Giáo án Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Cái bát, cái thìa - Nguyễn Thị Minh Thực

1.Kiến thức

- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm đặc trưng của một số đồ dùng để ăn (bát, thìa) về hình dáng, chất liệu, công dụng, cách sử dụng.

- Biết sự đa dạng, phong phú của các loại đồ dùng để ăn.

2.Kỹ năng

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tập phát âm rõ , rành mạch: Cái bát, cái thìa, miệng bát, lòng bát, cán thìa .

- Phát triển khả năng ghi nhớ , quan sát , nhận biết cho trẻ

3.Thái độ

-Trẻ chú ý nghe cô nói

-Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động

-Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi

- Cách cầm thìa và giữ bát khi ăn

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 10889 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Cái bát, cái thìa - Nguyễn Thị Minh Thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT 
 Đề tài : Cái bát - cái thìa
 Đối tượng : 24 - 36 tháng
 Số lượng : 12 trẻ
 Thời gian : 12 -15 phút
 Người dạy : Nguyễn Thị Minh Thực
I.Mục đích – Yêu cầu
1.Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm đặc trưng của một số đồ dùng để ăn (bát, thìa) về hình dáng, chất liệu, công dụng, cách sử dụng. 
- Biết sự đa dạng, phong phú của các loại đồ dùng để ăn.
2.Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tập phát âm rõ , rành mạch: Cái bát, cái thìa, miệng bát, lòng bát, cán thìa.
- Phát triển khả năng ghi nhớ , quan sát , nhận biết cho trẻ
3.Thái độ 
-Trẻ chú ý nghe cô nói 
-Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động
-Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi
- Cách cầm thìa và giữ bát khi ăn
II. Chuẩn bị
1 . Địa điểm - đội hình
- Địa điểm : Trong lớp học sạch sẽ , thoáng mát
- Đội hình : Trẻ ngồi theo hình chữ U
2 . Đồ dùng :
* Đồ dùng của cô : 
- Các loại cốc, thìa bằng inox, nhựa, thủy tinh 
- Giáo án điện tử
- 2 ngôi nhà
* Đồ dùng của trẻ :
- Mỗi trẻ một khay đựng 1 cái bát , cái thìa bằng inoc
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ôn định tổ chức: 
- Cô và trẻ chơi Dung dăng dung dẻ 
+ Cô giới thiệu và cho trẻ xem video 
2. Phương pháp hình thức tổ chức : 
Hoạt động 1: Nhận biết tập nói “Cái bát, cái thìa”
+ Cái bát:
- Cô có gì đây ? - Cái bát (Cả lớp mình cùng nói to “cái bát”)
- Cái bát dùng để làm gì? 
- Cô chỉ vào miệng bát và cho trẻ nói “miệng bát”
- Cô mời trẻ lên chỉ và nói “miệng bát”
- Cô cho cả lớp nhắc lại “miệng bát”
- Cô giới thiệu thành bát, cô mời trẻ lên chỉ thành bát 
- Cô giới thiệu cho trẻ biết bên trong gọi là lòng bát
- Cái bát này được làm bằng gì?
+ Cái bát này được làm bằng inox đấy, ngoài ra còn có bát được làm bằng nhựa, bằng sứ nữa.
+ Cô chốt: Đây là cái bát, là đồ dùng để ăn, dùng để đựng cơm.
- Cho trẻ phát âm lại: Cái bát.
- Chơi trò chơi: Trời tối 
- Để xúc được cơm phải có cái gì?
+ Cái thìa:
- Cô có gì đây?
- Cô chỉ vào cán thìa và hỏi trẻ. Đây là phần gì của thìa?
+ Đây là lòng thìa để đựng cơm, còn đây là cán thìa để chúng mình cầm đấy.
- Cả lớp đọc, cá nhân đọc: Cán thìa.
- Thìa dùng để làm gì?
- Cô đố chúng mình biết cái thìa này được làm bằng gì?
+ Cái thìa này được làm bằng làm bằng inox.
- Khi xúc cơm các con sẽ cầm thìa bằng tay nào nhỉ? Các con giơ tay cầm thìa lên nào.
- Chúng mình làm động tác mô phỏng xúc cơm nào.
+ Đây là cái thìa, là đồ dùng để ăn dùng để xúc cơm và thức ăn và nó được làm bằng inox đấy.
- Cả lớp đọc: Cái thìa.
- Các con vừa được trò chuyện với cái gì?
- Cái bát và cái thìa dùng để làm gì? 
+ Giáo dục: Bát, thìa là những đồ dùng để ăn khi ăn cơm cần có bát để đựng, thìa để xúc cơm và thức ăn. Vì vậy khi ăn chúng tôi cần phải có cả bát và thìa đấy bạn bát và bạn thìa ạ. 
- Bát thìa nói: Ôi cám ơn cô giáo thông thái và các bé lớp D1 nhé. Vậy các bé khi ăn nhớ 1 tay giữ bát và 1 tay cầm thìa và xúc nhẹ nhàng để không làm rơi cơm ra ngoài đấy chúng mình phải ăn nhanh , ăn hết suất để cơ thể chúng mình khỏe mạnh.
* Hoạt động 2: Mở rộng
 Ngoài cái bát, thìa mà chúng mình vừa nhận biết còn có rất nhiều đồ dùng để ăn nữa đấy. Chúng mình cùng xem đó là những đồ dùng gì nhé.
- Cho trẻ xem hình ảnh: bát, thìa, xoong, nồi 
Hoạt động 3 .Cô cho trẻ chơi trò chơi
Trò chơi 1 “Thi xem ai nhanh”
- Cô giới thiệu cách chơi cho trẻ : Cô nói tìm đồ dùng nào thì các con hãy tìm nhanh , giơ lên và nói to tên đồ dùng đó
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1, 2 lần.
Trò chơi 2 : Tìm nhà 
- Cô giới thiệu cách chơi cho trẻ : Có 2 ngôi nhà – ngôi nhà có cửa sổ hình cái thìa và ngôi nhà có cửa sổ hình cái bát . khi cô nói tìm nhà- tìm nhà bạn nào trên tay cầm cái thìa thì về nhà có hình cái thìa bạn nào trên tay cầm cái bát về nhà có hình cái bát
3.Kết thúc 
- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ 
- Trẻ chơi cùng cô 
- Trẻ xem và trả lời cô 
- Trẻ trả lời 
- Mỗi câu hỏi cô gọi 2,3 bạn trả lời
- Trẻ lên chỉ và nói “miệng bát”
-Trẻ lên chỉ và nói “thành bát”
- Trẻ lên chỉ và nói “chôn bát”
- Trẻ chơi 
- Trẻ trả lời
Trẻ giơ tay cầm thìa lên và làm động tác cùng cô
- Cái bát, cái thìa.
- Đi ngủ
- Ò ó o o
- Trẻ nói
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi 2 lần
-Trẻ nhận biết và gọi đúng tên : Cái bát, cái thìaCái gì đây? Miệng bát có dạng hình gì?
- Phía trong được gọi là gì? Lòng bát như thế nào? (lòng bát sâu).
- Tại sao bát đặt được trên mặt bàn? (nhờ có đế bát). Đâu là đế bát? Ngoài tác dụng giúp chiếc bát đứng vững trên bàn, đế bát còn có tác dụng nào khác?

File đính kèm:

  • docNBTN cai bat cai thia_12834616.doc
Giáo Án Liên Quan