trời mưa to chúng ta không được ra bên ngoài, không được trú mưa dưới những gốc cây to vì dễ bị sét đánh trúng. Trẻ xem tranh vẽ cảnh mưa đá: +Đây là mưa gì? Hạt mưa thì như thế nào? (Mưa đá, mưa có hình viên đá). +Khi có mưa đá chúng ta phải làm sao? (Phải ở trong nhà). Mưa đá có hạt hình tròn, khi gặp mưa đá chúng ta không được ra bên ngoài. -Chúng ta vừa quan sát các bức tranh về mưa, vậy bạn nào cho cô biết trong tranh ngoài mưa ra thì cô còn vẽ gì nữa? Màu sắc như thế nào? (Mây đen, cây, hoa lá, nhà). -Vậy các bạn có biết giọt mưa vẽ như thế nào không? Nếu con vẽ mưa con sẽ vẽ cảnh trời mưa như thế nào? (Trẻ trả lời theo suy nghĩ). -Hôm nay lớp chúng ta cùng làm họa sĩ để vẽ những bức tranh về mưa thật đẹp nhe! 3. Trẻ thực hiện -Lớp hát bài hát “Trời nắng trời mưa” về chỗ ngồi. -Trước khi vẽ các bạn chơi với cô trò chơi “Cua bò” nhé! -Khi ngồi vẽ chúng ta phải ngồi như thế nào? Tay nào cầm bút? Cách cầm bút như thế nào? (Ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, cầm bút bằng tay phải, cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa). -Cho trẻ vẽ, cô quan sát, giúp đỡ trẻ, gợi ý trẻ sáng tạo. -Bạn nào làm xong chúng ta mang sản phẩm lên trưng bày nhé! 4. Trưng bày sản phẩm, nhận xét -Lớp mình rất giỏi đã vẽ những bức tranh về mưa rất đẹp. -Mời cá nhân trẻ nhận xét: con thích bức tranh nào nhất? Vì sao? -Cô nhận xét 1 vài tác phẩm có sáng tạo, bố cục hài hòa, gợi ý những tác phẩm chưa hoàn chỉnh. *Giáo dục: Trời mưa giúp ao hồ, sông suối có nước, cây cối được tươi tốt, những khi gặp trời mưa các bạn phải biết tránh mưa hoặc mặc áo đi mưa nhé! *Kết thúc: cả lớp hát bài hát “Trời nắng trời mưa” rồi trở về góc chơi.
File đính kèm:
- ve mua.docx