Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Thơ: Em vẽ - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ thể hiện được tình cảm của mình qua bài thơ.

- Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “mào đỏ tươi, sưởi nắng, hương thơm, tươi ngói đỏ”

- Giáo dục trẻ biết yêu thương, quý trọng, bảo vệ những sản phẩm của mình, của bạn.

II.CHUẨN BỊ:

- Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.

- Trẻ: Tranh ghép

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 18822 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Thơ: Em vẽ - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 14 tháng 04 năm 2011
THƠ: EM VẼ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ thể hiện được tình cảm của mình qua bài thơ.
- Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “mào đỏ tươi, sưởi nắng, hương thơm, tươi ngói đỏ”
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, quý trọng, bảo vệ những sản phẩm của mình, của bạn. 
II.CHUẨN BỊ:
- Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.
- Trẻ: Tranh ghép
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện:
- Hát “Gà trống, mèo con và cún con”
- Các bạn vừa hát bài hát gì?
- Hôm nay cô cũng có 1 bài thơ nói về những con vật và sự vật rất là hay các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô)
Hoạt động 2: Tri giác thơ (trẻ chú ý quan sát).
- Cho trẻ tri giác thơ 2 lần
+ Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ.
+ Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “Em vẽ” . Tác giả: Hoàng Thanh Hà.
*Dạy thơ: (Trẻ chú ý xem cô đọc thơ).
- Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu.
+ TTND: Bài thơ nói về 1 bạn nhỏ trong giờ tạo hình đã vẽ ra con gà trống có cái mào đỏ, con mèo đang tắm nắng, 2 con bướm trắng đang bay lượn, vẽ mặt trăng tỏa ánh sáng, cánh đồng lúa nhiều hương thơm, nhiều mái trường có mái ngói đỏ sáng.
- Đọc lần 2 giải thích từ khó, diễn giải nội dung theo đoạn
+ 9 câu thơ đầu “Em vẽ… Bay tung tăng”: Nói về 1 em bé vẽ con gà trống có cái mào đỏ, con mèo nằm tắm nắng, 2 con bướm trắng đang bay lượn.
- Mào đỏ tươi: là màu đỏ sáng không đậm. 
- Sưởi nắng: Nói về con mèo thường tắm nắng vào lúc sáng để làm vệ sinh cá nhân.
+ 9 câu cuối: “Em vẽ… Tươi ngói đỏ”: Nói về 1 em bé vẽ mặt trăng tỏa ánh sáng, cánh đồng lúa nhiều hương thơm, nhiều mái trường có mái ngói đỏ sáng.
- Hương thơm: là từ cánh đồng lúa toát ra mùi thơm.
- Tươi ngói đỏ: Là gạch ngói để lợp mái nhà có màu đỏ sáng.
- Đọc lần 3 đọc bài thơ chữ to
- Cho trẻ đọc thơ
- Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân.
- Chuyển đội hình về bài thơ chữ to bằng bài hát “Là con mèo”
- Nhóm, tổ, cá nhân đọc.
- Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng.
- Cô sửa sai cho trẻ.
*Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai? 
- Đầu tiên em bé vẽ con gì trước? 
- Con gà trống có cái gì?
- Tiếp theo em bé vẽ gì nữa?
- Chú mèo lười đang làm gì các bạn?
- Tiếp theo em bé vẽ cái gì bay tung tăng?
- Em bé vẽ bác mặt trăng có nhiệm vụ là gì?
- Tiếp theo em bé vẽ cái gì ngát hương thơm?
- Cuối cùng em bé vẽ cái gì?
- Hình ảnh của em bé có năng khiếu về cái đẹp thật gần gũi thân thương đó là những hình ảnh của những đứa trẻ ham học hỏi, có năng khiếu thẩm mỹ thật là đáng quí, đáng học hỏi và bước chước làm theo. Vì thế các con phải biết siêng năng, chăm chỉ trong học tập cũng như công việc đó mới là em bé ngoan.
Hoạt động 3: Ghép tranh- LQCC
- Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép.
*Cô nhận xét, đánh giá tiết học:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm, ngày 01 tháng 03 năm 2012
THƠ: ONG VÀ BƯỚM
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ thể hiện được tình cảm của mình qua bài thơ.
 - Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “lượn, bay vội, còn bận”
 - Giáo dục trẻ biết vâng lời không nên ham chơi mà phải biết phụ giúp gia đình.
II.CHUẨN BỊ:
 - Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.
 - Trẻ: Tranh ghép
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trò chuyện:
 - Hát “Gọi bướm”. (Trẻ hát cùng cô)
 - Cô hỏi: Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về điều gì?
 - Cô cũng biết 1 bài thơ nói về con bướm rất hay các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô)
 Hoạt động 2: Tri giác thơ (trẻ chú ý quan sát).
 - Cho trẻ tri giác thơ 2 lần
 + Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ.
 + Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “Ong và bướm”. Tác giả: Nhược Thủy.
 *Dạy thơ: (Trẻ chú ý xem cô đọc thơ).
 - Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu.
 + TTND: Bài thơ nói về con bướm trắng thích đùa chơi bên vườn hoa hồng, khi thấy con ong bay qua thì rủ bạn đi chơi nhưng bị bạn từ chối vì bạn còn công việc của mẹ dặn chưa làm xong nên không dám đi chơi.
 - Đọc lần 2 giải thích từ khó, diễn giải nội dung theo đoạn
 + Từ câu “Con bướm trắng…. Mẹ không thích”: Nói về sự ham chơi của con bướm trắng, sự vâng lời và siêng năng của con ong.
 - Lượn: là bay qua bay lại nhiều lần.
 - Bay vội: là bay gấp, bay nhanh vì chuyện rất cần thiết.
 - Còn bận: là có công việc không có rảnh.
 - Đọc lần 3 đọc bài thơ chữ to có tranh
 - Cho trẻ đọc thơ
 - Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân. 
 - Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng.
 - Cô sửa sai cho trẻ.
 *Đàm thoại:
 - Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai? 
 - Con bướm trắng đang làm gì? 
 - Nó gặp ai đang bay vội?
 - Nó gọi con ong để làm gì?
 - Nhưng con ong đã trả lời như thế nào?
 - Hình ảnh của bài thơ ong và bướm trong lòng của trẻ sao mà gần gũi, yêu thương đến thế đó là những hình ảnh của hiện thực con người chỉ biết rong chơi suốt ngày mà không chịu phụ giúp công việc trong gia đình. Vì thế các con phải biết vâng lời ba mẹ khi ba mẹ sai bảo làm những công việc trong gia đình, đó mới là con ngoan, trò giỏi, người bạn tốt để cho các bạn khác học theo.
 Hoạt động 3: Ghép tranh 
 - Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép.
 *Cô nhận xét, đánh giá tiết học:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTHƠ.doc