Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Truyện: Sự tích Hồ Gươm - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

 Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề.

 - Cô và trẻ hát bài “Yêu Hà Nội”

 - Các bạn có thích nghe cô kể truyện không?

 Hôm nay cô có 1 câu truyện rất là hay, kể về một di tích nổi tiếng ở Hà Nội, có từ rất lâu. Để biết được nội dung câu truyện như thế nào các bạn chú ý nghe cô kể nhé!

- Đó là câu truyện “Sự tích Hồ Gươm”

 - Cho trẻ nhắc lại 2 – 3 lần tên đề tài.

 Hoạt động 2: Trọng tâm

 - Cô kể lần 1 trọn vẹn câu truyện kết hợp giọng kể và điệu bộ minh họa.

 - TTND: Truyện kể về vua Lê Lợi nhờ có thanh gươm của Long Vương cho mượn mà đánh đuổi được giặc Minh ra khỏi đất nước đem lại hòa bình cho dân tộc.

 - Trích dẫn: + Ai có thanh gươm quý đánh rơi ở đây?

 + Thanh gươm của ta. Ta cho Lê Lợi mượn. Các ngươi hãy đem cho Lê Lợi dùng để giết giặc Minh.

 + Người là ai? Tên là gì? Xin cho biết để thưa lại với chủ tướng.

 + Ta là Long Quân. Gươm ấy là gươm thần, ta cho Lê lợi mượn để giết giặc Minh.

 + Xin nhà vua trả gươm cho Long Quân.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 10401 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Truyện: Sự tích Hồ Gươm - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 03 tháng 05 năm 2012
TRUYỆN: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ biết nhắc lại tên truyện, tên nhân vật trong truyện và kể lại các chi tiết chính theo trình tự nội dung truyện.
 - Nghe hiểu được ngôn ngữ truyện, biết trả lời và có cảm xúc qua truyện.
 - Biết tôn kính, quý trọng những vị anh hùng xã thân bảo vệ đất nước.
II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh chữ to, tranh rời, 3 tranh ghép truyện sự tích Hồ gươm, 3 bảng bông.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề.
 - Cô và trẻ hát bài “Yêu Hà Nội”
 - Các bạn có thích nghe cô kể truyện không?
 àHôm nay cô có 1 câu truyện rất là hay, kể về một di tích nổi tiếng ở Hà Nội, có từ rất lâu. Để biết được nội dung câu truyện như thế nào các bạn chú ý nghe cô kể nhé!
- Đó là câu truyện “Sự tích Hồ Gươm” 
 - Cho trẻ nhắc lại 2 – 3 lần tên đề tài.
 Hoạt động 2: Trọng tâm
 - Cô kể lần 1 trọn vẹn câu truyện kết hợp giọng kể và điệu bộ minh họa.
 - TTND: Truyện kể về vua Lê Lợi nhờ có thanh gươm của Long Vương cho mượn mà đánh đuổi được giặc Minh ra khỏi đất nước đem lại hòa bình cho dân tộc.
 - Trích dẫn: + Ai có thanh gươm quý đánh rơi ở đây?
 + Thanh gươm của ta. Ta cho Lê Lợi mượn. Các ngươi hãy đem cho Lê Lợi dùng để giết giặc Minh.
 + Người là ai? Tên là gì? Xin cho biết để thưa lại với chủ tướng.
 + Ta là Long Quân. Gươm ấy là gươm thần, ta cho Lê lợi mượn để giết giặc Minh.
 + Xin nhà vua trả gươm cho Long Quân. 
 àHát bài: “Ánh trăng hòa bình”
 - Kể lần 2: Qua tranh rời, cô vừa kể vừa gợi ý cho cháu kể theo cô.
 Đàm thoại: 
 - Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?
 - Trong truyện có những ai?
 - Khi giặc Minh sang xâm lược nước ta ai là người đứng lên lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược?
 - Mấy người lính của Ông khi đánh cá đã kéo mẻ lưới lên đã nhặt được gì? 
 - Một người lính đã nói như thế nào?
 - Dưới dòng sông đã vọng lên tiếng nói ra sao?
 - Một người lính già đã hỏi những gì?
 - Tiếng nói lại vang lên như thế nào?
 - Sau khi đánh thắng giặc, 1 năm sau Lê lợi đã đi đâu và có chuyện lạ gì xảy ra ở đó? 
 - Con rùa đã nói gì với Lê Lợi?
 - Sau khi vua rút thanh gươm ra đã xảy ra chuyện gì?
 - Để tỏ lòng ghi nhớ công ơn Long Quân Lê Lợi đã làm gì?
 - Theo các bạn khi mình có ơn với người khác thì các bạn phải làm như thế nào?
 àGiáo dục: Biết tôn kính, quý trọng những vị anh hùng xã thân bảo vệ đất nước.
 - Chơi trò chơi: “Con muỗi”
 - Làm quen với sách: Xem tranh chữ to, cô đọc nội dung, dướng dẫn cháu cách xem sách và giữ gìn sách.
 Hoạt động 3: Luyện tập: Chơi ghép tranh: Chia 3 tổ thi ghép tranh, cô giới hạn thời gian 3 tổ cùng thi đua.
 àKết thúc: Nhận xét tiết học.
 *Lưu ý:
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Thứ năm, ngày 10 tháng 05 năm 2012
 TRUYỆN: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ biết kể lại truyện một cách diễn cảm.
 - Thuộc các lời thoại của nhân vật mà trẻ đóng, thể hiện được tình cảm của mình qua cách lên giọng và xuống giọng của trẻ.
 - GD trẻ biết tôn kính, quý trọng những vị anh hùng xã thân bảo vệ đất nước II.CHUẨN BỊ:
 - Cô: Tranh chữ to, tranh rời 
 - Trẻ: Tâm lí vui vẻ
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề.
 - Cô kể lại một đoạn truyện và cho trẻ đoán tên truyện, tên tác giả?
 - Cho cả lớp nhắc lại? 
 àHôm nay cô và các bạn sẽ kể lại truyện “Sự tích Hồ Gươm”. Cho cả lớp nhắc lại 2 – 3 lần tên đề tài.
 Hoạt động 2: Trọng tâm
 - Cô kể lần 1 trọn vẹn câu truyện kết hợp giọng kể và điệu bộ minh họa.
 - TTND: Truyện kể về vua Lê Lợi nhờ có thanh gươm của Long Vương cho mượn mà đánh đuổi được giặc Minh ra khỏi đất nước đem lại hòa bình cho dân tộc. 
 - Cô kể lần 2 khuyến khích trẻ kể theo cô.
 * Trẻ kể lại truyện:
 - Một vài trẻ kể lại truyện?
 - Cả lớp kể lại truyện cùng cô 2,3 lần?
 - Cô chú ý sửa sai cho cháu?
 Đàm thoại:
 - Trong truyện có những nhân vật nào?
 - Khi giặc Minh sang xâm lược nước ta ai là người đứng lên lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược?
 - Mấy người lính của Ông khi đánh cá đã kéo mẻ lưới lên đã nhặt được gì? 
 - Một người lính đã nói như thế nào?
 - Dưới dòng sông đã vọng lên tiếng nói ra sao?
 - Một người lính già đã hỏi những gì?
 - Tiếng nói lại vang lên như thế nào?
 - Sau khi đánh thắng giặc, 1 năm sau Lê lợi đã đi đâu và có chuyện lạ gì xảy ra ở đó? 
 - Con rùa đã nói gì với Lê Lợi?
 - Sau khi vua rút thanh gươm ra đã xảy ra chuyện gì?
 - Để tỏ lòng ghi nhớ công ơn Long Quân Lê Lợi đã làm gì?
 - Theo các bạn khi mình có ơn với người khác thì các bạn phải làm như thế nào?
 àGiáo dục: GD trẻ biết tôn kính, quý trọng những vị anh hùng xã thân bảo vệ đất nước.
 àKết thúc: Nhận xét tiết học.
*Lưu ý:……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
Thứ năm, ngày 17 tháng 05 năm 2012
TRUYỆN: NIỀM VUI BẤT NGỜ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ biết nhắc lại tên truyện, tên nhân vật trong truyện và kể lại các chi tiết chính theo trình tự nội dung truyện.
 - Nghe hiểu được ngôn ngữ truyện, biết trả lời và có cảm xúc qua truyện.
 - Trẻ biết yêu thương, tôn kính, quý trọng ... đối với Bác.
II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh chữ to, tranh rời, 3 tranh ghép truyện sự tích Hồ gươm, 3 bảng bông.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề.
 - Cô và trẻ hát bài “Nhớ ơn Bác”
 - Các bạn có thích nghe cô kể truyện không?
 àHôm nay cô có 1 câu truyện rất là hay, kể về một người rất là yêu các cháu thiếu nhi, có từ rất lâu. Để biết được nội dung câu truyện như thế nào các bạn chú ý nghe cô kể nhé!
- Đó là câu truyện “Niềm vui bất ngờ” 
 - Cho trẻ nhắc lại 2 – 3 lần tên đề tài.
 Hoạt động 2: Trọng tâm
 - Cô kể lần 1 trọn vẹn câu truyện kết hợp giọng kể và điệu bộ minh họa.
 - TTND: Truyện kể về một buổi sáng đẹp trời cô giáo dẫn các cháu đi chơi vườn Bách Thảo và các cháu được Bác Hồ dẫn ra vườn chơi, Bác chỉ 2 cây vú sữa Miền Nam và ao cá Bác nuôi, Bác dặn các cháu phải ngoan, giữ vệ sinh và vâng lời cô giáo.
 - Trích dẫn: + Nhà Bác Hồ.
 + Nhà Bác Hồ đẹp quá!
 + Cô ơi! Cho chúng cháu vào thăm Bác Hồ đi.
 + Cô cho các cháu sang bên kia đường xem cho có trật tự!
 + Cô cho chúng cháu xem một tí nữa thôi!
 + Cháu xem một tí nữa thôi cô ạ!. 
 + Bác Hồ đâu hả cô?
 + Sao chúng cháu không được vào thăm Bác Hồ?
 + A! Bác Hồ! Bác Hồ
 + Chúng cháu chào Bác ạ! Chúng cháu chào Bác ạ!
 + Các cháu có ngoan không?
 + Thưa Bác có ạ!
 + Bây giờ các cháu thích gì nào?
 + Thưa Bác, các cháu thích vào thăm nhà Bác ạ!
 + Chúng cháu thích thăm vườn của Bác ạ!
 àHát bài: “Yêu Hà Nội”
 - Kể lần 2: Qua tranh rời, cô vừa kể vừa gợi ý cho cháu kể theo cô.
 Đàm thoại: 
 - Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?
 - Trong truyện có những ai?
 - Muốn đi đến vườn Bách Thảo phải đi ngang qua đâu?
 - Khi đi qua Phủ Chủ Tịch các bạn nhỏ đã sung sướng reo lên như thế nào? 
 - Đồng chí công an đã nói gì với cô giáo?
 - Các cháu đã ríu rít năng nỉ cô giáo ra sao?
 - Một bạn nhỏ reo lên khi thấy ai?
 - Các bạn nhỏ chào Bác Hồ như thế nào?
 - Trang phục của Bác thế nào? 
 - Bác đã dẫn các cháu đi đâu?
 - Bác căn dặn các cháu như thế nào?
 àGiáo dục: Trẻ biết yêu thương, tôn kính, quý trọng ... đối với Bác.
 - Chơi trò chơi: “Bắp cải xanh”
 - Làm quen với sách: Xem tranh chữ to, cô đọc nội dung, dướng dẫn cháu cách xem sách và giữ gìn sách.
 Hoạt động 3: Luyện tập: Chơi ghép tranh: Chia 3 tổ thi ghép tranh, cô giới hạn thời gian 3 tổ cùng thi đua.
 àKết thúc: Nhận xét tiết học.
 *Lưu ý:
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docTRUYÊN.doc
Giáo Án Liên Quan