Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Thơ: Con đường của bé - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ thể hiện được tình cảm của mình qua bài thơ.

 - Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “chi chít, bến lạ, lái tàu, giáo cao, ngát hương, sớm mai”

 - Giáo dục trẻ biết vâng lời không nên ham chơi mà phải biết phụ giúp gia đình.

II.CHUẨN BỊ:

 - Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.

 - Trẻ: Tranh ghép

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 27464 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Thơ: Con đường của bé - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 29 tháng 03 năm 2012
THƠ: CON ĐƯỜNG CỦA BÉ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ thể hiện được tình cảm của mình qua bài thơ.
 - Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “chi chít, bến lạ, lái tàu, giáo cao, ngát hương, sớm mai”
 - Giáo dục trẻ biết vâng lời không nên ham chơi mà phải biết phụ giúp gia đình.
II.CHUẨN BỊ:
 - Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.
 - Trẻ: Tranh ghép
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trò chuyện:
 - Hát “Đường và chân”. (Trẻ hát cùng cô)
 - Cô hỏi: Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về điều gì?
 - Cô cũng biết 1 bài thơ nói về con đường rất hay các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô)
 Hoạt động 2: Tri giác thơ (trẻ chú ý quan sát).
 - Cho trẻ tri giác thơ 2 lần
 + Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ.
 + Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “Con đường của bé”. Tác giả: Thanh Thảo
 *Dạy thơ: (Trẻ chú ý xem cô đọc thơ).
 - Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu.
 + TTND: Bài thơ nói về một số công việc khác nhau của mỗi người: chú phi công bay trên trời, chú hải quân thì lênh đênh trên biển cả, ...còn riêng bạn nhỏ trong bài thơ phải đến trường để học.
 - Đọc lần 2 giải thích từ khó, diễn giải nội dung theo đoạn
 + 8 câu đầu “Đường của chú phi công…. Và những bờ bến lạ”: Nói về những công việc hàng ngày của chú phi công và chú hải quân.
 - Chi chít: là quá nhiều
 - Bến lạ: là không biết ở đâu.
 + 8 câu kế tiếp “Con đường làm bằng sắt…. Dựng nên bao nhà mới”: Nói về công việc của bác lái tàu hỏa và công việc của bố là xây nhà.
- Lái tàu: là lái tàu hỏa (lái xe lửa).
- Giáo cao: là những khung sắt rất chắc chấn dành cho bên xây dựng.
 + 8 câu cuối “Và con đường của mẹ…. Con đường trên trang sách”: Nói về công việc đồng án của mẹ và công việc chính của bạn nhỏ là đi học.
 - Ngát hương: là mùi thơm có sức lan tỏa.
 - Sớm mai: là sáng sớm.
 - Đọc lần 3 đọc bài thơ chữ to có tranh
 - Cho trẻ đọc thơ
 - Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân. 
 - Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng.
 - Cô sửa sai cho trẻ.
 *Đàm thoại:
 - Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai? 
 - Đường của chú phi công như thế nào? 
 - Còn đường của chú hải quân thì sao?
 - Còn bác lái tàu làm gì?
 - Con đường của bố ra sao?
 - Mẹ thì như thế nào? Còn con đường của bé?
 - Hình ảnh của bài thơ con đường của bé trong lòng của trẻ sao mà gần gũi, yêu thương đến thế đó là những hình ảnh của hiện thực về công việc của con người. Vì thế các con phải biết vâng lời ba mẹ đi học thật giỏi để sau này lớn lên giúp ích cho đất nước và cho gia đình, đó mới là con ngoan, trò giỏi, người bạn tốt để cho các bạn khác học theo.
 Hoạt động 3: Ghép tranh 
 - Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép.
 *Cô nhận xét, đánh giá tiết học:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm, ngày 19 tháng 04 năm 2012
THƠ: EM THÍCH LÁI MÁY BAY
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ thể hiện được tình cảm của mình qua bài thơ.
 - Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “bình chứa, lửng lơ lưng chừng, xa lơ xa lắc”
 - Giáo dục trẻ biết tuân thủ 1 số luật lệ khi đi trên máy bay.
II.CHUẨN BỊ:
 - Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.
 - Trẻ: Tranh ghép
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trò chuyện
 - Hát “Đu quay”. (Trẻ hát cùng cô)
 - Cô hỏi: Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về điều gì?
 - Cô cũng biết 1 bài thơ nói về em bé được lái máy bay rất hay các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô)
 Hoạt động 2: Tri giác thơ (trẻ chú ý quan sát).
 - Cho trẻ tri giác thơ 2 lần
 + Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ.
 + Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “Em thích lái máy bay”. Tác giả: Sưu tầm.
 *Dạy thơ: (Trẻ chú ý xem cô đọc thơ).
 - Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu.
 + TTND: Bài thơ nói về em bé có niềm mơ ước được lái máy bay, được người lớn dạy cho lái, đổ xăng vào và nổ máy cánh quạt quay bay lên trời ca hát với chim, không sợ gì cả, bay qua đám mây, lượn như chim âu trắng, bay qua biển, qua núi rất là vui.
 - Đọc lần 2 giải thích từ khó, diễn giải nội dung theo đoạn
 + 4 câu thơ đầu “Em muốn lái máy bay… Nổ máy cánh quạt quay”: Nói về niềm ước mơ lái máy bay của em nhỏ đến khi được người lớn dạy cầm lái biết được đổ xăng vào và nổ máy thì cánh quạt quay.
 - Bình chứa: là nói về mỗi phương tiện chạy bằng động cơ sẽ có 1 cái bình để người ta đổ xăng vào thì chạy được.
 + 6 câu tiếp theo: “Vù lên trời máy ơi… Lượn như chim âu trắng”: Nói về lần đầu tiên lên trời cao được ca hát với chim, bay qua mây lượn như chim âu trắng lửng lơ trên trời.
 - Lửng lơ lưng chừng: 4 từ láy này diễn tả sự lơ lửng trên không trung thật là thích.
 + 7 câu cuối: “Tôi bay qua biển nắng… Xa lơ xa lắc”: Ý nói lên khi em bé ngồi trên cao bay đi khắp nơi nhìn ngắm phong cảnh ở đất liền thì em thấy mình bay qua biển, qua núi có cao bao nhiêu thì em vẫn cao hơn núi, nhìn mây, ngắm sao dù có xa cũng thấy được.
 - Xa lơ xa lắc: các từ láy này đã diễn đạt được sự rất là xa.
 - Đọc lần 3 đọc bài thơ chữ to có tranh
 - Cho trẻ đọc thơ
 - Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân. Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng.
 - Cô sửa sai cho trẻ.
 *Đàm thoại:
 - Các con vừa đọc bài thơ gì? 
 - Em bé này có ước mơ được làm gì? 
 - Ai dạy em cầm lái?
 - Đổ cái gì vào bình chứa?
 - Nổ máy thì cái gì quay?
 - Hình ảnh của bài thơ em tập lái máy bay trong lòng của trẻ sao mà gần gũi, yêu thương đến thế đó là những hình ảnh của hoài bão lớn của tương lai, của niềm ước mơ, niềm khao khát. Vì thế các con phải biết cẩn thận khi tham gia trên các phương tiện giao thông.
 Hoạt động 3: Ghép tranh – LQCC 
 - Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép.
 *Cô nhận xét, đánh giá tiết học:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTHƠ.doc
Giáo Án Liên Quan