Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Chủ đề nhánh: Quê hương Sơn La - Trường mầm non Ngọc Linh

I. Đón trẻ:

Cô vui vẻ niềm nở với phụ huynh và trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình ăn ngủ của trẻ ở lớp. Nhắc phụ huynh và trẻ mang đồ chơi, vỏ hộp, lon bia, bìa sách báo, tranh ảnh.đến để phục vụ cho việc học tập của chủ đề nhánh “Quê hương Sơn La”

II. Hoạt động tự chọn:

 Cho trẻ chơi ở các góc. Cô hướng dẫn trẻ chọn tranh, trò chuyện những bức tranh Về quê hương Sơn La. Gắn tranh lên góc giới thiệu chủ đề

 

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5930 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Chủ đề nhánh: Quê hương Sơn La - Trường mầm non Ngọc Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:07/5/2011	Ngày dạy: Thứ 2/09/5/2011
Chủ đề: QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC - BÁC HỒ
Chủ đề nhánh: Quê hương Sơn La
Thực hiện 01 tuần từ ngày 09 đến ngày 14/5/2011
A. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - THỂ DỤC SÁNG
I. Đón trẻ: 
Cô vui vẻ niềm nở với phụ huynh và trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình ăn ngủ của trẻ ở lớp. Nhắc phụ huynh và trẻ mang đồ chơi, vỏ hộp, lon bia, bìa sách báo, tranh ảnh...đến để phục vụ cho việc học tập của chủ đề nhánh “Quê hương Sơn La”
II. Hoạt động tự chọn:
 Cho trẻ chơi ở các góc. Cô hướng dẫn trẻ chọn tranh, trò chuyện những bức tranh Về quê hương Sơn La. Gắn tranh lên góc giới thiệu chủ đề 
 III. Thể dục sáng:
Yêu cầu: 100% trẻ tham gia tập TD.
 Trẻ ra xếp hàng nhanh nhẹn, đứng vào các bông hoa qui định và tập theo nhạc chung của trường (bài tập của tháng 5).
Tay vai 
 CB 4 1 3 2 
Chân CB 4 1 2 
Bụng CB 4 1 3 2 
 Bật CB 4 1 3 2 
B. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
PTTC: Ném trúng đích thẳng đứng - chạy nhanh 10m.
I. Mục đích yêu cầu :
- Kiến thức : Trẻ biết dùng tay để ném trúng vào đích đúng tư thế.
- Kỹ năng : Rèn kỹ năng ném và chạy .
- Giáo dục : Trẻ có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị : 
- Cô : 2 đích dứng cao 1,2m . 2 lá cờ làm đích
- Trẻ : Sức khoẻ tốt, trang phục gọn gàng.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
 1. Hoạt động 1: Khởi động
 Cô đi ngược chiều với trẻ .
2. Hoạt động 2:
* Tập bài tập phát triển chung
ĐT: Tay vai.
ĐT: Chân.
ĐT: Bụng.
ĐT: Bật.
* Vận động cơ bản : 
- Giới thiệu tên bài :Ném trúng đích thẳng đứng, chạy nhanh 10m
- Cô mời 1 trẻ tập mẫu.
- Cô tập mẫu
- Cho trẻ tập
Cô quan sát sửa sai cho trẻ. 
3. Hoạt động 3 : Hồi tĩnh 
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng 
- Đi thành vòng tròn, đi các kiểu đi: Đi thường đi bằng gót chân đi thường đi bằng mũi chân đi thường - chạy nhanh - chạy chậm đi thường 
CB 4 1 3 2
CB 4 1 3 2
 CB 4 1 3 2
CB 4 1 3 2
1 Trẻ lên tập
 x |* * * * * * * * * * 
 x | * * * * * * * * * 
- Trẻ chú ý quan sát cô tập mẫu
- 2 đội thi đua nhau
- Trẻ chơi trong 3 phút
- Trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Yêu cầu: 
- TrÎ biÕt chän gãc ch¬i, lÊy vµ cÊt ®å ch¬i ®óng n¬i qui ®Þnh.
 	- ThÓ hiÖn ®­îc vai ch¬i cña m×nh vµ cã s¶n phÈm ch¬i.
 	- Cã sù liªn kÕt gãc ch¬i.
 	- BiÕt nhËn xÐt gãc ch¬i cña b¹n.
 	 - BiÕt giíi thiÖu s¶n phÈm ch¬i
- Trẻ biết tự chọn cho mình một góc chơi, chơi đoàn kết, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định.
II. Chuẩn bị:
- Đồ chơi các loại .
- Gạch, bộ lắp ghép bằng nhựa, gỗ.
- Giấy bút màu, hồ dán, tranh ảnh báo cũ...
- Bình tưới cây, dao nhỏ xới cây...
 III. Tiến hành:
- Cô giới thiệu các góc chơi.
- Cho trẻ nhận góc chơi.
- Hỏi ý định của trẻ.
- Cho trẻ về góc chơi, cô quan sát gợi ý trẻ chơi .
- Cho trẻ giao lưu giữa các góc ,
- Trẻ giới thiệu sản phẩm mình tạo ra.
- Cô và trẻ cùng nhận xét các góc.
- Cho trẻ cất dọn đồ chơi. 
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Góc phân vai: 
Đi du lịch thành phố sơn la, nhà hàng đặc sản dân tộc.
Góc phân vai:
Đi du lịch thành phố sơn la, nhà hàng đặc sản dân tộc .
Góc phân vai: 
Đi du lịch thành phố sơn la. 
Góc phân vai: 
Nhà hàng đặc sản dân tộc.
Góc phân vai: 
 Đi du lịch thành phố sơn la.
Góc xây dựng
Xây dựng TP sơn la, xây dựng nhà sàn.
Góc xây dựng Xây dựng TP sơn la, xây dựng nhà sàn.
Góc xây dựng Xây dựng TP sơn la, xây dựng nhà sàn.
Góc xây dựng: Xây dựng TP sơn la.
Góc xây dựng:
Xây dựng nhà sàn.
Góc nghệ thuật:
Vẽ , tô màu. làm bộ sưu tập về bản làng, miền núi.
Góc thiên nhiên
Chăm sóc cây, tưới cây. 
Góc nghệ thuật :
Vẽ , tô màu, làm bộ sưu tập về bản làng, miền núi.
Góc nghệ thuật :
 Vẽ, tô màu, làm bô. Sưu tập về bản làng, miền núi.
Góc nghệ thuật
Làm bộ sưu tập về bản làng .
Góc học tập
 Đọc truyện,xem tranh ảnh về sơn la, 12 dân tộc ở sơn la.
Góc học tập 
Đọc truyện xem tranh ảnh về sơn la, 12 dân tộc ở sơn la. 
Góc học tập
Đọc truyện xem tranh ảnh về sơn la, 12 dân tộc ở sơn la. 
Góc thiên nhiên
Chăm sóc cây, tưới cây ... 
Góc thiên nhiên:
 Chăm sóc cây, tưới cây .. 
D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
I. Yêu cầu: 
- Trẻ tham gia hoạt động đầy đủ 
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô.	
- Trẻ hứng thú chơi đồ chơi.
 	II. Chuẩn bị: - Khăn, xắc xô
 	III. Tiến hành:
1. Hoạt động có mục đích:
 1.1. Thăm quan bản cọ
- Con biết gì về bản cọ?
- 1.2.Quan sát thời tiết 
- Chúng mình hãy nhìn lên bầu trời và quan sát xem thời tiết hôm nay như thé nào?
1.3. Vẽ nhà sàn
- Cho trẻ vẽ ânhf sàn trên sân trường.
 1.4.Nhặt lá rơi xếp hình nhà sàn
- Cho trẻ nhặt lá xếp hình nhà sàn
1.5.Múa hát về quê hương Sơn La.
 - Cô mở băng nhạc các bài hát về quê hương Sơn La cho trẻ hát múa. vận động theo bài hát
 	2. Trò chơi vận động : Bịt mắt bắt dê, Kéo co, Rồng rắn lên mây... 
 	3. Trò chơi tự chọn:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Vẽ tự do trên sân trường.
- Chơi với bảng, vòng, phấn, lá cây...
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Đọc thơ , kể chuyện , hát múa giải câu đố về quê hương Sơn La
- Xem băng hình về 12 dân tộc ở Sơn La
- Hoạt động góc.
- Nêu gương cắm cờ bé ngoan cuối ngày, phát phiếu bé ngoan cuối tuần.
 - Vệ sinh trả trẻ 
G. ĐÁNH GIÁ.
Số trẻ vắng mặt...Lý do......................
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái,cảm xúc, hành vi của trẻ
Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Những sự kiện đặc biệt..
Những vấn đề cần lưu ý .
Ngày soạn:08/5/2011	Ngày dạy: Thứ 3/10/5/2011
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
PTNT: Các dân tộc ở sơn la
I. Yêu cầu :
 - Kiến thức : Trẻ biết Sơn La là nơi trẻ đang sống, Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng biệt. thuộc bài hát, hát rõ lời, nghe và vào nhạc,thể hiện điệu bộ cử chỉ
 	- Kỹ năng: Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ
 	- Giáo dục : Trẻ tự hào về quê hương của mình, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá quê hương..
II. Chuẩn bị : 
 	- Cô : Đĩa tư liệu về các dân tộc vùng núi Tây Bắc, các bài hát về quê hương Sơn La.
 	- Trẻ : Trang phục đẹp.
III. Cách tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1 : Trò chuyện về quê hương Sơn La
- Cho trẻ nghe bài hát “ Chào Sơn La”
+ Bài hát chúng mình vừa nghe kể về điều gì?
+ Quê hương Sơn La của chúng mình có những dân tộc nào cùng sinh sống?
+ Để biết rõ hơn về các dân tộc ở quê hương Sơn La cô mời các con cùng du lịch qua màn ảnh nhỏ cùng cô nhé!
2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu khám phá về các dân tộc ở quê hương Sơn La
- Cô mở đĩa tư liệu về các dân tộc vùng tây bắc cho trẻ quan sát:
+ Qua xem đĩa con có có nhận xét gì không?
+ Sơn La có bao nhiêu dân tộc anh em cùng sinh sống?( Cho trẻ kể)
+ Con biết gì về phong tục tập quán của các dân tộc này?( Cho trẻ nói về phong tục của từng dân tộc: Nhà ở như thế nào?, Các ngày lễ tét thường tổ chức những trog chơi gì.).
+ Trang phục của từng dân tộc như thế nào?
+ Con hãy đọc 1 bài thơ kể về một trong các dân tộc mà các con vừa kể.
- Cho trẻ hát múa “ Sơn La thành phố trẻ”
- Cả lớp chú ý lắng nghe.
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo kinh nghiệm của bản thân.
- Trẻ chú ý xem và nghe đĩa.
- 2-3 trẻ kể.
-3-4 trẻ kể.
-Trẻ trả lời theo kinh nghiệm
- Trẻ đọc thơ “ Ngày tết quê em”
- Trẻ hát múa cùng cô.
B. ĐÁNH GIÁ.
Số trẻ vắng mặt...Lý do......................
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái,cảm xúc, hành vi của trẻ
Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Những sự kiện đặc biệt..
Những vấn đề cần lưu ý .
Ngày soạn:09/5/2011	Ngày dạy: Thứ 4/11/5/2011
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
PTNN: Quê hương em Sơn La
 	I. Mục đích yêu cầu:
 - Kiến thức: Trẻ thuộc thơ, cảm nhận được âm điệu vui tươi rộn rã của bài thơ, thể hiện được tình cảm qua giọng đọc.
	Biết được tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của đân tộc Việt Nam, biết được một số nét đặc trưng quê hương Sơn La: có hoa ban trắng, có những ngôi nhà sàn...
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Giáo dục: Giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu quê hương Sơn La, niềm tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Cô: 	- Tranh ảnh về một số hình ảnh ngày tết nguyên đánvà một số nét đặc trưng về quê hương Sơn La 
- Trẻ: - Tranh cây đào, hoa đào cắt sẵn, hồ dán.
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Cô hướng dẫn trẻ tìm hiểu về ngày tết nguyên đán:
- Cho trẻ xem hình ảnh Sơn La
- Vì sao con biết đây là hình ảnh của Sơn La 
- Bạn nào hãy kể về Quê hương Sơn La
2. Hoạt động 2 : Quê hương em Sơn La.
- Giới thiệu bài thơ: “Quê hương em Sơn La”. Do cô Thu Hương sáng tác.
- Cô đọc lần 1
- Bạn nào nhắc lại tên bài thơ?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2
- Giảng nội dung: 
- Đọc lần 3 theo tranh chữ to
- Đàm thoại :
+ Bài thơ kể về đâu?
+ Vì sao con biết?
+ Câu thơ nào tả cảnh thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp?
+ Ở Sơn la có những hoạt động gì?
- Dạy trẻ đọc thơ:
+ Cô hướng dẫn cả lớp đọc
3. Hoạt động 3 : Tổ chức múa xòe:
- Hướng dẫn trẻ cầm tay nhau múa xòe, kết hợp sử dụng dàn nhạc.
4. Hoạt động 4: Dán cành hoa ban:(Giới thiệu về đặc điểm của cây hoa ban)
- Cô giới thiệu cành ban chưa có hoa, yêu cầu trẻ dán các bông hoa đã cắt sẵn lên cành ban.
- 3 trẻ 
- 3 trẻ 
- 3 trẻ 
- Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ
- 2 trẻ 
- 3 trẻ
Trẻ lắng nghe
- 3 trẻ
- 3 trẻ
- 3 trẻ
- Đọc đồng thanh, nhóm bạn trai, bạn gái.
- Cả lớp cầm tay nhau múa xòe cùng cô theo nhạc.
- Dán hoa lên cây ban
B. ĐÁNH GIÁ.
Số trẻ vắng mặt...Lý do......................
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái,cảm xúc, hành vi của trẻ
Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Những sự kiện đặc biệt..
Những vấn đề cần lưu ý .
Ngày soạn:10/5/2011	Ngày dạy: Thứ 5/12/5/2011
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
PTTM: Vẽ nhà sàn
I. Yêu cầu : 
 	- Kiến thức : Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên để tạo ra bức tranh nhà sàn. Biét vẽ thêm các chi tiết để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. 
 	- Kỹ năng : Rèn kỹ năng vẽ, tô màu và bố cục tranh cho trẻ. 
 	 - Giáo dục : Trẻ biết yêu quí những nét văn hoá của quê hương.
II. Chuẩn bị : 
Cô :Tranh vẽ nhà sàn, 
Trẻ : Bút sáp, giấy vẽ.
III. Cách tiến hành : 
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1 - Hoạt động 1: Trò chuyện về phong tục của dân tộc thái ở quê hương Sơn La.
- Cho trẻ xem đĩa về nhà sàn của dân tộc thái
+ Con có nhận xét gì về phong tục của người dân tộc thái?: Nhà ở như thế nào? Trang phục ăn mặc thế nào? những trò chơi, điệu múa nào dân tộc thái thường thể hiện trong các lễ hội?
2- Hoạt động 2 : Vẽ nhà sàn
- Giới thiệu tranh 
- Trong bức tranh có gì? 
- Cô vẽ nhà sàn là những nét gì? Hình gì? Cô tô màu như thế nào?
- Ngoài hình ảnh nhà sàn trong tranh còn có những gì?
* Trẻ thực hiện : 
- Cô hỏi trẻ ý định con vẽ nhà sàn như thế nào?
 Cô quan sát và gợi ý trẻ vẽ, tô màu, bố cục bức tranh.
* Trưng bày sản phẩm : 
* Nhận xét sản phẩm . 
 Cô nhận xét chung, nhận xét sản cá nhân. 
3 - Hoạt động 3 : 
- Cho trẻ múa xoè 
- Trẻ chú ý xem và nghe đĩa.
- Trẻ trả lời theo kinh nghiệm
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ say xưa tạo sản phẩm.
- Trẻ lên treo tranh.
- Trẻ nhận xét bài của bạn .
- Trẻ múa xoè cùng cô.
B. ĐÁNH GIÁ.
Số trẻ vắng mặt...Lý do......................
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái,cảm xúc, hành vi của trẻ
Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Những sự kiện đặc biệt..
Những vấn đề cần lưu ý .
Ngày soạn:11/5/2011	Ngày dạy: Thứ 6/13/5/2011
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
PTTCXH: Múa đàn
I. Yêu cầu:
 - Kiến thức : Trẻ thuộc bài hát, hát rõ lời, nghe và ẹân động theo nhạc,thể hiện được tình cảm khi hát
 - Kỹ năng : Rèn kỹ năng nghe và vận động theo nhạc.
 	- Giáo dục : Trẻ biết giữ gìn nét văn hoá của dân tộc.
II. Chuẩn bị: 
 	- Cô : Băng nhạc, 2 đồ chơi.
 	- Trẻ : Trang phục đẹp.
III. Cách tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ 
1 - Hoạt động 1: Trò chuyện về dân tộc thái
- Con biết gì về dân tộc thái con hãy kể về những điều con biết. 
Trong các ngày hội, ngày lễ người dân tộc thái rất hay tổ chức các trò chơi tập thể như: Bắn tó má lẹ, ném còn, múa sạp. ngoài ra người dân tộc thái còn có những điêu múa rất uyển chuyển.
2 - Hoạt động 2 : Múa đàn
Giới thiệu bài hát “ Múa đàn”
* Dạy hát :
* Trò chơi : Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi sau đó cho trẻ chơi.
* Nghe hát : Mưa rơi 
- Cô giới thiệu tên bài hát.
-Cô hát 2 lần.
- Cho trẻ nghe nhạc 
Trẻ kể
- Cả lớp : 3 lần.
 Lần 1 : Nhún
 L2 : Vỗ tay.
 L3 :Nhảymúa
- Tổ : 3 tổ.
- Nhóm : 2 nhóm.
- Cá nhân : 2 trẻ.
- Trẻ chơi 3-4 lần
- Trẻ chú ý nghe cô hát
B. ĐÁNH GIÁ.
Số trẻ vắng mặt...Lý do......................
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái,cảm xúc, hành vi của trẻ
Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Những sự kiện đặc biệt..
Những vấn đề cần lưu ý .
Thứ 7/14/5 vui chơi, vệ sinh phòng, lớp

File đính kèm:

  • docTUẦN 33 ĐÃ CHỈNH SỬA.doc
Giáo Án Liên Quan