Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Bé vui đón Tết và mùa xuân - Đề tài: Nặn bánh ngày Tết

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng: Xoay tròn, ấn bẹt để nặn được những chiếc bánh.

2. Kỹ năng:

- Rèn sự khéo léo của bàn tay và của các ngón tay.

3.Thái độ:

- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn

II. Chuẩn bị:

- Bánh cô nặn mẫu.

- Đất nặn, bảng, đĩa, rổ nhựa đủ cho cô và trẻ.

 

doc22 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 24683 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Bé vui đón Tết và mùa xuân - Đề tài: Nặn bánh ngày Tết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20:
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: : Bé vui đón tết và mùa xuân
Thời gian thực hiện: từ ngày 16- 20/1/ 2012
Thứ 2, ngày 16/1/2012
 HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Đề tài: Nặn bánh ngày tết.
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng: Xoay tròn, ấn bẹt để nặn được những chiếc bánh.
2. Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo của bàn tay và của các ngón tay.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn
II. Chuẩn bị:
- Bánh cô nặn mẫu.
- Đất nặn, bảng, đĩa, rổ nhựa đủ cho cô và trẻ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô cho trẻ tham quan mô hình cửa hàng bán hàng hóa ngày tết và hỏi trẻ:
+ Ở cửa hàng có bán những gì?
ð Ở cửa hàng có bán rất nhiều cây hoa, bánh kẹo để phục vụ cho ngày tết. Giờ học hôm nay cô và các con sẽ cùng nặn thật nhiều bánh để tặng cho gia đình nhà búp bê ăn tết nhé.
2. Hoạt động 2: Quan sát - Đàm thoại mẫu.
- Cô cho trẻ chơi “Trời tối – trời sáng” cô chiếc bánh cô nặn mẫu ra cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ quan sát sau đó cho 2, 3 trẻ tự đưa ra nhận xét về chiếc bánh: Màu sắc, hình dạng
ðCô tổng hợp lại: Đây là chiếc bánh cô nặn mẫu, chiếc bánh có dạng hình vuông và có màu đỏ.
- Để nặn được những được những chiếc bánh như thế này chúng mình hãy quan sát cô làm mẫu nhé. 
3. Hoạt động 3: Cô làm mẫu.
- Cô vừa nặn mẫu vừa phân tích cho trẻ quan sát:
+ Để nặn được chiếc bánh trước tiên cô phải làm gì nhỉ?
ð Cô phải bóp đất cho mềm sau đó chia đất ra thành các phần nhỏ.
+ Để nặn được chiếc bánh cô giáo phải sử dụng kỹ năng gì nhỉ?
+ Sau khi lăn tròn cô phải làm gì?
ð Để nặn được chiếc bánh cô phải sử dụng kỹ năng xoay tròn, sau khi xoay tròn cô phải ấn bẹt để tạo thành chiếc bánh.
- Các con thấy cô nặn chiếc bánh có đẹp không? Cô giáo xoay có tròn không, lăn có mịn không?
- Bây giờ chúng mình cùng thi nhau nặn thật nhiều bánh để tặng cho nhà bạn búp bê nhé.
4. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện.
 - Cô phát đất nặn, bảng cho trẻ thực hiện.
- Trong khi trẻ thực hiện cô nhẹ nhàng đến bên hỏi trẻ:
+ Con đang nặn gì vậy?
+ Con nặn như thế nào?
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn những trẻ còn lúng túng và gợi ý sáng tạo cho những trẻ đã thực hiện tốt, động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
5 Hoạt động 5: Nhận xét trưng bày sản phẩm - kết thúc:
- Bây giờ chúng mình cùng mang những chiếc bánh mình đã nặn được lên tặng cho búp bê nhé (Cô cho trẻ mang bài lên trưng bày).
- Cho 1,2 trẻ tự giới thiệu về bài của mình:
+ Bài của con đâu?
+ Con nặn được gì?
- Cho 2,3 trẻ nhận xét bài của bạn:
+ Con thích bài nào nhất?
+ Vì sao con thích, bạn nặn được những gì, bạn nặn có đẹp không ?
ð Cô nhận xét bài của cả lớp, động viên, khen trẻ.
- Búp bê nhận được bánh các con tặng búp bê rất vui và cảm ơn các con.
- Cho trẻ hát bài hát “Sắp đến tết rồi” - Ra chơi.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ nặn bánh.
- Trả lời.
- Trả lời. 
- Mang bài lên trưng bày.
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Trẻ hát. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Quả cam.
 - Trò chơi: Gieo hạt.
 - Chơi tự do: Bóng, khối gỗ, hột hạt.
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên quả cam, biết được các đặc điểm của quả cam, ích lợi
 - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Gieo hạt”
2. Kỹ năng: 
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
3. Thái độ 
 - Giáo dục: Cho trẻ biết ăn quả cam chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, trước khi ăn phải rửa tay, rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạtGD trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn - Trang phục cô trẻ gọn gàng
 - Quả cam, bóng, khối gỗ, hột hạt.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cô đọc câu đố về quả cam.
- Hỏi trẻ câu đố nói về quả gì?
- Giờ học hôm nay cô sẽ cho cả lớp mình quan sát quả cam.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Quả cam
- Cô cho trẻ “ Trốn cô” sau đó đưa quả cam ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát quả cam 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi của quả cam.
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu : Đây là quả cam, quả cam chín có màu vàng, quả cam có cuống, có lá, lá cam màu xanh,quả cam có dạng hình tròn, vỏ cam nhẵn, ăn quả cam có chứa nhiều VTM A giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.
- Trước khi ăn chúng mình phải làm gì?
ðGiáo dục trẻ trước khi ăn phải rửa tay, rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạt...
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Gieo hạt.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi kết hợp giáo dục.
4. Hoạt động 4: Chơi tự do: Bóng, khối gỗ, hột hạt.
- Cô cho trẻ chơi với bóng, khối gỗ, hột hạt.
- Cô bao quát trẻ chơi.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời.
- Trả lời. 
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời 
- Chơi tự do.
TRÒ CHƠI MỚI: Cây nào quả ấy.
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
 - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Cây nào quả ấy”, biết chọn đúng quả của cây.
2. Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng phân loại, so sánh cho trẻ.
3. Thái độ 
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, chơi xong thu dọn đồ dùng, đồ chơi cất vào nơi quy định.giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây xanh, không bẻ cành, hái lá...
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp học.
 - Lô tô cây nhãn, cam, chuối, dừa, xoài
 - Lô tô quả nhãn, cam, chuối, dừa, xoài
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi.
- Cô trò chuyện cùng với trẻ về một số loại cây ăn quả mà trẻ biết. Hỏi trẻ:
+ Ở nhà các con trồng những cây ăn quả nào? Cho 2,3 trẻ kể.
+ Ăn quả chín có ích lợi gì?
ð GD trẻ ăn quả chín chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào
ðGiờ học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con chơi một trò chơi mới, đó là trò chơi “ Cây nào quả ấy”.
* Luật chơi: Xếp đúng cây nào quả ấy.
* Cách chơi: Phát cho mỗi cháu một bộ lô tô cây và quả. Sau đó cho các cháu chọn quả nào thì để vào cây ấy. Thi xem ai chọn và xếp đúng.
2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu.
- Cô mời 1,2 trẻ chơi mẫu 1, 2 lần cho cả lớp quan sát.
3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Phát lô tô cho trẻ tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên khen trẻ.
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Kết thúc.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
- Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
 ðGiáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây xanh, không bẻ cành hái lá
- Trả lời 
- Trả lời 
- Trẻ lắng nghe 
- Quan sát 
- Chơi trò chơi 
- Trả lời.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 17/1/2012. 
 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI.
 Đề tài: Trò chuyện về một số món ăn ngày tết
I: Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: 
	- Trẻ biết một số món ăn trong ngày tết, cách chế biến đ[n giản 
2. Kỹ năng: 
	- phát Triển ngôn ngữ mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về phong tục ngày tết 
3. Thái độ 
 	- Giáo dục trẻ trân trọng ngày tết cổ truyền và tham gia tích cực vào các hoạt động 
đón chào ngày tết , ngoan ngoãn lễ phép với người lớn
II: Chuẩn bị: 
 - Tranh vẽ mâm ngũ quả, các món ăn và phong cảnh ngày tết
III: Tổ chức hoạt động
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
1HĐ1: Hát : Sắp đến tết rồi 
 - Cả lớp hát cùng cô 1 lần 
 + Các con vừa hát bài hát nói về ngày gì?
 + Trong ngày tết nhà các con thường mua sắm những thứ gì?
=> muốn biết được trong ngày tết có những gì giờ học hôm nay cô cùng các con trò chuyện về một số món ăn trong ngày tết nhé
 2HĐ2 Trò chuyện về một số món ăn trong ngày tết
 + Để chuẩn bị cho các món ăn trong ngày tết nhà các con thường mua sắm những các món ăn gì?
 + Con hãy kể 1 số món ăn trong ngày tết 
=>Để chuẩn bị cho ngày tết mọi người thường làm các món ăn như: Thịt gà luộc, thịt lợn nấu đông, giò, chả, bánh trưng, bánh, mứt ,kẹo và các loại hoa quả rất ngon
3HĐ3: Cho trẻ quan sát tranh ngày tết 
 Cô trò chuyện về ngày tết nguyên đán 
 + Để chuẩn bị đón tết mọi người làm những công việc gì?
 + Các con đã làm gì để giúp bố mẹ?
 - Cô có bức tranh vẽ cảnh chuẩn bị đón tết của 1 gia đình: Bố mẹ trang trí nhà cửa, bày mâm ngũ quả, cắm cành đào. Mẹ và chị gói bánh trưng. Em bé vui sướng cầm bóng bay
 Ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch là ngày tết nguyên đán hay còn gọi là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta, tất cả mọi người rất bận rộn làm rất nhiều công việc như quyết dọn, sửa sang nhà cửa, giặt giũ chăn màn , mua sắm quần áo mới, mua bánh kẹo, cành đào, các loại quả về trang trí . Tất cả các công việc này mọi người đều phải cố gắng song trước lúc giao thừa để chuẩn bị đón năm mới . Mọi người đi công tác ở xa đều cố gắng thu xếp để về ăn tết xum họp cùng gia đình 
 + Các con có biết khi nào thì được gọi là tết không?
 - Cô mở rộng cho trẻ hiểu
=> Tết là ngày cuối cùng của năm cũ và những ngày đầu tiên của năm mới 
 Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ 
 + Sang năm mới các con được thêm 1 tuổi nữa là mấy tuổi?
 + Trong bản mình ngày tết thường chơi những trò chơi gì?
=> Tết nguyên đán vào đúng mùa xuân lên cây cối đâm chồi nẩy lộc trăm hoa đua nở như hoa đào, hoa mận, hoa bưởi chim bướm bay về rất vui. Những chú ong chăm chỉ cũng bay về tìm hoa hút mật 
 - Cho trẻ đọc bài thơ: Cây đào
- Cả lớp hát cùng cô 1 lần
- Trẻ trả lời
2-3 trẻ kể
- Cả lớp quan sát 
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cả lớp đọc cùng cô
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Quả quýt.
 - Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ, Luồn cổng dế.
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức: 
 - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên quả quýt, biết được các đặc điểm của quả quýt, ích lợi
 - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi các trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ ”, “ Luồn cổng dế ”
2. Kỹ năng: 
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
3. Thái độ 
 - Giáo dục: Cho trẻ biết ăn quả quýt chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, trước khi ăn phải rửa tay, rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạtGD trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn
- Trang phục cô trẻ gọn gàng
 - Quả quýt.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Hôm nay trên đường đến trường cô đi qua cửa hàng bán hoa quả tươi, thấy hoa quả rất tươi và ngoan cô cố chọn mua một loại quả về cho cả lớp mình quan sát.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Quả quýt.
- Cô miêu tả đặc diểm của quả cho trẻ đoán tên..
- Cô đưa quả quýt ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát quả quýt 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi của quả quýt.
 ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu : Đây là quả quýt, quả quýt chín có màu vàng, quả quýt có cuống, lá màu xanh ,quả quýt có dạng hình tròn, vỏ quýt sần sùi, ăn quả quýt có chứa nhiều VTM A giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.
- Trước khi ăn chúng mình phải làm gì?
ðGiáo dục trẻ trước khi ăn phải rửa tay, rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạt...
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ, Luồn cổng dế.
- Đối với mỗi trò chơi cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, nếu trẻ không nhớ cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Tổ chức cho trẻ chơi mỗi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi kết hợp giáo dục.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời.
- Trả lời. 
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời 
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Duyệt giáo án
 TT
Thứ 4, ngày 18/1/2012
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
 Đề tài: - Số 4 (Tiết 1).
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 4. - Nhận biết chữ số 4.
2. Kỹ năng: 
- Giúp trẻ phát triển nhận thức - Rèn cho trẻ kỹ năng đếm 4 và nhiều.
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. 
3. Thái độ 
- Giáo dục trẻ chú ý học bài, chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị.
- Mô hình nhà búp bê.
- Chữ số 1 , 2, 3, 4 đủ cho mỗi trẻ và cô.
- Giường, tủ, bàn ghế, nhà, búp bê.
- 4 hình vuông, 8 hình tam giác đủ cho cô và trẻ.
- Xắc sô, que chỉ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Luyện tập nhận biết số lượng1, 2, 3.
- Các con ơi ! Hôm nay trên đường đến trường cô có ghé qua nhà bạn búp bê, bạn búp bê có nói với cô là muốn mời lớp mình đến thăm nhà bạn búp bê đấy.
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu nối đuôi nhau đến thăm nhà bạn búp bê, vừa đi vừa hát bài:"Cả nhà thương nhau".
- Đến nhà bạn búp bê rồi chúng mình cùng chào bạn búp bê đi.
- Cho trẻ quan sát nhà búp bê rồi cho trẻ nhận xét xem nhà bạn búp bê có những đồ dùng gì và đặt thẻ số tương vào đồ vật đó.
- Cho trẻ nhẹ nhàng vào ghế ngồi.
2. Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt số lượng trong phạm vi 4, nhận biết chữ số 4. 
 - Các con ạ, sau một thời gian lao động vất vả, gia đình nhà bạn búp bê đã có cuộc sóng ấm no và đã chuẩn bị được vật liệu để làm nhà mới đấy, bây giờ cô cháu mình sẽ cùng nhau giúp nhà bạn búp bê dựng nhà mới nhé.
+ Trong rổ đồ chơi của chúng mình có gì ?
+ Bây giờ các con hãy tìm hình vuông trong rổ xếp ra bảng xếp theo một hàng ngang từ trái sang phải.
+ Các con hãy đếm xem có mấy hình vuông?
+ Muốn xếp được ngôi nhà cho búp bê chúng mình còn cần gì nữa ?
- Bây giờ các con hãy tìm cho cô 3 hình tam giác xếp lên trên hình vuông.
+ Chúng mình xem đã xếp được mấy hình tam giác ?
+ Còn thiếu mấy hình tam giác nữa ?
- Cho trẻ lấy thêm 1 hình tam giác ra xếp nữa.
+ 3 thêm 1 là mấy ? + Chúng mình cùng đếm xem có mấy hình tam giác? + Chúng mình đã xếp được gì rồi ?
- Chúng mình cùng đếm xem có mấy ngôi nhà nhé.
+ Hình tam giác và hình vuông cùng có số lượng là mấy ?
- Đúng rồi các con ạ, hình tam giác và hình vuông đều có số lượng là 4. Để chỉ các đồ vật có số lượng là 4, người ta dùng chữ số 4. 
- Giờ học hôm nay cô sẽ dạy chúng mình chữ số 4.
- Cô đưa chữ số 4 ra giới thiệu rồi cho trẻ đọc.
- Cô nói cấu tạo của chữ số 4.
- Các con hãy nhìn lên đây cô có thẻ số 4 cả lớp mình cùng đọc"Số 4".
- Các con hãy đếm lại xem có bao nhiêu ngôi nhà và đặt thẻ số tương ứng.
- Yêu cầu trẻ lấy chữ số 4 ra rồi đặt vào đồ vật có số lượng là 4.
- Cô cùng cả lớp cất dần hình tam giác và hình vuông, sau mỗi lần cất bớt cô cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng.
- Cho trẻ xếp 4 chiếc thuyền và cho trẻ đếm rồi dặt thẻ số tương ứng.
- Cô cùng cả lớp cất dần từng chiếc thuyền, sau mỗi lần cất bớt cô cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng.
- Hỏi lại tên bài.
3.Hoạt động 3: Trò chơi: "Kết bạn ”," Xếp hạt thành số".
 a, Trò chơi: "Kết bạn ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
* Cách chơi:
- Cô càm cầm thẻ số 1,2,3,4 đi xung quanh lớp vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh (Kết bạn ) trẻ nhanh chóng tìm bạn để kết nhóm với mình. Trẻ sẽ nhìn thẻ số trên tay cô để kết nhóm theo thẻ số của cô.
* Luật chơi:
- Bạn nào kết sai sẽ phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, sửa sai cho trẻ.
- Cô đổi vị trí các ngôi nhà, và cho các trẻ đổi hình cho nhau.
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô kiểm tra kết quả, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ.
b,Trò chơi:" Xếp hạt thành số".
- Cô cho trẻ đi về các góc chơi cô đã chuẩn bị một số loại hạt cho trẻ xếp thành những con số tùy theo ý thích của trẻ.
- Cho trẻ ra chơi và hát:" Cháu yêu bà"
- Trẻ hát.
- Trẻ chào búp bê.
- Trả lời và đặt thẻ số tương ứng.
- Lắng nghe.
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trẻ đếm.
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe.
-Trẻ lên đếm và đặt thẻ số tương ứng.
- Trả lời
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Chơi trò chơi.
- Trẻ hát.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Quả táo.
 - Trò chơi: Dung dăng dung dẻ, chuyển quả.
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức: 
 - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên quả táo, biết được các đặc điểm của quả táo, ích lợi
 - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi các trò chơi “ Dung dăng dung dẻ”, “ Chuyển quả”
2. Kỹ năng: 
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
3. Thái độ 
 - Giáo dục: Cho trẻ biết ăn quả cam chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, trước khi ăn phải rửa tay, rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạtGD trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn
- Trang phục cô trẻ gọn gàng
 - Quả táo, quả nhựa, rổ đựng, vòng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Nghe tin lớp mình học rất ngoan và giỏi chị Thỏ Trắng có gửi tặng lớp mình quả táo để chúng mình sẽ cùng quan sát quả táo nhé.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Quả táo.
- Cô đưa quả táo ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát quả táo 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi của quả táo
 ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu : Đây là quả táo, quả táo chín có màu đỏ, quả táo có núm ,quả táo có dạng hình tròn, vỏ táo nhẵn, táo chín mùi rất thơm, ăn quả táo có chứa nhiều VTM A giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.
- Trước khi ăn chúng mình phải làm gì?
ðGiáo dục trẻ trước khi ăn phải rửa tay, rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạt...
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Dung dăng dung dẻ, chuyển quả.
- Đối với mỗi trò chơi cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, nếu trẻ không nhớ cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Tổ chức cho trẻ chơi mỗi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi kết hợp giáo dục.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời.
- Trả lời. 
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời 
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ 5, ngày 19/1/2012. 
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VƠI VĂN HỌC
 Đề tài: -Kể chuyện theo tranh truyện: Hoa mào gà
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên truyện, thuộc truyện, bước đầu biết kể cùng cô và các bạn. truyện “ Hoa mào gà’.
2. Kỹ năng: 
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
3. Thái độ 
- Gi

File đính kèm:

  • docTUẦN 20.doc
Giáo Án Liên Quan