Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non - Phạm Thị Miền
- Trẻ biết được một số món ăn thông thường của trường mầm non.
- Thực hiện các công việc tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể và lớp học của mình.
- Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, ca, cốc, bát ăn cơm, thìa.
- Có thói quen đi vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống, sinh hoạt: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chào mời trước khi ăn, không nói chuyện khi ăn.
- Thực hiện tốt các vận động: “Tung bắt bóng, đập bắt bóng.”
- Biết tránh các vận dụng và nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non.
CHỦ ĐỀ: “TRƯỜNG MẦM NON” Thời gian thực hiện: 2 tuần (từ ngày 27/8/2012 đến ngày 10/9/2012) MỤC TIÊU 1/ Phát triển thể chất - Trẻ biết được một số món ăn thông thường của trường mầm non. - Thực hiện các công việc tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể và lớp học của mình. - Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, ca, cốc, bát ăn cơm, thìa... - Có thói quen đi vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống, sinh hoạt: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chào mời trước khi ăn, không nói chuyện khi ăn... - Thực hiện tốt các vận động: “Tung bắt bóng, đập bắt bóng...” - Biết tránh các vận dụng và nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non. 2/ Phát triển nhận thức - Trẻ biết tên, địa chỉ của trường, lớp đang học. - Biết các khu vực trong trường và công việc của các cô, các bác trong trường. - Biết tên cô giáo chủ nhiệm, tên các bạn trong lớp và đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp. - Biết một số hoạt động, tên đồ chơi, công dụng của một số đồ dùng đồ chơi trong lớp. - Biết đếm và nhận biết số lượng, chữ số trong phạm vi 5. 3/Phát triển ngôn ngữ - Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói. - Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi của trường, lớp, cô giáo, bạn bè, đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp. - Biết nói lên những điều trẻ quan sát, nhận xét được và biết trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn, cô giáo về trường, lớp mầm non. - Nhận biết và phát âm chính xác được các chữ cái o, ô, ơ qua các từ, tập tô được các chữ cái o, ô, ơ. - Biết đọc thơ, kể chuyện, câu đố... về trường, lớp mầm non, ... - Biết giao tiếp bằng lời rõ ràng, lễ phép. Mạnh dạn, vui vẻ trong giao tiếp. 4/Phát triển thẩm mỹ - Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non. - Biết sử dụng một số vật liệu để tạo ra một số sản phẩm tạo hình, có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà về trường, lớp mầm non, cô giáo, bạn bè, đồ chơi... - Thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hoạt động: múa, hát vận động theo nhạc nói về trường, lớp, cô giáo,... 5/Phát triển tình cảm- xã hội: - Biết kính trọng, yêu quí cô giáo, các cô các bác, bạn bè, trong trường thân thiện, lễ phép, hợp tác với các bạn trong lớp... - Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp mầm non. - Biết giữ gìn bảo vệ môi trường: Vệ sinh lớp học sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, không vứt rác, bẻ cành... - Biết giúp đỡ bạn bè, nhường nhịn và chia sẻ khi chơi. - Biết thực hiện một số qui định của lớp của trường. MẠNG NỘI DUNG - Tên trường, địa chỉ của trường. - Ngày hội đến trường-- Ngày khai giảng. - Các khu vực khác nhau trong trường. - Công việc của các cô các bác trong trường MN. - Đồ dùng , đồ chơi, bạn bè trong trường... Trường mầm non Long Hưng TRƯỜNG MẦM NON Lớp mẫu giáo của bé Tên lớp Cô giáo: Tên gọi, các hoạt động của cô trên lớp Các bạn trong lớp : tên gọi, sở thích của một số bạn, chơi thân thiện với các bạn. Các khu vực khác nhau trong lớp, tên gọi và vị trí. Đồ dùng và đồ chơi ở các góc chơi trong lớp (đặc điểm và công dụng) Các hoạt động hằng ngày của trẻ ở lớp học Các quy định của lớp MẠNG HOẠT ĐỘNG 1. Dinh dương sức khỏe - Nghe giới thiệu các món ăn hàng ngày ở lớp, cách chế biến 1 số món ăn. - Luyện tập và thực hiện các thói quen trong ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt: Mời trước khi ăn, ăn hết suất, ăn nhiều loại thức ăn, không vừa ăn vừa nói, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh răng miệng. - Quan sát và trò chuyện về những vật dụng, nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non. 2. Vận động: - Luyện tập các vận động: Chạy thay đổi vận tốc theo hiệu lệnh, đập bắt bóng tại chỗ, đi trong đường hẹp, bò theo đường zic zắc. - Luyện tập phát triển nhóm cơ hô hấp. - Tập cử động và điều khiển khéo léo các ngón tay qua các thao tác khi tham gia trò chơi ( xỏ lỗ, xếp hình, mặc và cài cúc áo cho búp bê) . - Trò chơi vận động lăn bóng, tổ nào nhanh, bánh xe quay 1. Khám phá xã hội: - Quan sát, trò chuyện, tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật của trường mầm non, của tết trung thu. + Tên của trường đang học lớp đang học, địa chỉ. + Ngày hội khai trường 5/9, + Các khu vực khác nhau trong trường lớp và công việc của các cô bác trong khu vực đó. + Tên gọi của cô giáo và các bạn trong lớp. + Các khu vực, đồ dùng, đồ chơi trong lớp (Tên gọi, đặc điểm cơ bản, công dụng và cách sử dụng). + Các hoạt động trong lớp, trường và trong ngày tết trung thu. 2. Làm quen với Toán: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TRƯỜNG MẦM NON PHÁT TRIỂN THẨM MĨ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ PHÁT TRIỂN TC – XH Tham gia các hoạt động lễ hội của trường lớp. - Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, trong lớp, trong trường. - Cất gọn gàng đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong. - Giữ gìn môi trường trong lớp. - Tham gia vào các trò chơi đóng vai: Gia đình, lớp học, cửa hàng ăn uống - Thực hành luyện tập hành vi văn hóa trong giao tiếp, hợp tác với các bạn giúp đỡ bạn và cô giáo 1. Âm Nhạc: - Hát múa vận động theo nhạc các bài hát về trường lớp MN “Trường MN” Cô và mẹ - Nghe nhạc hát về trường lớp MN. - Chơi các trò chơi âm nhạc. 2. Tạo Hình: - Cắt, nặn, xé, dán, tô màu, xếp hình về trường lớp, đồ dùng, đồ chơi, cô giáo và các bạn trong lớp. - Làm đồ chơi trang trí lớp. - Quan sát, trò chuyện kể về các khu vực, các hoạt động của trường lớp mầm non. - Kể chuyện về một số sự kiện xảy ra trong lớp, trong trường. - Đọc thơ, kể chuyện về trường lớp MN: Thơ “Bé tới trường”, “Bạn mới”, “Cô và cháu”. Truyện “Đôi bạn tốt”, “Món quà của cô giáo” - Xem tranh ảnh sách báo về trường mầm non. - Tô màu thẻ tên, các khu vực hoạt động (góc chơi) - Cùng cô làm thẻ tên. . Ngày hội ngày lễ: Tổ chức ngày hội: “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” ” 1. Chuẩn bị - Cho trẻ hát các bài hát về chủ đề “ Trường mầm non” ” - Trang phục – dụng cụ phù hợp với từng tiết mục - Trang trí cờ hoa, khẩu hiệu về ngày hội đến trường 2. Hình thức tổ chức: + Cô giới thiệu ngày 5/9 năm nay là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường dự lễ khai giảng chào năm học mới. Là ngày các bạn được gặp lại nhau sau những ngày hè xa cách, các bé được thể hiện niềm vui của mình với bạn bè, cô giáo. - Cô giới thiệu các tiết mục cho trẻ biểu diễn dưới hình thức đan xen múa hát- thơ- truyện. - Các bài: Ngày vui của bé Cô và mẹ Trường chúng cháu là trường mầm non Cô giáo của con + Cô giới thiệu ngày 15/8 âm lịch hàng năm là ngày tết trung thu, ngày hội trăng rằm của các cháu nhỏ và các cháu thiếu niên nhi đồng trên khắp mọi miền đất nước. Chủ đề nhánh:TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ Thời gian thực hiên:1tuần từ ngày 27/8=>1/9/ 2012 YÊU CẦU 1/Kiến thức - Trẻ biết tên, địa chỉ, quang cảnh của trường, các khu vực trong trường. - Biết tên cô hiệu trưởng, hiệu phó của trường và một số cô giáo trong trường. - Nhận biết tên một số hoạt động của trẻ ở trường mầm non. - Biết tên và công dụng của một số đồ dùng đồ chơi của trường mầm non. - Trẻ biết mối quan hệ của mình với các bạn, cô giáo và các cô bác trong trường. 2/Kỹ năng - Phát triển các quan sát và tính ham hiểu biết, khả năng khám phá cho trẻ. - Rèn, phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3/Giáo dục - Trẻ yêu quí trường, lớp, có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi trong trường - Biết chào hỏi, kính trọng cô giáo và các cô bác trong trường mầm non MẠNG HOẠT ĐỘNG *Dinh dưỡng- sức khỏe: - Trò chuyện về một số loại thực phẩm và món ăn ở trường mầm non đảm bảo sức khoẻ cho bé - Trò chuyện về việc đảm bảo an toàn khi chơi các trò chơi ngoài trời ở trường mầm non *Vận động: - Tung bóng lên cao và bắt bóng -TCVĐ: “ Bịt mắt bắt dê” - Trò chuyện, thảo luận về trường lớp, cô giáo, các bạn, các hoạt động trong trường, lớp mầm non - Thơ: “ Cô giáo của em, tình bạn...” - Truyện: “ Gà tơ đi học ” “Mèo con và quyển sách”... - Đọc đồng dao, ca dao, câu đố về trường mầm non - Nhận biết, phát âm chữ o, ô, ơ - Đọc, nói các từ, câu về chủ đề PT NGÔN NGỮ PT THỂ CHẤT TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ PT THẨM MĨ PT NHẬN THỨC PT TÌNH CẢM XÃ HỘI *Tạo hình: - Vẽ, cắt, xé, dán tranh về trường mầm non, các bạn... - Vẽ cô giáo *Âm nhạc: - Hát: “ Ngày vui của bé, em đi mẫu giáo” - Nghe hát: “ Ngày đầu tiên đi học, đi học...” - Tập cho trẻ một số phẩm chất, kĩ năng sử dụng và giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp - Chơi đóng vai: “ Gia đình, cô giáo, phòng khám ...” - Góc xây dựng: “ Xây trường mầm non của bé...” *Khám phá khoa học: - Tìm hiểu về trường mầm non của bé *Làm quen với toán: - Ôn nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 5. - Trò chơi: Tìm người láng giềng. KẾ HOẠCH TUẦN THỂ DỤC SÁNG 1/NỘI DUNG:Tập với bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” *ĐT hô hấp: Hít vào thở ra *ĐT tay: Hai tay sang ngang, ra trước. *ĐT bụng (lườn): Hai tay chống hông quay người sang hai bên *ĐT chân: Hai tay chống hông nhún xuống, đứng lên( Kiễng gót, hạ gót) *ĐT bật: Bật tại chỗ 2/ MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU a/Kiến thức - Trẻ tập các động tác theo lời ca - Biết phối hợp chân tay b/Kỹ năng - Rèn thói quen tập thể dục sáng và khả năng vận động cho trẻ. - Rèn, phát triển các cơ và hô hấp cho trẻ c/Giáo dục -Trẻ hứng thú tập, có ý thức trong giờ tập 3/CHUẨN BỊ - Sân tập rộng, sạch - Nhạc bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non” 4/HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HĐ CỦA TRẺ * Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, luyện đi các kiểu chân: (Đi thường-> kiễng gót-> Đi thường-> gót chân...) Sau đó về hai hàng dọc->điểm số ->chuyển hàng. * Hoạt động 3: Trọng động: - Cô cho trẻ tập các động tác .Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp theo lời ca - Khi trẻ thuộc cho trẻ tập theo nhạc của bài hát toàn trường. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng - Trẻ đi, chạy theo theo hiệu lệnh của cô. -Trẻ tập -Trẻ đi nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG GÓC 1/NỘI DUNG: *Góc phân vai: - Gia đình,cô giáo, phòng khám. *Góc xây dựng: - Xây trường mầm non của bé *Góc học tập: - Hoàn thành vở, tìm, nối, xếp chữ cái o, ô, ơ - Tìm, tạo hóm có số lượng là 5 - Xem tranh ảnh về trường mầm non - Làm sách về chủ đề *Góc nghệ thuật: -Vẽ, cắt,xé dán, xếp hình về trường mầm non -Biểu diễn các bài hát về chủ đề 2/ MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU: a/Kiến thức: - Trẻ biết thỏa thuận và đưa ra nội dung chơi, vai chơi. - Trẻ thực hiện đúng hành động của vai chơi, giao tiêp đúng vai chơi của mình:Vai bố mẹ, con - Biết thực hiện đúng yêu cầu của cô và tạo sản phẩm phù hợp với chủ đề - Biết tái tạo lại quang cảnh của trường mầm non b/Kỹ năng: - Rèn, phát triển tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ và chú ý có chủ định cho trẻ. - Rèn khả năng chơi theo nhóm, rèn cách thể hiện các mối quan hệ giao tiếp cho trẻ. c/Giáo dục: - Biết chơi đoàn kết, nhường nhịn bạn bè - Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. 3/CHUẨN BỊ: - Các loại đồ chơi xây dựng, đồ chơi xếp hình, lắp ghép, - Tranh ảnh về trường mầm non - Các loại vở, bút chì sáp màu, giấy màu, đất nặn. - Kéo, hồ dán , hạt na, băng từ có chứa chữ 4/HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA C Ô *Hoạt động1: Trò chuyện về chủ đề: - Cho trẻ hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non”. - Bài hát nói về điều gì? - Các con thấy trường mầm non các con đang học như thế nào? - Các có thích ngôi trường này không? Vì sao con thích ngôi trường này? *Hoạt động 2:Thỏa thuận: - Các con có muốn xây ngôi trường mầm non không? - Muốn xây được ngôi trường mầm non các con chơi ở góc nào? - Bạn nào sẽ chơi ở đó? - Con sẽ xây gì về trường mầm non? -Xây trường mầm non các con xây như thế nào? - Bạn nào sẽ làm kỹ sư trưởng? Bạn nào là công nhân? - Kỹ sư trưởng sẽ làm công việc gì?Con phân công các bạn ra sao?... - Các chú công nhân làm gì? - Tương tự các góc chơi khác cô trao đổi thoả thuận cho trẻ đưa ra nội dung chơi, cách chơi -Trong khi chơi con làm gì? Đi lại giao tiếp với nhau như thế nào? Khi chơi các con sử dụng đồ chơi như thế nào? - Để buổi chơi được vui vẻ các con làm gì? - Chơi xong con làm gì? *Hoạt động 3: Qúa trình chơi - Cô theo dõi trẻ chơi và gợi ý trẻ, xử lý tình huống (nếu có). -Ví dụ: Tình huống 1:Trẻ ở góc xây dựng chỉ xây mỗi ngôi trường, cây cối ở sân trường. Cô gợi ý: +Bác đang làm gì vậy? Ở trường mầm non có rất nhiều đồ chơi ngoài trời, các bác lắp ráp đu quay, cầu trượt cho các cháu chơi đi... -Tình huống 2:Trẻ ở góc học tập xem tranh xong ngồi chơi. Cô gợi ý:Các bác xem tranh xong rồi các bác lấy hạt na xếp chữ cái o, ô, ơ hoặc các bác làm sách về trường mầm non... - Tương tự các góc khác, cô cung cấp, gợi mở cho trẻ chơi. *Hoạt động4: Nhận xét sau khi chơi: - Cô đến từng góc chơi nhận xét, góp ý, để trẻ nhận xét bạn chơi:+Bạn nào đóng vai chơi tốt nhất? Bạn nào có sản phẩm đẹp? Bạn nào tích cực làm việc?... - Cho trẻ cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng về các góc HĐ CỦA TRẺ - Cả lớp hát - 2-3trẻ trả lời - 3 trẻ kể - 2trẻ nêu -2 trẻ trả lời - Trẻ nêu cách xây - 2trẻ kể -Trẻ trả lời -2-3trẻ trả lời -Trẻ chơi ở các góc -Trẻ nhận xét bạn chơi -Trẻ cất dọn đồ chơi *CÁC TRÒ CHƠI TRONG TUẦN: - Trò chơi mới: “Chuyền bóng qua đầu, bịt mắt bắt dê.” - Trò chơi cũ: “Tung bóng, thi xem ai nhanh, dung dăng dung dẻ...” IV Thời gian biểu hàng ngày H Đ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Hoạt động học có chủ định PTTC VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng TC: “Bịt mắt bắt dê” PTNT Đề tài: Tìm hiểu về trường mầm non. PTNN kể chuyện sáng tạo “Mèo con và quyển sách” PTNT Đề tài: Ôn số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết số từ 1-5. PTNN Đề tài: Làm quen chữ: o, ô ơ PTTM Dạy vận động theo tiết tấu phối hợp: Ngày vui của bé - Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học Hoạt động ngoài trời - Quan sát ngôi trường mầm non trẻ đang học - Hướng dẫn trò chơi mới: “Ai nhanh hơn bạn trai- gái” + Ôn trò chơi: “Tìm bạn thân” - Chơi tự do: +Vẽ phấn, tung bóng, xếp hình, chơi đồ chơi ngoài trời - Quan sát cái đu quay - Tổ chức trò chơi: + Trò chơi: “Đúng hay sai” + Trò chơi: “Thi xem tổ nào nhanh” - Chơi tự do: + Vẽ, tung bóng, đánh cầu, chơi với đồ chơi ngoài trời Quan sát cái xích đu - Hướng dẫn trò chơi mới: + Trò chơi: “Kết bạn” + Ôn trò chơi: “Tung bóng” - Chơi tự do: + Vẽ, tung bóng, đánh cầu, chơi với đồ chơi ngoài trời Quan sát cái cầu trượt - Ôn trò chơi: Kết bạn Tai ai tinh - Chơi tự do: + Vẽ, tung bóng, chơi với đồ chơi ngoài trời - Quan sát: Khu bếp ăn của trường -Ôn trò chơi: + Trò chơi: “Đúng hay sai” + Trò chơi: “Chuyền bóng qua đầu” - Chơi tự do: + Vẽ, tung bóng, chơi với đồ chơi ngoài trời. Quan sát: Thời tiết Ôn trò chơi: Kết bạn Ai nhanh hơn Chơi tự do: Với phấn hột hạt, nút khối và đồ chơi ngoài trời Hoạt động chiều Làm quen thơ: Bàn tay cô giáo Nêu gương cuối ngày - Đọc thơ: “Cô giáo của em - Chơi trò chơi: “Chuyền bóng qua đầu” - Nêu gương cuối ngày Vẽ về biển( đề tài) - Ôn bài thơ: Bàn tay cô giáo - Chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh Đọc thơ: Tình bạn -Ôn trò chơi : Ai nhanh hơn- bạ trai hay bạn gái - Nêu gương cuối ngày. - Nhận xét, đánh giá - Thưởng phiếu bé ngoan - liên hoan văn nghệ KẾ HOẠCH NGÀY Thứ hai, ngày 27-8-2012 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH: (Lĩnh vực phát triển thể chất) 1/NỘI DUNG: * VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay TCVĐ: “ Bịt mắt bắt dê” * BTPTC: - Động tác hô hấp: Hít vào thở ra - Động tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao - Động tác bụng:Hai tay chống hông quay người sang hai bên - Động tác chân: Ngồi khuỵu gối - Động tác bật: Bật tại chỗ II. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay khéo léo không làm rơi bóng - Trẻ nắm được luật chơi và cách chơi 2. Kĩ năng: - Phát triển tố chất khéo léo, sức mạnh cho trẻ. 3. Giáo dục: - Trẻ có ý thức trong giờ tập luyện. - Trẻ yêu thích luyện tập, hứng thú tập III. CHUẨN BỊ - Vẽ vạch xuất phát, mô hình trường mầm non - 4- 5 quả bóng nhựa IV. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HĐ CỦA TRẺ Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề: - Cô cho trẻ hát “trường chúng cháu đây là trường mầm non”. - Cho trẻ kể về trường mầm non và một số hoạt động, trò chơi của trẻ ở trường. Hoạt động 2: Khởi động - Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu chân: (Đi thường,đi mũi chân, đi thường, đi gót chân... Sau đó về hàng. Điểm số, tách hàng Hoạt động 3: Trọng động * BTPTC: Cô cùng trẻ tập các động tác - Mỗi động tác tập 2lần 8 nhịp - Động tác tay, chân tập 3 lần 8 nhịp * VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng - Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện, cách nhau 4-5m - Cô giới thiệu tên bài tập. - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát + Lần 1: Làm chậm, chính xác. + Lần 2: Cô vừa làm mẫu cô vừa phân tích: - Cô đi từ đầu hàng ra tới vạch chuẩn “chuẩn bị”cô cúi xuống cầm bóng bằng hai tay. Khi có hiệu lệnh “tung bóng” cô dùng sức của hai tay tung bóng lên cao phía trên đầu( khoảng 50-60cm) mắt cô hìn theo bóng, khi bóng rơi xuống cô đón bóng bằng hai tay. Cứ như vậy cô tiếp tục tung và bắt bóng bằng hai tay 4-5 lần liền. Sau đó cô cầm bóng để vào rổ và đi nhẹ nhàng về cuối hàng - Cô cho 1 trẻ lên làm thử. - Trẻ thực hiện. + Lần 1: lần lượt 2 trẻ ở 2 hàng + Lần 2: Nhóm 4 trẻ thực hiện. ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Củng cố: + Hỏi lại trẻ tên bài tập? + Cho 1 trẻ tập tốt lên tập lại 1 lần *Trò chơi: “bịt mắt bắt dê” - Cô nêu tên trò chơi, cô cho trẻ nói lại luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi * Hoạt động 4 : Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng hai vòng sân. Trẻ hát 3-4 trẻ kể Trẻ đi, chạy theo tín hiệu Trẻ tập các động tác Trẻ quan sát cô 1 trẻ tập Trẻ thực hiện 2 trẻ trả lời 1 trẻ tập 2 trẻ nêu Cả lớp chơi Trẻ đi tự do HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: 1/NỘI DUNG: - Quan sát ngôi trường mầm non. - Trò chơi: +Trò chơi mới: “Nấp cho kín” +Trò chơi: “Tung bóng” -Chơi tự do: +Vẽ phấn, xếp hình, chơi đồ . 2/MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: a/Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, các phòng của ngôi trường mầm non trẻ đang học - Trẻ biết trường mầm non để trẻ được học tập và vui chơi - Trẻ nắm được luật chơi và cách chơi b/Kỹ năng: -Rèn, phát triển khả năng quan sát, tư duy, ngôn ngữ và ghi nhớ cho trẻ c/Giáo dục: -Trẻ biết yêu quý ngôi trường trẻ đang học, có ý thức giữ gìn và bảo vệ ngôi trường cho xanh, sạch, đẹp 3/CHUẨN BỊ: - 5-6 quả bóng, sắc xô... - Địa điểm quan sát, phấn trắng ,đồ chơi ghép hình .. 4/HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ * Hoạt động 1:Trò chuyện về chủ đề: - Cô cho trẻ đọc thơ “trường em” - Cho trẻ nêu sự hiểu biết về trường mầm non * Hoạt động 2:Quan sát ngôi trường mầm non trẻ đang học: - Các con đang học ở trường nào? - Ngôi trường mầm non của chúng mình có đặc điểm gì? - Trường mình có bao nhiêu phòng học và phòng chức năng? Tầng I của ngôi trường ra sao? Tầng II? - Lan can của tầng II có gì đặc biệt? - Sân trường mình có gì? - Các con có thích ngôi trường mầm non các đang học không? Vì sao con thích? - Để ngôi trường mầm non của chúng mình luôn xanh, sạch, đẹp các con làm gì? * Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi: +Hướng dẫn trò chơi mới: “nấp cho kín” - Giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi: tất cả trẻ tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn. Một bạn được cử ra làm “cái” c
File đính kèm:
- tuần 1.doc