Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 1: Trường mầm non - Chủ đề nhánh 1: Trường mầm non Sì Lớ Lâu của bé - Vàng Thị Phượng

- Cô và trẻ cùng chơi “Dung dăng dung dẻ”.

- Các con ơi! Ai đã dạy chúng mình chơi trò chơi này nhỉ?

=> Đúng rồi cô dạy các con chơi trò chơi, dạy đọc thơ, kể chuyện, Nào chúng mình cùng đến trường với cô nào?

- Cô con mình đến trường rồi, ở trường Mầm non thật vui, các con hãy kể về trường Mầm non của chúng mình nào. (2 - 3 trẻ kể).

- Các con nhìn xem đây là trường gì nhỉ?

- Cho cả lớp, cá nhân nhắc lại : Trường mầm non.

 

doc96 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3691 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 1: Trường mầm non - Chủ đề nhánh 1: Trường mầm non Sì Lớ Lâu của bé - Vàng Thị Phượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG MẦM NON
(Thực hiện trong 3 tuần từ 09/9-> 27/9/2013)
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TRƯỜNG MẦM NON SÌ LỞ LẦU CỦA BÉ
(Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ 09 - 13/ 9/ 2013)
Thứ hai ngày 09 tháng 9 năm 2013
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
BÀI DẠY: TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ TRƯỜNG MẦM NON
 NGHE HÁT: ĐI HỌC 
TRÒ CHƠI: TAI AI TINH.
I. MUC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
 - Trẻ hát đúng giai điệu của bài hát thể hiện niềm vui khi đến trường.
 - Trẻ hiểu được từ tiếng Việt: "Trường mầm non,đi học".
 - Trẻ chăm chú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng ca hát và cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
3. Giáo dục:
 - Trẻ yêu mến trường mầm non.
II. CHUẨN BỊ.
 - Xắc xô, phách tre.
 - Mũ âm nhạc
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô và trẻ cùng chơi “Dung dăng dung dẻ”.
- Các con ơi! Ai đã dạy chúng mình chơi trò chơi này nhỉ?
=> Đúng rồi cô dạy các con chơi trò chơi, dạy đọc thơ, kể chuyện,… Nào chúng mình cùng đến trường với cô nào?
- Cô con mình đến trường rồi, ở trường Mầm non thật vui, các con hãy kể về trường Mầm non của chúng mình nào. (2 - 3 trẻ kể).
- Các con nhìn xem đây là trường gì nhỉ?
- Cho cả lớp, cá nhân nhắc lại : Trường mầm non.
2.Hoạt động 2: Dạy hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”. 
(Sáng tác Phạm Tuyên)
 - Cô thấy bạn nào đến lớp cũng rất ngoan rất yêu trường lớp của mình .Nào cô con mình cùng hát thật hay bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” do chú Phạm Tuyên sáng tác để chào đón một năm học mới nhé.
- Cho cả lớp hát hai lần.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Cô chú ý nghe sửa sai cho trẻ.
- Ngày hội đến trường chúng mình ai cũng được mặc quần áo đẹp, được những người thân yêu đưa tới trường, trong niềm vui ấy chúng mình cùng hòa nhịp thành điệu nhạc thật hay qua ca khúc “Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
- Cho cả lớp hát, vỗ tay theo nhip 2 lần.
- Cho trẻ vỗ theo nhịp với dụng cụ âm nhạc.
+ Cho cả lớp vận động.
+ Cho tổ thực hiện .
+ Cho nhóm, cá nhân thực hiện. (2 - 3 cá nhân) (Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ).
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Cho cả lớp nhắc lại ( Trường mầm non )2-3 lần.
- Cho cá nhân trẻ nhắc 4-5 trẻ
3.Hoạt động 3: Nghe hát “Đi học”.
(Nhạc: Bùi Đình Thảo, Lời Bùi Đình Thảo- Minh Chính)
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
+ Lần 1: Hát thể hiện cả cử chỉ, điệu bộ.
+ Lần 2: Cô hát kết hợp múa khuyến kích trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Cho cả lớp hát 1 lần.
- các con vừa hưởng ứng cùng cô bài hát gì?
( lớp nhắc 2-3 lần,cá nhân trẻ nhắc 2-3 trẻ)
4. Hoạt động 4: Trò chơi “Tai ai tinh”.
- Cô giới thiệu trò chơi 
- Cô phổ biến: Cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô bao quát, động viên trẻ chơi. Hỏi lại tên trò chơi.
5.Kết thúc: Trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” và đi ra chơi. 
- Chơi 1 lần.
- Cô giáo ạ.
- Trẻ hát “Cháu đi mẫu giáo” về chỗ ngồi.
- Trẻ kể về tên, địa chỉ, của trường…
- Trường mầm non
- Lớp,cá nhân trẻ nhắc lại.
- Trẻ chú ý nghe.
- Lớp hát hai lần.
- Tổ,nhóm,cá nhân trẻ hát.
- Trẻ hát vỗ tay.
- Trẻ hát vân động.
- Lớp,tổ thực hiện.
- “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Trường mầm non
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ chăm chú nghe cô hát và hưởng ứng cô.
- Trẻ hát cùng cô 1 lần.
- Đi học
- Lớp,cá nhân trẻ nhắc 2-3 lần.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ hát và ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 QUAN SÁT: LỚP MẪU GIÁO LỚN
TRÒ CHƠI: TÌM BẠN THÂN
CHƠI TỰ CHỌN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
 - Tạo điều kiện cho trẻ được tham quan quang cảnh lớp học llowps mẫu giáo lớn.
 - Củng cố vốn từ, sự hiểu biết của trẻ về quang cảnh quanh trường Mầm non nơi trẻ học
 - Trẻ hiểu được từ tiếng Việt: "Lớp mẫu giáo lớn ".
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát chú ý ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo dục:
 - Giáo dục trẻ yêu quý, biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi,vệ sinh lớp sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ
 - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, có sức khoẻ tốt.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
1.Hoạt động 1: Quan sát có mục đích: Lớp mẫu giáo lớn.
- Cô cho trẻ đi một vòng quanh lớp và hỏi trẻ đây là lớp của ai ?tên của lớp là gì ?.
- Cho cả lớp trẻ nhắc lại từ: ( Lớp mẫu giáo lớn)2-3 lần,cá nhân trẻ nhắc 2-3 trẻ
- Các con nhìn xem xung quanh lớp mẫu giáo lớn có những đồ dùng gì?
- Cô con mình cùng tham quan nhé !.
- Các con vừa được tham quan lớp mẫu giáo lớn rồi bạn nào có nhận xét gì về lớp mẫu giáo nào ?.
=> Lớp mẫu giáo có rất nhiều đồ dùng đồ chơi,lớp còn trang trí rất là đẹp,các bạn trong lớp mẫu giáo cũng rất ngoan và đi học đều đấy,các con có muốn sang năm được học lớp mẫu giáo lớn không ?.
- Các con phải làm gì để được học lớp lớn nào ?
=> Cô chốt lại giáo dục trẻ
2.Hoạt động 2: Trò chơi: “Tìm bạn thân”
- Cô giới thiệu trò chơi “ Tìm bạn thân ”.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
3.Hoạt động 3: Chơi tự chọn
- Cho trẻ chơi theo ý thích của trẻ.
- Cô bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hoạt động của trẻ
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nhắc theo yêu cầu của cô
- Trẻ kể ( 4-5 trẻ kể)
- Trẻ quan sát.
- Trẻ nêu nhận xét.
- Có ạ.
- Chăm ngoan đi học đều ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe.
- Trẻ chơi 4-5 lần.
- Trẻ chơi theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI MỚI “ TÌM BẠN ”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết chơi trò chơi: “ Tìm bạn”. Biết tìm bạn theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ biết cách chơi và luật chơi.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ khả năng nhận biết, phân biệt giới tính.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Trang phục của cụ và trẻ gọn gàng.
- Địa điểm: Trong lớp học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Giới thiệu tên trò chơi.
“Xúm xít, xúm xít”.
- Hàng ngày các con đến lớp, lớp con có những ai?
- Giờ chơi hôm nay cô sẽ tổ chức cho chúng mình chơi trò chơi “Tìm bạn” để chúng mình cùng làm quen với các bạn trong lớp mình nhé.* 2.Giới thiệu cách chơi và luật chơi.
* Cách chơi: Cô chọn số trẻ trai và số trẻ gái hơn nhau một vài trẻ. Cô và các con vừa đi vừa hát khi nghe cô hô “ Tìm bạn cùng giới” thì bạn trai tìm cho mình một bạn trai, còn bạn gái thì tìm cho mình một bạn gái kết thành đôi bạn thân hoặc khi nghe cô hô tìm bạn khác giới thì một bạn trai phải tìm cho mình một bạn gái và ngược lại một bạn gái phải tìm cho mình một bạn trai để kết thành đôi bạn thân.
* Luật chơi: Nếu bạn nào không tìm được bạn của mình thì bạn đó phải giới thiệu về mình cho cô giáo và các bạn cung biết.
 3. Cô chơi mẫu.
- Cô cùng một số trẻ chơi mẫu cho cả lớp quan sỏt 1 - 2 lần.
4. Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi cả lớp, theo nhóm từ 3 - 4 lần.
- Nhận xét giờ chơi dựa vào quá trình chơi của trẻ.
5. Kết thúc: 
 - Cho trẻ ra ngoài chơi .
- “Quanh cô, quanh cô”.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên trò chơi.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ chơi theo nhóm, cả lớp.
- Trẻ ra chơi.
Đánh giá cuối ngày
1. Sĩ số: ..............................................................................................................
2. Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe: .......................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Kiến thức, kỹ năng: ........................................................................................
.............................................................................................................................
4. Biện pháp: ......................................................................................................
.............................................................................................................................
Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2013
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
BÀI DẠY: BẬT TẠI CHỖ, BẬT TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC
TRÒ CHƠI: TUNG VÀ BẮT BÓNG.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết nhún bật bằng hai chân và bật về phía trước.
 - Trẻ hiểu được từ tiếng Việt:"Tung bóng, bắt bóng".
2. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện thể lực, phát triển các khớp cơ xương, giúp trẻ nhanh nhẹn.
3. Giáo dục:
 - Giúp trẻ năng tập thể dục, giúp đỡ nhau trong khi tập 
II. CHUẨN BỊ:
 - Sân tập bằng phẳng.
 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng thoải mái.
 - Đội hình hai hàng dọc.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ + Khởi động
- Truyền tin 
- Tin rằng hôm nay trên đường đến lớp cô được bạn búp bê mời cô và các con cùng đến dự sinh nhật bạn ấy đấy.vậy các con có muốn đến dự sinh nhật của bạn búp bê không? 
- Để đến được nhà bạn búp bê cô mời các con cùng lên tàu nào.
- Cho trẻ đi theo vòng tròn kết hợp với đi các kiểu đi :đi thường - đi gót chân - đi mũi chân - chạy chậm -chạy nhanh - chạy chậm - đi thường sau đó chuyển đội hình làm hai hàng ngang.
2.Hoạt động 2: Trọng động.
 a.Bài tập phát triển chung:
- Đường đến nhà bạn búp bê còn xa mình cùng rèn luyện cơ chân và cơ tay để có sức khỏe đi tiếp nhé.
- Động tác tay: Hai tay đưa ra trước lên cao.
- Động tác chân: Hai tay đưa lên cao ngồi khuỵu gối.
- Động tác bụng: Hai tay đưa lên cao nghiêng sang trái rồi sang phải
- Động tác bật: Hai tay chống hông bật tại chỗ
 b.Vận động cơ bản: “Bật tại chỗ, bật về phía trước”:
- Cô con mình đã có sức khỏe rồi bây giờ cô con mình cùng bật tại chỗ bật về phía trước nhé.
- Cô tập mẫu:
+ Lần 1: Tập trọn vẹn động tác không phân tích
+ Lần 2: Vừa tập vừa phân tích
- TTCB: Hai tay chống hông chân đứng chụm vào nhau trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh bắt đầu cô đứng bật tại chỗ 5 - 6 lần sau đó cô bật tiến về phía trước, bật đến đích cô giáo đi nhẹ nhàng về phía cuối hàng đứng.
- Cho 1 trẻ lên thực hiện
 c.Trẻ thực hiện
- Cô cho 2 trẻ ở hai đầu hàng lên thực hiện lần lượt cho đến hết số trẻ, mỗi trẻ thực hiện 2 - 3 lần.
- Cho trẻ tập theo nhóm
- Cô bao quát khuyến khích sửa sai cho trẻ.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Tung và bắt bóng”
 - Các con tập rất giỏi cô thưởng cho các con trò chơi tung và bắt bóng, để chơi được các con lắng nghe cô nói luật chơi và cách chơi nhé.
 - Luật chơi: Không làm rơi bóng xuống đất
 - Cách chơi: Hai tay cô cầm bóng tung thẳng lên cao, mắt cô nhìn theo bóng và đón bắt bóng bằng 2 tay không để bóng rơi xuống đất.
- Cho cả lớp,cá nhân nhắc lại từ :Tung búng, bắt búng.
- Cô tổ chức cho cả lớp chơi 3 - 4 lượt
- Cô bao quát cho trẻ chơi, động viên trẻ chơi tốt.
 4.Hoạt động 4: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng quanh sân rồi cho trẻ ra chơi.
- Tin gì?
- Có ạ
 - Trẻ đi vòng tròn theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ lắng nghe.
- 2 lần x 4 nhịp
- 3 lần x 4 nhịp
- 2 lần x 4 nhịp
- 2 lần x 4 nhịp
- Trẻ quan sát
- Trẻ tập
- Trẻ tập theo hàng
- Trẻ tập theo nhóm 
- Lắng nghe
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ chơi 3-4 lần.
- Trẻ đi 1-2 vòng hồi tĩnh.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
QUAN SÁT: CÁI GHẾ.
TRÒ CHƠI: TRỜI NẮNG TRỜI MƯA.
CHƠI TỰ CHỌN.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết gọi đúng tên , đặc điểm của cái ghế.
 - Trẻ hiểu từ tiếng việt :Cái ghế.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ.
3. Giaó dục:
 - Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ cái ghế.
II. CHUẨN BỊ:
 - Địa điểm: ngoài sân.
 - Cái ghế.	
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát : Cái ghế.
 “Truyền tin”
- Tin rằng các con học rất giỏi cô sẽ cho các con quan sát cái này nhé.
- Cô giáo đưa Cái ghế cho trẻ quan sát.
- Đây là cái gì các con?
- Cho cả lớp, cá nhân nhắc lại từ cái ghế.
- Cái ghế có đặc điểm gì?
- Cho 1-2 cá nhân nói đặc điểm cái ghế.
- Các con ạ. Cái ghế dùng để ngồi học bài nên chúng ta phải biết giữ gìn bảo vệ cái ghế nhé.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Trời nắng trời mưa”.
- Cô giáo sẽ cho các con chơi trò chơi “Trời nắng,trời mưa”.
- Cô giáo giới thiệu luật chơi và cách chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ chơi động viên khuyến khích trẻ chơi.
3. Hoạt động 3. Chơi tự chọn.
- Cho trẻ chơi những trò chơi mà trẻ thích.
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ chơi.
- Cái ghế.
- Trẻ nhắc lại 
- Trẻ nêu nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ chơi tự chọn
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ÔN BÀI HÁT: TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ TRƯỜNG MẦM NON
I. MUC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
 - Trẻ hát đúng giai điệu của bài hát thể hiện niềm vui khi đến trường.
 - Trẻ chăm chú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng ca hát và cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
3. Giáo dục:
 - Trẻ yêu mến trường mầm non.
II. CHUẨN BỊ.
 - Xắc xô, phách tre.
 - Mũ âm nhạc
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Ôn bài hát trường chúng cháu là trường mầm non. 
(Sáng tác Phạm Tuyên)
 - Cô thấy ai cũng rất là yêu trường lớp của mình, hàng năm cứ sau đợt nghỉ hè các con lại được đón một năm học mới, nào cô con mình cùng hát thật hay bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” do chú Phạm Tuyên sáng tác để chào đón một năm học mới nhé.
 - Cho cả lớp hát hai lần.( 3- 4 lần )
 - Cho tổ hát 2-3 lần.
 - nhóm 3- 4 nhóm hát.
 - cá nhân hát 4-5 trẻ hát.
 - Cô bao quát chú ý nghe sửa sai cho trẻ.
2.Hoạt động 2:Chơi tự do
 - Cô cho trẻ chơi trò chơi mà trẻ thích.
 - Cô bao quát đảm bảo an tòa cho trẻ.
3. Hoạt động 3: Nêu gương cuối ngày.
 - Cho trẻ nhận xét về bản thân mình.
 - Cho trẻ nhận xét về bạn.
 - Cô nhận xét chung 
 - Cô cho trẻ lên cắm hoa.
Đánh giá cuối ngày
1. Sĩ số: .......................................................................................................................
2. Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe: ................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Kiến thức, kỹ năng,thái độ: ....................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Biện pháp thực hiện: ............................................................................................... 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2013
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.
BÀI DẠY: THƠ CÔ DẠY.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
 - Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ,trẻ đọc thuộc thơ.
 - Trẻ hiểu được từ tiếng Việt : Cô giáo, đôi tay.
2. Kỹ năng:
 - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Giaó dục:
 - giáo dục trẻ biết yêu quý,vâng lời cô,bố mẹ.
 II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh minh häa bµi thơ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Lắng nghe.
- Cô con mình cùng hát bài “Vui đến trường” để chào mừng một ngày mới nào!.
- Các con vừa hát bài hát gì?
=> Đúng rồi!.các con vừa hát bài “Vui đến trường”rồi bài hát nói bạn nhỏ được mẹ đưa đến lớp học bạn nhỏ rất vui đấy các con ạ.Hôm nay cô giáo có một bài thơ nói về những điều cô dạy các con đấy,để biết đó là bài thơ gì cô mời các con cùng lắng nghe nhé!. 
2.Hoạt động 2: Cô đọc diễn cảm.
 - Lần 1: Cô đọc diễn cảm.
 - Lần 2: Cô đọc kết hợp chỉ tranh minh họa.
 - Lần 3: Cô đọc lần 3.
3.Hoạt động 3: Đàm thoại - giảng giải - trích dẫn.
 - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
 - Của tác giả nào?
( cho trẻ cả lớp nhắc lại 2-3 lần “ cô gáo”,cá nhân trẻ nhắc 2-3 trẻ )
 - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “Cô Dạy” của tác giả Trần Quốc Toàn rồi.
 - Bây giờ các con cùng lắng nghe xem bài thơ “Cô Dạy” viết về điều gì nhé.
 - Bạn nhỏ đó nói gì với mẹ?
 - Cho trẻ nhắc lại từ "Đôi tay".
 - Cô giải thích cho trẻ hiểu từ đôi tay.
 - Cô dạy bạn nhỏ điều gì?
 - Nếu bàn tay mà dây bẩn sẽ làm sao?
 - Bạn nhỏ đó nói với mẹ rằng ở lớp cô giáo dạy bạn nhỏ luôn phải giữ sạch đôi tay. Để không bị bẩn quần áo sách vở.
* Cô trích:
 "Mẹ! Mẹ ơi! cô dạy 
 Phải giữ sạch đôi tay 
 Bàn tay mà dây bẩn
 Sách áo cũng bẩn ngay".
 - Cô giáo còn dạy bạn nhỏ điều gì nữa?
 - Cái miệng xinh để nói điều gì?
=> Đúng rồi cô giáo dạy bạn nhỏ rất là nhiều điều ở lớp phải đoàn kết không được cói nhau, và cái miệng xinh để học bài để nói những điều hay.
* Cô trích:
 "Mẹ mẹ ơi cô dạy
 Cói nhau là khụng vui
 Cỏi miệng nú xinh thế
 Chỉ nói điều hay thôi".
 - Vậy các con có yêu quý mẹ và cô không?
 - Yêu quý mẹ và cô các con phải làm gì?
=> Đúng rồi các con phải yêu quý mẹ và cô giáo mình đã nuôi dạy mình để thể hiện lòng quý trọng đó các con phải chăm ngoan học giỏi vâng lời ông bà bố mẹ nhé!.
4.Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ.
 - Để thể hiện tình cảm và niềm vui của mình đối với cô và mẹ bây giờ các con hãy đọc thật hay bài thơ này nhé.
 - Cả lớp đọc 2 lần
 - Tiếp theo cô cho các tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ nhau.
 - Bây giờ cả lớp đọc cùng cô 1 lần nữa nhé.
 - Trẻ đọc cô chú bao quát sửa sai động viên khuyến khích trẻ đọc.
 - Cô cho trẻ hát bài hát "Cô và mẹ".
5.Hoạt động 5: kết thúc.
 - Cô cho trẻ ra ngắm hoa vườn trường và đi chơi.
- Nghe gì.
- Trẻ hát cùng cô.
- Vui đến trường.
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Cô dạy.
- Trần Quốc Toàn.
- Lớp,cá nhân trẻ nhắc lại
- Trẻ lắng nghe
- Phải giữ sạch đôi tay
- Trẻ nhắc lại từ “Đôi tay”
- Sách áo sẽ bẩn ngay
- Trẻ lắng nghe
- Cãi nhau là không vui.
- Điều hay thôi.
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ.
- Chăm ngoan,vâng lời mẹ ạ.
Vâng ạ
- Lớp đọc thơ.
- Tổ, nhóm, cá nhân.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát bài “cô và mẹ”
- Trẻ ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRƠI
QUAN SÁT : LỚP HỌC
 TRÒ CHƠI : DUNG DĂNG DUNG DẺ
 CHƠI TỰ CHỌN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết được trường lớp,biết được lớp học có những gì.
 - Trẻ hiểu được từ tiếng việt :Lớp học.
2. Kỹ năng:
 - Nhằm cho trẻ nói mạch lạc,tự tin ghi nhớ có chủ định.
 - Rèn sự khéo léo của trẻ nhanh nhẹn trong khi chơi.
3. Giáo dục:
 - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh lớp học luôn sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
 - Địa điểm quan sát.
 - Lớp học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Quan sát “Lớp học”.
- Xúm xít, xúm xít.
- Cô cho trẻ quan sát lớp học:
- Đây là gì các con?
- Cho cả lớp, cá nhân nhắc lại từ lớp học.
- Lớp học các con có những gì?
- Trong lớp học của chúng mình có rất nhiều đồ dùng đồ chơi đấy,những đồ dùng đồ chơi đó dễ bị hỏng khi chơi các con nhớ giữ gìn và vệ sinh chúng sạch sẽ ,cất giữ gọn gàng cho lớp học luôn sạch đẹp nhé!. 
* Hoạt động 2: Trò chơi dung dăng dung dẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô giáo phổ biến luật chơi và cách chơi.
- Cô tổ cức cho trẻ chơi 4-5 lần.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi
* Hoạt động 3: Chơi tự chọn
- Cho trẻ chơi những trò chơi mà trẻ thích.
- Cô bao quát an toàn cho trẻ.
- Quanh cô.
- Lớp học.
- Trẻ nhắc lại ( Lớp,cá nhân nhắc lại)
- Đồ dùng đồ chơi.
- Lắng nghe
- Vâng ạ
- Lắng nghe
- Trẻ chơi 4-5 lần
- Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ÔN BÀI THƠ : CÔ DẠY
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
 - Trẻ biết đọc thơ cùng cô,trẻ nhớ tên ,nội dung bài thơ.
 - Trẻ hiểu được từ tiếng việt: Cô giáo,đôi tay 
2. Kỹ năng:
 - Rèn sự chú ý ghi nhớ cho trẻ.
3. Giaó dục:
 - giáo dục trẻ biết yêu quý vâng lời cô 
II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh minh häa bµi thơ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Ôn thơ “ Cô Dạy ”.
 - Để thể hiện tình cảm và niềm vui của mình đối với cô và mẹ bây giờ các con hãy đọc thật hay bài thơ “Cô và mẹ” nhé.
 - Cả lớp đọc 2- 3 lần
 - Tiếp theo cô cho các tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ 

File đính kèm:

  • docgiao an(6).doc
Giáo Án Liên Quan