Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Toán: Xác định vị trí đồ vật so với bản thân và so với bạn khác - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Trẻ xác định được vị trí trên, dưới, trước, sau với bản thân và so với bạn khác.

 - Rèn khả năng ghi nhớ, xác định vị trí các phía theo yêu cầu.

 - GD trẻ khi học xong phải biết phụ cô thu dọn ĐDĐC đúng nơi quy định.

II/. CHUẨN BỊ:

 - Cô: Tranh PTGT

 - Trẻ: Tâm lý vui vẻ.

III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

 Hoạt động 1: Trò chuyện

 - Hát “Đoàn tàu tí xíu”

 - Các bạn xem cô có những gì nè?

 - Khi chơi xong các bạn phải làm gì?

 - Hôm nay cô cùng các bạn xác định vị trí đồ vật so với bản thân và so với bạn khác nhé! (Cho trẻ lặp lại 2-3 lần).

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6793 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Toán: Xác định vị trí đồ vật so với bản thân và so với bạn khác - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 10 tháng 04 năm 2012
 TOÁN: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐỒ VẬT SO VỚI BẢN THÂN 
 VÀ SO VỚI BẠN KHÁC 
I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ xác định được vị trí trên, dưới, trước, sau với bản thân và so với bạn khác.
 - Rèn khả năng ghi nhớ, xác định vị trí các phía theo yêu cầu.
 - GD trẻ khi học xong phải biết phụ cô thu dọn ĐDĐC đúng nơi quy định.
II/. CHUẨN BỊ:
 - Cô: Tranh PTGT
 - Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trò chuyện
 - Hát “Đoàn tàu tí xíu”
 - Các bạn xem cô có những gì nè? 
 - Khi chơi xong các bạn phải làm gì?
 - Hôm nay cô cùng các bạn xác định vị trí đồ vật so với bản thân và so với bạn khác nhé! (Cho trẻ lặp lại 2-3 lần).
 Hoạt động 2: Xác định vị trí đồ vật so với bản thân và so với bạn khác
 - Tạo tình huống treo một số PTGT trên, dưới cho trẻ tìm và nói kết quả. 
 - Con hãy quan sát phía trên đầu của con có những gì?
 - Mời cá nhân trả lời, sau đó nhóm nhắc lại.
 - Con hãy quan sát phía dưới chân của con có những gì?
 - Mời cá nhân trả lời, sau đó nhóm nhắc lại.
 - Tương tự với các phía khác.
 - Bạn Hưng đang cầm cái gì vậy? Chiếc xe gỗ đó nó đang ở phía nào của bạn Hưng vậy?
 - Chiếc máy bay đâu rồi? Nó đang ở phía nào của cô?
 - Mời cá nhân trả lời, sau đó nhóm nhắc lại. 
 - Cô chính xác lại các phía đó và cho cả lớp nhắc lại 2 – 3 lần.
 - Sau đó chia nhóm ra thực hiện (đặt tình huống: Phía trước của con là phía nào của bạn?).
 - Cô chú ý sửa sai cho cháu. 
 - Cô mời 1 số cháu thực hiện tốt lên làm lại cho các bạn xem.
 - GD trẻ khi học xong phải biết phụ cô thu dọn ĐDĐC đúng nơi quy định.
 Hoạt động 3: Trò chơi “Xem ai giỏi”
 - Cô đặt 1 chiếc xe gỗ lên trên đầu tủ, trẻ phải gọi tên đúng phía đó là phía nào? Dùng cách gì để lấy chiếc xe gỗ xuống và trả lời được xe đó làm bằng chất liệu gì? 
 - Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
 *Cô nhận xét:
 * Lưu ý:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ sáu, ngày 20 tháng 04 năm 2012
 TOÁN: ĐO ĐỘ DÀI BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO
1.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ nhận biết đo độ dài bằng một đơn vị đo.
 - Thực hiện đúng kỹ năng khi đo nhận biết kết quả đo. 
 - Biết tên gọi độ dài của 1 đoạn thẳng là 1 cm…5 cm.
 - Giáo dục trẻ hoạt động tích cực cùng cô.
2.CHUẨN BỊ:
 - Cô và trẻ: Thước có kẻ vạch cm.
3.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 HOẠT ĐỘNG 1: Câu đố: Mình vuông bốn cạnh
 Dài hai mươi phân
 Muốn kẻ vạch thẳng
 Thì ta phải cần
 - Đố là cái gì? (Thước kẻ)
 - Cây thước là dụng cụ rất cần thiết với chúng ta cô giới thiệu với các con 1 đơn vị đo độ dài là cm.
 - Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề (đo độ dài bằng 1 đơn vị đo) (2– 3 lần)
 HOẠT ĐỘNG 2: Nhận biết được đơn vị đo của độ dài là cm.
 - Trời tối – trời sáng. 
 - Các bạn cầm cái gì đây?
 - Cây thước dùng để làm gì?
 - Các bạn đã học đến số mấy rồi? (Số 5) 
 - Các bạn nhìn xem trên cây thước có các con số và kí hiệu cm trên cây thước (0 – 1 cm, 0 – 2 cm, …0 – 5 cm). 
 - Vậy từ 0 đến 1 là mấy cm? Tương tự đến số 5
 - Bây giờ cô muốn đo 5 cm các bạn làm sao? (Trẻ sẽ cầm ngay vị trí số 5 trên thước kẻ và đưa ra cho cô kiểm tra).
 - Để biết được vật đó có độ dài là bao nhiêu ta dùng thước: dây hoặc là cây và đặt thước sát bên vật cần đo, sau đó xem kết quả thể hiện trên thước. 
 Sau đó cho trẻ làm động tác ước lượng 5 cm trên không.
 - Các bạn lấy trong rổ ra 1 cộng dừa mà cô đã để sẵn cho các bạn, cô muốn các bạn đo và bẻ cộng dừa cho cô đúng khảng cách là 5 cm, đưa lên cô kiểm tra.
 - Bây giờ cô muốn các bạn đo và bẻ cho cô đúng 4 cm. Tương tự với các số khác.
 - Vậy để đo được độ dài thì người ta dùng đơn vị đo là gì?
 - Bây giờ cô muốn đo độ dài lớn hơn số 5 là số mấy? Đúng rồi, 6 cm nhưng mình chưa học bây giờ mà các bạn sẽ học tiếp nữa sau khi các bạn lên lớp lá.
 - Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
 - Cả lớp thực hiện 
 - Cô chú ý bao quát lớp.
 HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: Tìm vật
 - Cách chơi: Cô để 1 vài vật có độ dài mà trẻ đã học, sau đó cô cho trẻ tìm và phải nói đúng tên vật đó và có đơn vị đo là bao nhiêu. Ai nói sai sẽ phạm luật và sẽ bị phạt. Khuyến khích trẻ thi đua xem ai trả lời nhanh và giỏi. Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
 - Cô nhận xét:
 * LƯU Ý:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTOAN.doc
Giáo Án Liên Quan