Giáo án Lớp Nhà trẻ - Hoạt động góc - Vũ Thị Thắm
I. Mục đích - yêu cầu
* Kiến thức
- Trẻ biết tên các góc chơi, nhóm chơi: Góc bế em, Góc kể chuyện, Góc HĐVĐV, Góc vận động, Góc tạo hình, Góc thực hành cuộc sống.
- Trẻ nhận biết màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
* Kỹ năng:
- Rèn các kỹ năng: Xếp cạnh, xếp chồng, xâu vòng, di màu một số loại quả, con vật, đóng mở sách, dán cúc áo
- Trẻ giao tiếp với nhau bằng câu đơn giản. Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng đúng nơi qui định sau khi giờ chơi kết thúc
* Thái độ
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
- Trẻ nói nhỏ, nhường bạn, biết đoàn kết với nhau.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN BẮC TỪ LIÊM TRƯỜNG MẦM NON TÂY TỰU ------&------ HOẠT ĐỘNG GÓC Lứa tuổi : Nhà trẻ 24-36 tháng - Lớp D3 Thời gian : 25 - 30 phút Số trẻ : Cả lớp GV thực hiện: Vũ Thị Thắm Lê Thị Phượng Lê Thị Trà Chu Thị Chiến Ngày dạy: Năm học 2018 - 2019 I. Mục đích - yêu cầu * Kiến thức - Trẻ biết tên các góc chơi, nhóm chơi: Góc bế em, Góc kể chuyện, Góc HĐVĐV, Góc vận động, Góc tạo hình, Góc thực hành cuộc sống. - Trẻ nhận biết màu xanh, màu đỏ, màu vàng. * Kỹ năng: - Rèn các kỹ năng: Xếp cạnh, xếp chồng, xâu vòng, di màu một số loại quả, con vật, đóng mở sách, dán cúc áo - Trẻ giao tiếp với nhau bằng câu đơn giản. Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng đúng nơi qui định sau khi giờ chơi kết thúc * Thái độ - Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. - Trẻ nói nhỏ, nhường bạn, biết đoàn kết với nhau. II. Chuẩn bị 1. Địa điểm: Tại lớp học. 2. Nội dung chơi và đồ chơi theo góc STT Góc chơi Nội dung chơi Đồ dùng 1 Góc hoạt động với đồ vật - Thả hình. - Xe hình- các khối hình bằng gỗ. - Xếp bàn ghế. - Khối hình chữ nhật, hình vuông. - Đối chiếu. - Củ, quả, hoa, con vật bằng vải (cà rốt, cá heo, trứng rán). - Đồ chơi bằng nhựa (Xanh- đỏ- vàng). - Phân loại màu. - Qủa bóng màu bằng nhựa, xốp. - Xâu vòng(hoa, hột hạt, quần áo). - Hạt vòng, hình hoa, hình con vật (Xanh- đỏ- vàng). 2 Góc bế em - Nấu ăn, tập thái - Bộ đồ nấu ăn và bộ đồ thái. - Cho em ăn, tập cầm thìa. - Bát, thìa, dĩa, đũa, khăn lau miệng, cốc uống nước. - Ru em ngủ - Giường, chăn, gối, búp bê. 3 Góc tạo hình - Tô màu quả - Tranh, sáp màu, hộp quà, hoa... - Dán quả và lá - Tranh, Quả, lá, khuy, hồ, khăn lau tay. - Ghép tranh theo mẫu - Tranh mẫu hình con vật, hình dạng 4 Góc xem tranh - Xem sách, kể chuyện theo tranh. - Sách về đồ dùng, đồ chơi về con vật. - Ôn các bài thơ, câu chuyện. - Sách, hình ảnh, tranh có hình ảnh thế hiện nội dung bài thơ, câu chuyện. 5 Góc vận động - Lồng hộp. - Các khối hộp lồng. - Kéo xe, kéo các con vật. - Con châu chấu, Chim bồ câu, ô tô. - Bập bênh - Bập bênh . III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Cô tổ chức cho trẻ xúm xít. - Chơi trò chơi: Trốn cô 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * Thỏa thuận chơi: Quan sát và đàm thoại - Hôm nay lớp mình rất là vinh dự được đón các bác, các cô vào thăm lớp mình mà lại mang tặng lớp mình một món quà nhân ngày sinh nhật bạn búp bê. +Các con có muốn biết món quà đó là gì không? nào cô con mình cùng mở ra xem đó là gì nhé ! + À bánh ga tô. Các con sẽ làm gì với em chiếc bánh ga tô? + Các con thấy chiếc bánh như thế nào? + Còn thiếu những bộ phận nào? + - Cô Phượng : “ Khi em đói các con sẽ phải làm gì?” - Cô nhắc trẻ: Lát nữa khi chơi ở góc bế em, các con cho em uống sữa, xúc cho em ăn và nhớ lau miệng cho em nhé. - Cô giới thiệu cho trẻ các góc hôm nay chơi: + Lớp mình có những góc chơi nào? (Cô chỉ về các góc chơi cho trẻ). + Cô giới thiệu các góc chơi: Góc vận động, góc hoạt động với đồ vật, góc xem tranhcác con sẽ được về các góc chơi mà các con thích. + Khi chơi chúng mình không được tranh giành đồ chơi của bạn, chơi ngoan, nói nhỏ đủ nghe. Khi nào cần tới sự giúp đỡ của cô thì gọi cô nhé! - Cô cho trẻ về các góc chơi mà trẻ thích. * Qúa trình chơi - Cô bật nhạc nhẹ nhàng, vừa nghe. - Cô bao quát theo dõi quá trình chơi của trẻ, kịp thời bổ sung đồ chơi thỏa mãn nhu cầu chơi ở các góc. Cô có thể gợi ý khéo léo để trẻ có thêm các thao tác chơi. Trong khi trẻ chơi cô gợi hỏi để trẻ trả lời. Nếu trẻ chơi ở các góc không có hứng thú thì cô có thể gợi ý trẻ chuyển sang nhóm chơi khác để trẻ hứng thú hơn. Cô quan sát phát hiện tình huống và xử lý kịp thời để duy trì hứng thú chơi, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ. * Nhận xét sau khi chơi - Cô nhận xét theo từng nhóm chơi. - Cô khen và động viên trẻ ở các góc chơi khác. - Cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định. 3.Kết thúc - Cô cùng trẻ hát bài "Tay thơm tay ngoan". - Trẻ chơi trò chơi cùng cô - Trẻ trả lời. - Trẻ chú ý nghe cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ về các góc chơi. -Trẻ chơi. -Trẻ lắng nghe cô. -Trẻ cất đồ chơi. -Trẻ hát cùng cô. Tây Tựu ngày 23 tháng10 năm 2018 Người thực hiện Lê Thị Phượng
File đính kèm:
- HDG_12834610.doc