Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Gia đình bé yêu - Lễ hội 20/11 - Khám phá: Trò chuyện về ngôi nhà của bé - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết được các vật liệu xây dựng, cách sắp xếp các phòng.

- Trẻ biết nhà của trẻ ở đâu: số nhà, khu vực, phường, tổ .

- GD cháu khi bị lạc phải biết nhà của mình ở đâu, ba mẹ tên gì, số điện thoại của gia đình.

 II/. CHUẨN BỊ:

- Cô: Các bức tranh về các vật liệu, các phòng, số nhà.

- Trẻ: Tâm lý vui vẻ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Gia đình bé yêu - Lễ hội 20/11 - Khám phá: Trò chuyện về ngôi nhà của bé - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2011
KHÁM PHÁ
TRÒ CHUYỆN VỀ NGÔI NHÀ CỦA BÉ.
I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết được các vật liệu xây dựng, cách sắp xếp các phòng.
- Trẻ biết nhà của trẻ ở đâu: số nhà, khu vực, phường, tổ .
- GD cháu khi bị lạc phải biết nhà của mình ở đâu, ba mẹ tên gì, số điện thoại của gia đình.
 II/. CHUẨN BỊ:
- Cô: Các bức tranh về các vật liệu, các phòng, số nhà.
- Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hát “Bé quét nhà”
- Các bạn ở nhà các bạn thích gì nhất?
- Khi ở nhà các bạn có phụ ba mẹ làm công việc gì không?
- Vậy các bạn phụ làm gì?
- Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về ngôi nhà của mình nhé!
- Cho trẻ nhắc tên chủ đề.
Hoạt động 2:
- Chuyển đội hình bằng câu hỏi: “Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào!”
- Cô lần lượt đưa những bức tranh ra cho cháu gọi tên, phân biệt màu sắc và đặc điểm của từng bức tranh.
- Mời cá nhân trả lời, sau đó nhóm nhắc lại.
- Cho cháu phân loại các vật liệu dành cho xây dựng.
- So sánh xem vật liệu đó bằng gì?
- Gợi cháu nhắc lại nhà cháu có bao nhiêu phòng? Cách sắp xếp bàn ăn, phòng khách như thế nào?
- Gợi cháu nhớ lại số nhà, tổ mấy?, khu vực nào?, Phường gì? Quận gì?
- Cho 1 số cháu nói cô sửa sai và cho cháu nhắc lại.
- GD cháu khi bị lạc phải biết nhà của mình ở đâu, ba mẹ tên gì, số điện thoại của gia đình.
Hoạt động 3: Chơi “Bức tranh nào biến mất”
- Cháu gọi tên những bức tranh đó, sau đó cháu nhắm mắt lại cô lần lượt cất đi từng bức tranh cháu phát hiện bức tranh đã mất tên gọi của bức tranh đó.
*Tạo sản phẩm:
Cho cháu vào góc vẽ về ngôi nhà của mình.
*Cô nhận xét:
* Lưu ý:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ hai, ngày 07 tháng 11 năm 2011
 KHÁM PHÁ
TRÒ CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH 
I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết được tên ông bà, cha mẹ, công việc của họ.
- Trẻ biết được tên, địa chỉ của chỗ làm việc của họ.
- GD trẻ lòng thương yêu, kính trọng, vâng lời, cảm ơn đối với ông bà, cha mẹ.
II/. CHUẨN BỊ:
- Cô: Các bức tranh về những người thân trong gia đình.
- Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hát “Cả nhà thương nhau”
- Gia đình của các bạn có tất cả bao nhiêu người?
- Đó là những người nào?
- Đối với những người thân đó các bạn phải làm gì?
- Bây giờ chúng ta cùng nhau trò chuyện về những người thân trong gia đình của mình nhé. (Cho trẻ nhắc lại 2- 3 lần)
Hoạt động 2:
- Chuyển đội hình bằng trò chơi: “Gió thổi, gió thổi. Thổi các bạn lớp Chồi về phía cô”
- Cô lần lượt đưa những bức tranh, cháu gọi tên phân biệt màu sắc và đặc điểm của từng người trong bức tranh.
- Mời cá nhân trả lời, sau đó nhóm nhắc lại.
- Cho cháu phân biệt trai và gái ( trai: tóc ngắn, có râu, mặc quần tây, áo sơ mi. Bạn gái thì ngược lại).
- Ba mẹ con tên gì? Ông bà ngoại, ông bà nội con tên gì? Bao nhiêu tuổi? Ba, mẹ con làm nghề gì? Chỗ làm của ba mẹ con ở đâu? 
- Đặt câu hỏi cho cháu mô tả lại đặc nổi bật, hình dáng của những người thân trong gia đình.
- Đặt câu hỏi cho cháu nhớ lại tâm trạng riêng của từng người( vui, buồn, giận).
- GD trẻ lòng thương yêu, kính trọng, vâng lời, cảm ơn đối với ông bà, cha mẹ.
Hoạt động 3: Chơi “Bức tranh nào biến mất”
- Cháu gọi tên những bức tranh đó, sau đó cháu nhắm mắt lại cô lần lượt cất đi từng bức tranh cháu phát hiện bức tranh đã mất tên gọi, hình dạng từng người trong bức tranh.
*Tạo sản phẩm:
Cho cháu vào góc vẽ lại những người thân mà cháu thích.
*Cô nhận xét:
* Lưu ý:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ hai, ngày 14 tháng 11 năm 2011
 KHÁM PHÁ
 LỄ HỘI 20/11
I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết được ngày 20/11 là ngày nhà giáo việt nam.
- Trẻ biết được tên cô, công việc của cô hằng ngày .
- GD trẻ lòng biết ơn, kính trọng, vâng lời đối với thầy cô giáo.
II/. CHUẨN BỊ:
- Cô: Các bức tranh về ngày 20/11.
- Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hát “Cô và mẹ”
- Các bạn vừa hát bài hát gì? Trong bài hát có những ai?
- Trong tháng 11 này có ngày lễ gì?
- Trong ngày lễ đó các bạn có vui không?
- Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ngày 20/11 nhé (Cho trẻ nhắc lại 2- 3 lần)
Hoạt động 2:
- Chuyển đội hình bằng câu hỏi: “Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào!”
- Cô lần lượt đưa những bức tranh, cháu nói lên cảm xúc của mình qua từng bức tranh.
- Mời cá nhân trả lời, sau đó nhóm nhắc lại.
- Các bạn thấy các bức tranh của cô như thế nào?
- Các bạn đó đang làm gì vậy?
- Cô giáo trong tranh thì như thế nào?
- Cô giáo có vui không?
- Ngày 20/11 là ngày lễ của ai nào?
- Cô thấy tâm trạng của mình rất là hồi họp, nôn nao, náo nức để đón chào ngày này.
- GD trẻ lòng biết ơn, kính trọng, vâng lời đối với thầy cô giáo.
Hoạt động 3: 
Chơi “Hoa nở, hoa tàn”
- Khi cô nói hoa nở mà cô đưa ra hoa tàn bạn nào làm theo cô thì bị phạm luật và chờ bị phạt. Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
*Tạo sản phẩm:
- Cho cháu vào góc vẽ lại những bông hoa theo ý thích của trẻ.
*Cô nhận xét:
* Lưu ý:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2011
KHÁM PHÁ
 TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ ĐD TRONG GIA ĐÌNH
I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết đặc điểm và cách sử dụng của đồ dùng trong gia đình.
- Trẻ biết công dụng và lợi ích của các loại đồ dùng đó.
- GD trẻ tính bảo quản và vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ.
II/. CHUẨN BỊ:
- Cô: Ca, chén, muỗng, bàn, ghế, nồi , bếp nấu ăn, dĩa, đũa,…Bằng nhựa.
- Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hát “Cả nhà thương nhau”
- Khi nghĩ học ở nhà các bạn làm gì?
- Các bạn có phụ mẹ của mình chuẩn bị bữa ăn không?
- Khi khi mẹ nấu cơm, làm đồ ăn xong các bạn phải làm gì?
- Trong lớp mình có rất nhiều đồ dùng tronggia đình, vậy cô và các bạn cùng tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng trong gia đình nhé!( cho trẻ nhắc lại tên chủ đề).
Hoạt động 2:
- Chuyển đội hình bằng câu hỏi: “Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào!”
- Cô lần lượt đưa những đồ dùng, cháu gọi tên phân biệt màu sắc và đặc điểm, công dụng của chúng.
- Mời cá nhân trả lời, sau đó nhóm nhắc lại.
- Cho cháu phân loại đồ dùng nào dùng để nấu ăn, đồ dùng nào dùng để uống, đồ dùng nào bằng điện, đồ dùng nào bằng gỗ.
- So sánh đếm xem nhóm đồ dùng nào nhiều hơn, nhóm đồ dùng nào ít hơn
- Cho cháu tìm xung quanh lớp 1 số đồ dùng bằng điện, công dụng, màu sắc.
- Cho cháu tìm xung quanh lớp 1 số đồ dùng bằng gỗ, công dụng, màu sắc.
- GD cháu tìm bảo quản và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Hoạt động 3: Chơi “Cái gì biến mất”
- Cháu gọi tên những đồ dùng đó, sau đó cháu nhắm mắt lại cô lần lượt cất đi từng đồ dùng cháu phát hiện đồ dùng đã mất tên gọi, hình dạng, công dụng của loại đồ dùng đó, màu sắc.
*Tạo sản phẩm:
Cho cháu vào góc vẽ lại những đồ dùng trong gia đình mà cháu thích.
*Cô nhận xét:
* Lưu ý:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docKHAM PHA.doc
Giáo Án Liên Quan