Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Gia đình bé yêu - Lễ hội 20/11 - Truyện: Ba cô gái - Nguyễn Thị Ngọc Cầm
- Cô kể lần 1 trọn vẹn câu truyện kết hợp giọng kể và điệu bộ minh họa.
- TTND: Câu chuyện kể về 1 bà mẹ cố gắng làm lụng để nuôi con khôn lớn và các cô lần lược có chồng điều ở xa bà, 1 hôm bà bị ốm nặng nhớ con nên nhờ 1 chú sóc đưa thư cho các con của bà nhưng 2 cô chị lại không chịu về nên 1 cô bị hóa thành rùa và 1 cô hóa thành con nhện, chỉ có cô Út là hiếu thảo với mẹ nên sau này sống hạnh phúc với gia đình của mình.
- Trích dẫn: + Sóc nói ta đang bệnh, các cô về ngay với ta nghe.
+ Thương mẹ mà còn lo cọ xong chậu mới về thăm. Thôi cứ ở đấy mà cọ chậu.
+ Thương mẹ mà còn xe cho xong chỉ mới về thăm.Ở đó mà xe chỉ.
+ Chị Út ơi, chị là người con hiếu thảo. Mọi người sẽ thương yêu chị, đời chị sẽ vui vẻ, hạnh phúc.
Thứ năm, ngày 10 tháng 11 năm 2011 TRUYỆN: BA CÔ GÁI I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết nhắc lại tên truyện, tên nhân vật trong truyện và kể lại các chi tiết chính theo cô - Nghe hiểu được ngôn ngữ truyện, biết trả lời và có cảm xúc qua truyện. - Biết yêu thương mẹ, chị, thật thà trong giao tiếp. II.CHUẨN BỊ: - Cô: Tranh chữ to, tranh rời, 3 tranh ghép. - Trẻ: Ghép tranh III.TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề qua bài thơ “ Giữa vòng gió thơm”. - Các bạn vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về gì? ( Giữa vòng gió thơm, nói về bà bị ốm) - Hôm nay cô có 1 câu truyện rất là hay. Đó là truyện “Ba cô gái” của Thu Thủy kể, cho trẻ nhắc lại 2 – 3 lần. Để biết được điều gì xảy ra trong câu truyện các bạn chú ý lắng nghe cô kể nhé! Hoạt động 2: Trọng tâm - Cô kể lần 1 trọn vẹn câu truyện kết hợp giọng kể và điệu bộ minh họa. - TTND: Câu chuyện kể về 1 bà mẹ cố gắng làm lụng để nuôi con khôn lớn và các cô lần lược có chồng điều ở xa bà, 1 hôm bà bị ốm nặng nhớ con nên nhờ 1 chú sóc đưa thư cho các con của bà nhưng 2 cô chị lại không chịu về nên 1 cô bị hóa thành rùa và 1 cô hóa thành con nhện, chỉ có cô Út là hiếu thảo với mẹ nên sau này sống hạnh phúc với gia đình của mình. - Trích dẫn: + Sóc nói ta đang bệnh, các cô về ngay với ta nghe. + Thương mẹ mà còn lo cọ xong chậu mới về thăm. Thôi cứ ở đấy mà cọ chậu. + Thương mẹ mà còn xe cho xong chỉ mới về thăm.Ở đó mà xe chỉ. + Chị Út ơi, chị là người con hiếu thảo. Mọi người sẽ thương yêu chị, đời chị sẽ vui vẻ, hạnh phúc. àHát bài: “Cả nhà thương nhau” - Kể lần 2: Qua tranh rời, cô vừa kể vừa gợi ý cho cháu kể theo cô. Đàm thoại:- Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Chị cả ngã lăn xuống đất hóa thành con gì?(con rùa). - Chi hai hóa thành con gì? (con nhện). - Cô Út đã làm gì? ( cô hoảng hốt chạy về thăm mẹ). - Sóc cảm động đã nói to câu gì? àGiáo dục: Khi gia đình của mình có người bệnh thì các bạn phải đến thăm, chăm sóc họ bằng cách phụ giúp cha mẹ làm những công việc vừa sức với mình. - Chơi trò chơi: “Trời mưa” - Cách chơi: cô xếp ghế ít hơn số trẻ, cách nhau 1 khoảng khi có hiệu lệnh “trời mưa” thì trẻ chạy vào ghế ngồi nếu ai không có ghế ngồi coi như phạm luật và bị phạt. Luyện tập: Chơi ghép tranh: Chia 3 tổ thi ghép tranh, cô giới hạn thời gian 3 tổ cùng thi đua àKết thúc: Nhận xét tiết học. *Lưu ý:…………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. Thứ tư, ngày 27 tháng 10 năm 2010 TRUYỆN: THÁNH GIÓNG I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết nhắc lại tên truyện, tên nhân vật trong truyện và kể lại các chi tiết chính theo cô - Nghe hiểu được ngôn ngữ truyện, biết trả lời và có cảm xúc qua truyện. - GD trẻ ham học hỏi, thích khám phá, để sau này giúp ích cho xã hội. II.CHUẨN BỊ: - Tranh chữ to, tranh rời, 3 tranh ghép truyện Thánh Gióng, 3 bảng. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề. - Cô và trẻ hát bài” Cháu đi mẫu giáo” - Các bạn vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát nói về em bé mấy tuổi nè? àCô cũng có một câu truyện nói về em bé 3 tuổi , các bạn có biết đó là truyện gì không? Để biết được câu truyện đó các bạn chú ý nghe cô kể nhé! Hoạt động 2: Trọng tâm - Cô kể lần 1 trọn vẹn câu truyện kết hợp giọng kể và điệu bộ minh họa. - TTND: àHát bài: “Cả nhà thương nhau” - Kể lần 2: Qua tranh rời, cô vừa kể vừa gợi ý cho cháu kể theo cô. Đàm thoại: - Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Thuở ấy ở làng gì có 1 bà mẹ sinh được 1 đứa con trai? - Lúc bấy giờ đất nước ra sao? - Gióng mấy tuổi mà vẫn chưa biết nói, chưa biết cười? - Khi nào thì Gióng bật dậy và nói với mẹ? - Gióng đã nói như thế nào với sứ giả? - Sau khi được mẹ và cả làng thổi cơm Gióng ra sao? - Các lò rèn đã rèn những gì cho Gióng? - Tất cả đã chuẩn bị xong Gióng làm như thế nào? - Sau khi gậy sắt bị gãy Gióng đã làm gì? - Cuối cùng đánh xong giặc Gióng như thế nào? - Đời sau để nhớ ơn Gióng có công đánh giặc, cứu nước, nhân dân ta đã làm gì ở làng Phù Đổng? àGiáo dục: Các bạn phải biết nhớ ơn những người có công giữ nước, bảo vệ đất nước không bị chiến tranh. - Chơi trò chơi: “Con thỏ” Làm quen với sách:Xem tranh chữ to, cô đọc nội dung, dướng dẫn cháu cách xem sách và giữ gìn sách. Luyện tập: Chơi ghép tranh: Chia 3 tổ thi ghép tranh, cô giới hạn thời gian 3 tổ cùng thi đua. àKết thúc: Nhận xét tiết học. *Lưu ý:…………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- TRUYÊN.doc