Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Bé tập làm chú bộ đội - Đề tài: Xé, dán quà (hoa) tặng chú bộ đội

- Cô vừa làm mẫu vừa phân tích cho trẻ hiểu: Trước tiên cô xé nhị hoa, cô dùng giấy màu vàng xé nhị hoa lượn theo một hình tròn từ trên, sang ngang, vòng xuống dưới lên trên sang phải tạo thành một hình tròn nhỏ, sau đó cô xé cánh hoa cô dùng giấy màu đỏ lượn theo một hình tròn từ trên, sang ngang, vòng xuống dưới lên trên sang phải tạo thành một hình tròn nhỏ, cô đã xé được 1 cánh hoa cứ tiếp tục như vây cô xé nhiều cánh hoa xếp xung quanh nhị hoa, sau đó cô xé cuống, cuống cô xé bằng giấy màu xanh, xé nhỏ và dài.Xé cuống xong cô xé lá, xé lá bằng hai đường cong nối vào nhau. Khi xé xong bông hoa, cuống và lá, cô đặt bông hoa, cuống và lá lên trên tờ giấy, đặt vào giữa tờ giấy cho cân. Sau đó cô lật mặt sau chấm hồ xoa đều và dán lần lượt từng cánh hoa, nhị hoa, cuống và lá hoa.

doc20 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 8518 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Bé tập làm chú bộ đội - Đề tài: Xé, dán quà (hoa) tặng chú bộ đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16: 
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ TẬP LÀM CHÚ BỘ ĐỘI
Thời gian thực hiện từ ngày 19/12 đến ngày 23/12/2011
Thứ 2, ngày 19/12/2011. 
 HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Đề tài: Xé, dán quà (hoa) tặng chú bộ đội.(mẫu)
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển sự khéo léo của bàn tay và của các ngón tay.
- Trẻ biết xé và biết dán bông hoa.
- Rèn kỹ năng xé, dán cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn, trẻ biết kính trọng, yêu mến chú bộ đội.
II. Chuẩn bị:
- Tranh cô xé, dán bông hoa mẫu.
- Giấy màu, hồ dán, giấy A4.
- Giá treo tranh..
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cho trẻ hát: "Cháu thương chú bộ đội"
- Giờ học hôm nay cô giáo sẽ dậy chúng mình xé, dán bông hoa để tặng chú bộ đội nhé.
2. Hoạt động 2: Quan sát - Đàm thoại tranh:
- Cô cho trẻ chơi trốn cô, cô treo tranh mẫu cô xé, dán bông hoa.
- Cho trẻ quan sát bức tranh, cho 2, 3 trẻ tự đưa ra nhận xét về bức tranh bông hoa. Như: Màu sắc, bố cục tranh...
ðCô tổng hợp lại: Bức tranh của cô xé, dán bông hoa. Bông hoa có nhị hoa màu vàng, xung quanh có những cánh hoa màu đỏ, cuống hoa và lá hoa màu xanh, bông hoa cô dán ở giữa bức tranh...
- Các con có muốn xé, dán bông hoa giống của cô không, để xé, dán được bông hoa chúng mình hãy quan sát cô làm mẫu nhé.
3. Hoạt động 3: Cô làm mẫu.
- Cô vừa làm mẫu vừa phân tích cho trẻ hiểu: Trước tiên cô xé nhị hoa, cô dùng giấy màu vàng xé nhị hoa lượn theo một hình tròn từ trên, sang ngang, vòng xuống dưới lên trên sang phải tạo thành một hình tròn nhỏ, sau đó cô xé cánh hoa cô dùng giấy màu đỏ lượn theo một hình tròn từ trên, sang ngang, vòng xuống dưới lên trên sang phải tạo thành một hình tròn nhỏ, cô đã xé được 1 cánh hoa cứ tiếp tục như vây cô xé nhiều cánh hoa xếp xung quanh nhị hoa, sau đó cô xé cuống, cuống cô xé bằng giấy màu xanh, xé nhỏ và dài.Xé cuống xong cô xé lá, xé lá bằng hai đường cong nối vào nhau. Khi xé xong bông hoa, cuống và lá, cô đặt bông hoa, cuống và lá lên trên tờ giấy, đặt vào giữa tờ giấy cho cân. Sau đó cô lật mặt sau chấm hồ xoa đều và dán lần lượt từng cánh hoa, nhị hoa, cuống và lá hoa....
- Chúng mình thấy cô xé, dán bông hoa có đẹp không, cô dán bông hoa ở đâu?
4. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện.
- Cô phát giấy A4, giấy màu, hồ dán cho trẻ xé, dán bông hoa.
- Trong khi trẻ thực hiện cô nhẹ nhàng đến bên hỏi trẻ:
+ Con đang xé, dán quả gì vậy?
+ Con làm như thế nào?
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn những trẻ còn lúng túng và gợi ý sáng tạo cho những trẻ đã thực hiện tốt, động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
5 Hoạt động 5: Nhận xét trưng bày sản phẩm - kết thúc:
- Cô cho trẻ mang bài lên trưng bày.
- Cho 1,2 trẻ tự giới thiệu về bài của mình:
+ Bài của con đâu?
+ Con xé, dán được gì?
- Cho 2,3 trẻ nhận xét bài của bạn:
+ Con thích bài nào nhất?
+ Vì sao con thích, bạn làm được những gì?
ð Cô nhận xét bài của cả lớp, động viên, khen trẻ.
- Cho trẻ đọc bài thơ:"Chú giải phóng quân" rồi ra chơi.
- Trả hát.
- Đoán.
- Quan sát và đưa ra nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và quan sát cô làm mẫu.
- Xé, dán bông hoa.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ hát rồi ra chơi.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Ba lô của chú bộ đội. 
 - CTD: Chơi với bóng, hột hạt.....
I: Mục đích yêu cầu: 
 - Tạo cho trẻ có không khí thỏa mái sau tiết học. 
 - Trẻ chú ý quan sát nêu nhận xét về ba lô của chú bộ đội có dây đeo có túi nhỏ để đựng đồChất liệu, tác dụng 
 - Trẻ biết được ba lô dùng để đựng quần áo, đồ dùng cá nhân khi hành quân 
 - Trẻ chơi theo ý thích, giữ vệ sinh và đoàn kết khi chơi, không gây ồn ào
II: Chuẩn bị: 
 - Kiểm tra sức khỏe của trẻ. 
 - Ba lô của chú bộ đội, bóng hột hạt. 
III: Tổ chức hoạt động:
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát Ba lô của chú bộ đội .
 - Cô cùng trẻ ra sân cô đọc cho tre nghe bài thơ “ Chú bộ đội hành quân”
 + Bài thơ nói về ai?
 + Chú bộ đội làm việc ở đâu?
 + Chú bộ đội cần những đồ dùng gì?
- Cô xuất hiện chiếc ba lô hỏi trẻ 
+ Đây là cái gì ?
+ Con có nhận gì về chiếc ba lô
+ Chiếc ba lô được làm bằng gì?
+ Tác dụng của chiếc ba lô
 - Cô gợi ý chi trẻ nhận xét đăc điểm chiếc ba lô có dây đeo có rất nhiều túi nhỏ . được làm bằng vải dùng để đựng đồ mỗi khi các chú đi hành quân . Giáo dục trẻ biết ơn và yêu quý kính trọng các chú bộ đội 
2. Hoạt động 2: Chơi với bóng, hột hạt .
 - Cô hướng cho trẻ lấy hột, bóng ra chơi theo ý thích của trẻ 
 - Hết giờ cho trẻ thu dọn hột hạy, bóng 
 - Cô tập chung trẻ lại nhận xét về buổi quan sát 
 - Cho trẻ vệ sinh cá nhân rửa tay chân 
- Trẻ đi theo hàng ra sân cùng cô
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ
- Trẻ lấy bóng, hột hạt ra chơi theo ý thích của trẻ
- Trẻ đi rửa tay.
 TRÒ CHƠI MỚI: Ai đoán đúng.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, biết công cụ của các nghề.
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi biết giữ gìn đồ dùng, biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng,...
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: trong lớp
- Cô và trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu tên trò chơi.
- Hôm nay cô cho lớp mình chơi trò chơi Ai đoán đúng nhé! Các con cùng lắng nghe cô nói cách chơi.
- Cách chơi: Trẻ ngồi theo vòng tròn, cô đứng giữa. Sau khi cô nêu tên một nghề, trẻ phải nêu tên 2-3 dụng cụ lao động của nghề đó. Ví dụ: Cô nói: Công nhân, trẻ sẽ nói tên những công cụ lao động mà các cô (chú) công nhân thường dùng như: kìm, búa, máy, móc,... Cô nói thợ may, trẻ sẽ nói: máy may, kim, chỉ, kéo, vải,... Nếu trẻ chưa nghĩ ra, cô giáo đếm từ 1-3 mà trẻ vẫn chưa nêu được tên dụng cụ nào thì sẽ bị loại ra ngoài một lần chơi.
2. Hoạt động 2: Cô chơi mẫu.
- Cô cùng 1 số trẻ nhanh nhẹn chơi trước 1 lần.
* Cô tổ chức cho trẻ chơi:
- Cô tổ chức cho lần lượt từng tổ chơi, mỗi tổ chơi khoảng 4 phút. 
(Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi, bao quát trẻ).
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Hỏi lại tên trò chơi.
- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng trong gia đình, đặc biệt là những sản phẩm của các nghề, biết quý trọng người lao động.
- Cô nhận xét buổi chơi cho trẻ ra chơi.
- Trẻ lắng nghe 
-Trẻ lắng nghe và xem cô
- Trẻ chơi
- Trẻ TL
- Trẻ ra chơi 
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Thứ 3, ngày 20/12/2011. 
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
 Đề tài: Kể chuyện sáng tạo theo tranh: Nghề y.
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
- Trẻ biết kể chuyện một cách sáng tạo theo tranh.
- Biết đặt tên cho câu chuyện.
- Giáo dục trẻ chăm ngoan nghe lời cha mẹ không đi chơi về muộn, khi đi chơi phải xin phép cha mẹ được sự đồng ý của cha mẹ mới được đi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh : Tranh 1: Bạn Nam đi chơi đá bóng.
 Tranh 2: Bạn Nam sốt cao phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
 Tranh 3: Bạn Nam được bác sĩ chăm sóc.
- Nội dung truyện:
Vừa đi học về Nam vứt chiếc cặp sách xuống bàn, thì bỗng nghe thấy tiếng mấy đứa bạn đứng ngoài ngõ gọi to. Nam ơi đi chơi không ?
Nam ngó ra ngoài cửa thì hóa ra là bọn thằng Dũng rủ Nam đi đá bóng ở sân sau nhà thằng Dũng, chẳng là nhà thằng dũng có cái sân rộng nên thành ra bọn Nam thường rủ nhau đá bóng ở đó.
Nam thấy các bạn rủ thì rất thích nhưng lại sợ bố mẹ vì giờ này bố mẹ chưa đi làm về, nếu về nhà mà không thấy Nam thì bố mẹ sẽ rất lo. Nam trả lời các bạn, tớ không đi dâu các bạn cứ đi đi, Dũng nói ngay sợ gì chứ cứ đi với bọn này thì yên tâm sẽ không bị bố mẹ mắng đâu mà lo. Thấy các bạn nói vậy dũng nghe bùi tai liền đi chơi cùng với mấy đứa bạn. Về đến nhà bố mẹ Nam thấy túi sách của Nam mà không thấy Nam đâu liền đi tìm khắp nơi mãi mà không thấy cuối cùng đến quá 12 giờ trưa thì thấy Nam về mặt mũi tái nhợt, bố mẹ Nam thấy vậy rất bực tức mắng cho Nam 1 trận, ăn cơm song Nam thấy người khó chịu nên đi nằm ngủ luôn, đến tầm 4 giờ chiều Nam sốt rất cao bố mẹ Nam rất lo lắng liền gọi xe cấp cứu đưa Nam dến bệnh viện, đến bệnh viện Nam đã được các bác sĩ chăm sóc tận tình chu đáo nên chẳng mấy chốc Nam đã được ra viện và từ đó chở đi Nam không dám đi chơi khi chưa được sự đồng ý của cha mẹ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Hôm nay cô đi làm cô có đi qua cửa hàng tranh, thấy có nhiều tranh đẹp cô đã mua tặng lớp mình và lớp mình cùng đoán xem đó là tranh vẽ gì nhé gì nhé?
ð Cô xuất hiện tranh, cô cũng có một câu chuyện rất hay muốn kể cho cả lớp mình nghe nói về những bứa tranh này đấy.
2. Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh.
- Cô kể cho trẻ nghe 2 lần.
- Lần 2 cô kể kết hợp chỉ tranh minh họa cho trẻ xem, kể đến đâu chỉ tranh đến đó.
- Cô tóm tắt nội dung truyện: Bạn Nam được các bạn rủ đi đá bóng nhưng không xin phép bố mẹ, Nam bị bố mẹ mắng, Nam đi đá bóng về đã bị sốt cao bố mẹ Nam đã đưa Nam đến bệnh viện. Nam đã được các bác sĩ chăm sóc tận tình, Nam khỏi ốm và từ đó Nam không dám đi chơi khi chưa được sự đồng ý của cha mẹ.
- Các con thấy bạn Nam có ngoan không?
- Đi chơi về bạn Nam bị làm sao?
ð GD trẻ không được đi chơi vào lúc thời tiết nắng nóng, khi chưa được sự đồng ý của bố mẹ thì sẽ không được tự do đi chơi.
- Ở lớp mình có bạn nào đi chơi mà không xin phép bố mẹ không?
ðGD trẻ ngoan ngoãn, nghe lời người lớn, chịu khó học tập, không nên đi chơi về muộn
- Qua câu chuyện này các con muốn đặt tên truyện là gì? Cho một vài trẻ đặt tên truyện.
- Theo cô sẽ đặt tên truyện là: “Không nghe lời”, cả lớp mình có đồng ý không?
ðVậy chúng ta sẽ nhất trí đặt tên truyện là: “Không nghe lời” nhé.
3. Hoạt động 3: Trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh.
- Cô gọi một vài trẻ lên kể chuyện, cho trẻ tự sắp xếp tranh theo ý trẻ và tự chỉ tranh.
- Trẻ không kể được cô có thể gợi ý cho trẻ, khuyến khích, động viên trẻ kế chuyện to và rõ ràng.
- Cô nhận xét trẻ kể chuyện.
- Hỏi lại trẻ tên truyện?
ð Vậy là hôm nay chúng mình đã có thêm một câu chuyện mới, rất hay để về kể cho ông bà, bố, mẹ mình nghe rồi.
- Đoán tranh.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Đặt tên cho truyện.
- Kể chuyện.
- Trả lời.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - TCVĐ: Ô tô và chim sẻ – Bóng tròn to.
 - CTD: Đồ chơi, bóng, phấn,.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi-luật chơi.
- Trẻ hứng thú chơi các trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết với bạn, nhường nhịn trong khi chơi, không xô đẩy nhau.
II. Chuẩn bị:
- Vòng, mũ chim sẻ.
- Đồ chơi, bóng, phấn.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: TCVĐ: Ô tô và chim sẻ, Bóng tròn to.
* Trò chơi: Ô tô và chim sẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cô nói cách chơi luật chơi.
+ Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cả lớp, cô quy định chỗ chơi ở giũa lớp, vẽ 2 cạnh phấn giới hạn làm đường ô tô, 2 bên là vỉa hè. Cô giả làm ô tô trẻ giả làm chim sẻ, các con chim sẻ nhảy kiếm ăn trên đường ô tô vừa nhay vừa thi thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn, khi nghe tiếng ô tô kêu bim bim trẻ phải bay (nhảy) nhanh lên các cây ven đường. Khi ô tô đã đi qua rồi thì chim sẻ lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn, trẻ nhảy khoảng 30s thì ô tô xuất hiện. Cô giáo cầm vòng quay nhanh làm động tác lái ô tô và kêu “bim bim” các con chim sẻ chạy sang 2 bên đường, sau khi trẻ đã biết chơi cô chọn 2-3 trẻ nhanh nhẹn làm ô tô.
+ Luật chơi: Khi nghe tiếng còi ô tô kêu “bim bim” trẻ phải chạy sang 2 bên đường. Nếu trẻ nào bị ô tô đâm phải thì phải ra ngoài lượt chơi 1 lần.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Trẻ chơi cô sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ chơi, nhắc trẻ chơi đúng cách và đúng luật.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi.
* Trò chơi: Bóng tròn to.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nói cách chơi-luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Trẻ chơi cô khuyến khích, động viên và khen trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Đồ chơi, bóng, phấn,.
- Cô giới thiệu các loại đồ chơi, phân khu vực chơi, cho trẻ chơi với những đồ chơi trẻ thích.
- Trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô nhận xét, cho trẻ chuyển hoạt động.
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ TL
Trẻ nghe
Trẻ chơi
Trẻ chơi
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Duyệt giáo án:
 Ngày / /2011.
Thứ 4, ngày 21/12/2011. 
 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI
 Đề tài: - Ngày thành lập quân đội nhân dân 22/12.
I: Mục đích yêu cầu:
 - Trau dồi óc quan sát, phát triển tư duy, ghi nhớ và ngôn ngữ của trẻ.
 - Trẻ biết chú bộ đội dũng cảm, gan dạ, có mặt ở khắp mọi nơi, làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, tăng gia sản xuất... 
 - Trẻ kính trọng, yêu mến chú bộ đội. 
 - Trẻ biết một số trang phục, nơi đóng quân, các hoạt động kỉ niệm ngày 22/12. 
II: Chuẩn bị: 
 + Tranh ảnh về các chú bộ đội thuộc các binh chủng khác nhau đang: Luyện tập, chiến đấu, hành quân, sản xuất...
	+ Quần áo cô và trẻ gọn gàng.
	+ Đàn, một số trang phục của bộ đội.
III: Tổ chức hoạt động:
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
1. hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
Cho trẻ hát:"Cháu thương chú bộ đội"
- Hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 nhé.
2. Hoạt động 2: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
Cho trẻ giải câu đố:
"Nhiều anh chỉ có một tên
Anh ở hải đảo, anh lên núi đồi
Anh ở miền đất xa xôi
Giữ yên mảnh đất , bầu trời quê hương" 
Hỏi trẻ: câu đố nói về ai? (Chú bộ đội) 
- Cô hỏi: Trong gia đình con những ai làm bộ đội? 
*Cô treo tranh chú bộ đội lên bảng cho trẻ quan sát và hỏi: 
	+ Đây là tranh vẽ về ai? ( Chú bộ đội )
	+ Chú bộ đội này thuộc binh chủng nào? ( bộ binh)
	+ Tại sao cháu biết? ( màu áo xanh,mũ anh lá cây là bộ đội bộ binh).
	+ Chú đang làm gì? ở đâu? ( chú đang tập luyện trên thao trường) 
- Ngoài ra các con biết chú làm những gì nữa? ( hành quân, thể thao, tăng gia sản xuất,cứu hộ,phòng chống lụt bão...)
	+ Các chú đóng quân ở đâu? (làng quê, miền núi,thành phố...)
*Cô treo tranh chú bộ đội hải quân cho trẻ quan sát và hỏi như trên:
	+ Chú bộ đội này thuộc binh chủng nào?( binh chủng hải quân) 
	+ Tại sao cháu biết? ( áo màu trắng,quần màu xanh...)
	+ Chú đang làm gì? ( ôm súng canh giữ biển trời)
	+ Nơi chú đóng quân ở đâu? ( ngoài hải đảo, biển khơi)
	+ Ngoài ra con biết chú bộ đội thuộc binh chủng nào khác? ( tăng thiết giáp,không quân,binh khí...)
- Lần lượt gợi mở cho trẻ nói nhiệm vụ của từng binh chủng ( không quân tập lái và chiến đấu bằng máy bay; tăng thiết giáp tập lái và chiến đấu bằng xe tăng...)
	+ Các chú đóng quân ở nơi nào trên đất nước? (ở trong doanh trại quân đội nhân dân việt nam)
- Cô nhấn mạnh: Chú có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước (ngoài hải đảo,trên biên giới...). Dù ở đâu hay bất cứ nơi nào, các chú cũng luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc cho các cháu vui chơi, học hành...
*Giáo dục: tình cảm của con dành cho chú bộ đội như thế nào? ( yêu quí, kính trọng...)
	+ Lớn lên con muốn thành chú bộ đội không? 
	+ Vậy bây gời cháu phải làm gì? (ăn khỏe, ngủ khẻo, học tốt...)
- Cho cả lớp đọc bài thơ:"Chú giải phóng quân".
3. Hoạt động 3: Trò chơi:"Thi xem ai nhanh".
- Trẻ tìm trang phục cho chú:
- Treo 3 tranh chú bộ đội thuộc 3 binh chủng bộ binh, không quân, hải quân .Yêu cầu trẻ tìm đúng trang phục cho chú.
- Chia số trẻ thành 3 đội mõi đội 12 trẻ , mỗi trẻ chỉ được lấy 1 đồ cho chú.
- Nhận xét kết quả sau khi chơi. 
- Cho trẻ chơi 1 lần, đổi yêu cầu cho từng đội .
- Trẻ chơi thời gian bằng hai lần bài hát ( chú bộ đội ) 
- Trẻ hát.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Đọc thơ.
- Trẻ chơi trò chơi.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Mũ chú bộ đội
 - CTD: Chơi với hột hạt, lá cây
I: mục đích yêu cầu:
 - Tạo cho trẻ có không khí thỏa mái sau tiết học 
 - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, chất liệu, trê mũ có ngôi sao vàng 
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng chú bộ đội. Có ý thức chơi, chơi đoàn kết 
II: Chuẩn bị: 
 Mũ chú bộ dội ( mũ cối)
 Hột hạt, lá cây....
III: Tổ chức hoạt động:
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát mũ chú bộ đội.
 - Cho trẻ ra sân ngồi quây quần bên cô, cô xuất hiện mũ cối cho trẻ quan sát và nhận xét cô đàm thoại với trẻ 
 + cô có gì đây?
 + Mũ cối có đặc điểm gì?
 + Mũ cối được làm bằng gì? Màu gì?
 + Mũ cối dùng để làm gì?
=> Đây là chiếc mũ cối của chú bộ đội gồm có vành mũ, chớp mũ, có gắn sao vàng ở giữa, bên ngoài mũ bọc vải màu xanh, dùng để đội đầu khi đi tập luyện và đi hành quân. Các chú giữ gìn mũ rất cẩn thận không làm rơi vỡ 
 + Để tỏ lòng yêu quí các chú bộ đội các con phải làm gì?
 - Cô dẫn dắt cho trẻ hát bài “Cháu yêu chú bộ đội”
2. Hoạt động 2: Chơi với hột hạt, lá cây....
 - Cô hướng cho trẻ lấy lá cây, hột hạt ra chơi theo ý thích của trẻ 
 - Hết giờ cho trẻ thu dọn lá cây
 - Cô tập chung trẻ lại nhận xét về buổi quan sát 
 - Cho trẻ vệ sinh cá nhân rửa tay chân
-Trẻ ngồi quanh cô để quan sát và nhận xét
- Mỗi câu hỏi 1 -2 trẻ trả lời 
- Chăm ngoan học giỏi
- Cả lớp hát cùng cô
- Trẻ lấy lá cây, hột hạt ra chơi theo ý thích của trẻ
- Trẻ rửa tay chân
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5, ngày 22/12/2011. 
 HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 Đề tài: - Rèn kỹ năng tổng hợp: Cháu thương chú bộ đội.
 - BHBS: + Chú bộ đội.
 + Cháu yêu cô chú công nhân.
 - Nghe hát: Cô giáo . 
 - TCAN: Nghe thấu hát tài.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển năng khiếu âm nhạc.
- Trẻ hát và vận động vỗ tay theo nhịp, múa minh họa theo giai điệu bài hát “Cháu thương chú bộ đội”.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và thể hiện tình cảm khi nghe hát bài “Cô giáo”
- Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Nghe thấu hát tài”.
 - Củng cố cho trẻ khả năng biểu diễn một số bài hát trong chủ đề: 
 + Chú bộ đội.
 + Cháu yêu cô chú công nhân.
 + Đi cấy.
 - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học và chú ý học bài, yêu quý người lao động.
II. Chuẩn bị: 
- Mũ hoa hồng, hoa sen, hoa cúc.
- Phách tre, xắc xô.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- “Truyền tin, truyền tin”.
- Tin hôm nay có hội thi giọng hát hay của các loài hoa, chúng mình có muốn đi xem không nhỉ?
- Sau đây ban tổ chức xin giới thiệu các đội về dự hội thi hôm nay:
Xin giới thiệu đội: “Hoa hồng”
 “Hoa cúc”
 “Hoa sen”.
Đề nghị toàn bộ hội thi dành một tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ cho ba đội về dự hội thi hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hát và vận động: Cháu thương chú bộ đội .
- Trước khi vào hội thi các đội hãy chú ý lắng nghe cô giáo xướng âm bằng âm Lá, son, lá, mì, mì...là giai điệu của bài hát nào? 
- Cho trẻ nghe, nói tên bài hát, tên tác giả.
- Trước khi vào hội thi ban tổ chức yêu cầu ba đội hát để ban tổ chức kiểm tra xem các đội đã thực sự thuộc bài hát “Cháu thương chú bộ đội” chưa nhé.
* Nội dung thi thứ I:

File đính kèm:

  • docTuần 5- 16.doc