Giáo án Lớp Lá - Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ "Khuyên bạn"
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “ Khuyên bạn”, của tác giả “ Nguyễn Thị Sen”.
- Trẻ hiểu rõ nội dung của bài thơ “ Khuyên bạn” ( bài thơ nói về tàu hỏa, khi có tàu chạy không được tới gần, không được ném đất đá, khi thấy có người phá thì phải báo ngay).
- Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ và thể hiện được âm điệu, nhịp điệu khi đọc thơ.
2.Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe và cảm thụ bài thơ.
- Phát triển ngôn ngữ tai nghe cho trẻ, phát âm chuẩn diễn đạt câu chính xác mạch lạc.
- Rèn kỹ năng phản ứng nhanh theo tín hiệu.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Môn: Văn học Đề tài: Thơ “ Khuyên bạn” 9 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ “ Khuyên bạn”, của tác giả “ Nguyễn Thị Sen”. - Trẻ hiểu rõ nội dung của bài thơ “ Khuyên bạn” ( bài thơ nói về tàu hỏa, khi có tàu chạy không được tới gần, không được ném đất đá, khi thấy có người phá thì phải báo ngay). - Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ và thể hiện được âm điệu, nhịp điệu khi đọc thơ. 2.Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng nghe và cảm thụ bài thơ. - Phát triển ngôn ngữ tai nghe cho trẻ, phát âm chuẩn diễn đạt câu chính xác mạch lạc. - Rèn kỹ năng phản ứng nhanh theo tín hiệu. 3.Giáo dục : - Giáo dục trẻ không chơi gần nơi tàu xe chạy, không ném đất đá vào tàu xe dễ gây tai nạn cho mình và người khác. - Trẻ phải chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông. II. Chuẩn bị: 1.Đồ dùng cho cô: - Powerpoint nội dung bài thơ - Giáo án - Tranh thơ chữ to. - Các câu hỏi đàm thoại. - Máy vi tính, nhạc theo chủ đề giao thông. - Đèn tín hiệu giao thông( xanh, đỏ, vàng) 2.Đồ dùng cho trẻ : 3 thẻ tín hiệu đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Gây hứng thú và giới thiệu bài đội hình tự do * Tạo hình huống cô dẫn cả lớp mình đi tham quan Lăng Bác và trò chuyện với trẻ về phương tiện để đi. - Cô và trẻ cùng nhau hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu” cùng nhau lên tàu và trò chuyện với trẻ: - Tàu hỏa chạy ở đâu các con? - Vậy khi thấy tàu lửa chạy các con có được đi gần không? * Giáo dục trẻ: không được chơi gần khu vực đường ray, khi ngồi trên tàu không được thò đầu ra ngoài. - Và hôm nay cô cũng có một bài thơ rất hay muốn nhắc nhở mọi người không được chơi gần đường ray, phải chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông.Đó là bài thơ “ Khuyên bạn” của tác giả “ Nguyễn Thị Sen”. - Và để bài thơ này được các con thể hiện hay hơn bây giờ các con chú ý các con lắng nghe cô đọc trước nhé! 2. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ bài “ Khuyên bạn” - Cô đọc thơ lần 1 kết hợp điệu bộ. + Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? => Chuyển đội hình hát bài “ Bạn ơi có biết không”. - Cô đọc thơ lần 2, sử dụng tranh powerpoint. - Cô tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ nói về bài thơ nói về tàu hỏa, khi có tàu chạy không được tới gần, không được nếm đất đá, khi thấy có người phá thì phải báo ngay và khi tham gia giao thông thì phải chấp hành tốt . - Cô đọc lần 3 + Tranh thơ chữ to - Cô giới thiệu bài thơ trên trang giấy ( dòng đầu là tên bài thơ, các dòng tiếp theo là nội dung bài thơ, dòng cuối cùng của bài thơ là tên tác giả. Cô giới thiệu cách đọc bài thơ chữ to cô đọc kết hợp chỉ vào từng từ mỗi câu thơ). * Trích dẫn làm rõ ý * “Tu tu tai nạn đấy” - Đoạn thơ này muốn nhắc nhở mọi người khi thấy tàu lửa chạy qua thì không được tới gần kẻo tai nạn. * Khổ thơ tiếp theo “Nếu bạn có thấychấp hành cho tốt”. - Đoạn thơ này tác giả muốn nhắc nhở chúng ta khi tàu chạy qua thì hãy tránh xa , không được ném đất đá, thấy người phá thì báo ngay và chấp hành cho tốt luật giao thông. * Giải thích từ khó: tu tu có nghĩa là tiếng còi tàu Xình xịch: sự chuyển động của bánh xe * Dạy trẻ đọc thơ: - Đọc theo nhiều hình thức : Đọc theo tay cô, đọc nối tiếp - Dạy lớp đọc theo cô từng câu - Lớp đọc cùng cô 1 lần. - Lớp đọc thơ theo tranh thơ chữ to 1 lần( Cất tranh chữ to). - Mời từng tổ đọc thơ, tổ nào đọc giỏi được cô và cả lớp khen. - Cho trẻ từng tổ đọc luân phiên, cô chỉ tay về phía tổ nào tổ đó đọc thơ. - Bạn trai đọc, bạn gái đọc. - Nhóm đọc thơ - Cá nhân trẻ đọc thơ. * Cô thấy các con đọc thơ rất là hay, cô sẽ giành tặng cho lớp mình một điều bất ngờ .Trước tiên lớp mình cùng nhau thi trổ tài “ Ai thông minh nhất nhé” * Đàm thoại: + Bài thơ nói về phương tiện giao thông nào? + Tàu hỏa chạy kêu như thế nào? + Khi thấy tàu đang chạy các con phải làm gì? + Tại sao không được ném đất đá vào tàu? + Khi thấy có người phá thì các con phải làm gì? + Khi ngồi trên tàu hỏa các con thò đầu ra ngoài đúng hay sai? Vì sao? - Giáo dục trẻ: Không đến gần nơi tàu xe chạy, không ném đất đá vào tàu, khi ngồi trên tàu không được thò đầu ra ngoài dễ gây ra tai nạn cho mình và khi tham gia giao thông phải chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. 3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Làm theo tín hiệu” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi , luật chơi. - Cách chơi: Cô nói “ Ô tô xuất phát” trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu “ bim bim” và chạy chậm. Khi cô giơ tín hiệu đèn đỏ thì trẻ dừng lại, cô chuyển tín hiệu đèn xanh thì trẻ tiếp tục chạy. Cô nói tiếp “ Máy bay cất cánh” thì trẻ dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng người làm máy bay, miệng kêu “ ù ù” và chạy nhanh. Cô giơ đèn xanh tiếp tục bay, cô chuyển đèn vàng thì chạy chậm. Cô nói “ máy bay hạ cánh” đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại. Tương tự tàu hỏa xuất phát hoặc thuyền ra khơi. Khi trẻ đã nắm được cách chơi cô cho trẻ tự điều khiển. + Luật chơi : Trẻ phải mô phỏng đúng động tác PTGT và dừng lại theo đúng tín hiệu , nếu sai phải ra ngoài 1 lượt chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Kết thúc cho trẻ hát bài “Mời lên tàu lửa”. - Trẻ cùng trò chuyện - Trẻ hát cùng cô - Trên đường sắt - dạ không - Trẻ lắng nghe - Bài thơ Khuyên bạn của Nguyễn Thị Sen - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc. - Cả lớp đọc Tổ đọc Nhóm bạn trai, bạn gái đọc PTGT đường sắt Tu tu xình xịch Phải tránh xa Trẻ trả lời Phải báo ngay với trạm gác Dạ sai, vì dễ xảy ra tai nạn Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ chơi Trẻ hát
File đính kèm:
- lam quen van hoc chu de giao thong lop la_12725445.docx