Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Thực hành: Vẽ con gà - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - Cháu thể hiện những hình ảnh về con gà qua trí nhớ, trí tưởng tượng của trẻ.

 - Trẻ vẽ sáng tạo, biết cách sắp xếp bố cục tạo nên bức tranh cân đối, trẻ tô màu sáng, rõ không lem ra ngoài, tô đúng kỹ năng.

GD: + GD tính kiên trì, biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.

 + Trẻ biết ăn thịt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.

II.CHUẨN BỊ

 - Cô: Tranh gợi ý, máy cassette, băng nhạc, góc trưng bày sản phẩm.

 - Trẻ: Giấy vẽ, bút màu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6377 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Thực hành: Vẽ con gà - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 21 tháng 03 năm 2012
TH: VẼ CON GÀ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Cháu thể hiện những hình ảnh về con gà qua trí nhớ, trí tưởng tượng của trẻ.
 - Trẻ vẽ sáng tạo, biết cách sắp xếp bố cục tạo nên bức tranh cân đối, trẻ tô màu sáng, rõ không lem ra ngoài, tô đúng kỹ năng.
GD: + GD tính kiên trì, biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
 + Trẻ biết ăn thịt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. 
II.CHUẨN BỊ
 - Cô: Tranh gợi ý, máy cassette, băng nhạc, góc trưng bày sản phẩm.
 - Trẻ: Giấy vẽ, bút màu.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề : 
 - Cô cháu hát và vận động bài “Con gà trống ”
 - Cô và trẻ cùng đi vòng tròn quanh lớp 
 Hoạt động 2:Quan sát mẫu
 - Cô treo tranh mẫu gợi hỏi về đặc điểm, hình dạng, màu sắc của tranh.
 - Con gà của cô gồm những hình gì? 
 - Mình và đầu gà có dạng hình gì? 
 - Mắt, mỏ gà cô vẽ như thế nào?
 - Chân, cánh đuôi gà cô vẽ ở đâu và vẽ như thế nào?
 - Cô tô màu con gà ra sao? Các bạn có thích không? Vì sao?
 - Theo con thì con sẽ vẽ như thế nào?
 Hoạt động 3: Cô thực hiện mẫu
 - Cô làm mẫu lần 1 + giải thích: Để vẽ được con gà đầu tiên cô vẽ 1 tròn to để làm mình gà, tiếp theo cô vẽ 1 hình tròn nhỏ làm đầu gà, trên đầu gà cô vẽ 1 hình tròn nhỏ để làm mắt gà và vẽ thêm 2 nét xiên để làm mỏ gà, mình gà cô vẽ thêm 1 nét cong để làm cánh gà, dưới mình gà cô vẽ thêm 6 nét xiên để làm chân gà, phía sau của mình gà cô vẽ thêm 1 số nét xiên làm đuôi gà. Để cho con gà của cô đẹp hơn cô tô màu: Tô từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài, cô tô cho đều, cho kín khắp hình không lem ra ngoài.
 - Cô làm mẫu lần 2 + đàm thoại: 
 - Để vẽ con gà đầu tiên cô vẽ gì trước?
 - Mình gà cô vẽ bằng hình gì? 
 - Tiếp theo các bạn sẽ làm gì nữa? 
 - Đầu gà cô vẽ ở đâu?
 - Mắt, mỏ, chân và đuôi gà cô vẽ bằng những nét gì?
 - Cánh gà là nét gì? 
 - Để cho con gà đẹp hơn cô sẽ làm gì?
 - Cô tô màu như thế nào cho nó đẹp? 
 Trẻ thực hiện (Đọc thơ Em vẽ)
 - Cho trẻ về bàn thực hiện vẽ con gà, cô đến từng bàn quan sát gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo hơn.
 - Cô mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp quy định giờ.
 - Gần hết giờ cô thông báo cho trẻ biết.
 Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
 - Cho trẻ treo sản phẩm, cô hỏi trẻ lại tên đề tài.(vẽ con gà)
 - Cho trẻ quan sát, nhận xét sản phẩm đẹp, hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh, vì sao? (trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn)
 - Cô nhận xét kết thúc: Khen trẻ vẽ sáng tạo, cô động viên trẻ còn yếu.
 - Cô cùng trẻ hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”
 - Cô nhận xét chung:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Thứ tư, ngày 07 tháng 03 năm 2012
TH: NẶN CON THỎ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Trẻ biết gọi tên, biết được đặc điểm, hình dạng của con thỏ.
 - Trẻ biết quan sát và ghi nhớ, sử dụng các kỹ năng nặn (xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹp, vê đất, ghép đính …).
 - Biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. 
II.CHUẨN BỊ
 - Cô: Đất nặn, bảng, que, mẫu
 - Trẻ: Đất nặn, bảng, que
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề : 
 - Cô cháu hát và vận động bài “ Đi chơi ”
 - Có 1 con vật trong truyện “Củ cải trắng” rất thích ăn củ cà rốt cô đố các bạn đó là con vật gì?
 - Hôm nay lớp mình sẽ nặn con vật đó nhé!
 Hoạt động 2:Quan sát mẫu
 - Trời tối rồi , trời sáng rồi . 
 - Đây là con vật gì? Thỏ được làm bằng gì?
 - Để nặn được con thỏ đầu tiên cô làm gì? Sau đó cô làm gì nữa?
 - Đầu và tai thỏ cô nặn như thế nào? 
 - Con thỏ này hoàn chỉnh chưa? Các bạn có thích không? Vì sao?
 - Theo con thì con sẽ nặn như thế nào?
 Hoạt động 3: Cô thực hiện mẫu
 - Cô làm mẫu lần 1 + giải thích: Để nặn được con thỏ trước tiên cô chia đất ra làm 3 phần không bằng nhau, phần to cô xoay tròn và lăn dọc tạo thành mình thỏ, tiếp theo cô lấy 1 phần nhỏ xoay tròn làm đầu và cô vê thêm đất để làm mắt và mũi, phần đất còn lại cô chia làm 2 cô xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹp, để làm tai thỏ sau khi hoàn tất cô ghép đính các phần lại cô được con thỏ hoàn chỉnh. 
 - Cô làm mẫu lần 2 + đàm thoại: Cô vừa dạy cho các con nặn con gì?
 - Để nặn được con thỏ, trước tiên cô làm gì?
 + Sau đó cô làm gì nữa? 
 - Cô cho cháu làm động tác mô phỏng . 
 + Tai thỏ cô nặn như thế nào? 
 + Đầu thỏ cô dùng kỹ năng gì để nặn?
 - Con thỏ này hoàn chỉnh chưa? Các con có thích không? Vì sao? 
 - Theo con thì con sẽ nặn như thế nào?
 Trẻ thực hiện (Đọc thơ Em vẽ)
 - Trẻ về nhóm thực hiện (Cô quy định thời gian)
 - Cô lại từng bàn gợi cho trẻ cách thực hiện đối với trẻ yếu, trẻ khá , giỏi cô gợi cho trẻ nặn sáng tạo hơn. 
 - Cô chỉnh sửa sai cho trẻ
 Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm: 
 - Các con vừa thực hiện đề tài gì ? ( Nặn con thỏ ) 
 - Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn 
 + Con thích sản phẩm nào của bạn nhất ? Tại sao con thích ?
 - Cô nhận xét sản phẩm hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh 
 - GD các con phải ăn nhiều thịt vì trong thịt có nhiều chất bổ dưỡng giúp cho cơ thể các con khỏe mạnh, tăng cân, tăng chiều cao.
* Kết thúc nhận xét và tuyên dương:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTH nặn.doc
Giáo Án Liên Quan