Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 8: Các hiện tượng tự nhiên
- Trẻ nhận biết được các nguồn nước trong môi trường sống và các nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt.
- Các trạng thái của nước (Lỏng, hơi, rắn) và một số đặc điểm, tính chất của nước (Không màu, không mùi, không vị, hòa tan )
- Trẻ biết được vòng tuần hoàn của nước, ích lợi của nước đối với đời sống của con người, động vật, thực vật
- Biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cách giữ gìn, sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Cách phòng tránh các tai nạn về nước.
CHỦ ĐỀ 8: CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Thời gian thực hiện chủ đề: 2 tuần từ ngày 2/4 đến ngày 13/4/2012 I. MẠNG NỘI DUNG - MẠNG HOẠT ĐỘNG - Trẻ nhận biết được các nguồn nước trong môi trường sống và các nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt. - Các trạng thái của nước (Lỏng, hơi, rắn) và một số đặc điểm, tính chất của nước (Không màu, không mùi, không vị, hòa tan) - Trẻ biết được vòng tuần hoàn của nước, ích lợi của nước đối với đời sống của con người, động vật, thực vật - Biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cách giữ gìn, sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Cách phòng tránh các tai nạn về nước. 1. Mạng nội dung: Nước và hiện tượng tự nhiên quanh bé - Trẻ biết được một số hiện tượng thời tiết: Nắng, mưa, bão, sấm, chớp, cầu vồng, gió - Trẻ biết được thời tiết mùa hè nóng nực, oi bức, mùa hè có nắng to, hay có mưa rào - Mùa hè hay có bão, mưa, bão nhiều sẽ dẫn tới lũ lụt. - Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo các mùa, thứ tự các mùa trong năm. - Sự thay đổi của con người trong sinh hoạt theo thời tiết, mùa (Quần áo, ăn uống, các hoạt động) - Ảnh hưởng của thời tiết, mùa đến sinh hoạt của con người, động vật, thực vật. - Trẻ nhận biết được mặt trời, mặt trăng, sự thay đổi tuần hoàn ngày và đêm. - Một số bệnh dịch theo mùa cần phòng tránh và cách phòng tránh. Mùa hè diệu kì CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN 2. Mạng hoạt động: Phát triển thể chất *VĐ: Nhảy lò cò 3m. -Đi dích dắc đổi hướng theo hiệu lệnh * TCVĐ: - Mèo bắt chuột, ô tô và chim sẻ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN * KPKH: - Làm 1 số thí nghiệm về nước. - Sự khác nhau giữa ngày và đêm * Toán: - Đo dung tích bằng một đơn vị đo -- Nhân biết các buỏi sáng, trưa, chiều, tối. Phát triển nhận thức * Thơ: - Trăng . * Truyện: - Cô mây. Phát triển ngôn ngữ * Âm nhạc Dạy hát, dạy vận động: Nghe hát: Cháu vẽ ông mặt trời. – Mưa rơi. ÂNTH – Trái đất này là của chúng mình Trò chơi: - Nghe tiếng hát nhảy vào vòng, Thi ai nhanh. * Tạo hình: - Vẽ ông mặt trời. Phát triển thẩm mĩ - Xem tranh ảnh và trò chuyện về các nguồn nước, về việc giữ gìn và bảo vệ nguồn nước sạch. - Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch. - Thực hành tưới cây, tiết kiệm nước sạch, giữ gìn nguồn nước sạch... - Xem tranh ảnh và trò chuyện về trang phục phù hợp với thời tiết mùa hè. - Thảo luận về cách giữ gìn vệ sinh - sức khỏe trong mùa hè... - Xem tranh, ảnh, trò chuyện về thời tiết và các hoạt động của mùa hè. Phát triển tình cảm xã hội MỞ CHỦ ĐỀ - Cô cùng trẻ trang trí môi trường trong lớp bằng tranh ảnh, một số sản phẩm của cô và trẻ có nội dung hướng đến chủ đề. - Trò chuyện với trẻ về những hiện tượng tự nhiên quanh bé - Cô sử dụng các phương tiện khác nhau: Tranh ảnh, thơ, truyện, câu đố, đồ chơi, tham quan với nội dung phù hợp để dẫn dắt trẻ vào chủ đề, kết hợp giáo dục trẻ biết sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, ăn uống đủ chất để có cơ thể khỏe mạnh... - Trò chuyện về cách phòng tránh các tai nạn về nước. - Trẻ biết mặc trang những phục phù hợp với thời tiết của mùa hè, ăn uống đủ chất để có cơ thể khỏe mạnh... - Cô đặt câu hỏi, tạo tình huống cho trẻ cùng tham gia bàn bạc, thảo luận để tìm phương án trả lời. - Tuyên truyền đến phụ huynh về chủ đề mới, phối hợp với các bậc phụ huynh để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn, đạt kết quả cao hơn, cùng sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Cô trang trí lớp, chủ đề lớn, các góc hoạt động theo chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên. - Văn học: Tranh minh họa các bài thơ: Trăng sáng, Tranh minh họa các câu chuyện: Cô mây. - Toán: Dụng cụ để đo nước. - Âm nhạc: Đài, xắc xô, phách tre, mũ chóp, mũ âm nhạc, hoa tay, đàn. - Tạo hình: Giấy vẽ, bút chì, sáp màu, giấy màu, keo dán, đất nặn. - Thể dục: Trang phục gọn gàng. 2. Đồ dùng của trẻ: - Âm nhạc: Xắc xô, phách tre, mũ chóp, mũ âm nhạc, hoa tay. - Tạo hình: Giấy vẽ, bút chì, sáp màu, giấy màu, keo dán, đất nặn - Thể dục: Trang phục gọn gàng. Tuần 30: Thời gian thực hiện từ ngày 2/4 đến ngày 6 /4/2012 CHỦ ĐỀ NHÁNH: Nước và hiện tượng tự nhiên quanh bé. Thứ 2, ngày 2/4/2012. HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC Đề tài: - Nhảy lò cò 3m. - TCVĐ: Mèo bắt chuột. I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ biết đứng trên 1 chân, chân kia nâng cao lên, gập đầu gối, 2 tay chống vào hông để nhảy lò cò. - Hứng thú chơi trò chơi: “Mèo bắt chuột”. 2. Kỹ năng - Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ tay, cơ chân cho trẻ. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ, an toàn. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Cho trẻ làm đoàn tàu đi lên dốc, xuống dốc (đi bằng gót chân, mũi chân) làm tiếng còi tàu kêu “tu, tu”. 2. Hoạt động 2: Trọng động. a, Bài tập phát triển chung. Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau: * Động tác tay: - Nhịp 1; Bước chân trái sang ngang một bước đồng thời đưa hai tay ra trước (lòng bàn tay sấp). - Nhịp 2: Đưa tay lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau). - Nhịp 3: Như nhịp 1. - Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. * Động tác chân: - Nhịp 1: Hai tay đưa ra ngang, lòng bàn tay ngửa. - Nhịp 2: Ngồi khụy gối, hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp. - Nhịp 3: Như nhịp 1. - Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. * Động tác bụng: Ngồi duỗi thẳng chân, quay người sang bên 90 độ. - Nhịp 1: Quay người sang trái, tay phải chạm tay trái. - Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị - Nhịp 3 Quay người sang phải,tay trái chạm tay phải. - Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị * Động tác bật: Bật luôn phiên chân trước, chân sau. - Nhịp 1: Bật tách chân trái trước, chân phải sau. - Nhịp 2: Bật đổi chân phải trước, chân trái sau. - Nhịp 3: Như nhịp 1. - Nhịp 4: Bật khép chân về tư thế chuẩn bị. b, Vận động cơ bản: Nhảy lò cò 3m. - Cho trẻ đứng đội hinhd hai hàng ngang đối diện nhau. - Cô giới thiệu tên vận động: Nhảy lò cò 3m. * Cô làm mẫu: - Cô làm mẫu hai lần. - Lần 1: cô làm mẫu hoàn chỉnh. - Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích vận động. + Tư thế chuẩn bị:òco co 1 chân, chân kia đứng thẳng, đứng thẳng người, 2 tay chống hồng . Khi có hiệu lệnh bắt đầu cô nhảy về phía trướcbằng chân đứng thẳng koảng 3m sau đó về cuối hàng đứng. * Trẻ thực hiện: - Cô gọi 1 trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát. - Cô cho lần lượt 2 trẻ lên thực hiện. - Cho 2 tổ thi đua nhau tập. - Trong khi trẻ tập cô bao quát trẻ tập, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ tập. - Hỏi lại trẻ tên vận động, kết hợp giáo dục trẻ. c, Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Phổ biến lại cách chơi và luật chơi cho trẻ nắm được. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2,3 lần. - Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét trò kết quả trò chơi, động viên và khen trẻ kịp thời. - Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ. 3. Hoạt động 3: Kết thúc – Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút - Ra chơi. - Trẻ khởi động. - Trẻ tập (6 lần x 4 nhịp) - Trẻ tập (6 lần x 4 nhịp) - Trẻ tập (4 lần x 4 nhịp) - Trẻ tập (4 lần x 4 nhịp) - Quan sát cô làm mẫu. - Trẻ tập. - Trẻ tập. - Hai tổ thi đua nhau tập. - Trẻ trả lời. - Đi lại nhẹ nhàng, ra chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - QSCMĐ: Vật nổi, vật chìm trong nước. - TCVĐ: Trời nắng – Trời mưa. - Chơi tự do: Khối gỗ, lá cây, sỏi, đá. I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết được vật nổi, vật chìm ở trong nước. - Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Trời nắng -Trời mưa”. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, mở rộng vốn hiểu biết về môi trường cho trẻ 3. Thái độ - Trẻ hứng thú chơi với các đồ chơi. Như: Hột hạt, nút nhựa, phấn, bóngchơi đoàn kết với bạn, chơi xong cất đồ chơi vào nơi quy định. II. Chuẩn bị: - 1 chậu to đựng nước. 2 rổ nhựa. - 1 cái đĩa, 1 hòn đá, 1 cái thìa, 1 quả bóng nhựa, 1 miếng xốp, 1 quả khế bằng nhựa. - Vẽ 1 vòng tròn to làm chuồng thỏ. - Hột hạt, nút nhựa, phấn, bóng. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô HĐ của trẻ 1. Hoạt động 1: QSCMĐ: Vật nổi, vật chìm trong nước. - Cô tập trung trẻ - Kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân. - Cô kê 4 bàn ở giữa, cho trẻ đứng xung quanh để quan sát. - Tuần này cô cháu mình đang tìm hiểu chủ đề gì? - Giờ học hôm nay cô cháu mình sẽ cùng khám phá về nước, về vật chìm, vật nổi trong nước. - Các con hãy cùng quan sát xem trên bàn cô chuẩn bị được gì? - Bây cô cháu mình sẽ cùng làm thí nghiệm xem vật nào chìm, vật nào nổi trong nước nhé. * Lần 1: Cô gọi 2 trẻ lên, 1 trẻ lấy 1 cái thìa, 1 trẻ lấy 1 quả bóng nhựa thả vào trong chậu nước, cho cả lớp quan sát và nhận xét. + Quả bóng như thế nào? Vì sao quả bóng lại nổi? + Cái thìa như thế nào? Vì sao cái thìa lại chìm? ð Khi thả quả bóng vào trong chậu nước, quả bóng nổi vì quả bóng làm bằng nhựa, nhẹ và không ngấm nước, cái thìa chìm vì cái thìa làm bằng sắt (kim loại) và nặng. Cho trẻ vớt vật nổi để vào rổ màu đỏ, vật chìm để vào rổ màu xanh. * Lần 2: Cô gọi 2 trẻ lên, 1 trẻ lấy 1 miếng xốp, 1 trẻ lấy 1 viên đá thả vào trong chậu nước, cho cả lớp quan sát và nhận xét. + Miếng xốp như thế nào? Vì sao miếng xốp lại nổi? + Viên đá như thế nào? Vì sao viên đá lại chìm? ð Khi thả miếng xốp vào trong chậu nước, miếng xốp nổi vì miếng xốp nhẹ và không ngấm nước, viên đá chìm vì viên đá nặng.Cho trẻ vớt vật nổi để vào rổ màu đỏ, vật chìm để vào rổ màu xanh. * Lần 3: Cô gọi 2 trẻ lên, 1 trẻ lấy 1 cái đĩa, 1 trẻ lấy 1 quả khế bằng nhựa thả vào trong chậu nước, cho cả lớp quan sát và nhận xét. + Cái đĩa như thế nào? Vì sao cái đĩa lại chìm? + Quả khế như thế nào? Vì sao quả khế lại nổi? ð Khi thả quả khế vào trong chậu nước, quả khế nổi vì quả khế làm bằng nhựa, nhẹ và không ngấm nước, cái đĩa chìm vì cái đĩa làm bằng sứ và nặng.Cho trẻ vớt vật nổi để vào rổ màu đỏ, vật chìm để vào rổ màu xanh. - Qua các thí nghiệm vừa làm, các con thấy những vật nào nổi, vật nào chìm trong nước? Những vật làm bằng chất liệu gì thì chìm (hoặc nổi) trong nước? ð Những vật làm bằng kim loại, thủy tinh, sứ và nặng thì chìm trong nước, những vật làm bằng xốp, nhựa và không thấm nước thì nổi. - Cô cho trẻ biết ích lợi của nước đối với cuộc sống con người động vật, thực vật, giáo dục trẻ giữ gìn, bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng tiết kiệm nước sạch. 2. Hoạt động 2: TCVĐ: Trời nắng – trời mưa. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi. - Nhận xét kết quả trò chơi, động viên, khen trẻ. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Hột hạt, nút nhựa, phấn, bóng. - Cô cho trẻ chơi với: Hột hạt, nút nhựa, phấn bóng. Cô cho trẻ chơi theo các nhóm và bao quát trẻ chơi. Gần hết giờ chơi cho trẻ thu dọn đồ chơi, rửa tay, chuyển hoạt động tiếp theo. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát và nhận xét. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát và nhận xét. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát và nhận xét. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ chơi với các đồ chơi. TRÒ CHƠI MỚI: NHỐT KHÔNG KHÍ VÀO TÚI . I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi cùng cô và các bạn trò chơi “nhốt không khí vào túi giấy bóng”. 2. Kỹ năng - Hình thành ở trẻ tính ham hiểu biết, kích thích trí tò mò của trẻ. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng nhiều cây xanh để cho không khí trong lànhChơi đoàn kết với bạn. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát. - Túi giấy bóng đủ cho cô và trẻ. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô HĐ của trẻ 1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”. Hỏi trẻ: - Vì sao các bạn nhỏ lại thích trồng nhiều cây xanh? ð Trồng nhiều cây xanh cho ta bóng mát, trái chín để ăn, cho các loại chim làm tổ. Ngoài ra cây xanh còn có tác dụng điều hòa không khí, giúp cho không khí trong lành. Giờ học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con chơi một trò chơi với không khí, đó là trò chơi “Nhốt không khí vào túi giấy bóng”. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn trò chơi mới. - Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi. * Luật chơi: Túi không khí của ai bay cao nhất sẽ là người thắng cuộc. * Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một túi giấy bóng, trẻ cầm túi giấy bóng phất mạnh, mở rộng miệng túi vẫy đi, vẫy lại, giữ chặt miệng túi và dồn cho túi ni lông căng lên, rồi buộc chặt miệng túi lại, sau đó chơi tung bống lên cao bằng các túi bóng vừa làm được. - Cô chơi mẫu cho trẻ xem 2 lần. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, nếu trẻ không biết buộc miệng túi lại thì cô giúp trẻ buộc miệng túi lại. - Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, khuyến khích trẻ “nhốt” thật nhiều không khí vào túi để tung bóng bay lên cao. - Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng nhiều cây xanh để làm cho không khí luôn trong lành. - Trẻ hát. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ trả lời. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 3, ngày 3/4/2012 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI: Làm 1 số thí nghiệm về nước I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ biết được ích lợi của nước đối với đời sống con người cũng như đối với mọi vật xunh quanh: Nước dùng để tắm, giặt, để tưới cây,. - Trẻ biết được một vài chất tan được trong nước. - Trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để nói lên những hiểu biết của mình về nước. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ cho trẻ 3. Thái độ - Trẻ hứng thú chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm nước. II. Chuẩn bị: - Bình đựng nước, ca hoặc cốc nhỏ màu trắng. - Thìa. - Đường, muối, sữa, hạt đỗ. - 3 xô nước, 3 bình nhỏ đựng nước, 3 xô sách nước nhỏ. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Trò chuyện một số nguồn nước. - Cô đi từ ngoài vào trò chuyện với trẻ. Cô phụ phun nước giả làm mưa( Gây bất ngờ). - Cô hỏi trẻ: + Ơ các con ơi các con thấy có gì ấy nhỉ?( Có nước mưa). - Ngoài nguồn nước mưa ra các con còn biết có nguồn nước gì nữa?( Nước máy, nước mưa, nước sông, nước hồ, nước giếng,.) + Nước dùng để làm gì? ( Để uống, tắm, để giặt, nấu cơm, tưới cây,.) - Cô nhấn mạnh: Nước dùng để nấu cơm, tắm, giặt, uống,nước còn để tưới cây). + Trên trái đất nếu không có nước thì chuyện gì sẽ xảy ra?( Con người, cỏ cây, con vật không sống được). => Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá và cần thiết đối với đời sống con người và mọi vật xung quanh chúng ta. Nếu thiếu nước cỏ cây, con vật sẽ chết dần chết mòn và thiếu nước con người sẽ không sống được. + Theo các con chúng mình cần sử dụng và bảo vệ nguồn nước như thế nào?( Sử dụng tiết kiệm và giữ nguồn nước luôn sạch). => Sử dụng nguồn nước tiết kiệm , không làm bẩn và gây ô nhiếm nguồn nước.Khi các con uống nước thì phải uống nước đun sôi, hoặc những loại nước được đóng sẵn trong trai. Hoạt động 2 : Làm 1 số thí nghiệm về nước - Các con ơi còn có rất nhiều điều thú vị về nước. Hôm nay cô cùng chúng mình sẽ đi khám phá một trong những điều thú vị đó nhé. - Bây giờ cô mời các con về chỗ của mình ngồi thật ngoan và đẹp nào. * Thực nghiệm 1: Hòa muối - Trên đây cô có một bình đựng nước đun sôi để nguội, và những chiếc cốc, thìa. Các con có biết những chiếc cốc này dùng để làm gì không?( Dùng để đựng nước). - Cô cầm đĩa muối và hỏi trẻ: + Cô có gì đây các con ?( Muối). + Muối có vị gì nhỉ?( Vị mặn). - Bây giờ cô sẽ làm một thực nghiệm về nước và muối chúng mình cùng quan sát nhé. - Đầu tiên cô sẽ rót nước ra cốc.( Cho trẻ nếm thử nước và nêu nhận xét- Không có vị gì). - Tiếp theo cô sẽ cho một thìa cà phê muối vào và khuấy đều lên.( Trẻ quan sát và nêu nhận xét) + Chúng mình quan sát xem muối cô vừa cho vào cốc đã biến đi đâu rồi?( Tan ra). + Có đúng là nó tan ra không các con?( Đúng ạ). + Chúng mình thử dự đoán xem cốc nước của cô bây giờ có vị gì?( Vị mặn) + Cô sẽ mời một số bạn nếm thử?( trẻ nếm nêu cảm nhận – Có vị mặn). => Như chúng ta đã biết nước ban đầu không có vị gì cả, thế mà khi cô cho muối vào và khuấy đều lên thì nước đã có vị mặn như vậy là muối đã làm sao?( Tan ra trong nước). - Thế là chúng mình đã rút ra được kết luận gì?( Muối tan được trong nước). - Thế người ta thường hòa nước muối để làm gì?( Để xúc miệng sau khi ăn, ngoài ra còn để rửa sạch vết thương.) + Thế hàng ngày các con có được xúc miệng bằng nước muối không?( Có ạ). * Thực nghiệm 2: Hòa đường - Cô lại có một thí nghiệm nữa đấy , các con có muốn làm cùng cô không? - Cô mời 2 bạn lên làm cùng cô còn các con ở dưới hãy quan sát các bạn làm nhé. - Đầu tiên chúng mình cùng rót nước vào cốc. - Tiếp theo các con hãy lấy cho cô hai thìa đường và cho vào cốc của các con, sau đó các con sẽ khuấy đều lên. - Các con hãy mang xuống cho các bạn quan sát xem đường các con vừa cho vào đã biến đi đâu mất rồi. - Trẻ dưới lớp quan sát và cô hỏi trẻ ( Một vài trẻ trả lời). => À đúng rồi đường đã tan ra do các bạn đã khuấy đều lên đấy. Và bây giờ chúng mình thử dự đoán xem cốc nước của hai bạn sẽ có vị như thế nào nhỉ?( Vị ngọt). - Cho trẻ nếm thử và nêu cảm nhận – Có vị ngọt. => Như chúng ta đã biết nước ban đầu không có mùi vị gì cả, thế mà khi các bạn cho đường vào và khuấy đều lên thì nước đã có vị ngọt như vậy là đường đã tan ra trong nước. => Thực nghiệm vừa rồi cũng cho chúng ta biết đường cũng tan được trong nước. Vì đường tan được trong nước và có vị ngọt mát nên vào mùa hè nóng nực chúng mình thường được bố mẹ pha nước đường chanh cho chúng mình uống. Nước đường chanh rất là mát và bổ. - Cô có thể cho trẻ mời ban giám khảo uống thử. * Vừa rồi các con đã được quan sát cô cùng các bạn pha nước đường rồi, bây giờ các con có muốn cùng pha không?( Cho trẻ chơi trò chơi pha nước chanh). * Thực nghiệm 3: Pha sữa - Cốc cốc cốc - Cô mây xanh xuất hiện và tặng lớp một món quà. - Cô giáo nhận quà. - Không biết là cô mây xanh đã tặng cho lớp mình món quà gì nhỉ? Chúng mình cùng cô mở ra xem là món quà gì nhé. - Úm ba la mở.( Cả lớp ồ lên, một vỉ sữa và một bức thư). - Cô giáo đọc thư.( Cô mây xanh muốn cả lớp làm thực nghiệm hòa sữa này với nước xem điều gì sẽ xảy ra). - Cô mời đại diện 3 tổ lên làm. Các bạn ở dưới quan sát. - Đầu tiên các con hãy rót nước vào cốc , tiếp theo các con rót sữa vào. + Các con ơi bây giờ các con thấy có hiện tượng gì?( Nhìn thấy sữa trong cốc nước). => Khi chưa khuấy đều lên thì sữa sẽ chìm xuống đáy cốc và chưa tan hết. - Cho trẻ khuấy đều và hỏi trẻ thấy hiện tượng gì?( Sữa tan ra). + Khi sữa đã tan ra thì cốc nước có màu gì? ( Màu trắng của sữa). - Cho trẻ nếm và nêu nhận xét.( Ngọt và thơm mùi của sữa). => Thực nghiệm vừa rồi cho ta thấy một chất nữa cũng tan được trong nước đó là sữa. * Thực nghiệm 4: Làm thực nghiệm hạt đỗ với nước. - Làm tương tự như pha đường. => Khi trẻ khuấy đều lên thì hạt đỗ không tan, cho trẻ quan sát và nhận xét. (Hạt đỗ không tan được trong nước). * So sánh chất tan và chất không tan trong nước. - Cô cho trẻ so sánh cốc nước đỗ và nước đường. cho trẻ nêu nhận xét sự giống và khác nhau giữa hai cốc nước. + Giống nhau: Đều được cho vào trong nước và được khuấy đều. + Khác nhau: - Đường tan được trong nước - Đỗ thì không tan được trong nước và vẫn nhìn thấy hạt đỗ trong cốc nước. Hoạt động 3:
File đính kèm:
- tuần 30.doc