Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non - Truyện: Gà tơ đi học - Nguyễn Thị Ngọc Cầm
Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề.
- Cô và trẻ hát bài” Con gà trống”
- Các bạn vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về con gì?
Cô cũng có một câu truyện nói về con gà , các bạn có biết đó là truyện gì không? Để biết được câu truyện đó các bạn chú ý nghe cô kể nhé!
Hoạt động 2: Trọng tâm
- Cô kể lần 1 trọn vẹn câu truyện kết hợp giọng kể và điệu bộ minh họa.
- TTND: Câu truyện này kể về chú Gà Tơ ham chơi ham ngủ mà không chịu đi học nên khi bị lạc đường không biết chữ để nhìn bảng chỉ dẫn tên đường may gặp được các bạn đi cắm trại nên từ đó Gờ Tơ dậy thật sớm để đi học nên mỗi sáng gà gáy “Ò ó o”.
- Trích dẫn: + Con trai bé bỏng ơi, mau dậy đi học nào!
+ Ứ ừ, con buồn ngủ lắm! Cho con ngủ thêm 1 lúc nữa!
+ Phải dậy đi học chứ con!
Thứ năm, ngày 08 tháng 09 năm 2011 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRUYỆN: GÀ TƠ ĐI HỌC I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết nhắc lại tên truyện, tên nhân vật trong truyện và kể lại các chi tiết chính theo cô - Nghe hiểu được ngôn ngữ truyện, biết trả lời và có cảm xúc qua truyện. - GD trẻ học chăm chỉ, không lười biếng, để sau này có ích cho bản thân. II.CHUẨN BỊ: - Tranh chữ to, tranh rời, 3 tranh ghép truyện Gà tơ đi học, 3 bảng. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề. - Cô và trẻ hát bài” Con gà trống” - Các bạn vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về con gì? àCô cũng có một câu truyện nói về con gà , các bạn có biết đó là truyện gì không? Để biết được câu truyện đó các bạn chú ý nghe cô kể nhé! Hoạt động 2: Trọng tâm - Cô kể lần 1 trọn vẹn câu truyện kết hợp giọng kể và điệu bộ minh họa. - TTND: Câu truyện này kể về chú Gà Tơ ham chơi ham ngủ mà không chịu đi học nên khi bị lạc đường không biết chữ để nhìn bảng chỉ dẫn tên đường may gặp được các bạn đi cắm trại nên từ đó Gờ Tơ dậy thật sớm để đi học nên mỗi sáng gà gáy “Ò ó o”. - Trích dẫn: + Con trai bé bỏng ơi, mau dậy đi học nào! + Ứ ừ, con buồn ngủ lắm! Cho con ngủ thêm 1 lúc nữa! + Phải dậy đi học chứ con! + Con biết chữ rồi mà: O tròn như quả trứng gà, phải không ạ? + Tại sao bạn lại ở đây 1 mình? + Chúng tớ chờ cậu mãi, sao cậu không đi cắm trại cùng cả lớp? + Vì tớ… tơ không biết! + Tớ đã đem giấy thông báo đi cắm trại của cô Gà Mái Mơ đến cho cậu mà! + Con chịu khó đi học rồi cũng sẽ biết đọc, biết viết như các bạn mà! àHát bài: “Hoa bé ngoan” - Kể lần 2: Qua tranh rời, cô vừa kể vừa gợi ý cho cháu kể theo cô. Đàm thoại: - Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Buổi sáng Gà Mẹ gọi Gà Tơ như thế nào? - Gà Tơ trả lời mẹ ra sao? - Ai là người đưa thư thông báo đi cắm trại về cho Gà Tơ? - Sau khi Gà Tơ cầm tờ giấy lên Gà Tơ có hiểu trong đó viết gì không? Tại sao? - Cả lớp đang múa hát vui vẻ bên bờ hồ thì Cún Bông nghe được gì? - Cả lớp đi tìm thì gặp được ai? Tại sao Gà Tơ lại khóc? - Lúc này Gà Tơ nghĩ như thế nào? - Cô giáo Gà Mái Mơ xoa đầu Gà Tơ và nói gì? - Gà Tơ đã làm gì từ sau lần đi lạc đó? àGiáo dục: Trẻ học chăm chỉ, không lười biếng, để sau này có ích cho bản thân. - Chơi trò chơi: “Con thỏ” -Làm quen với sách:Xem tranh chữ to, cô đọc nội dung, dướng dẫn cháu cách xem sách và giữ gìn sách. Luyện tập: Chơi ghép tranh: Chia 3 tổ thi ghép tranh, cô giới hạn thời gian 3 tổ cùng thi đua. àKết thúc: Nhận xét tiết học. *Lưu ý:…………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………….. Thứ năm, ngày 22 tháng 09 năm 2011 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐÓNG KỊCH: TRUYỆN: GÀ TƠ ĐI HỌC I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết thể hiện qua các vai diễn mà trẻ đóng. - Thuộc các lời thoại của nhân vật mà trẻ đóng, thể hiện được tình cảm của mình qua vai diễn của trẻ. - GD trẻ học chăm chỉ, không lười biếng, để sau này có ích cho bản thân. II.CHUẨN BỊ: - Mũ mão của các nhân vật trong truyện. - Một cái nệm + Gối III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề. - Cô kể lại một đoạn truyện và cho trẻ đoán tên truyện, tên tác giả? - Cho cả lớp nhắc lại? àHôm nay cô và các bạn sẽ đóng kịch truyện “Gà Tơ đi học”. Cho cả lớp nhắc lại 2 – 3 lần tên đề tài. Hoạt động 2: Trọng tâm - Cô kể lần 1 trọn vẹn câu truyện kết hợp giọng kể và điệu bộ minh họa. -TTND: Câu truyện này kể về chú Gà Tơ ham chơi ham ngủ mà không chịu đi học nên khi bị lạc đường không biết chữ để nhìn bảng chỉ dẫn tên đường may gặp được các bạn đi cắm trại nên từ đó Gờ Tơ dậy thật sớm để đi học nên mỗi sáng gà gáy “Ò ó o”. - Cô kể lần 2 khuyến khích trẻ kể theo cô. * Trẻ đóng kịch: - Một cháu đội mũ làm Gà Tơ - Một cháu đội mũ làm Gà Mái Mẹ? - Một cháu đội mũ làm Mèo Tam Thể? - Một cháu đội mũ làm Cún Bông?? - Một cháu đội mũ làm Vịt Xám? - Cô đóng vai cô giáo Gà Mái Mơ và dẫn truyện? - Cả lớp đóng kịch cùng cô 2,3 lần? - Cô chú ý sửa sai cho cháu? Đàm thoại: - Cô và các con vừa đóng kịch truyện gì? - Buổi sáng Gà Mẹ gọi Gà Tơ như thế nào? - Gà Tơ trả lời mẹ ra sao? - Sau khi Gà Tơ cầm tờ giấy lên Gà Tơ có hiểu trong đó viết gì không? Tại sao? - Cả lớp đang múa hát vui vẻ bên bờ hồ thì Cún Bông nghe được gì? - Cả lớp đi tìm thì gặp được ai? Tại sao Gà Tơ lại khóc? - Lúc này Gà Tơ nghĩ như thế nào? - Cô giáo Gà Mái Mơ xoa đầu Gà Tơ và nói gì? - Gà Tơ đã làm gì từ sau lần đi lạc đó? àGiáo dục: Trẻ học chăm chỉ, không lười biếng, để sau này có ích cho bản thân. - Chơi trò chơi: “Bắp cải xanh” -Rèn cháu lại cách làm quen với sách:Xem tranh chữ to, cô đọc nội dung, dướng dẫn cháu cách xem sách và giữ gìn sách. Luyện tập: Chơi trò chơi “Gà gáy, Vịt kêu” àKết thúc: Nhận xét tiết học. *Lưu ý:…………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- TRUYÊN.doc