Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 9: Quê hương, đất nước, Bác Hồ, Tết thiếu nhi 1/6
- Trẻ biết được tên quê hương của mình ( Thôn, làng, bản.)
- Biết một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương.
- Biết một số món ăn dân tộc, đặc sản của địa phương.
- Biết yêu quí, giữ gìn các di tích lịch sử, danh lam.
CHỦ ĐỀ 9: QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ, TẾT THIẾU NHI 1/6. Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần từ ngày 16/4 đến ngày 11/5/2012 I. MẠNG NỘI DUNG - MẠNG HOẠT ĐỘNG QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ, TẾT THIẾU NHI 1/6 1. Mạng nội dung: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi. Tết thiếu nhi 1/6 Mường ảng quê em - Trẻ biết được tên quê hương của mình ( Thôn, làng, bản...) - Biết một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương. - Biết một số món ăn dân tộc, đặc sản của địa phương. - Biết yêu quí, giữ gìn các di tích lịch sử, danh lam. thắng cảnh của địa phương. - Trẻ biết ngày 1/6 là ngày quốc tế thiếu nhi. - Biết một số hoạt động diễn ra trong ngày quốc tế thiếu nhi. - Trẻ biết ngày sinh nhật bác. - Biết được Bác Hồ là ai, công lao của bác đối với đất nước. - Trẻ biết tình cảm của bác đối với các cháu thiếu nhi. - Trẻ biết tỏ lòng kính yêu bác hồ. * KPXH: - Trò chuyện về quê hương bé - Giới thiệu về thủ đô Hà Nội. * Toán - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 9 - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng - Nhận biết ý nghĩa của các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày 2. Mạng hoạt động: *VĐ: - Trèo lên xuống 5 gióng thang - Chuyền, bắt bóng qua đầu qua chân. - Chạy theo đường dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn. - Đi bằng gót chân ném trúng đích bằng 1 tay * TCVĐ: - Thuyền về bến. Trời nắng,Trời mưa. Phát triển thể chất Phát triển nhận thức * Thơ:Ảnh bác. - Ngày tết thiếu nhi. - Đàn Tơrưng * Truyện: - Ông gióng. - Kể chuyện sáng tạo theo tranh QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ, TẾT THIẾU NHI 1/6 Phát triển ngôn ngữ Phát triển thẩm mĩ Phát triển tình cảm xã hội * Âm nhạc Dạy hát, dạy vận động: - Cánh đồng và các bé ngoan - Múa vui. - Nhớ ơn bác - ANTH:Quê hương tươi đẹp Nghe hát: – Trái đất này là của chúng mình. - Từ rừng xanh cháu về thăm lăng bác - Nhớ giọng bác hồ - Ru con Trò chơi: - Nghe tiếng hát nhảy vào vòng - Ai đoán giỏi. * Tạo hình: - Vẽ quê em miềm núi(.ĐT) - Vẽ ao cá bác hồ.(Mẫu) - Xé dán lăng Bác ( Mẫu) - Xem tranh ảnh và trò chuyện về Bác Hồ. - Trò chuyện về truyền thống văn hóa đặc trưng, phong tục của quê hương - Tham gia làm các sản phẩm, trang trí tổ chức các ngày lễ hội. - Xây dựng quê hương, xây lăng Bác Động vật sống dưới nước II. MỞ CHỦ ĐỀ - Cô cùng trẻ trang trí môi trường trong lớp bằng tranh ảnh, một số sản phẩm của cô và trẻ có nội dung hướng đến chủ đề. - Trò chuyện với trẻ về quê hương, danh nam thắng cảnh của quê hương - Cô sử dụng các phương tiện khác nhau: Tranh ảnh, thơ, truyện, câu đố, đồ chơi, tham quan với nội dung phù hợp để dẫn dắt trẻ vào chủ đề, kết hợp giáo dục trẻ biết yêu quê hương, kính trọng Bác hồ... - Trò chuyện về ngày tết thiếu nhi 1/6. - Cô đặt câu hỏi, tạo tình huống cho trẻ cùng tham gia bàn bạc, thảo luận để tìm phương án trả lời. - Tuyên truyền đến phụ huynh về chủ đề mới, phối hợp với các bậc phụ huynh để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn, đạt kết quả cao hơn, cùng sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ. III: CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Cô trang trí lớp, chủ đề lớn, các góc hoạt động theo chủ đề: Quê hương, đất nước Bác Hồ, tết thiếu nhi 1/6. - Văn học: Tranh minh họa các bài thơ: Ảnh Bác, Bác Hồ của em, Tranh minh họa các câu chuyện: Sự tích hồ gươm. - Toán: Thẻ số 1-9. - Âm nhạc: Đài, xắc xô, phách tre, mũ chóp, mũ âm nhạc, hoa tay, đàn. - Tạo hình: Giấy vẽ, bút chì, sáp màu, giấy màu, keo dán, đất nặn. - Thể dục: Trang phục gọn gàng. 2. Đồ dùng của trẻ: - Âm nhạc: Xắc xô, phách tre, mũ chóp, mũ âm nhạc, hoa tay. - Tạo hình: Giấy vẽ, bút chì, sáp màu, giấy màu, keo dán, đất nặn - Thể dục: Trang phục gọn gàng. + Thang, bóng, hộp. Tuần 32: CHỦ ĐỀ NHÁNH: MƯỜNG ẢNG QUÊ EM Thời gian thực hiện từ ngày 16/4 đến ngày 20/4/2012 . Thứ 2, ngày 16/4/2012. LÀM QUEN VĂN HỌC: Thơ : Ảnh Bác I, Mục đích yêu cầu: 1, Kiến thức - Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi - Biết thể hiện giọng trang trọng khi đọc bài thơ. 2 Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ: Trẻ nói đủ câu, không ngọng. 3 Giáo dục: - Giáo dục trẻ kính yêu Bác Hồ - Qua bài học học trẻ biết phấn đấu chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ II: Chuẩn bị - Máy chiếu - Máy tính có chứa các hình ảnh minh họa nội dung bài hát. III: Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1, ỔN định - tổ chức - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh bác hồ đang trồng cây, đang làm việc, đang chăm sóc các em nhỏ - Đàm thoại nội dung từng tranh ? => CC ạ ! Bác Hồ là vị lãnh tụ thiên tài của đất nước, Bác đã đưa đât nước ta đi đến hoà bình, ấm no, hạnh phúc, khi Bác còn sống tuy bận rất nhiều công việc nhưng bác vẫn luôn quan tâm đến tất cả mọi người đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Tuy bác không còn sống nữa nhưng hình ảnh bác vẫn sống mãi trong lòng người dân việt nam, trong những câu truyện, câu hát, bài thơconf đi sâu, vang mãi trong mỗi người dân VN. Để nhớ ơn Bác Hồ kính yêu chú Trần ĐK đã sáng tác ra bài thơ: Ảnh bác. 2, Đọc mẫu * Cô đọc lần 1 : Trên nền nhạc nhẹ kết hợp điệu bộ minh hoạ * ND: Bài thơ nói về nhà bạn nhỏ treo ảnh Bác Hồ , trên ảnh Bác là lá cờ đỏ thắm của tổ quốcmà hàng ngày bạn nhỏ thấy Bác như đang mỉm nụ cười... * Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh hoạ 3 Đàm thoại- giảng giải từ khó - Cô vừa đọc cho cc bài thơ gì ?do ai sáng tác ? - Bài thơ nói về ai ? - bác Hồ là ai? - Bác Hồ yêu quý các cháu thiếu nhi NTN ? - Bạn nào háy đọc câu thơ BH yêu quý các cháu thiếu nhi ? - BH căn dặn các cháu điều gì ? + Cháu hãy đọc câu thơ thể hiện lòng kính yêu của các cháu đối với Bác - Cô cho cả lớp đọc lại những câu thơ đó => CC ạ , khi BH còn sống mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác vẫn luôn quan tâmđến các cháu thiếu nhi, Bác thường gửi quà, gửi thư cho các cháu thiếu nhi vào những ngày tết của thiếu nhi - vậy cc có yêu BH không? - Để tỏ lòng yêu quý BH cc phải làm gì ? -> CC phải chăm ngoan học giỏi, biết nghe lời ông bà, cha mẹ như thế mới xứng đáng là cháu ngoan BH d, Dạy trẻ đọc thơ - Cô cho cả lớp đọc 2- 3lần - Cho tổ, nhóm trẻ đọc. - Cho cá nhân trẻ đọc. => Trẻ đọc cô chú ý động viên trẻ đọc. 3, Kết thúc ( 1- 2' ) - Cho cả lớp múa " Đêm qua em mơ gặp BH " trẻ hát đều BH ạ Ảnh BH ạ nghe cô đọc thơ bài Ảnh Bác do TĐ Khoa st Bác Hồ ạ là Chủ Tich nước gửi thư, gửi quà chăm ngoan, học giỏi có ạ 1 trẻ lên đọc trẻ hát + múa HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Trò chơi VĐ: Luồn luồn cổng dế, Lá và gió. - Chơi tự do: Phấn, giấy, lá khô. I. Mục đích - yêu cầu: 1, Kiến thức - Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Lá và gió”, “Luồn luồn cổng dế”. 2 Kỹ năng: - Giúp trẻ phát triển thể lực. 3 Giáo dục: - Hứng thú chơi với các đồ chơi: Phấn, giấy, lá khô. - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định. II. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ, an toàn. - Trang phục cô, trẻ gọn gàng. - Phấn, giấy, lá khô. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Trò chơi. * Trò chơi : Lá và gió. - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần. - Trong khi trẻ chơi trò chơi, cô bao quát sửa sai cho trẻ, động viên và khen trẻ. * Trò chơi vận động: Luồn cổng dế. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi, nếu trẻ không nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ. * Luật chơi: Bạn nào bị chụp lại ở cổng thì bị loại ra ngoài một lần chơi. * Cách chơi: Cô cho hai trẻ cầm tay nhau giơ cao làm cổng, các trẻ còn lại bám đuôi áo nhau, chui qua cổng vừa chui qua vừa đọc theo lời: “Luồn luồn cổng dế. Bắt con dế sang sông. Bắt con rồng sang biển. Bắt con kiến bẻ đôi. Nào anh em ơi! Hãy chụp lấy cái đuôi của tôi.” Đến câu “Hãy chụp lấy cái đuôi của tôi” thì hai trẻ làm cổng sẽ chụp tay xuống chụp nhanh lấy bạn đi sau cùng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi. - Nhận xét kết quả trò chơi, động viên, khen trẻ. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Phấn, giấy, lá khô. - Cô cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi: Phấn, giấy, lá khô. - Cô bao quát trẻ chơi, nhắc trẻ chơi đoàn kết với các bạn. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi, rửa tay, chuyển hoạt động khác. - Trả lời. - Chơi trò chơi. - Trả lời. - Lắng nghe. - Chơi trò chơi. - Chơi với đồ chơi. - Thu dọn đồ chơi. TRÒ CHƠI MỚI: Ai nói đúng I. Mục đích - yêu cầu: 1, Kiến thức - Trẻ biết cách chơi, luật chơi, chơi đoàn kết 2 Kỹ năng - Rèn tính chú ý ghi nhớ cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3 Giáo dục - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết chơi đúng luật II. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ, an toàn. - Trang phục cô, trẻ gọn gàng. - Ghế ngồi III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. * Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô nói mẫu: VD: “ Hôm qua tôi đi chơi ở vườn bách thú tôi nhìn thấy con voi”. Trẻ phải nói lại nguyên văn câu cô nói và thêm một từ ( Hôm qua tôi đi chơi ở vườn bách thú tôi nhìn thấy con voi và con khỉ...) Cứ như vậy cho đến trẻ cuối cùng. * Luật chơi: Trẻ nói sau phải nhắc lại đầy đủ câu của người nói trước và thêm một từ có cùng nội dung + Ai nói sai phải nhảy lò cò một vòng. * Tổ chức chơi: Cô chơi mẫu một lần sau đó cho trẻ chơi cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết chơi đúng luật. Trẻ chơi thạo cô cho trẻ chơi theo nhóm, một trẻ trong nhóm tự kể về một vấn đề nào đó mà trẻ thích. Các trẻ khác trong nhóm nói tiếp từ phù hợp với nội dung mà bạn đưa ra. * Nhận xét: - Cô nhận xét chung động viên, tuyên dương, nhắc nhở sau đó cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Chơi trò chơi. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 3, ngày 17/4/2012. HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC Đề tài: - Trèo lên,xuống 5 gióng thang. - TCVĐ: Trời nắng, trời mưa. I. Mục đích – yêu cầu: 1, Kiến thức - Trẻ biết trèo lên, xuống 5 gióng thang. - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi của trò chơi trời nắng, trời mưa. 2 Kỹ năng - Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ tay và cơ chân cho trẻ. 3 Giáo dục - Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ, an toàn, trang phục cô và trẻ gọn gàng. Thang. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động. Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung. 2. Hoạt động 2: Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau: - Động tác tay: Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau. - Động tác chân: Đứng hai chân rộng bằng vai, một chân làm trụ, chân kia co cao quá đầu gối – Đổi chân. (4 lần 4 nhịp) - Động tác lườn: Chân bước rộng bằng vai, hai tay chống hông, xoay người sang phải, xoay người sang trái.( 3 lần x 4 nhịp) - Động tác bật: hai tay chống hông bật cao tại chỗ.( 3 lần x 4 nhịp) b, Vận động cơ bản: * Vận động : Trèo lên, xuống 5 gióng thang - Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần: * Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh. * Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác: - TTCB: Chân đứng tự nhiên, đầu gối hơi khuỵu. - Thực hiện: Khi có hiệu lệnh cô “Bắt đầu” trèo lên thang, hết 5 gióng thang cô lại trèo xuống. Sau đó cô đi về cuối hàng đứng. - Cô gọi một trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát. - Sau đó cho lần lượt từng trẻ lên tập 2 lần - Cho hai tổ thi đua nhau tập. - Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời. - Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ. c, Trò chơi vận động: Trời nắng, trời mưa. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Phổ biến lại cách chơi và luật chơi cho trẻ nắm được. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2,3 lần. - Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét trò kết quả trò chơi, động viên và khen trẻ kịp thời. - Hơi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút và ra chơi. - Đi, chạy các kiểu chân. - Trẻ tập. - Trẻ tập. - Trẻ tập. - Trẻ tập. - Quan sát. - Quan sát. - Trẻ tập. - Trả lời. - Lắng nghe - Chơi trò chơi - Đi lại nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - QSCMĐ: Quả quýt. - Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ, Luồn cổng dế. I. Mục đích - yêu cầu: 1, Kiến thức - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên quả quýt, biết được các đặc điểm của quả quýt, ích lợi - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi các trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ ”, “ Luồn cổng dế ” 2 Kỹ năng - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ. 3 Giáo dục - Giáo dục: Cho trẻ biết ăn quả quýt chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, trước khi ăn phải rửa tay, rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạtGD trẻ chơi đoàn kết với bạn. II. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ, an toàn - Trang phục cô trẻ gọn gàng - Quả quýt. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú. - Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân. - Hôm nay trên đường đến trường cô đi qua cửa hàng bán hoa quả tươi, thấy hoa quả rất tươi và ngoan cô cố chọn mua một loại quả về cho cả lớp mình quan sát. 2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Quả quýt. - Cô miêu tả đặc diểm của quả cho trẻ đoán tên.. - Cô đưa quả quýt ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát quả quýt 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi của quả quýt. ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu : Đây là quả quýt, quả quýt chín có màu vàng, quả quýt có cuống, lá màu xanh ,quả quýt có dạng hình tròn, vỏ quýt sần sùi, ăn quả quýt có chứa nhiều VTM A giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. - Trước khi ăn chúng mình phải làm gì? ðGiáo dục trẻ trước khi ăn phải rửa tay, rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạt... 3. Hoạt động 3: Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ, Luồn cổng dế. - Đối với mỗi trò chơi cô giới thiệu tên trò chơi. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, nếu trẻ không nhớ cô nhắc lại cho trẻ nhớ. - Tổ chức cho trẻ chơi mỗi trò chơi 3 - 4 lần. - Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ. - Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ kịp thời. - Hỏi lại trẻ tên trò chơi kết hợp giáo dục. - Trả lời. - Quan sát và nhận xét. - Lắng nghe - Trả lời. - Trả lời. - Chơi trò chơi. - Trả lời NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Duyệt giáo án: Ngày /4/2012. Thứ 4, ngày 18/4/2012. HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Đề tài: - DH: Cánh đồng và các bé ngoan - Nghe hát: Ru con. - TCAN: Ai đoán giỏi. I. Mục đích - yêu cầu: 1, Kiến thức: Trẻ biết hát cùng cô bài hát Cánh đồng và các bé ngoan, hát đúng giai điệu bài hát. Biết hưởng ứng cùng cô bài hát Ru con; Biết chơi trò chơi đúng luật. 2 Kỹ năng - Rèn kỹ năng ca hát vận động, phát triển tai nghe nhạc cho trẻ. 3 Giáo dục - Giáo dục trẻ thích lao động, yêu quê hương. II. Chuẩn bị: - Xắc xô, phách tre, mũ chóp. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú. - Cho trẻ quan sát hình ảnh cánh đồng quê em. - Đàm thoại về bức tranh. - Giáo dục trẻ yêu cánh đồng, quê hương, đất nước. - Trước vẻ đẹp của đồng quê nhạc sĩ sáng tác ra bài hát Cánh đồng và các bé ngoan mà hôm nay cô giáo sẽ dạy các con. 2. Hoạt động 2: Cô hát mẫu - Cô hát cho trẻ nghe 1lần thể hiện tình cảm qua bài hát. - Cô giới thiệu lại tên bài hát tên tác giả. - Cô hát kết hợp làm động tác minh họa. 3.Dạy hát: Cánh đồng và các bé ngoan -Cô hỏi lại tên bài hát, tên tác giả. - Cô dạy cả lớp hát từng câu 2-3 lần. - Cả lớp hát cùng cô 2-3 lần. - Tổ, nhóm, cá nhân, lên hát. - Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ hát múa. - Cô giới thiệu ngoài hát ra bài hát còn có thể vỗ tay theo lời bài - Cô hát và vỗ tay cho trẻ xem - Cô cho cả lớp hát và vỗ tay cùng cô 1 lần. 3. Hoạt động 3: Nghe hát - nghe nhạc “ Ru con ”. - Cô hát cho trẻ nghe kết hợp làm điệu bộ minh hoạ. - Giới thiệu tên bài hát - tên tác giả. - Cô đánh đàn cho trẻ nghe giai điệu của bài hát. - Cho trẻ nghe băng đài khuyến khích trẻ hưởng ứng theo. *Thơ “ Hạt gạo làng ta ” - Cô dẫn dắt cho trẻ đọc thơ 1 lần. 4. Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai đoán giỏi ”. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nói cách chơi, luật chơi : - Tổ chức cho trẻ chơi 3 -4 lần. - Cô bao quát động viên trẻ chơi. - Nhận xét sau khi chơi. - Cho trẻ ra chơi. - Trả lời - Q/sát cô hát mẫu. - Trả lời. - Hát cùng cô. - Lắng nghe - Chơi trò chơi. - Ra chơi HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây hoa đồng tiền Trò chơi vận động: Gieo hạt, chuyền bóng Chơi với đu quay, cầu trượt... I. Mục đích - yêu cầu: 1, Kiến thức - Trẻ biết tên gọi, biết một số đặc điểm rõ nét về thân, lá, ích lợi của cây hoa đồng tiền. Củng cố hiểu biết của trẻ về quê hương, đất nước. 2 Kỹ năng - Rèn khả năng quan sát, phát triển giác quan, mở rộng vốn từ cho trẻ. 3 Giáo dục - Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp II. Chuẩn bị: - Cây hoa đồng tiền, bóng - Đu quay, cầu trượt... III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát có mục đích: Cây hoa đồng tiền. - Cô trò chuyện với trẻ về quê hương, đất nước. Củng cố giáo dục trẻ dẫn dắt cho trẻ đứng xung quanh cây hoa đồng tiền + Đây là cây gì? + Cây hoa đồng tiền có đặc điểm gì? - Cho trẻ quan sát nói đặc điểm theo ý hiểu của trẻ. + Cây hoa đồng tiền trồng để làm gì? + Muốn cây luôn xanh tốt ta phải làm gì? - Cô củng cố giáo dục chăm sóc, bảo về cây, giữ gìm môi trường xanh, sạch đẹp 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Gieo hạt, chuyền bóng - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Hỏi trẻ cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi mỗi trò chơi 3 – 4 lần. Cô bao quát động viên, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, chơi đúng luật. 3. Hoạt động 3: Chơi với đu quay, cầu trượt - Cô giới thiệu các đồ chơi - Trẻ chơi theo ý thích. - Nhận xét theo nhóm, cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh vào lớp. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Chơi trò chơi. - Chơi với đồ chơi. - Thu dọn ĐC, rửa tay. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY Thứ 5, ngày 19/4/2012. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI Đề tài: Trò chuyện về quê hương Mường Ảng I. Mục đích - yêu cầu: 1, Kiến thức: Trẻ biết quê hương Mường Ảng là miền núi với những nét đặc trưng:có núi, ruộng, có nhà sàn, có nhiều dân tộc sinh sống, biết cây trồng chủ yếu là cây cà phê. 2 Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ cho trẻ. Rèn ngôn ngữ nói đủ câu cho trẻ. 3 Giáo dục -Giáo dục trẻ yêu quê hương mình. II. Chuấn bị: - hình ảnh về mường ảng có: đồi núi, suối, nhà sàn; hình ảnh 2: Các dân tộc; Hình ảnh 3: cây trồng chủ yếu III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú. - Cô nói: “ Xúm xít” quanh cô, cô cho trẻ hát bài hát “Quê hương em” + Bài thơ nói về điều gì? Quê hương em có những gì? -> Để biết xem quê hương mường ảng có những, như thế nào,
File đính kèm:
- Tuần 32.doc