Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non - Đề tài: Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-3,5m

I. Mục đích – yêu cầu:

- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân, cơ tay giúp trẻ khéo léo và nhanh nhẹn hơn.

- Trẻ biết bò Bò bằng bàn tay và bàn chân 3 - 3,5m

- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Thi đội nào nhanh”

- Giáo dục chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khoẻ tốt, chơi đoàn kết vơi bạn, ăn rau củ chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh

II. Chuẩn bị:

- Sân tập sạch sẽ, an toàn.

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.

- Rổ nhựa, cây rau bắp cải, củ su hào, cà rốt, cây rau cải ( Nhựa)

 

doc17 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5384 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non - Đề tài: Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-3,5m, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2: Thời gian thực hiện từ ngày 13/09 đến ngày 17/09/2011
Thứ 2, ngày 13/09/2011. 
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC 
 Đề tài: - VĐ: Bò bằng bàn tay và bàn chân 3 - 3,5m.
 - TCVĐ: Thi xem đội nào nhanh.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân, cơ tay giúp trẻ khéo léo và nhanh nhẹn hơn.
- Trẻ biết bò Bò bằng bàn tay và bàn chân 3 - 3,5m 
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Thi đội nào nhanh”
- Giáo dục chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khoẻ tốt, chơi đoàn kết vơi bạn, ăn rau củ chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Rổ nhựa, cây rau bắp cải, củ su hào, cà rốt, cây rau cải ( Nhựa)
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- “Lắng nghe”
- Nghe tin lớp mình học rất ngoan và giỏi hôm nay gia đình búp bê thu hoạch rau củ, bạn ấy muốn nhờ cả lớp mình đến chuyển giúp gia đình bạn ấy số rau củ mới thu hoạch về nhà.. Để đến được nhà búp bê chúng mình phải bò bằng bàn tay và bàn chân 3 - 3,5m.
2. Hoạt động 2: Khởi động.
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
3. Hoạt động 3: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau:
- Động tác tay: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước sang hai bên.
- Động tác phát triển cơ lưng bụng: Quay người sang phải sang trái.
- Động tác chân: Nhún chân.
- Bât: tại chỗ
b, Vận động cơ bản: Bò chui qua cổng.
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần:
* Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh.
* Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác:
- Cô gọi một trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát.
- Sau đó cho lần lượt từng trẻ lên tập 2 lần (Mỗi lần hai trẻ lên tập)
- Cho hai tổ thi đua nhau tập.
- Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.
c, Trò chơi vận động: Thi xem đội nào nhanh..
- Chúng mình đã bật qua suối nhỏ 25 cm và tới được nhà búp bê rồi, bây giờ chúng mình hãy chuyển giúp gia đình bạn ấy số rau, củ này về nhà, để chuyển được các con hãy chú ý lắng nghe cô phổ biến cách chuyển nhé.
* Cách chơi: Chia cả lớp làm 2 đội, xếp thành 2 hàng dọc, đứng trước vạch, các thành viên của các đội sẽ lần lượt cầm một cây rau (hoặc củ) đi trong đường dích dắc và chuyển về rổ của đội mình, sau đó bạn tiếp theo lại lên chuyển. Đội nào chuyển được nhiều quả hơn sẽ thắng cuộc. Thời gian của trò chơi được tính bằng một bản nhạc
* Luật chơi: Mỗi thành viên lên chỉ được chuyển một cây rau (hoặc một củ)
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Nhận xét kết quả trò chơi, trao phần thưởng, động viên, khen trẻ.
4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh.
Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút và ra chơi.
- “ Nghe gì” 
- Đi các kiểu chân, chạy. 
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Quan sát
- Tập
- Tập
- Tập.
- Trả lời
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
- Ra chơi
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Rau bắp cải.
 - Trò chơi: + Lá và gió
I. Mục đích - yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên rau bắp cải, biết được các đặc điểm của rau bắp cải, ích lợi
- Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi " Lá và gió".
- Giáo dục: Cho trẻ biết ăn rau chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh GD trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô trẻ gọn gàng.
- Rau bắp cải.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cho cả lớp đọc bài thơ: "Bắp cải xanh".
- Hỏi trẻ bài thỏ nói về rau gì?
- Giờ học hôm nay cô sẽ cho cả lớp mình quan sát cây rau bắp cải.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Rau bắp cải.
- Cô cho trẻ chơi “ Trời tối - trời sáng” sau đó đưa rau bắp cải ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát rau bắp cải 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi củairau bắp cải.
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu mà trẻ chưa trả lời được: Đây là rau bắp cải, lá rau bắp cải mọc xung quanh và cuộn chặt lại với nhau, lá ở ngoài màu xanh, lá ở bên trong non và màu trắng. Ăn rau bắp cải có chứa nhiều VTM A giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.
- Trước khi ăn thì phải làm gì?
ðGiáo dục trẻ trước khi ăn phải rửa sạch rau và nấu chín.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Lá và gió.
* Trò chơi: lá và gió
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn.
- Đọc thơ.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời.
- Trả lời. 
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời.
TRÒ CHƠI MỚI: ĐẬP CÁ VỀ ĐÍCH.
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn trong khi chơi.
 - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Đập cá về đích”
 - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, không xô đẩy bạn.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp học.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi.
Giờ học hôm nay cô đã chuẩn bị được một trò chơi rất hay bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi nhé.
* Cách chơi:
 - Cô chia trẻ thành 2 đội, trẻ đứng thành hàng dọc, lần lượt từng trẻ của 2 đội lên chơi.
 - Trẻ lên chơi cầm 1 cái bảng và lấy 1 con cá ở trong rổ và đứng cách vạch đích 1m, khi nghe thấy hiệu lệnh của cô, trẻ tung cá lên và dùng bảng đập vào cá để hất cá về phía vạch đích rồi chạy nhặt cá, chạy về phía cuối hàng. cứ tiếp tục như thế cho đến hết cả đội.
 - Cô đếm số cá của từng đội, đội nào nhiều hơn là thắng cuộc.
* Luật chơi:
 - Những con cá nào không được đập qua vạch đích thì không được tính.
2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu.
- Cô mời 2 trẻ chơi mẫu 1, 2 lần cho cả lớp quan sát.
3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho lần lượt từng trẻ lên chơi theo nhóm, mỗi lần khoảng 4, 5 nhóm trẻ chơi.
- Cho cả lớp chơi ( 3-4 lần)
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên khen trẻ.
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Kết thúc.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
- Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
 ðGiáo dục trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy bạn...
- Trẻ lắng nghe 
- Quan sát 
- Chơi trò chơi 
- Trả lời
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 14/09/2011. 
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
 Đề tài: - Nhận biết chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 2
I. Mục đích - yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển nhận thức.
- Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 2.
- Nhận biết chữ số 2.
- Rèn cho trẻ kỹ năng đếm 2 và nhiều.
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. 
- Giáo dục trẻ chú ý học bài, chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị.
- Một số nhóm đồ chơi có số lượng 1 và 2 bày xung quanh lớp.
- Chữ số 1 , 2 đủ cho mỗi trẻ và cô.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ôn số lượng 1 và nhiều.
- Cho trẻ tìm đồ dùng,đồ chơi trong lớp có số lượng là 1và 2.
- Cho cả lớp đếm kiểm tra.
- Cho trẻ vỗ tay theo hiệu lệnh của cô: Vỗ tay 2 lần.
2. Hoạt động 2: Nhận biết chữ số 2, so sánh chiều dài. 
 - Các con hãy nhìn xem trong rổ của mình có gì.
 - Các con hãy tìm 2 băng giấy có màu giống nhau.
+ Đó là 2 băng giấy màu gì?
+ Hãy so sánh xem 2 băng giấy này như thế nào với nhau? 
+ Vì sao con biết?
- Cô yêu cầu trẻ giải thích và chỉ ra phần thừa, cô nhắc lại kỹ năng so sánh.
- Các con hãy lấy băng giấy màu xanh, băng giấy màu vàng và so sánh chúng với nhau.
+ Các con thấy 2 băng giấy như thế nào ?
+ Băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn?
+ Vì sao ?
- Tương tự cho trẻ tìm và so sánh sợi dây.
- Yêu cầu trẻ chỉ ra sợi dây nào dài nhất, sợi nào ngắn hơn, sợi nào ngắn nhất.
- Cho trẻ tìm những đồ dùng, đồ chơi số lượng xung quanh lớp.
+ Các đồ dùng đó có gì giống nhau ?
+ Cùng có số lượng là mấy?
- Các đồ dùng đều có số lượng là 2. Để chỉ các đồ vật có số lượng là 2, người ta dùng chữ số 2. 
- Cô đưa chữ số 2 ra giới thiệu rồi cho trẻ đọc.
- Yêu cầu trẻ lấy chữ số 2 ra rồi đặt vào những đồ vật có số lượng là 2.
3.Hoạt động 3: Trò chơi: “Về đúng nhà ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
* Cách chơi:
- Cho trẻ cầm thẻ số 2 đi xung quanh lớp vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh ( Tìm nhà ) trẻ nhanh chóng tìm những ngôi nhà có đặt đồ dùng đồ chơi có số lượng là 2.
* Luật chơi:
- Bạn nào tìm về sai nhà bị loại ra một lần chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, sửa sai cho trẻ.
- Cô đổi vị trí các ngôi nhà, và cho các trẻ đổi hình cho nhau.
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô kiểm tra kết quả, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ.
- Cho trẻ ra chơi.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- TCVĐ: Mèo bắt chuột.
 - CTD: Chơi với phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp trẻ phát triển thể lực.
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “mèo bắt chuột”.
- Hứng thú chơi với các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Phấn, bóng, mũ mèo, lá cây, hột hạt.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi VĐ: mèo bắt chuột.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu các con chuột phải bò nhanh về ổ của mình, mèo chỉ được bắt những con chuột ở ngoài vòng tròn.
- Cách chơi: Cho một bạn làm mèo Ngồi ở góc lớp, các bạn khác làm “chuột” bò ở trong “ổ” (trong vòng tròn), cô nói “chuột” đi kiếm ăn , các con “chuột” vừa bò đi vừa kêu “chít, chít”, khoảng 30 giây, “mèo” xuất hiện và kêu “meo, meo”, vừa bò và bắt “chuột”, các “con chuột” phải bò nhanh về “ổ” của mình, “con chuột” nào bò chậm sẽ bị “mèo” bắt được và bị ra ngoài một vòng chơi.
- Cho một trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trẻ chơi 3, 4 lần, đổi vai chơi cho trẻ.
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, hột hạt, lá khô.Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn ĐC, rửa tay.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Duyệt giáo án:
Ngày / / 2011.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 4, ngày 15/09/2011. 
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VƠI VĂN HỌC
 Đề tài: -Truyện: Món quà của cô giáo.
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
- Trẻ nhớ tên truyện, thuộc truyện, bước đầu biết kể cùng cô và các bạn. truyện “ Món quà của cô giáo’.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, không xô đẩy bạn, thật thà ngoan ngoãn, biết nhận lỗi khi sai.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa câu chuyện “ Món quà của cô giáo”.
- Hộp quà, vòng nhựa..
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cho cả lớp hát bài " Trường chúng cháu là trường mầm non". Hỏi trẻ :
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát có nhắc đến gì?
ð Giờ học hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện nói về cô và các bạn lớp mẫu giáo lớn nhé.
2. Hoạt động 2: Cô kể mẫu.
- Cô kể mầu cho trẻ nghe, cô kể chậm, kể diễn cảm, thể hiện giọng điệu của các nhân vật.
- Lần 2: Cô kể kết hợp chỉ tranh minh họa.
3. Hoạt động: Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Cô giáo hươu sao đã nói gì với các bạn lớp mẫu giáo lớn?
ð Cô giáo hươu sao đã nói là các bạn lớp mẫu giáo lớn sắp được nghỉ hè rồi vì vậy ai ngoan cô sẽ tặng cho 1 món quà.
- Từ hôm đấy các bạn lớp mẫu giáo lớn đã như thế nào?
ð Từ hôm đấy các bạn ai cũng cố gắng hat hay hơn múa dẻo hơn ngồi học ngoan hơn ở trong lớp.
- Ai giỏi kể cho cô đoạn truyện miêu tả sự cố gắng của các bạn lớp lớn trong học tập nào.
- Chuyện gì đã xảy ra trong lúc các bạn xếp hàng vào lớp? 
ð Trong lúc các bạn xếp hàng vào lớp Cún đốm bá vai gấu xù khiến cho gấu xù xô vào mèo khoang làm cho mèo khoang ngã đau, đầu gối trầy ra thâm tím, lúc đó mèo khoang đã khóc òa lên.
- Khi cô giáo phát quà bạn gấu xù đã làm gì?
ð Khi cô giáo phát quà bạn gấu xù đã không dám nhận quà vì cảm thấy không xứng đáng .
- Cô giáo đã nói gì với gấu xù khi gấu xù làm bạn ngã?
- Gấu xù có biết nhận lỗi của mình không?
ð Cô giáo đã động viên gấu xù và không phạt gấu xù mà còn khen gấu xù đã biết nhận lỗi khi sai, cô đã thưởng quà cho gấu xù và cún đốm.
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ kể.
- Cô cho một, hai nhóm trẻ lên kể chuyện cùng cô.
- Sau đó cho một vài cá nhân trẻ lên kể chuyện cùng cô.
- Trong khi trẻ kể cô bao quát, sửa sai cho trẻ, động viên khen trẻ.
- Cô hỏi lại tên bài kết hợp giáo dục trẻ.
5. Hoạt động 5: Trò chơi “ Thi đội nào nhanh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, nếu trẻ không nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
 - Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ.
- Trẻ hát
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trích dẫn.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Kể chuyện cùng cô.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Củ cà rốt.
 - TCDG: Kéo cưa lừa xẻ.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên củ cà rốt, biết được các đặc điểm của củ cà rốt, ích lợi
- Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi " Kéo cưa lừa xẻ", Giáo dục: Ăn củ cà rốt chứa nhiều VTM A giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, mắt sáng GD trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô trẻ gọn gàng.
- Củ cà rốt.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cho trẻ tham quan mô hình cửa hàng bán rau, củ, quả nhà búp bê. Hỏi trẻ:
- Ở cửa hàng có bán những rau, củ gì?
- Cô cháu mình sẽ cùng mua một củ cà rốt về để quan sát nhé.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Củ cà rốt.
- Cô đưa củ cà rốt ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát củ cà rốt 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi của củ cà rốt.
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu mà trẻ chưa trả lời được: Đây là củ cà rốt, củ cà rốt dài, màu cam, có lá màu xanh, ăn củ cà rốt có chứa nhiều VTM A giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, giúp mắt sáng
- Trước khi ăn thì phải làm gì?
ðGiáo dục trẻ trước khi ăn phải rửa sạch, gọt vỏ và nấu chín.
3. Hoạt động 3: Trò chơi :Kéo cưa lừa xẻ.
* Trò chơi:Kéo cưa lừa xẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, bao quát hướng dẫn trẻ chơi, đổi vai chơi cho trẻ.
- Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời 
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5, ngày 16/09/2011. 
 HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 Đề tài: - Dạy hát: Chào ngày mới.
 - Nghe hát: Cô giáo miền xuôi.
 - TCAN: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng.
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển năng khiếu âm nhạc.
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc bài hát,biết hát cùng cô và các bạn bài “Chào ngày mới”.
- Lắng nghe cô hát hưởng ứng theo giai điệu bài hát “Cô giáo miền xuôi”.
- Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Nghe tiếng hát nhảy vào vòng”.
- Rèn kỹ năng hát cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Vòng tròn nhựa.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề trường mầm non. Hỏi trẻ:
+ Chúng mình đang học ở chủ đề gì?
+Các con đến trường học vào buổi nào?
ð Đến trường học chúng mình được cô giáo dạy bao điều hay ý đẹp, và cũng có một bài hát nói về giờ học hôm nay cô sẽ dạy chúng mình hát đó là bài hát " Chào ngày mới." do nhạc sỹ (Hồ bắc) sáng tác.
2. Hoạt động 2: Dạy hát:. Chào ngày mới.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát 2 lần, cô hát chậm, h

File đính kèm:

  • docTuần 2.doc
Giáo Án Liên Quan