Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Gia đình và họ hàng của bé

* Kiến thức

- Trẻ biết đi trên ván kê dốc, trẻ hứng thú tham gia trò chơi.

- Củng cố đếm cho trẻ

* Kỹ năng

- Thông qua tiết học giúp trẻ phát triển cơ chân cho trẻ

- Rèn kỹ năng đi trên ván kê dốc cho trẻ

* Thái độ

- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học yêu thích môn thể dục

- Trẻ học tập, làm theo tấm gương của Bác Hồ, thường xuyên tập thể dục

 

doc161 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 16186 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Gia đình và họ hàng của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH VÀ HỌ HÀNG CỦA BÉ
Tuần 1: Từ ngày 22 tháng 10 đến ngày 26 tháng 10 năm 2012
Thứ 2 ngày 22 tháng 10 năm 2012
Ngày soạn: 20.10.2012
Ngày dạy: 22.10.2012
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: THỂ DỤC
Đề tài: ĐI TRÊN VÁN KÊ DỐC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
* Kiến thức
- Trẻ biết đi trên ván kê dốc, trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
- Củng cố đếm cho trẻ
* Kỹ năng
- Thông qua tiết học giúp trẻ phát triển cơ chân cho trẻ
- Rèn kỹ năng đi trên ván kê dốc cho trẻ
* Thái độ
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học yêu thích môn thể dục
- Trẻ học tập, làm theo tấm gương của Bác Hồ, thường xuyên tập thể dục 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng của cô: - Xắc xô, ván: 2-2,5m, rộng 30cm, cao 30cm
2. Đồ dùng của trẻ: - Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.
3. Đội hình: - 2 hàng dọc
 4. Địa điểm: - Ngoài trời
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Trò chuyện về gia đình của bé
- Hôm nay ai đưa các con đi học ?
- Gia đình con có những ai?
- Bố, mẹ làm những công việc gì ?
- Đường về nhà các con như thế nào?
=> Cô củng cố lại những ý kiến của trẻ kể về gia đình và đia chỉ nhà, đường về nhà…
*Hoạt động 1: Khởi động
- Đi thành vòng tròn cho trẻ đi các kiểu đi của bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh chuyển đội hình 2 hàng ngang.
*Hoạt động 2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Tay : Co duỗi tay kết hợp kiễng chân
- Chân: Chân đưa ra các phía 
- Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay sang ngang
- Bật - nhảy: Bật chân trước chân sau
* Vận động cơ bản: Đi trên ván kê dốc
- Đường về nhà cô rất là khó đi, để đến được nhà phải qua con đường có ván kê dốc đấy bạn nào muốn đi đến nhà cô nhanh các con các con chú ý xem cô đi mẫu trước nhé!
- Cô tập mẫu lần 1 không phân tích động tác
- Cô tập mẫu lần 2 phân tích đông tác: Từ chỗ mình đứng đi đến chỗ đầu ván thấp hai tay chống hông để giữ thăng bằng, bước lên tấm ván rồi đi dần lên đầu cao và dừng lại, rồi lại quay người lại rồi đi xuống rồi dứng lên đi về cuối hàng đứng.
* Trẻ thực hiện
- Cho 2 trẻ đại diện của 2 đội lên tập
- Lần lượt cho 2 trẻ đầu hàng của 2 đội lên tập tập xong về đứng cuối hàng, sau đó bạn thứ 2 tiếp tục cứ như vậy cho đến hết số bạn của mỗi đội, đội nào tập xong trước và đúng kỹ thuật là đội đó thắng cuộc đội thắng sẽ được thưởng 3 bông hoa
- Sau mỗi lần chơi cô thưởng hoa cho trẻ
- Khi trẻ chơi cô bao quát động viên khen trẻ và sửa sai cho những trẻ còn tập sai
- Cho trẻ đếm số hoa của mỗi đội, cô công bố đội thắng
+ Cô con mình vừa tập vận động gì ? (cô dạy từ tiếng việt: Đi trên ván kê dốc).
* Trò chơi vận động: “ Bịt mắt bắt dê”
- Cô dẫn dắt sang trò chơi : “Bịt mắt bắt dê”
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi luật chơi, sau đó cho trẻ chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi (cô bao quát trẻ chơi, động viên trẻ chơi).
- Hỏi lại tên trò chơi (cô dạy từ tiếng việt: Bịt mắt bắt dê ).
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh
 - Cho trẻ đi vẫy tay nhẹ nhàng 1- 2 vòng
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ thực hiện các kiểu đi.
- Tập 2 lần x 8 nhịp
- Tập 3 lần x 8 nhịp
- Tập 2 lần x 8 nhịp
- Tập 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ quan sát cô tập mẫu.
- 2 trẻ khá lên tập.
- Trẻ lần lượt lên tập
- Vận động “Đi trên ván kê dốc” ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi vui vẻ
- Trẻ trả lời và phát triển tiếng việt.
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: NGÔI NHÀ 
TCVĐ: MÈO ĐUỔI CHUỘT 
CHƠI TỰ DO
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức
 - Trẻ biết được đặc điểm của ngôi nhà và công dụng của ngôi nhà. Thỏa mãn nhu cầu vui chơi và vận động của trẻ, trẻ chơi trò chơi vận động hứng thú và đúng luật.
*Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng quan sát, tư duy, tưởng tượng cho trẻ.
*Thái độ
 - Giáo dục trẻ yêu qúi ngôi nhà của mình, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Đồ dùng của cô: - Địa điểm quan sát, ngôi nhà, đồ chơi tự do.
 2. Đồ dùng của trẻ: - Quần áo gọn gàng, tâm thế thoải mái
 3. Đội hình: - Tự do
 4. Địa điểm: - Ngoài trời
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Quan sát ngôi nhà
- Cô cho trẻ ăn mặc gọn gàng, phù hợp với thời tiết, đi giày, dép và xếp thành hàng dọc ra sân 
- Cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”ra nhà cô đã liên hệ quan sát
 + Các con ơi đây là nhà của ai ? (cô dạy từ tiếng việt:Ngôi nhà).
 + Các con nhìn thấy ngôi nhà như thế nào ?
 + Ngôi nhà có đặc điểm gì ?
Ai cũng có một ngôi nhà của gia đình mình.
 + Con hãy giới thiệu về ngôi nhà của mình nào ?
 + Con đã làm gì cho ngôi nhà của mình luôn được sạch sẽ ?
- Trẻ vừa đi vừa hát
- Cá nhân trẻ trả lời
- Nhà ngói, nhà mái bằng… 
- 3 - 4 trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Vệ sinh, quét nhà…
=> Mỗi chúng ta ai cũng có một ngôi nhà để ở, có rất nhiều kiểu nhà khác nhau, mỗi ngôi nhà khác nhau lại phù hợp với điều kiện sinh hoạt của mỗi gia đình như: Nhà mái ngói, nhà mái bằng, nhà coa tầng, nhà 2 tầng…Giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà của mình quét dọn sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng gọn gàng.
*Họat động 2: TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cho trẻ nhắc cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ 3 - 4 lần, cô bao quát điều khiển trẻ chơi
- Hỏi lại tên trò chơi
*Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu các nhóm chơi, phân khu chơi cho trẻ chơi theo ý thích 
- Cô bao quát nhắc để trẻ chơi an toàn, đoàn kết, tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, không nói to, không chơi ngoài khu vực qui định.
*Kết thúc: Cô tập chung trẻ, kiểm tra số lượng và cho trẻ vệ sinh, nhắc nhở trẻ rửa tay đúng cách, tiết kiệm nước khi rửa tay. 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi vui vẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi vui vẻ theo ý thích
- Trẻ vệ sinh, chuyển hoạt động
Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....
Thứ 3 ngày 22tháng 10 năm 2013
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: TOÁN
BÀI: NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ, KHỐI VUÔNG, KHỐI CHỮ NHẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
* Kiến thức
 - Trẻ biết các khối qua các đặc điểm: Khối cầu tròn lăn được, khối trụ xếp chồng được lên nhau…
* Kỹ năng
- Trẻ hiểu các câu nói của cô, hiểu và sử dụng đúng từ: mặt phẳng, đường bao. 
 - Rèn kỹ năng so sánh, quan sát.
* Thái độ
 - Trẻ có ý thức trong giờ học biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng của cô: - Một số đồ vật có dạng khối cầu, khối trụ đặt quanh lớp (Quả bóng , hộp sữa, lon nước ...) 
2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ mỗi khối 2 cái ,bảng con, đất nặn
3. Đội hình: - Chữ u
4. Địa điểm: - Trong lớp 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú:
Các con ơi lại đây với cô nào!
- Cô cho trẻ hát bài “Lời chào buổi sáng” 
- Hôm nay đi học con có chào bố mẹ không ?
- Nhà con có những ai ?
- Con có yêu quí mọi người trong nhà mình không ?
Ai cũng có một gia đình mọi người trong gia đình đều rất yêu thương nhau. Bố mẹ là người chăm sóc các con vì vậy các con phải biết ơn và thương yêu bố mẹ nhé!
*Hoạt động 1: Ôn nhận biết gọi tên khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- Bạn búp bê đã lâu không đến thăm nhà bà lên bạn mời các con mình cùng đến thăn bà, các con có đồng ý không.
 + Bạn còn mang quà gì tặng bà đây ?
 + Qủa bóng có màu gì ? 
 + Quả bóng có dạng hình gì?
 + Qủa bóng là khối gì ?
Các con ạ! Đây là khối cầucả lớp mình nói to nào “khối cầu”
 + Cô có quà gì nữa đây ?
 + Trống cơm có dạng khối gì ?
- Cho trẻ gọi tên
Các con ngoan bà tặng cho các con một rổ đồ chơi
* Hoạt động 2: Bé khám phá khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
 + Cô tặng gì cho các con ?
*Khối cầu:
 - Tìm khối, tìm khối.
 Tìm cho cô khối cầu
 + Trên tay con có khối gì? Có màu gì?
- Cho trẻ gọi tên.
- Cho trẻ sờ đường bao nhận xét khối
+ Khối cầu xung quanh là đường gì ?
- Cho trẻ lăn khối cầu: Khối cầu có lăn được không?
 + Khối cầu lăn như thế nào?
 + Vì sao khối cầu lăn được mọi phía?
- Cho trẻ xếp khối cầu lên nhau: Khối cầu có xếp được lên nhau không?
 + Vì sao khối cầu lại không xếp được lên nhau?
- Hãy tìm quanh lớp những đồ chơi có dạng khối cầu?
*Khối trụ:
 - Tìm khối, tìm khối.
 Tìm cho cô khối trụ
- Cô giơ khối trụ và nói: Đây là khối gì? Có màu gì?
- Cô giơ khối trụ có kích thước khác nhau cho trẻ gọi tên.
+ Hãy tìm quanh lớp có đồ chơi nào có dạng khối trụ ?
- Trẻ đứng quanh cô
- Cả lớp hát 1 lần
- Trẻ trả lời
- Trẻ lăng nghe
- Trẻ đền thăm bà.
- Qủa bóng ạ
- Màu đỏ
- Hình tròn ạ
- Khối cầu
- Trẻ goi tên khôi
- Trống cơm ạ
- Khối trụ ạ 
- Trẻ lây rổ về chỗ ngồi
- Khối gì, khối gì?
- Trẻ làm theo yêu cầu của cô
- Khối cầu, màu hồng phát triển tiếng việt.
- Trẻ gọi tên
- Trẻ sờ và nhận xét cấu tạo
- Khối cầu lăn được
- Lăn được mọi phía
- Vì đường bao đều cong
- Không xếp được
 - Vì 4 phía đều cong tròn
- Trẻ tìm quanh lớp
- Khối gì, khối gì?
- Trẻ giơ khối trụ lên
- Trẻ trả lời và phát triển tiếng việt.
- Trẻ gọi tên
- Trẻ chú ý quan sát và tìm: Viên phấn, hộp sữa, …
- Cho trẻ lăn khối trụ:
 + Khối trụ có lăn được không ?
 + Làm thế nào mà biết được khối trụ lăn được 1 chiều ?
- Cho trẻ xếp khối trụ: Hãy dựng khối trụ và xếp chồng lên nhau.
+ Khối trụ có xếp được khối trụ lên nhau không ?
 + Vì sao ?
+ Các con vừa nhận biết phân biệt khối gì ?
- Cho trẻ so sánh khối cầu, khối trụ
*Khối vuông, khối chữ nhật :
- Tiến hành tương tự khối cầu , khối trụ.
- So sánh khối vuông, khối chữ nhật
- Cô mở rộng khối tam giác.
- Trẻ làm theo yêu cầu 
- Có lăn được 1 chiều
- Vì sờ thấy có đường bao cong
- Trẻ xếp
- Có ạ
- Vì khối trụ có 2 Mặt phẳng
- Khối cầu, khối trụ ạ
=> Cô củng cố khái quát lại ý kiến của trẻ,và nói khắc sâu vào đặc điểm của các khối cho trẻ.
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Chơi xếp hình: Cho trẻ xếp những khối trụ thành những cột cờ. Cho trẻ xếp khối vuông, khối chữ nhật thành tường nhà.
- Cho trẻ nặn: Nặn chùm nho: Cuống nho hình trụ, quả nho hình tròn. 
- Cô nhận xét trẻ nặn
* Kết thúc: Cho trẻ ra chơi.
- Trẻ xếp 
- Trẻ nặn chùm nho
- Chuyển hoạt động.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: NHÀ XÂY LỢP MÁI TÔN XANH
TCVĐ: VỀ ĐÚNG NHÀ
CHƠI TỰ DO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức
- Trẻ biết về kiểu nhà lợp tôn đỏ. Biết một số vật liệu làm nên ngôi nhà đó
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi, chơi đúng luật
*Kỹ năng
- Rèn khả năng quan sát. Phát triển ngôn ngữ
*Thái độ
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, yêu qúi ngôi nhà của mình, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Đồ dùng của cô: - Một số viên gạch làm bằng nhựa, hoặc khối chữ nhật
- Một số đồ chơi, học liệu để trẻ chơi ngoài trời 
 2. Đồ dùng của trẻ: - Quần áo gọn gàng, tâm thế thoải mái
 3. Đội hình: - Tự do
 4. Địa điểm: - Ngoài trời
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Quan sát nhà lợp tôn xanh
- Cô cho trẻ ăn mặc gọn gàng, phù hợp với thời tiết, đi giày, dép và xếp thành hàng dọc ra sân 
- Cho trẻ hát bài “Nhà của tôi” 
- Mỗi chúng ta ai cũng có một ngôi nhà để ở có bạn ở nhà xây, nhà gỗ, nhà mái bằng. Đến trường chúng mình cũng có ngôi nhà rất đẹp để học tập, vui chơi.
- Hôm nay chúng mình sẽ quan sát kiểu nhà lợp tôn xanh.
 + Đây là kiểu nhà gì?
 + Các con có nhận xét gì về ngôi nhà
 + Để xây được ngôi nhà cần có những vật liệu gì?
 + Có nhà bạn nào có kiểu nhà giống như thế này không?
+ Con đã làm gì cho ngôi nhà của mình luôn được sạch sẽ ? 
- Trẻ vừa đi vừa hát
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cá nhân trẻ trả lời
- 3-4 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
=> Mỗi chúng ta ai cũng có một ngôi nhà để ở, có rất nhiều kiểu nhà khác nhau, mỗi ngôi nhà khác nhau lại phù hợp với điều kiện sinh hoạt của mỗi gia đình, GD trẻ biết yêu quí ngôi nhà của mình quét dọn sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng gọn gàng.
*Hoạt động 2: TCVĐ - Về đúng nhà
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cho trẻ nhắc cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ 3-4 lần, cô bao quát điều khiển trẻ chơi
*Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu các nhóm chơi, phân khu chơi cho trẻ chơi theo ý thích 
- Cô bao quát nhắc để trẻ chơi an toàn, đoàn kết, tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, không nói to, không chơi ngoài khu vực qui định.
*Kết thúc: Cô tập chung trẻ, kiểm tra số lượng và cho trẻ vệ sinh, nhắc nhở trẻ rửa tay đúng cách, tiết kiệm nước khi rửa tay. 
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi vui vẻ
- Trẻ chơi vui vẻ theo ý thích
- Trẻ vệ sinh, chuyển hoạt động
Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ 4 ngày 24 tháng 10 năm 2012
Ngày soạn: 22.10.2012
Ngày dạy: 24.10.2012
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Đề tài: HAI ANH EM
 Tryện cổ Việt Nam
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
* Kiến thức
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện người anh chăm chỉ làm việc, người em lười biếng, bước đầu biết kể chuyện cùng cô giáo.
+ Trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình
+ Trẻ đếm được đến 5
* Kỹ năng
- Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng
Hiểu từ “chăm chỉ, lười biếng”
* Thái độ
- Giáo dục trẻ chăm chỉ làm việc, biết giúp đỡ mọi người
II. CHUẨN BỊ:
 1. Đồ dùng của cô: - Cho trẻ làm quen với câu truyện. Hình ảnh minh họa truyện, thẻ chữ chép từ “hai anh em”
 2. Đồ dùng của trẻ: - Trang phục gọn gàng
 3. Đội hình: - Ngồi ghế
 4. Địa điểm: - Trong lớp
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Ca hát “Cả nhà thương nhau”
+ Các con vừa hát bài hát gì ?
+ Bài hát nói về gì ?
+ Mọi người trong gia đình như thế nào ?
=> Trong gia đình có rất nhiều người thân, như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em. Mọi người đều rất yêu thương nhau cùng chia sẻ niềm vui,nỗi buồn. Có một câu chuyện cũng nói về hai anh em. Không biết hai anh em họ sống với nhau như thế nào hôm nay cô kể cho các con nghe câu chuyện “Hai anh em”.
*Hoạt động 1: Kể diễn cảm
- Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe lần 1
Cô giới thiệu lại tên truyện, xuất xứ
- Lần 2 cô kể kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ
*Hoạt động 2: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
+ Cô vừa kể câu chuyện gì? (cô dạy từ tiếng việt: Hai anh em).
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Người anh là người như thế nào? (cô dạy từ tiếng việt:Chăm chỉ).
+ Người anh chăm chỉ như thế nào?
=> Người anh chăm chỉ làm việc, người thợ nhờ anh gặt lúa anh cũng gặt người thợ tặng anh ít lúa. Anh lại đi gặp ruộng bông anh cũng hái, gặp cụ già nhờ tưới cho cây bí ngô anh cũng tưới.
+ Người em là người như thế nào? (cô dạy từ tiếng việt:Lười biếng).
+ Vì sao biết người em lười biếng?
=> Người anh chăm chỉ làm việc, còn người em thì lười biếng không chịu gặt lúa, hái bông, tưới nước cho cây. Nếu chúng ta không chịu làm việc thì mọi người không yêu qúi đâu!
+ Người anh đã làm gì với người em?
+ Nếu như các con thì con sẽ làm gì với em bé?
+ Khi được ăn người em như thế nào?
+ Qua câu chuyện các con học ai? Vì sao?
+ Theo các con đặt tên cho chuyện là gì?
Cô gắn từ hai anh em cho cả lớp đọc
*Hoạt động 3: Dạy trẻ kể chuyện
- Cô nhắc trẻ không kể to quá,không nhỏ quá
- Cả lớp kể cùng cô 2 lần
- Lần 3 cô kể lời dẫn chuyện trẻ kể lời đối thoại
* Kết thúc: Nhận xét, dẫn dắt cho cả lớp đọc thơ bài “làm anh”.
- Trẻ trả lời
- Gia đình
-Yêu thương nhau
- Trẻ lắng nghe cô kể
- Cả lớp trả lời và phát triển tiếng việt.
- Trẻ kể
- Chăm chỉ ạ
- Trẻ trả lời
- Lười biếng
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Dỗ dành
- Dần tỉnh
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể chuyện cùng cô.
- Trẻ đọc thơ chuyển hoạt động.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: CÁI BÁT
TCVĐ: LỘN CẦU VỒNG
CHƠI TỰ DO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức
- Trẻ biết tên, đặc điểm, công dụng của cái bát.
- Biết cách chơi và chơi được trò chơi
*Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc
 - Rèn khả năng quan sát. 
*Thái độ
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Đồ dùng của cô: - Cái bát có kích cỡ khác nhau
- Một số đồ chơi, học liệu để trẻ chơi ngoài trời 
 2. Đồ dùng của trẻ: - Quần áo gọn gàng
 3. Đội hình: - Tự do
 4. Địa điểm: - Ngoài trời
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Quan sát cái bát
- Cô cùng trẻ đến địa điểm quan sát cho trẻ tự quan sat và nêu nhận xét
- Chơi chía túi kì diệu
+ Cái gì đây các con ?
+ Cái bát có đặc điểm như thế nào ?
+ Miệng bát và đáy bát có dạng hình gì ?
+ Bát làm bằng chất liệu gì ?
+ Bát dùng để làm gì ?
- Cô giáo dục trẻ bát rễ vỡ cần nhẹ nhàng, vệ sinh sạch sẽ.
*Hoạt động 2: TCVĐ – Lộn cầu vồng
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cho trẻ nhắc cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ 3-4 lần, cô bao quát điều khiển trẻ chơi.
- Hỏi lai tên trò chơi
*Hoạt động 3: Chơi tự do 
- Cô phân khu vực để trẻ chơi theo ý thích với các đồ chơi đã chuẩn bị và đồ chơi ngoài trời...
- Cô bao quát nhắc nhở để trẻ chơi an toàn, đoàn kết, tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, nhắc nhở trẻ sắp xếp đồ dùng gọn gàng, giữ vệ sinh sân trường, không nói to, không chơi ngoài khu vực qui định.
*Kết thúc: Cô tập chung trẻ, kiểm tra số lượng và cho trẻ vệ sinh, chuyển hoạt động (Nhắc trẻ rửa tay đúng cách, tiết kiệm nước khi rửa tay).
- 1trẻ lên nhắm mắt sờ và đoán.
- Cái bát ạ
- Trẻ nói cấu tạo, đặc điểm của bát.
- Hình tròn ạ 
- Bằng sứ ạ 
- Ăn cơm, đựng canh..
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi vui vẻ
- Trẻ trả lời
 - 
- Trẻ chơi vui vẻ theo ý thích
- Trẻ vệ sinh, chuyển hoạt động 
Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ 5 ngày 24 tháng 10 năm 2013
Tiết 1:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: KPKH
BÀI: GIA ĐÌNH CỦA BÉ 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
* Kiến thức
- Trẻ biết địa chỉ gia đình, quan hệ của các thành viên trong gia đình với trẻ (Ông bà, bố mẹ, anh, chị, em). Biết số lượng các thành viên trong gia đình, công việc của mỗi người.
+ Trẻ hát được bài: “Cả nhà thương nhau”, các bài hát về gia đình.
+ Trẻ đếm dược thành viên trong gia đình 
* Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ nói câu đủ ý, diễn đạt mạch lạc 
 - Trẻ hiểu từ "thành viên"
* Thái độ
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng mọi người trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô: - Hình ảnh về gia đình có 2 thế hệ, 3 thế hệ, gia đình đông con, ít con
 2. Đồ dùng của trẻ: - Bảng phấn vẽ, trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái
 3. Đội hình: - Ngồi quây quần phía trước cô 
 4. Địa điểm: - Trong lớp 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hát và vỗ đệm Cả nhà thương nhau. 
- Cho trẻ hát và vận động bài: Cả nhà thương nhau. 
- Cô trò chuyện với trẻ về tên và nội dung bài hát: Các con vừa hát bài gì ? Tại sao bài hát lại có tên như vậy? 
=>Cô củng cố câu trả lời của trẻ, giới thiệu bài: trò chuyện về gia đình của bé
* Hoạt động 1: Trò chuyện về Gia đình. 
- Cho trẻ ngồi quây quần theo tổ, lần lượt từng trẻ tự giới thiệu về gia đình của mình: Các thành viên, công việc chính của mỗi người, vai trò của trẻ trong gia đình, tình cảm của các thành viên trong gia đình, địa chỉ nhà bé.
=> Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, ở đó có những người thân yêu cùng chung sống .... Các thành viên trong mỗi gia đình khác nhau có nghề nghiệp khác nhau nhưng mọi người trong gia đình luôn yêu thương quan tâm chăm sóc lẫn nhau, các con bé nhất nên thường được yêu thương nhiều nhất...
- Ông nội, bà nội là người sinh ra ai?
- Anh, em của bố gọi là gì?
- Ông bà ngoại sinh ra ai?
- Anh, em của mẹ gọi là gì?
=> Cô củng cố lai sau mỗi câu trả lời của trẻ.
- Hãy kể về các hoạt động trong gia đình của con? (Ngày sinh nhật, ngày lễ...)
* Hoạt động 2: Quan sát tranh, luyện đếm.
- Cô lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ quan sát nhận xét.
- Trong tranh có ai? Đang làm gì? 
- Gia đình trong tranh gồm mấy thế hệ?
- Gia đình này có mấy con?
- Gia đình này là gia đình đông con hay ít con ?
=> Tranh vẽ một gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống...
- Cho trẻ đếm 

File đính kèm:

  • docgiao an(3).doc
Giáo Án Liên Quan