Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Gia đình bé yêu - Lễ hội 20/11 - Thơ: Em yêu nhà em - Nguyễn Thị Ngọc Cầm
Hoạt động 1: Trò chuyện:
- Cô chuyển đội hình bằng TC “Trời tối, trời sáng”. Các bạn nhìn xem cô đang cầm bức tranh vẽ về cái gì?
- Hôm nay cô có 1 bài thơ nói về một bạn nhỏ có ngôi nhà thật là đẹp các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô)
Hoạt động 2: Tri giác thơ (trẻ chú ý quan sát).
- Cho trẻ tri giác thơ 2 lần
+ Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ.
+ Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “Em yêu nhà em” sáng tác Đoàn Thị Lam Luyến (Cho trẻ nhắc lại 2 -3 lần)
*Dạy thơ: ( Trẻ chú ý xem cô đọc thơ).
- Cô đọc mẫu 1 lần diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu.
- TTND: Bài thơ nói về bạn nhỏ rất yêu thích ngôi nhà của mình có đàn chim sẻ hót, có gà mái đẻ trứng, bà chuối mật, ông ngô bắp, ao muốn, cá, hoa sen,
- Đọc lần 2 + tranh, giải thích từ khó, diễn giải nội dung theo đoạn.
+ 4 câu thơ đầu “Chẳng đâu bằng chính nhà em Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong”: Bạn nhỏ giới thiệu về ngôi nhà của mình có chim sẻ, có gà mái.
Thứ năm, ngày 03 tháng 11 năm 2011 THƠ: EM YÊU NHÀ EM I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ biết được tâm trạng của em bé rất yêu thích ngôi nhà của mình. - Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải trìu mến của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “đàn, nàng, ngô bắp, ngào ngạt” - Giáo dục trẻ phải biết yêu thích ngôi nhà của mình giống như bạn trong bài thơ. II.CHUẨN BỊ: - Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ. - Trẻ: Tranh ghép III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện: - Cô chuyển đội hình bằng TC “Trời tối, trời sáng”. Các bạn nhìn xem cô đang cầm bức tranh vẽ về cái gì? - Hôm nay cô có 1 bài thơ nói về một bạn nhỏ có ngôi nhà thật là đẹp các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô) Hoạt động 2: Tri giác thơ (trẻ chú ý quan sát). - Cho trẻ tri giác thơ 2 lần + Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ. + Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “Em yêu nhà em” sáng tác Đoàn Thị Lam Luyến (Cho trẻ nhắc lại 2 -3 lần) *Dạy thơ: ( Trẻ chú ý xem cô đọc thơ). - Cô đọc mẫu 1 lần diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu. - TTND: Bài thơ nói về bạn nhỏ rất yêu thích ngôi nhà của mình có đàn chim sẻ hót, có gà mái đẻ trứng, bà chuối mật, ông ngô bắp, ao muốn, cá, hoa sen,… - Đọc lần 2 + tranh, giải thích từ khó, diễn giải nội dung theo đoạn. + 4 câu thơ đầu “Chẳng đâu bằng chính nhà em…Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong”: Bạn nhỏ giới thiệu về ngôi nhà của mình có chim sẻ, có gà mái. - Từ “đàn”: là rất nhiều. - Từ “nàng”: chỉ về phái đẹp là con gái. + 4 câu kế: “Có bà Chuối mật lưng ong…Em là chị Tấm đợi chờ bống lên”: Có bà Chuối mật, có ông Ngô bắp, có ao muống với cá cờ, bạn nhỏ giống như truyện Tấm Cám. - Từ “ngô bắp”: là trái bắp. + 4 câu cuối: “Có đầm ngào ngạt hoa sen…Chẳng đâu vui được như nhà của em”: Nói lên tình cảm yêu quí ngôi nhà thật đẹp của mình: có hoa sen, ếch, dé mèn. - Từ “ngào ngạt”: nói lên sự khó quên của hương thơm hoa sen. - Đọc lần 3 đọc bài thơ chữ to có tranh - Cho trẻ đọc thơ - Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân. Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng. - Cô sửa sai cho trẻ. *Đàm thoại: - Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai - Bây giờ bạn nào nói cho cô biết ở nhà của bạn nhỏ có những gì? - Khi bạn nhỏ đi xa thật là xa thì như thế nào? - Hình ảnh ngôi nhà của bạn nhỏ rất đẹp. Vì thế các con phải biết yêu quí ngôi nhà của mình nhé! - GD cháu không vẽ bậy lên trên tường và biết phụ mẹ quét sân, quét nhà. Hoạt động 3: Ghép tranh- LQCC - Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép. *Cô nhận xét, đanh giá tiết học: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ năm, ngày 24 tháng 11năm 2011 THƠ: LẤY TĂM CHO BÀ I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ nhận biết kính yêu ông bà của mình: Nhận biết qua cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, giọng nói. - Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu ấm áp, vừa phải, tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “cái tăm, hương tỏa” - Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ. II.CHUẨN BỊ: - Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ. - Trẻ: Tranh ghép III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện: - Hát “Cháu yêu bà”. (Trẻ hát cùng cô) - Cô hỏi: Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về người cháu rất yêu bà của mình. - Cô cũng biết 1 bài thơ nói về bà cháu rất hay các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô) Hoạt động 2: Tri giác thơ (trẻ chú ý quan sát). - Cho trẻ tri giác thơ 2 lần + Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ. + Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “Lấy tăm cho bà” . Tác giả: Định Hải. *Dạy thơ: ( trẻ chú ý xem cô đọc thơ). - Cô đọc mẫu 1 lần diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu. - TTND: Bài thơ nói về bạn nhỏ biết vâng lời cô khi về nhà sau khi ăn cơm xong lấy tăm cho bà xỉa răng nhưng bà không còn răng nên cháu rót nước trà mời bà uống. - Đọc lần 2 + tranh, giải thích từ khó, diễn giải nội dung theo đoạn. + 3 câu thơ đầu “Cô giáo dạy cháu về nhà…Nhưng bà đã rụng hết răng”: Sau khi nghe cô dạy bạn nhỏ nhớ lời cô lấy tăm cho bà xỉa răng khi ăn cơm xong nhưng răng của bà bị rụng hết rồi - Từ “cái tăm”: chỉ về 1 loại cây làm bằng tre có đầu nhọn dùng để xỉa răng. + 3 câu cuối: “Cháu không còn được lấy tăm cho bà…Chè thơm hương tỏa khắp nhà vui vui”: Nói lên tình cảm yêu quí của cháu đối với bà của mình. - Từ “hương tỏa”: mùi thơm bay ra khắp nhà. - Đọc lần 3 đọc bài thơ chữ to có tranh - Cho trẻ đọc thơ - Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân. Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng. - Cô sửa sai cho trẻ. *Đàm thoại: - Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai? - Cô giáo dạy bạn nhỏ điều gì? - Sao bà không thể xỉa răng? - Bạn nhỏ đã làm gì khi bà không xỉa răng được? - Hình ảnh của người cháu trong bài thơ rất là biết vâng lời, kính trọng và lễ phép. Vì thế khi ông bà của mình không còn răng nữa thì các bạn phải làm giống như bạn nhỏ trong bài thơ này nhé. Hoạt động 3: Ghép tranh- LQCC - Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép. *Cô nhận xét, đanh giá tiết học: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ tư, ngày 27 tháng 10 năm 2010 THƠ: YÊU MẸ I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ nhận biết các thói quen của mẹ: nhận biết sáng mẹ nấu cơm, mua thịt cá để làm bữa ăn cho gia đình trước khi mẹ đi làm. - Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “thổi, thịt” - Giáo dục trẻ biết kính trọng những người mang nặng đẻ đau mình, vâng lời, lễ phép. II.CHUẨN BỊ: - Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ. - Trẻ: Tranh ghép III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện: - Hát “Biết vâng lời mẹ”. (Trẻ hát cùng cô) - Cô hỏi: Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về em bé biết vâng lời mẹ của mình. - Cô cũng biết 1 bài thơ nói về mẹ con rất hay các bạn cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô) Hoạt động 2: Tri giác thơ( trẻ chú ý quan sát). - Cho trẻ tri giác thơ 2 lần + Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ. + Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ” Yêu mẹ” . Tác giả: Nguyễn Bao. *Dạy thơ: ( trẻ chú ý xem cô đọc thơ). - Cô đọc mẫu 1 lần diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu. - Đọc lần 2 kết hợp xem tranh. - Đọc lần 3 trích dẫn kết hợp làm rõ từ khó. + 4 câu thơ đầu” Mẹ đi làm…Mua thịt cá”: Nói về nề nếp sinh hoạt của mẹ. - Từ “thổi”: nấu cơm - Thịt: là chất đạm làm cho cơ thể trẻ tăng trưởng + 4 câu cuối: “Em kề má…Con yêu mẹ lắm””: Thể hiện tình cảm của mẹ đối với bé và ngược lại. - Được mẹ thơm: được mẹ hôn. - Cho trẻ đọc thơ - Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân. Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng. - Cô sửa sai cho trẻ. *Đàm thoại: - Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai?(bài “ Yêu mẹ”, tác giả Nguyễn Bao). - Từ sáng sớm mẹ là gì các bạn? ( Dậy thổi cơm). - Rồi mẹ làm gì nữa nè?( Mua thịt cá). - Hình ảnh của người mẹ tất tả, tảo tầng lo cho gia đình . Vì thế các con phải biết vâng lời mẹ nhé! - Khi nghỉ học ở nhà các bạn có phụ mẹ làm công việc không? Các bạn làm những công việc gì nè ? Hoạt động 3: Ghép tranh- LQCC - Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép. *Cô nhận xét, đanh giá tiết học: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- THƠ.doc