Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bé học đi đường an toàn - Nhánh: 2 bé với qui định - luật giao thông

- Tập thể dục sáng:

- Tập bài thể dục sáng kết hợp bài “Đường em đi”

+ Hô hấp: làm máy bay bay

+ Tay vai: 2 tay ra trước lên cao

+ Chân: Đưa lần lượt từng chân về trước

+ Lườn Bụng: Cúi gập người, tay chạm đất

+ Bật: Bật tại chổ

- Hồi tỉnh: Trẻ hít thở nhẹ nhàng

- Đội mũ bảo hiểm đúng cách, gài quay an toàn phòng tránh tai nạn, nguy hiểm

 

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 9362 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bé học đi đường an toàn - Nhánh: 2 bé với qui định - luật giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: BÉ HỌC ĐI ĐƯỜNG AN TOÀN
NHÁNH: 2 BÉ VỚI QUI ĐỊNH - LUẬT GIAO THÔNG
( Thực hiện 1 tuần từ ngày 29/9 Đến ngày 3/10/ 2014 )
Các lĩnh vực phát triển
TT. Mục tiêu
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
Phát triển thể chất
1
21
- Biết thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh.
- Phòng tránh nguy hiểm
- Tập thể dục sáng:
- Tập bài thể dục sáng kết hợp bài “Đường em đi”
+ Hô hấp: làm máy bay bay
+ Tay vai: 2 tay ra trước lên cao
+ Chân: Đưa lần lượt từng chân về trước 
+ Lườn Bụng: Cúi gập người, tay chạm đất
+ Bật: Bật tại chổ 
- Hồi tỉnh: Trẻ hít thở nhẹ nhàng 
- Đội mũ bảo hiểm đúng cách, gài quay an toàn phòng tránh tai nạn, nguy hiểm
Phát triển nhận thức
30
- Biết được công dụng của một số đèn tín hiệu giao thông và phân loại theo 1-2 dấu hiệu. Có hiểu biết về các qui định giao thông đơn giản phù hợp. 
- Xem tranh ảnh về ngã tư đường phố, đường nông thôn, các biển báo giao thông 
- Trò chuyện về các qui định an toàn giao thông đường bộ đối với trẻ em
- Chơi: Làm tín hiệu đèn và chơi Bé tham giao giao thông
- Cho trẻ chơi gắn tranh các phương tiện giao thông, xác định phía trái, phía phải
- Chơi: Thi xem ai nhanh 
Lĩnh vực ngôn ngữ
 47
Hiểu nghĩa từ khái quát: Đèn giao thông, Qua đường
Đọc thơ ”Đèn giao thông”
 - Nghe chuyện ” Qua đường”
- Nghe cô đọc thơ
- Đàm thoại nội dung bài thơ qua các câu hỏi của cô trẻ trả lời tròn câu
- Cô cho trẻ xem tranh chuyện qua đường
Cô trẻ cùng trò chuyện về nội dung câu chuyện
- Chơi: Bé chơi giao thông
Lĩnh vực phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội
68
69
70
71
 72
- Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: sau khi chơi biết cất đồ chơi vào nơi quy định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông bà, bố mẹ.
 - Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép
- Chú ý nghe khi cô, bạn nói.
- Biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở.
- Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung ( chơi, trực nhật...).
Chơi và cất đồ chơi các góc chơi sau:
- Goùc phaân vai: chuù caûnh saùt giao thoâng 
- Goùc xaây döïng: Ngaõ tö ñöôøng phoá
- Goùc ngheä thuaät: Toâ maøu tranh, raùp hình caùc loaïi xe, tô cột tín hiệu đèn giao thông
- Goùc hoïc taäp: laøm saùch về các phương tiện giao thông, so saùnh gheùp hình
Liên kết trao đổi trong các góc chơi
- Sau khi chơi xong giáo dục cất đồ chơi đúng qui định
- Cho trẻ thỏa thuận chơi, trao đổi phân công 
Lĩnh vực thẩm mỹ
76
78
- Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ...
 Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ thích thú nghe hát : Anh phi công ơi
- Hát vận động thành thạo theo nhịp bài hát “Đường em đi”
- Xem cột đèn giao thông trò chuyện về màu công dụng từng đèn
- Trẻ cắt, dán, vẽ tín hiệu cột đèn giao thông
- Chơi: Làm người tài xế giỏi
 KẾ HOẠCH TUẦN
Ngày. hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN
* Đón trẻ vào lớp: hướng dẫn trẻ cất nón dép đúng nơi qui định
- Thứ hai: Trao đổi với phụ huynh về việc hổ trợ phế liệu để trẻ học chơi;
- Trò chuyện với trẻ về một số qui định của luật giao thông đường bộ, cột đèn tín hiệu giao thông ở các ngã 3 ngã tư đường phố;
- Thứ ba: : Trò chuyện về giao thông ở nông thôn 
- Thứ tư: Trò chuyện về chiếc nón bảo hiểm, công dụng, ích lợi của nón, cách sử dụng 
- Thứ năm: Trò chuyện về các tai nạn xãy ra khi tham gia giao thông không đúng qui định.nguyên nhân và hậu quả
- Thứ sáu: Trò chuyện với trẻ về những qui định khi tham gia giao thông đối với trẻ em ở quê của trẻ.
THỂ DỤC SÁNG
- Tập bài thể dục sáng kết hợp bài “Đường em đi”
+ Hô hấp: làm máy bay bay
+ Tay vai: 2 tay đánh xoay tròn trước ngực và dang ngang
+ Chân: Đưa lần lượt từng chân co cao lên đầu gối
+ Lườn Bụng: Cúi gập người, tay chạm đất
+ Bật: Bật chân trước chân sau
- Hồi tỉnh: Trẻ thư giản hít thở nhẹ nhàng
ĐIỂM DANH
Trẻ đăng ký ở bảng kiểm diện đầu giờ 
Cô gọi tên trẻ và điểm danh trẻ vào sổ theo dõi lớp 
Động viên trẻ đi học đều 
HOAT ĐỘNG HỌC
Bé học qui định luật giao thông
Xác định bên phải, bên trái 
Bé cắt dán tín hiệu đèn giao thông 
Bé đọc thơ “Đèn giao thông”
Đội nón bảo hiểm khi ra đường
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Troøchuyeän 
caùc quy ñònh giao thoâng
Chơi động: Người tài xế giỏi
Chơi tự do
 Coâng duïng cuûa ñeøn giao thoâng
Chơi động: Chơi theo tín hiệu đèn
Chơi tự do 
- Keå caùc hoaït ñoäng treân ngaõ tö ñöôøng phoá
Chơi động: Nhảy bao bố
Chơi tự do 
Troø chuyeän veà moät soá haønh vi ñuùng sai khi ñi xe
Chơi động: Đẩy lưng 
Chơi tự do 
Trò chuyện về chiếc mũ bảo hiểm
Chơi động: Thi đá gà 
Chơi tự do
HỌAT ĐỘNG GÓC
- Goùc phaân vai: chuù caûnh saùt giao thoâng 
- Goùc xaây döïng: Ngaõ tö ñöôøng phoá
- Goùc ngheä thuaät: Toâ maøu tranh, raùp hình caùc loaïi xe, tô cột tín hiệu đèn giao thông
- Goùc hoïc taäp: laøm saùch về các phương tiện giao thông, so saùnh gheùp hình
HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
- Ôn bài học về qui dịnh giao thông
-Chơi với kéo, giấy màu, hình vẽ xe các loại
- Nêu gương cắm hoa
- Nghe cô kể chuyện “ qua đường”
- Chơi: Kéo co 
-Nêu gương cắm hoa
- Cho trẻ quan sát tìm hieåu moät soá bieån baùo, 
- Chơi theo tín hiệu đèn -Nêu gương cắm hoa
- Phaân nhóm các phương tiện giao thông đường bộ 
- Nêu gương
 cắm hoa
- Trẻ chơi ở các góc chơi
- Cho trẻ nêu gương cắm hoa bé ngoan 
TRẢ TRẺ
Chuẩn bị gọn gàng cho trẻ trước khi ra về
Cho trẻ nghe bài hát: Anh phi công ơi , trẻ hát bài “Chúng em chơi giao thông”
Trả trẻ khi có phụ huynh đến đón
Nhắc trẻ chào cô và cha mẹ 
Thứ hai:29/9/2014
Hoạt động: BÉ HỌC QUI ĐỊNH GIAO THÔNG
MỤC TIÊU:
- Trẻ biết một số qui định giao thông đường bộ đơn giãn như: người đi bộ phải đi trên vỉa hè, hoặc đi sát mép đường bên phải, muốn băng qua đường phải đi trên vạch dành cho người đi bộ, trẻ em cần có người lớn dẫn dắt qua đường, trẻ biết các loại đèn và ý nghĩa màu của tín hiệu đèn giao thông. Biết dùng nguyên vật liệu để tạo tín hiệu giao thông.
- Trẻ hiểu được một số qui định giao thông đường bộ đơn giãn, kể và nói được ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông, thực hành kỹ năng cắt, dán làm tín hiệu đèn giao thông, chơi tốt trò chơi với tín hiệu đèn giao thông
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, qua đó trẻ ý thức tuân thủ luật giao thông đường bộ.
CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ cảnh ngã tư đường phố có vạch trắng, có đèn giao thông; tranh vẽ cảnh đường giao thông nông thôn.
- Nhạc nền bài “Đường em đi”
- Tín hiệu đèn giao thông, gậy chỉ đường. Trang phục chú công an giao thông
- Nguyên vật liệu mở làm đèn giao thông: giấy cứng, giấy màu, kéo, keo dán, hình bằng giấy bitis;
 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Hát “Đường em đi”
- Cô cho trẻ hát bài hát “Đường em đi”
- Cô gợi hỏi trẻ bài hát nói bạn đi trên đường bạn đi bên nào?
- Khi đi trên đường bộ con phải đi ở đâu?
- Khi gặp tín hiệu đèn giao thông màu đỏ con phải làm sao?
Hoạt động 2: Quan sát trò chuyện
- Cô cho trẻ xem quan sát tranh vẽ cảnh giao thông ở nông thôn hỏi trẻ: Tranh vẽ cảnh giao thông ở nông thôn hay ở thành phố? Sao con biết?
- Hãy nhìn trong tranh và cho biết người đi bộ đi ở đâu? Vì sao phải đi ở trên sát mép đường phái bên phải?
- Cho trẻ xem tranh vẽ cảnh giao thông ở ngã tư đường phố 
- Cô gợi hỏi trẻ: Con nhìn thấy những gì?
- Cô và các bạn đang đi bộ ở đâu?
- Vì sao người đi bộ không được phép đi dưới lề đường?
- Khi muốn băng qua đường người ta đi như thế nào?
- Vậy gặp đèn đỏ xe có nên chạy luôn không? Vì sao?
- Khi thấy tín hiệu đèn vàng thì sao?
- Đèn xanh xe được phép làm gì?
- Cô tóm ý giáo dục trẻ tuân thủ luật giao thông để tránh xãy ra tai nạn
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Đường em đi”. Khi cô đưa đèn 
đỏ thì dừng lại, đèn xanh thì đi nhanh, đèn vàng thì đi chậm chậm và chờ
Hoạt động 3: Bé làm tín hiệu và chơi với đèn giao thông
 - Cho trẻ về nhóm và dùng nguyên vật liệu để làm những tín hiệu bảng báo đèn giao thông
 - Nhận xét kết quả, tuyên dương trẻ làm tốt
- Cô cho trẻ chơi với tín hiệu giao thông: Cho 1 trẻ làm chú công an đứng giữa ngã tư đường tay cầm tín hiệu giao thông hoặc gậy chỉ đường. Một số trẻ làm người đi bộ, dã làm chiếc ô tô chạy, xe đạp đi lại trên đường theo tín hiệu hoặc theo chỉ dẫn của chú công an giao thông
- Cho trẻ hát bài “ Đường em đi”
- Cô nhận xét tuyên dương, kết thúc tiết học./.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba: 30/9/2014
Hoạt động: BÉ XÁC ĐỊNH BÊN PHẢI, BÊN TRÁI.
MỤC TIÊU:
- Trẻ nhận biết các hướng trong không gian: bên phải, bên trái của mình và của người đối diện
- Trẻ xác định được bên phải, bên trái,của mình và của người khác; tham gia tốt trò chơi “ thi xem ai nhanh”, Hát vận động nhịp nhàng bài hát “ Đường em đi”
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, biết xác định đúng hướng khi đi đường không đùa giởn trên đường.
CHUẨN BỊ:
- Nhạc bài hát “Đường em đi”
- Tranh và hình ảnh các xe máy, xe đạp, xe ô tô và người đi bộ
- Tranh cho trẻ chơi trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Hát vận động theo nhạc
- Cô cho trẻ hát vận động theo nhạc bài hát “Đường em đi”
- Cô gợi hỏi bài hát nói gì?
- Theo con bên phải của con là bên nào?
- Tay ngược lại là tay gì?
Hoạt động 2: Xác định bên phải, bên trái của bản thân
- Cô gợi hỏi trẻ: Vì sao khi đi trên đường bộ con đi trên vĩa hè phía bên phải ?
- Cho trẻ kể về những gì trẻ thấy phái bên phải, bên trái của trẻ có ở lớp
Hoạt động 3: Trò chơi: Thi xem ai nhanh
- Vẫy tay phải chào chú công an
- Vẫy tay trái để qua đường
- Giẫm chân phải hai cái. Giẫm chân trái hai cái
- Cô dưa tay và hỏi trẻ đó là tay nào của cô? Giải thích cho trẻ hiểu tay phải của cô là tay trái của trẻ do cô và trẻ đứng đối diện nhau.
- Cô yêu cầu bạn gái đứng bên phải của cô, bạn trai đứng bên trái của cô
- Cho hai đội thi nhau lên gắn xe ô tô, xe đạp và người đi bộ đúng bên phài của chú công an, và lề đường bên phải
- Cô nhận xét giáo dục trẻ
 Hoạt động 3: Trò chơi “Ai đúng - ai sai”
- Cô mở nhạc trẻ hát “ Đường em đi” 
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội có 1 bức tranh vẽ các phương tiện giao thông đường bộ, các thành viên trong đội xác định và tô màu các hình vẽ bên phải của tranh, gạch bỏ hình ảnh bên trái của tranh, đội nào tìm xác định nhiều và xác dịnh đúng là đội đó thắng
- Cô nhận xét tuyên dương qua trò chơi 
- Nhận xét và Kết thúc tiết học
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------
Thứ tư: 01/10/2014
Hoạt động: CẮT DÁN TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG
MỤC TIÊU:
- Trẻ biết cắt dán và vẽ cột đèn tín hiệu giao thông, biết được những qui định giao thông thông thường trên ngã tư đường phố.
 - Trẻ sử dụng các kỷ năng cắt, dán, vẽ để tạo ra cột tín hiệu đèn giao thông, nói được vị trí của đèn giao thông, hát nhịp nhàng bài hát “ Đường em đi”, tham gia tốt trò chơi “Làm tài xế giỏi”
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động qua đó trẻ biết ý thức chấp hành luật khi gặp tín hiệu đèn giao thông, giáo dục trẻ yêu thích sản phẩm mình làm ra, biết vệ sinh thu dọn sau khi làm đèn
CHUẨN BỊ:
- Hình cột đèn tín hiệu giao thông
- Giấy màu xanh đỏ vàng có in hình tròn
- Giấy A 4, keo dán...
- Nhạc nền bài “Đường em đi”
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện về tín hiệu giao thông
- Cho trẻ hát bài “Đường em đi”
- Cô gợi hỏi trẻ: Con vừa hát bài gì?
- Ở quê mình khi đi đường con đi như thế nào?
- Khi ra thành phố ở ngả ba ngã tư có cột tín hiệu đèn với những đèn màu nào?
- Đèn gì xe dừng lại?
- Đèn gì bật lên mình mới đi?
- Vậy khi đèn vàng bật lên thì sao?
- Nếu không có đèn giao thông thì chuyện gì xảy ra?
- Cô gợi ý trẻ làm tín hiệu đèn giao thông
Hoạt động 2:Bé cắt dán tín hiệu giao thông
- Cô gợi ý giúp trẻ cắt dán vẽ nhiều cột đèn giao thông để đặt ở ngã tư đường phố
- Cho trẻ nêu vị trí của các tín hiệu đèn
- Cho trẻ nêu cách thực hiện
- Cô cho trẻ thực hiện cô bao quát và giúp bạn còn chưa cắt được
- Cô nhắc nhở và giáo dục trẻ vệ sinh sau khi làm 
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm
 - Nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
- Cô nhận xét tuyên dương sản phẩm đẹp 
 Hoạt động 3: Cô cho trẻ chơi “ Làm tài xế giỏi”
- Cô cho trẻ làm động tác lái xe ô tô theo tín hiệu đèn giao thông
- Vừa chạy vừa hát bài “ Em tập lái ô tô” 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương kết thúc./.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm: 02/10/2014
Hoạt động: ĐÈN GIAO THÔNG
MỤC TIÊU:
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Đèn giao thông”, biết một số qui định trong giao thông
- Trẻ thuộc và thể hiện được bài thơ rỏ lời, sáng tạo theo suy nghỉ của mình, rèn ngôn ngữ tròn câu mạch lạc cho trẻ;
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, ý thức khi tham gia giao thông chấp hành đúng qui định, nhường nhịn bạn khi chơi;
CHUẨN BỊ:
Nhạc nền bài hát “Đường em đi”
Nội dung bài thơ, giảng giải từ khó: Đã thông, Tông nhau.
Nguyên vật liệu cho trẻ chơi trò chơi “Bé chơi giao thông”
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện về những qui định giao thông
- Cô cho trẻ hát bài “ Đường em đi”
- Cô gợi hỏi: Bài hát dạy ta điều gì?
- Khi đi trên đường con phải đi ở đâu?
- Khi đi trên xe con phải làm sao?
- Cô tóm ý và hướng trẻ đến bài thơ “Đèn giao thông”
Hoạt động 2: Bé học giao thông
- Cô giới thiệu bài thơ, Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe
- Cô tóm nội dung bài thơ. Giảng giải các từ khó (Đã thông đường: xe đã chạy được rồi, Tông nhau: ý nói 2 chiếc xe đụng vào nhau rất mạnh) Cô gợi hỏi trẻ về nội dung bài thơ:
- Trong bài thơ kể về những loại đèn giao thông nào?
- Đèn xanh tín hiệu gì?
- Đèn vàng phải đi như thế nào?
- Đèn đỏ mà không dừng lại thì gặp chuyện gì?
- Cô tóm ý và giáo dục trẻ chấp hành qui định theo tín hiệu đèn khi tham gia giao thông trên đường phố;
Hoạt động 3: Bé chơi làm dụng cụ và phương tiện giao thông
- Cô cho trẻ chơi với nguyên liệu mở như: làm mũ bảo hiểm, gậy giao thông, đèn giao thông và làm những phương tiện giao thông mà bé biết.
- chia 3 nhóm chơi, cô bao quát gợi ý giúp trẻ 
- Trưng bày và nhận xét tuyên dương trẻ làm tốt
 Hoạt động 4: Bé thể hiện thơ
- Cô cho trẻ thể hiện lại bài thơ “ Đèn giao thông” bằng nhiều hình thức
- Cô quan sát, sửa sai
- Nhận xét giờ học tuyên dương, kết thúc tiết học ./.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu: 03/10/2014
Hoạt động: ĐỘI NÓN BẢO HIỂM KHI RA ĐƯỜNG
MỤC TIÊU:
- Trẻ biết được đặc điểm và công dụng của chiếc nón bảo hiểm, làm quen cách cài quay nón.
- Trẻ hiểu ích lợi và chọn được nón bảo hiểm vừa với đầu của mình, thực hành cài quay nón bảo hiểm sao cho an toàn với mình, sử dụng các kỷ năng đã học để dán trang trí nón bảo hiểm. Thực hành đội nón bảo hiểm. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói tròn câu;
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, góp phần giáo dục trẻ biết giữ an toàn khi đi trên xe máy, nhắc nhở mọi người có ý thừc bảo vệ, giữ an toàn khi tham gia giao thông;
CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh về tai nạn giao thông.
- Nón bảo hiểm các loại.
- Dĩa tô bằng sốp mõng, pitis, keo dán, giấy thủ công, kéo hồ...
- Nguyên vật liệu mở
- Nhạc bài hát: “Cô giáo dạy em”
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện về nón bảo hiểm
- Cô cho trẻ hát ổn định bài hát “ Em qua ngã tư đường phố” 
- Cô gợi hỏi trẻ: Hằng ngày ba mẹ đưa con đi học bằng phương tiện gì?
- Trước khi lên xe đi học đi làm người ngồi trên xe 2 bánh sẽ làm gì?
- Vậy khi mọi người lái xe đội nón gì?
- Con có biết vì sao mọi người phải đội nón bảo hiểm không? Cô cho trẻ biết ích lợi của chiếc nón bảo hiểm để bảo vệ đầu không bị chấn thương đầu.
Hoạt động 2: Bé xem tai nạn giao thông
- Cho trẻ xem hình ảnh tai nạn giao thông hỏi trẻ: Tranh vẽ cảnh gì?
- Con có biết vì sao lại xãy ra tai nạn giao thông không?( cho trẻ hiểu do uống rượu, do lái xe ẩu, do không đội mũ bảo hiểm, do không nhìn ngó trước sau ...)
- Nếu nặng thì người ta bị gì? 
- Theo con nếu bị tai nạn nhẹ thì người ta bị gì?
- Để không bị xảy ra tai nạn nặng như vậy thì mình phải làm sao?
- Làm sao để chọn nón bảo hiểm an toàn với mình?
Hoạt động 3: Lời khuyên của bé
- Cô cho mỗi bé chọn cho mình một cái nón bảo hiểm mình thích, hướng dẫn trẻ cách gài quay nón, cách đội nón bảo hiểm, trẻ cùng chơi đội nón bảo hiểm.
 - Đi quanh lớp đọc bài vè “ Mũ bảo hiểm” 
Nghe vẻ nghe ve. 
Nghe vè mủ bảo hiểm
Giao thông trên đường.
Xin hãy đội ngay
Bảo vệ cái đầu. 
Dù cho té nặng
Cũng chẳng hề chi.
An toàn một li
Sẽ không tai nạn,
Là không tai nạn./.
- Con nhắc cha mẹ như thế nào khi ra đường?
- Cô tóm ý và giáo dục trẻ phải thường xuyên nhắc nhở mọi người trong nhà phải đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, ngoài ra không uống rượu, không lái xe ẩu
Hoạt động 4: Chơi trang trí nón bảo hiểm
- Cho trẻ chơi làm và trang trí nón bảo hiểm để có những chiếc nón bảo hiểm đẹp
- Cô và cháu cùng hát nhịp nhàng bài hát “Cô giáo dạy em”, làm người lái xe vòng quanh lớp theo hiệu lệnh của cô;
- Cô nhận xét tuyên dương, kết thúc tiết học./.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao an choi.doc
Giáo Án Liên Quan