Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Gia đình bé yêu - Lễ hội 20/11 - Vẽ các kiểu nhà - Nguyễn Thị Ngọc Cầm
Hoạt động 1: Đàm thoại
- Cho trẻ đọc bài thơ “Em yêu nhà em” (Trẻ đọc cùng cô)
- Trò chuyện về nội dung bài thơ:
+ Nhà em trong bài thơ như thế nào? (Chim sẻ líu lo, gà mái hoa mơ, bà chuối mật, ông ngô bắp, ao muống với cá cờ )
- Em là chị Tấm đợi chờ gì lên? (bống lên)
Ngôi nhà trong bài thơ rất đẹp vậy các bạn sẽ cùng cô vẽ ngôi nhà đẹp của mình nhé!
- Cô giới thiệu tên đề tài. (vẽ các kiểu nhà) Cho trẻ nhắc lại 2-3 lần.
Hoạt động 2: Gợi ý
- Cô treo 2-3 tranh gợi ý. (trẻ quan sát và nêu đặc điểm tranh)
- Cô hỏi những đặc điểm của các kiểu nhà: nhà này cô vẽ có hàng rào hay không có hàng rào, nhà này cô vẽ là nhà gì? Nhà này cô tô màu gì, còn nhà này nữa? Xung quanh các ngôi nhà cô có vẽ thêm gì không? (cây, ao cá, ông mặt trời, )
- Sau đó cô hỏi trẻ vẽ nhà như thế nào? Dùng kỹ năng gì? Sau đó cô cất tranh (1,2 trẻ nêu ý định vẽ, kỹ năng vẽ)
Thứ tư, ngày 02 tháng 11 năm 2011 VẼ: CÁC KIỂU NHÀ (Tiết đề tài) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu thể hiện những hình ảnh về các kiểu nhà qua trí nhớ, trí tưởng tượng của trẻ. - Trẻ vẽ sáng tạo, biết cách sắp xếp bố cục tạo nên bức tranh cân đối, trẻ tô màu sáng, rõ không lem ra ngoài, tô đúng kỹ năng. GD: + GD tính kiên trì, biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. + Trẻ biết nhà là để ở, để ngủ, để ngồi ăn, vui chơi, tóm lại là nhà để sinh hoạt. II.CHUẨN BỊ: - Cô: Tranh gợi ý, máy cassette, băng nhạc. - Trẻ: Giấy vẽ, bút màu. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Đàm thoại - Cho trẻ đọc bài thơ “Em yêu nhà em” (Trẻ đọc cùng cô) - Trò chuyện về nội dung bài thơ: + Nhà em trong bài thơ như thế nào? (Chim sẻ líu lo, gà mái hoa mơ, bà chuối mật, ông ngô bắp, ao muống với cá cờ…) - Em là chị Tấm đợi chờ gì lên? (bống lên) Ngôi nhà trong bài thơ rất đẹp vậy các bạn sẽ cùng cô vẽ ngôi nhà đẹp của mình nhé! - Cô giới thiệu tên đề tài. (vẽ các kiểu nhà) Cho trẻ nhắc lại 2-3 lần. Hoạt động 2: Gợi ý - Cô treo 2-3 tranh gợi ý. (trẻ quan sát và nêu đặc điểm tranh) - Cô hỏi những đặc điểm của các kiểu nhà: nhà này cô vẽ có hàng rào hay không có hàng rào, nhà này cô vẽ là nhà gì? Nhà này cô tô màu gì, còn nhà này nữa? Xung quanh các ngôi nhà cô có vẽ thêm gì không? (cây, ao cá, ông mặt trời,…) - Sau đó cô hỏi trẻ vẽ nhà như thế nào? Dùng kỹ năng gì? Sau đó cô cất tranh (1,2 trẻ nêu ý định vẽ, kỹ năng vẽ) Hoạt động 3:Trẻ thực hiện: + Cho trẻ chơi “về nhà bé” + Cho trẻ về bàn thực hiện vẽ, cô đến từng bàn quan sát gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo, tô màu đều bức tranh không lan ra ngoài. - Cô mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp quy định giờ. - Gần hết giờ cô thông báo cho trẻ biết. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm - Cho trẻ treo sản phẩm, cô hỏi trẻ lại tên đề tài.(vẽ các kiểu nhà) - Cho trẻ quan sát, nhận xét sản phẩm đẹp, chưa đẹp, vì sao? (trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn) - Cô nhận xét kết thúc: Khen trẻ vẽ sáng tạo, cô động viên trẻ còn yếu. - Cô cùng trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” Nhận xét, đánh giá tiết học:………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… Thứ ba, ngày 08 tháng 11 năm 2011 TH VẼ: NGƯỜI THÂN YÊU (Tiết đề tài) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu biết vẽ người thân yêu qua trí nhớ, trí tưởng tượng của trẻ. - Trẻ vẽ sáng tạo, biết cách sắp xếp bố cục tạo nên bức tranh cân đối, trẻ tô màu sáng, rõ không lem ra ngoài, tô đúng kỹ năng. GD: + GD tính kiên trì, biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. + Trẻ biết yêu thương, kính trọng, lễ phép, vâng lời những người thân yêu. II.CHUẨN BỊ: - Cô: Tranh gợi ý, máy cassette, băng nhạc. - Trẻ: Giấy vẽ, bút màu. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1:Đàm thoại - Cho trẻ vận động theo bài “Cả nhà thương nhau” - Trò chuyện về nội dung bài hát: + Các bạn vừa vận động bài hát gì? + Nội dung trong bài hát nhắc đến ai? Ngoài ra trong gia đình của các bạn còn có ai nữa? - Bây giờ cô cùng các bạn vẽ người thân yêu mà mình yêu quý nhất nhé! - Cô giới thiệu tên đề tài. (vẽ người thân yêu) cho trẻ lặp lại 2 – 3 lần. Hoạt động 2: Gợi ý - Cô treo 2-3 tranh gợi ý. (trẻ quan sát và nêu đặc điểm tranh) - Cô hỏi những đặc điểm về người con trai: Đầu người là hình gì? Đầu người gồm có những phần nào? (Mắt, mũi, miệng, tóc, tai) - Thân người gồm những bộ phận nào? Cổ là những nét gì? (2 nét thẳng đứng) - Tiếp theo cô vẽ gì nữa?( thân người). Thân người là những nét gì? (2 nét thẳng đứng, 2 nét thẳng ngang) - Còn gì cô chưa vẽ? Cô vẽ như thế nào?(Tay và chân). Cô dùng kỹ năng gì? - Tương tự như thế cô vẽ người con gái nhưng khác là tóc dài, mặc váy. Sau đó cô cất tranh (2, 3 trẻ nêu ý định vẽ, kỹ năng vẽ) Hoạt động 3: Trẻ thực hiện: + Cho trẻ đọc thơ “yêu mẹ” + Cho trẻ về bàn thực hiện vẽ, cô đến từng bàn quan sát gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo, tô màu đều bức tranh không lan ra ngoài. - Cô mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp quy định giờ. - Gần hết giờ cô thông báo cho trẻ biết. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm - Cho trẻ treo sản phẩm, cô hỏi trẻ lại tên đề tài.(vẽ người thân yêu) - Cho trẻ quan sát, nhận xét sản phẩm đẹp, chưa đẹp, vì sao? (trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn) - Cô nhận xét kết thúc: Khen trẻ vẽ sáng tạo, cô động viên trẻ còn yếu. - Cô cùng trẻ hát bài “Cháu yêu bà” Nhận xét, đánh giá tiết học:………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- TH vẽ.doc