Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Khám phá - Nguyễn Thị Ngọc Cầm
* Câu hỏi tạo hứng thú:
+ Từ 7h30 – 8h các bạn thường làm gì?
+ Sau khi ăn sáng xong các bạn làm gì nữa?
+ Tuần này mình học về chủ đề gì?
* Câu hỏi tạo nhu cầu khám phá:
- Bây giờ các bạn hãy kể cho cô và các bạn của mình biết tên 1 số loại phương tiện giao thông đường bộ?
- Bạn nào cho cô biết cấu tạo của chiếc xe đạp?.
- Muốn xe chạy được con phải làm gì?
- Khi đi trên xe con muốn qua đường con phải làm gì?
Thứ hai, ngày 26 tháng 03 năm 2012 1.MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 * Câu hỏi tạo hứng thú: + Từ 7h30 – 8h các bạn thường làm gì? + Sau khi ăn sáng xong các bạn làm gì nữa? + Tuần này mình học về chủ đề gì? * Câu hỏi tạo nhu cầu khám phá: - Bây giờ các bạn hãy kể cho cô và các bạn của mình biết tên 1 số loại phương tiện giao thông đường bộ? - Bạn nào cho cô biết cấu tạo của chiếc xe đạp?. - Muốn xe chạy được con phải làm gì? - Khi đi trên xe con muốn qua đường con phải làm gì? 2.TIẾT HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH * CHUẨN BỊ: - Cô: 1 số tranh, ảnh về phương tiện giao thông đường bộ. - Trẻ: Tâm lý vui vẻ. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trẻ trò chuyện về phương tiện giao thông đường bộ. - Bạn nào hãy kể cho bạn mình nghe về tên của 1 số phương tiện giao thông đường bộ? - Trong những loại phương tiện đó loại phương tiện nào mà bạn được đi rồi? Để biết rõ hơn hôm nay cô cùng các bạn trò chuyện về giao thông đường bộ nhé! - Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề 2 – 3 lần. Hoạt động 2: - Chuyển đội hình bằng câu hỏi: “Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào!” - Trong mỗi gia đình sẽ có 1 hoặc là nhiều loại xe dùng để làm phương tiện để di chuyển trong các sinh hoạt hàng ngày. - Trời tối – trời sáng - Các bạn nhìn xem cô có tranh gì đây? - Bánh xe đạp có dạng hình gì? Muốn cho bánh xe đạp quay mình phải làm gì? - Bạn nào nói cho cô và các bạn biết cấu tạo của chiếc xe đạp gồm có những gì? - Thân (sườn) xe đạp làm bằng chất liệu gì? - Vỏ xe đạp làm bằng gì? - Tương tự với các loại xe khác. - Tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ có công dụng gì cho ta? - Nhưng nó cũng có cái hại đó là gì? Nhiều khí thải của xe sẽ làm ô nhiễm môi trường. - Khi đi bộ các bạn đi bên phía nào của lề đường? - Khi các bạn tham gia trên phương tiện giao thông các bạn nhìn thấy gì ở các ngã tư, ngã ba? Đèn màu đỏ thì làm sao? Còn đèn màu xanh và màu vàng có ý nghĩa gì? - Khi đi trên xe người tham gia giao thông phải làm gì? Trẻ em bao nhiêu tuổi phải đội mũ bảo hiểm? - GD trẻ biết cẩn thận khi tham gia trên phương tiện giao thông đường bộ. Hoạt động 3: Chơi “Bánh xe quay” + Luật chơi: Khi dứt tiếng xắc xô, trẻ đứng lại ngay. + Cách chơi: Trẻ xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm, quay mặt vào trong. Khi nghe cô gõ xắc xô, trẻ cầm tay nhau chạy vòng tròn theo hướng ngược nhau làm bánh xe quay.Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ đồng thời trẻ nói “kít” và dừng lại như bị hãm phanh. - Trẻ chơi 3 – 4 lần. 3. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG * GÓC PHÂN VAI: - Chơi đóng vai gia đình. * GÓC SÁCH: - Xem các loại sách báo nói về phương tiện giao thông đường bộ. - Tập thơ: Con đường của bé * GÓC HỌC TẬP: - Biết chơi trò chơi cánh cửa kì diệu * GÓC TẠO HÌNH: - Vẽ xe ô tô * GÓC KHÁM PHÁ: - Trò chuyện về phương tiện giao thông đường bộ. 4. ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH I.CHUẨN BỊ: - Sản phẩm trưng bày: Tranh tô màu, làm album, sản phẩm vẽ xe ôtô - Chương trình văn nghê : Nhóm hát, múa, đọc thơ. II.HOẠT ĐỘNG : 1.Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ - Vỗ tay chào mừng, hát “Em đi qua ngã tư đường phố” - Giới thiệu hôm nay là ngày lớp Chồi 1 tổ chức tổng kết chủ đề “Phương tiện giao thông đường bộ” 2.Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm - Cô điều khiển chương trình, giới thiệu sản phẩm của từng nhóm: + Nhóm 1: Giới thiệu tranh tô màu 1 số loại xe. + Nhóm 2: Giới thiệu sản phẩm làm album về phương tiện giao thông đường bộ. + Nhóm 3: Giới thiệu sản phẩm tranh vẽ xe ôtô. 3. Hoạt động 3: - Nhóm hát và vận động theo nhịp “Em đi qua ngã tư đường phố” - Song ca: Đường và chân - Đọc thơ: Con đường của bé Thứ hai, ngày 02 tháng 04 năm 2012 1.MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 * Câu hỏi tạo hứng thú: + Sáng đến lớp các bạn thấy bầu trời như thế nào? + Khi vào lớp các bạn cảm thấy không khí trong lớp mình ra sao? * Câu hỏi tạo nhu cầu khám phá: - Bạn nào nói cho cô và các bạn cùng biết tắm sáng như thế có ý nghĩa gì? Bạn sử dụng nước ở đâu? - Trên sông các bạn thấy những gì? - Bạn nào kể tên 1 số loại phương tiện giao thông đường thủy cho cô và các bạn cùng biết? - Tại sao chiếc tàu chạy được trên sông? - Nhờ có nhiên liệu gì mà nó giúp chúng ta có thể đi lại 1 cách dễ dàng trên mặt nước? 2.TIẾT HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH I/ CHUẨN BỊ: - Cô: Tranh, ảnh về phương tiện giao thông đường thủy. - Trẻ: Tâm lý vui vẻ. II/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trẻ tìm hiểu về phương tiện giao thông đường thủy qua cô, qua tranh ảnh, kinh nghiệm sống. - Cô có bức tranh gì đây? - Để làm sáng tỏ hơn về bức tranh này hôm nay cô cùng các bạn trò chuyện về phương tiện giao thông đường thủy nhé! - Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề 2 – 3 lần. Hoạt động 2: - Chuyển đội hình bằng câu hỏi: “Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào!” - Trong cuộc sống của mỗi chúng ta thì mỗi 1 gia đình đều có 1 công việc và nơi ở khác nhau, cũng có người mua bán trên bờ nhưng bên cạnh đó có 1 số người mua bán trên sông nước, có bạn nào biết về chợ nổi Cái Răng của mình không? - Họ mua bán những gì? - Khi bạn đi Bến Ninh Kiều bạn nhìn thấy gì ở dưới sông? - Thường bạn nhìn thấy được bao nhiêu loại phương tiện di chuyển trên sông? Bạn hãy kể tên các loại phương tiện giao thông đó? Nó muốn chạy được trên sông người ta phải đổ nhiên liệu gì? - Bạn hãy nhìn xem cô có cái gì đây? - Các bức tranh phương tiện giao thông đường thủy của cô có giống như bạn đã kể tên không? Có loại phương tiện giao thông nào mà bạn chưa kể tên không? Bạn nhìn xem đó là phương tiện gì? Bạn hãy gọi đúng tên của nó? - Khi bạn tham gia trên phương tiện giao thông đường thủy bạn phải làm gì? Tại sao? Còn nếu như bạn không chịu tuân thủ theo luật giao thông đường thủy bạn sẽ gặp phải chuyện gì? Tại sao? - GD trẻ biết cẩn thận khi tham gia trên phương tiện giao thông đường thủy. Hoạt động 3: Chơi “Chìm nổi” - Cách chơi và luật chơi: Một trẻ làm “cái”, khi “cái” lại gần trẻ nào thì trẻ đó ngồi xuống và nói “chìm”, khi “cái” đi xa rồi thì đứng lên và nói “nổi”.Nếu ai bị “cái” đập vào người coi như “chết” và đổi vai chơi. - Trẻ chơi 3 – 4 lần. 3. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG * GÓC PHÂN VAI: - Chơi đóng vai gia đình * GÓC SÁCH: - Xem các loại sách báo nói về phương tiện giao thông đường thủy - Truyện: Tàu thủy tí hon * GÓC HỌC TẬP: - Biết chơi trò chơi bịt mắt nghe tiếng * GÓC TẠO HÌNH: - Xé dán tàu thủy * GÓC KHÁM PHÁ: - Trò chuyện về phương tiện giao thông đường thủy. 4. ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH I.CHUẨN BỊ: - Sản phẩm trưng bày: Tranh tô màu, làm album, sản phẩm xé dán tàu thủy - Biểu diễn văn nghệ : Nhóm hát, múa, đọc thơ, kể truyện. II.HOẠT ĐỘNG : 1.Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ - Vỗ tay chào mừng, hát “Em đi chơi thuyền” - Giới thiệu hôm nay là ngày lớp Chồi 1 tổ chức tổng kết chủ đề “Phương tiện giao thông đường thủy” 2.Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm - Cô điều khiển chương trình, giới thiệu sản phẩm của từng nhóm: + Nhóm 1: Giới thiệu sản phẩm xé dán tàu thủy. + Nhóm 2: Giới thiệu sản phẩm làm album phương tiện giao thông đường thủy. + Nhóm 3: Giới thiệu tranh tô màu phương tiện giao thông đường thủy. 3. Hoạt động 3: - Nhóm hát và vận động bài hát “Em đi chơi thuyền” - Song ca: Bạn ơi có biết - Đọc thơ: Con đường của bé - Kể truyện: Tàu thủy tí hon. Thứ hai, ngày 09 tháng 04 năm 2012 1.MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH 3 * Câu hỏi tạo hứng thú: - Trò chuyện với trẻ về cảm xúc 2 ngày nghỉ cuối tuần: Hôm qua là thứ mấy? Con đã đi đâu (làm gì) trong ngày nghỉ? Con đi với ai? Con thấy có vui không? - Con hãy kể tên những loại phương tiện GT đường sắt? * Câu hỏi tạo nhu cầu khám phá: - Xe lửa là gì? - Con thấy xe lửa như thế nào? - Thế xe lửa chạy ở đâu? - Vậy xe lửa có động cơ không? 2.TIẾT HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH *CHUẨN BỊ: - Cô: 1 số tranh, ảnh về phương tiện giao thông đường sắt. - Trẻ: Tâm lý vui vẻ. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện: - Cô và các con cùng làm đoàn tàu nhe. Vừa đi quanh lớp vừa đọc: Tu tu xình xịch Tu tu xình xịch Tàu xin bé đường Tàu xin bé đường Cờ xanh bé vẫy Bé giơ cờ đỏ Cho tàu đi luôn Tàu dừng lại luôn - Hôm nay cô cùng các bạn trò chuyện về phương tiện giao thông đường sắt nhé! - Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề 2 – 3 lần. Hoạt động 2: - Các con vừa làm gì xong? - Cô có bức tranh vẽ gì đây? - Con thấy xe lửa như thế nào? - Thế xe lửa chạy ở đâu? - Xe lửa chạy trên đường ray nên người ta gọi nó là PTGT đường sắt. - Vậy xe lửa có động cơ không? - Xe lửa kêu làm sao? - Xe lửa dùng để làm gì? - Chở được ít hay nhiều? Vì sao?. - Đúng rối! Xe lửa có rất nhiều toa nối lại với nhau, nó to và dài nên chở được nhiều người và nhiều hàng hóa, xe lửa chạy trên đường ray nên gọi là PTGT đường sắt. - GD trẻ không được chạy giỡn, thò đầu và giơ tay ra ngoài khi tham gia PTGT đường sắt. Hoạt động 3: Chơi “Câu ếch” + Luật chơi: Trẻ nhảy thì không sao, trẻ nào bị dây câu chạm vào là phạm luật . + Cách chơi: Cô và trẻ đọc đồng dao, 1 trẻ làm người đi câu. Các trẻ còn lại làm ếch. Ếch vừa đọc bài đồng dao vừa nhảy ra khỏi ao. Khi đó người đi câu khéo léo dùng cần câu đuổi theo để câu ếch dây câu chạm vào ai thì coi như phạm luật và đổi vai chơi. - Trẻ chơi 3 – 4 lần. 3. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG * GÓC PHÂN VAI: - Chơi đóng vai gia đình * GÓC SÁCH: - Xem các loại sách báo nói về phương tiện giao thông đường sắt * GÓC HỌC TẬP: - Xác định vị trí đồ vật so với bản thân và so với bạn khác. * GÓC TẠO HÌNH: - Vẽ tàu hỏa. * GÓC KHÁM PHÁ: - Trò chuyện về phương tiện giao thông đường sắt. 4. ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH I.CHUẨN BỊ: - Sản phẩm trưng bày: Tranh tô màu, làm album, sản phẩm vẽ tàu hỏa. - Biểu diễn văn nghệ : Nhóm hát, múa, đọc thơ, kể truyện. II.HOẠT ĐỘNG : 1.Hoạt động 1: - Vỗ tay chào mừng, hát “Đoàn tàu tí xíu” - Giới thiệu hôm nay là ngày lớp Chồi 1 tổ chức tổng kết chủ đề “Phương tiện giao thông đường sắt” 2.Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm - Cô điều khiển chương trình, giới thiệu sản phẩm của từng nhóm: + Nhóm 1: Giới thiệu sản phẩm vẽ tàu hỏa. + Nhóm 2: Giới thiệu album về phương tiện giao thông đường sắt. + Nhóm 3: Giới thiệu sản phẩm tô màu tranh phương tiện giao thông đường sắt. 3. Hoạt động 3: - Hát và vận động theo bài hát “Đoàn tàu tí xíu” - Song ca: Em đi qua ngã tư đường phố - Đọc thơ: Con đường của bé - Kể lại truyện: Tàu thủy tí hon. Thứ hai, ngày 16 tháng 04 năm 2012 1.MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH 4 * Câu hỏi tạo hứng thú: + Sáng nay đến lớp các bạn đã đăng kí góc chơi của mình chưa? Muốn đăng kí góc chơi thì các bạn đăng kí ở bảng gì nè? + Có bạn nào nhìn thấy máy bay chưa? * Câu hỏi tạo nhu cầu khám phá: - Bây giờ các bạn hãy kể cho cô và các bạn của mình biết hình dạng của chiếc máy bay? - Thế máy bay bay ở đâu? - Lúc nó bay nó phát ra tiếng gì? 2.TIẾT HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH *CHUẨN BỊ: - Cô: Tranh, ảnh về phương tiện giao thông đường hàng không. - Trẻ: Tâm lý vui vẻ. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trẻ trò chuyện về phương tiện giao thông đường hàng không. - Cô đố, cô đố: Chẳng phải là chim Mà bay trên trời Chở được nhiều người Đi khắp mọi nơi - Là cái gì? (Máy bay) - Hôm nay cô cùng các bạn trò chuyện về phương tiện giao thông đường hàng không nhé! Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề 2 – 3 lần. Hoạt động 2: - Máy bay trông nó ra sao? - Thế máy bay bay ở đâu? - Lúc nó bay nó phát ra tiếng gì? - Máy bay bay chậm hay nhanh? Vì sao? - Người lái máy bay gọi là gì? - Khi hạ cánh máy bay đáp xuống nơi nào? - Hành khách lên xuống máy bay ra sao? - Những người phục vụ trên máy bay gọi là gì? - Hành khách ngồi trên máy bay phải làm những gì? - Ngoài ra còn có: Khinh khí cầu, máy bay trực thăng, tàu vũ trụ… là PTGT đường hàng không. - Khái quát: Máy bay rất lớn, có 2 cánh, bay cao và nhanh, chở được nhiều người và hàng. Máy bay bay trên trời nên gọi là PTGT đường hàng không. - GD trẻ phải tuân thủ 1 số luật lệ khi đi trên máy bay. Hoạt động 3: Chơi “Chồng đống, chồng đe”. + Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn vừa đi vừa đọc lời thơ , 1 trẻ đứng giữa vòng tròn lần lượt chỉ vào từng tay của bạn khi tiếng “này” rơi vào bạn nào thì bạn đó đi đuổi bắt các bạn, có qui định phạm vi chơi, trẻ nào bị bắt sẽ bị phạt, trò chơi lại tiếp tục. - Trẻ chơi 3 – 4 lần. 3. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG * GÓC PHÂN VAI: - Chơi đóng vai gia đình * GÓC SÁCH: - Xem các loại sách báo nói về phương tiện giao thông đường hàng không - Thơ: Em thích lái máy bay * GÓC HỌC TẬP: - Đo độ dài bằng 1 đơn vị đo. * GÓC TẠO HÌNH: - Nặn máy bay. * GÓC KHÁM PHÁ: - Trò chuyện về phương tiện giao thông đường hàng không 4. ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH I.CHUẨN BỊ: - Sản phẩm trưng bày: Tranh tô màu, làm album, sản phẩm nặn máy bay. - Biểu diễn văn nghệ : Nhóm hát, múa, đọc thơ, kể truyện. II.HOẠT ĐỘNG : 1.Hoạt động 1: - Vỗ tay chào mừng, hát “Bạn ơi có biết” - Giới thiệu hôm nay là ngày lớp Chồi 1 tổ chức tổng kết chủ đề “Phương tiện giao thông đường hàng không” 2.Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm - Cô điều khiển chương trình, giới thiệu sản phẩm của từng nhóm: +Nhóm 1: Giới thiệu sản phẩm nặn máy bay. +Nhóm 2: Giới thiệu sản phẩm làm album PTGT đường hàng không. +Nhóm 3: Giới thiệu tranh tô màu tranh PTGT đường hàng không. 3. Hoạt động 3: - Nhóm hát và vỗ tay theo phách bài hát “Bạn ơi có biết” - Song ca: Em đi qua ngã tư đường phố. - Đọc thơ: Em thích lái máy bay - Kể truyện: Tàu thủy tí hon.
File đính kèm:
- KHAM PHA.doc