Giáo án lớp Lá - Tuần III: Phương tiện giao thông đường sắt - Đường hàng không
- Cô ân cần, niềm nở đón trẻ. Trao đổi với phụ huynh mọi vấn đề của trẻ ở trường
- Cô cho trẻ vào lớp. Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc
- Trẻ kể chuyện về những ngày nghỉ ở nhà
- Trò chuyện cùng trẻ về ngày nghỉ cuối tuần đi chơi ở đâu, đi bằng phương tiện gì?
- Trò chuyện về phương tiện giao thông mà bố mẹ đưa trẻ đến trường, các phương tiện giao thông đường thủy
- Chơi theo ý thích
- Cho trẻ tập thể dục theo nhạc bài Trời nắng trời mưa
TUẦN III: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT- ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Thời gian thưc hiện: Từ ngày 18-22/01/2016 Thứ Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Thể dục sáng - Cô ân cần, niềm nở đón trẻ. Trao đổi với phụ huynh mọi vấn đề của trẻ ở trường - Cô cho trẻ vào lớp. Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc - Trẻ kể chuyện về những ngày nghỉ ở nhà - Trò chuyện cùng trẻ về ngày nghỉ cuối tuần đi chơi ở đâu, đi bằng phương tiện gì? - Trò chuyện về phương tiện giao thông mà bố mẹ đưa trẻ đến trường, các phương tiện giao thông đường thủy - Chơi theo ý thích - Cho trẻ tập thể dục theo nhạc bài Trời nắng trời mưa Hoạt động học Môi trường xung quanh: Bé tìm hiểu phương tiện giao thông đường sắt, đường hàng không Thơ: Đèn xanh đèn đỏ ( Tiết 1) Vỗ tay theo nhịp bài hát Đường em đi Mỹ thuật: Vẽ bộ phận còn thiếu của máy bay Thể dục: Hoạt động ngoài trời - Trò chuyện về các phương tiện giao thông và các quy định khi đi phương tiện đó - Trò chơi: Đèn tín hiệu giao thông - Hát các bài hát trong chủ đề - Trò chơi: Vẽ phương tiện giao thông mà bé thích - Quan sát thời tiết - Trò chơi: Mèo đuổi chuột - Tưới nước cho chậu hoa trong sân trườn - Trò chơi: Rồng rắn lên mây - Trò chuyện về các phương tiện giao thông nhà bé có - Trò chơi: Dung dăng dung dẻ Hoạt động góc - Góc phân vai: Chú lái tàu thủy, chú lái ô xe ô tô - Góc xây dựng: Xây đường đi, ô tô, tàu hỏa - Góc nghệ thuật: Dán các loại tranh phương tiện giao thông bé thích - Góc âm nhạc: Hát các bài hát chủ đề giao thông Hoạt động chiều - Trò chuyện về các phương tiện giao thông đưowngf sắt và đường hàng không Ôn thơ: Đèn xanh đèn đỏ Nghe một số bài hát trong chủ đề Quan sát tranh về các phương tiện giao thông quen thuộc Biểu diễn văn nghệ. Phát phiếu bé ngoan HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ 2 ngày 18 tháng 01 năm 2016 Tên bài: Bé tìm hiểu các phương tiện giao thông đương sắt và đường hàng không Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Mục đích - yêu cầu Trẻ biết đường tên phương tiện đi trên đường sắt là tàu hỏa, phương tiện đường hàng không là máy bay Trẻ biết được công dụng của tàu hỏa và máy bay: chở người, chở hàng hóa di chuyển từ nơi này sang nơi khác Trẻ hứng thú với giờ học, biết cách chơi trò chơi Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, nghe hiểu Giao dục trẻ khi đi máy bay hay đi tàu hỏa phải ngồi đúng ghế của mình, giữ trật tự, không chạy nhảy linh tinh, tránh làm ảnh hưởng tới người khác II Chuẩn bị Tranh tàu hỏa, máy bay Nhạc bài hát Anh phi công ơi III Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Bé nghe bài Anh phi công ơi Cô có một bài hát rất hay muốn chia sẻ cùng các con, các con có muốn nghe không? Vậy hãy cùng đứng lên nghe và nhún nhẩy theo bài hát Anh phi công ơi! Các con vừa được nghe bài hát gì? Anh phi công điều khiển cái gì? Máy bay là phương tiện giao thông đường gì? Hoạt động 2: Bé tìm hiểu tàu hỏa và máy bay Cô có bức tranh vẽ gì đây các con? Máy bay bay ở đâu? Máy bay là phương tiện giao thông đường gì? Máy bay dùng để làm gì? Sau này có bạn nào muốn lớn lên trở thành người lái máy bay không? Còn bức tranh này vẽ gì đây các bạn? Tàu hỏa là phương tiện giao thông đường gì? Tàu hỏa dùng để làm gì? Muốn được đi máy bay và tàu hỏa chúng mình phải làm gì? Khi đi máy bay và tàu hỏa có được nô nghịch không? Máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không, tàu hỏa là phương tiện giao thông đường sắt. Nếu bạn nào đi máy bay và tàu hỏa hay bị say thì trước khi lên tàu, lên máy bay 30p có thể uống thuốc chống say tàu xe, Nhớ là không được nô nghịch để tránh làm ảnh hưởng tới người khác Hoạt động 3: Trò chơi Đèn tín hiệu Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2 lần Có ạ Trẻ nhún nhẩy theo bài hát Trer trả lời Máy bay Trên trời Trở hàng hóa Trẻ trả lời Tàu hỏa Trẻ trả lời Không ạ Trẻ chơi Thứ 3 ngày 19 tháng 01 năm 2016 Tên bài: Bé học thơ Đèn xanh đèn đỏ ( Tiết 1) Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ I Mục đích - yêu cầu - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả - Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ - Trẻ biết được khi tham gia giao thông đường bộ thấy đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh thì mới được đi - Trẻ biết được sự quan trọng của việc tuân thủ luật lệ an toàn giao thông: Đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông cùng mình - Rèn cho trẻ kĩ năng đọc thơ truyền cảm II Chuẩn bị - Tranh đèn tín hiệu giao thông - Tranh minh họa cho bài thơ III Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Bé nào thông minh Mắt đỏ, vàng, xanh Đêm ngày đứng canh Ngã tư đường phố Mắt đỏ báo dừng Mắt xanh báo đi Vàng chờ tí nhé Đố bé đèn gì? Hoạt động 2: Bé học thơ “ Đèn xanh đèn đỏ” -Có một bài thơ rất hay nói về cây đèn tín hiệu giao thông. Đó là bài thơ Đèn xanh đèn đỏ. Các con có muốn biết nội dung bài thơ như thế nào không? - Vậy thì các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ Đèn đỏ đèn xanh + Cô đọc bài thơ lần 1 kết hợp điệu bộ cử chỉ - Cô vừa đọc bài thơ gì? Tác giả + Cô đọc bài thơ lần 2 kết hợp tranh minh họa - Bài thơ nói về điều gì? - Bài thơ nói về một nhóm bạn nhỏ dẫn nhau đi chơi rất vui vẻ. - Khi thấy đèn đỏ các bạn đã làm gì? - Khi thấy đèn gì các bạn nhỏ mới đi tiếp? - Nếu thấy đèn đỏ mà vẫn cố tình đi thì có chuyện gì sẽ sảy ra? - Gỉa sử các con đi trên xe cùng bố mẹ, thấy đèn đỏ mà bố mẹ vẫn tiếp tục đi thì con sẽ làm gì? - Qua bài thơ nhắc nhở chúng ta điều gì? => Bài thơ đã nhắc nhở tất cả chúng ta phải tuân thủ luật lệ giao thông đường bộ: khi thấy đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh mới được đi tiếp. Nếu vi pham luật lệ giao thông sẽ bị các chú cảnh sát giao thông phạt, và có thể sẽ gây ra tai nạn giao thông làm ảnh hưởng tới tính mạng của mình và những người tham gia giao thông cùng mình. Vì vậy tất cả chúng ta phải tuân thủ luật lệ giao thông + Cô cho cả lớp đọc 3 lần + Nhóm đọc : 3 nhóm đọc + Tổ đọc : 2 tổ đọc + Cá nhân đọc: 4 cá nhân đọc - Hôm nay cô đã dạy bài thơ gì? Tác giả Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh hơn” + Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2 lần - Cách chơi: Cô chia cả lớp thành 2 đội. Ở trong rổ phía trước cô để rất nhiều đồ chơi. Nhiệm vụ của hai đội là lần lượt từng bạn của 2 đội sẽ chạy lên lấy 1 đồ chơi phương tiện giao thông đường bộ về. - Luật chơi: Khi tiếng nhạc bắt đầu thì hai độibắt đầu chơi. Khi tiếng nhạc kết thúc thì hai đội phải dừng chơi. Đội nào mang về được nhiều đồ chơi phương tiện giao thông đường bộ nhất thì đội đó giành chiến thắng Trẻ trả lời Có ạ Vâng ạ Trẻ trả lời Trẻ trả lời Dừng lại Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ đọc Trẻ trả lời - Trẻ chơi Thứ 4 ngày 20 tháng 01 năm 2016 Tên bài: Vỗ tay theo nhịp bài hát Đường em đi Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ I Mục đích - yêu cầu - Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát - Trẻ biết hát và kết hợp tay chân vận động theo nhịp bài hát Đường em đi, cảm nhận được giai điệu bài hát - Trẻ có kĩ năng hát và vỗ tay theo nhịp bài hát - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động - Rèn cho trẻ cách vỗ tay theo nhịp bài hát - Giáo dục trẻ tuân thủ luật lệ giao thông II Chuẩn bị - Nhạc bài hát Em đi qua ngã tư đường phố - Mỗi trẻ một cái sắc sô hoặc phách III Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú -Cô cho trẻ nghe giai điệu và nhún nhảy theo nhạc bài hát Em đi qua ngã tư đường phố - Các con vừa nghe giai điệu bài hát gì? Hoạt động 2: Bé vỗ tay theo nhịp bài hát Đường em đi + Cô cho cả lớp hát một lần - Để bài hát hay hơn, sinh động hơn các con sẽ làm gì? - Các bạn đã đưa ra những ý tưởng rất hay. Còn ý tưởng của cô là chúng ta sẽ vỗ tay theo nhịp bài hát. Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau học cách vỗ tay theo nhịp bài hát Em đi qua ngã tư đường phố nhé! + Cô thực hiện vận động lần một + Cô cho trẻ thực hiện cùng cô 1 lần ( chú ý sửa sai cho trẻ ) + Cho trẻ hát và vỗ tay theo nhịp theo đội hình vòng tròn + Cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp theo đội hình 2 vòng tròn + Mời nhóm các bạn nam, nhóm các bạn nữ hát và vỗ tay theo nhịp - Các con ạ! Khi đi trên đường để đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông trên đường cùng mình thì các con nhớ phải tuân thủ luật lệ giao thông, các con nhớ chưa nào! Hoạt động 3: Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố - Có một bài hát cũng nhắc nhở chúng mình phải tuân thủ luật lệ giao thông. Đó là bài hát đường em đi. Các con hãy lắng nghe cô hát bài hát đó nào! + Cô hát lần 1 cho trẻ nghe - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? + Cô hát lần 2 - Bài hát nhắc nhở chúng ta điều gì? - Khi đi trên đường chúng ta phải đi về phía tay nào? - Nếu đi về phía tay trái thì sẽ thế nào? Hoạt động 4: Trò chơi “ Nghe nhạc đoán tên bài hát” + Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2 lần Trẻ trả lời Trẻ trả lời Vâng ạ Trẻ hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát Vâng ạ Vâng ạ Đường em đi Trẻ trả lời Trẻ trả lời - Trẻ trả lời Thứ 5 ngày 21 tháng 01 năm 2016 Tên bài: Vẽ bộ phận còn thiếu của máy bay Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ I Mục đích - yêu cầu Trẻ biết các bộ phận của máy bay Biết công dụng của máy bay Trẻ tìm ra được bộ phận còn thiếu của máy bay, biết cách vẽ bộ phận đó Rèn cho trẻ kĩ năng cầm bút và tô màu Giáo dục trẻ các quy tắc an toàn khi đi máy bay: Phải ngồi đúng chỗ của mình, không chạy nhảy nô nhịch trên máy bay II Chuẩn bị Tranh máy bay còn thiếu 1 cánh Nhạc bài hát Anh phi công ơi III Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Bé nào thông minh? Đố các con biết phương tiện gì bay trên bầu trời? Ai là người lái máy bay? Có 1 bài hát nói về một bài hát nói về 1 bạn nhỏ ước mơ lớn lên trở thành anh phi công. Đó là bài hát Anh phi công ơi! Các con hãy cùng cô đứng lên nhún nhẩy theo bài hát nào! Hoạt động 2: Bé vẽ bộ phận còn thiếu của máy bay + Cho trẻ quan sát tranh máy bay Cô có bức tranh vẽ gì đây các con? Bạn nào giỏi kể tên các bộ phận của máy bay cho cô nào? Đố bạn nào biết bức tranh của cô có gì đặc biệt? Nếu bây giờ vẽ thêm cánh của máy bay thì con sẽ vẽ cánh máy bay hình gì? Các con hãy chú ý xem cô vẽ mẫu: Cô cấm bút bằng tay phải, vẽ một hình elip có độ to phù hợp vào phần cánh máy bay còn thiếu Bây giờ tới lượt các con trổ tài rồi. Cô sẽ phát cho mỗi bạn 1 bức tranh máy bay còn thiếu cánh. Các con hãy vẽ phần cánh còn thiếu như cô hướng dẫn. Sau khi vẽ xong các con hãy tô màu cho bức tranh thật đẹp nhé + Cô cho trẻ thực hành. Trong lúc trẻ vẽ và tô màu cô quan sát, hướng dẫn nhưng trẻ chưa biết vẽ + Trẻ vẽ xong cô cùng trẻ trưng bày sản phẩm, nhận xét bài vẽ của mình, của bạn Hoạt động 3: Trò chơi Ai nhanh hơn + Cách chơi: Cô chia cả lớp thành 2 đội. Nhiệm vụ của 2 đội là lần lượt từng bạn của 2 đội sẽ vượt qua các chướng ngại vật chạy thật nhanh về đích. + Luật chơi: Đội nào về hết trước thì đội đó thắng cuộc Cô cho trẻ chơi 3 lần Máy bay Chú phi công Vâng ạ Máy bay Bị thiếu 1 cánh Trẻ quan sát Trẻ thực hành Trẻ chơi Thứ 6 ngày 05 tháng 02 năm 2016 Tên bài: Đi trên ghế thể dục Lĩnh vực: Phát thể chất I Mục đích- yêu cầu : - Trẻ biết đi trên ghế thể dục - Rèn cho trẻ kĩ năng giữ thăng bằng khi đi trên ghế thể dục - Phát triển cơ chân, cơ đùi và khả năng định hướng trong không gian - Rèn luyện các tố chất thể lực nhanh nhẹn, khéo léo - Giáo dục trẻ tự tin mạnh dạn trên giờ học. II. Chuẩn bị: Băng nhạc, trống, lắc 2 ghế thể dục Phòng tập sạch sẽ, thoáng mát III Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ A.Khởi động - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi kiễng chân -> đi thường -> đi gót chân -> đi thường -> đi khom lưng -> đi dậm chân -> chạy chậm -> chạy nhanh -> nhanh hơn -> về đội hình hàng dọc -> hàng ngang tập BTPTC B. Trọng động 1. Bài tập phát triển chung * Tay 1: Hai tay đưa ra trước lên cao - TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi đầu không cúi - N1: Bước chân trái sang ngang một bước đồng thời đưa hai tay ra trước lòng bàn tay sấp - N2: Đưa hai tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau - N3: như N1 - N4: Về TTCB Sau đó đổi chân bước chân phải sang một bước thực hiện như trên Cô cho trẻ thực hiện 4l x 4n * Chân 1: Ngồi xổm đứng lên ngồi xuống liên tục - TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi đầu không cúi - N1: kiễng gót chân tay đưa cao lòng bàn tay hướng vào nhau - N2: ngồi xổm tay thả xuôi - N3: như N1 - N4: về TTCB Cô cho trẻ thực hiện 4l x 4n * Bụng 1: đứng quay thân sang 900 - TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi - N1: bước chân trái sang ngang một bước, tay chống hông - N2: quay người sang trái 900 tay chống hông - N3: như N1 - N4: về TTCB Sau đổi quay người sang phải Cô cho trẻ thực hiện 4l x 4n * Bật 3: bật tách khép chân - TTCB:đứng khép chân, tay thả xuôi - N1: bật tách hai chân sang hai bên - N2: bật khép chân về TTCB - N3 : như N1 - N4: về TTCB Cô cho trẻ thực hiện 4l x 4n 2. Vận động cơ bản - Hôm nay là sinh nhật bạn thỏ. Bạn thỏ đã gửi thư mời cả lớp chúng ta tới dự sinh nhật bạn thỏ. Các con có muốn tới dự sinh nhật bạn thỏ không? - Đường đến nhà bạn thỏ rất khó đi. Chúng mình phải đi qua 1 cây cầu. Phải đi thật cẩn thận tránh ngã xuống nước không thì sẽ bị cá sấu ăn thịt. + Cô hướng dẫn cách đi: Cô đứng trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh đi, cô nhanh chóng đi đến bên cầu, bước chân lên cầu. khi đi trên cầu mắt cô nhìn thẳng, không cúi, đứng thẳng người, bước từng bước về phía trước. Cô đi với tốc đọ vừa phải, tránh đi nhanh quá dễ bị ngã - Cô cho lần lượt 2 bạn đi 1 lần ( Mỗi bạn 1 ghế ) - Hôm nay cô đã dạy các con bài gì? - Bạn nào giỏi đi cho cô và các bạn cùng xem nào? C. Trò chơi vân động Mang quà cho bạn thỏ - Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi trong 3 lần D. Hồi tỉnh - Cho trẻ đi lại tự do hít thở nhẹ nhàng - Trẻ thực hiện - Trẻ tập Trẻ tập - Trẻ tập - Trẻ tập - Trẻ tập Có ạ Trẻ quan sát Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện - Trẻ đi lại nhẹ nhàng
File đính kèm:
- phuong_tien_giao_thong_duong_satduong_hang_khong.docx