Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Gia đình - Đề tài: Dạy trẻ kỹ năng đong - Lê Thị Cúc
1. Kiến thức:
- Trẻ nắm được kỹ năng đo độ lớn của đối tượng.
- Trẻ nêu kết quả đo theo đơn vị đã chọn
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết sử dụng các thước đo theo quy ước để đo độ lớn các đối tượng đã cho sau đó nêu kết quả đo theo đơn vị đã chọn
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học
Giáo án môn toán Đề tài: Dạy trẻ kỹ năng đong) Chủ điểm: Gia đình Lứa tuổi: MG nhỡ Người dạy: Lê Thị Cúc Thời gian: 20 - 25 phút I. Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nắm được kỹ năng đo độ lớn của đối tượng. - Trẻ nêu kết quả đo theo đơn vị đã chọn 2. Kỹ năng: - Trẻ biết sử dụng các thước đo theo quy ước để đo độ lớn các đối tượng đã cho sau đó nêu kết quả đo theo đơn vị đã chọn 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia tiết học II. Chuẩn bị - Đồ dùng của trẻ: mỗi trẻ có 1 đơn vị đong ( cốc), đối tượng đong( gạo), - Thẻ số lượng 1, 2, 3, - Vật đại diện( hoa), đỗ đen, hoa, xăc xô - Đồ dùng của cô: đơn vị đong( bát ), gạo, - Thẻ số 5. III. Hướng dẫn Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Cô kể cho cả lớp nghe câu chuyện “ Hai anh em” hướng trẻ vào bài học. 2. Nội dung chính: Phần 1: Ôn mục đích phép đo. - Cô mời 1 trẻ lên làm cùng cô. - Cô lấy bát thứ nhất đong đầy bát, gạt gạo bằng miệng bát, đặt ra phía trước. sau đó lấy tiếp bát thứ 2 đong đầy bát, gạt gạo bằng miệng bát rồi đặt cạnh bát thứ nhất, cứ như vậy cho đến khi đong hết số gạo ra bát. - Cho trẻ làm Hỏi trẻ: Bạn đong cái gì? Bạn đong bằng gì? Bạn đong được mấy bát gạo? cho trẻ đếm. Vậy 1 rá gạo đong được mấy bát gạo? Năm bát tương ứng với thẻ số mấy? - cho trẻ lấy thẻ số đặt vào. Vậy 1 rá gạo đong được 5 bát gạo . Phần 2: Dạy kỹ năng đo. Hoạt động 1: Cô làm mẫu cho trẻ xem vừa làm vừa phân tích: - Tay trái cô cầm bát(cốc) cầm nghiêng, tay phải gạt gạo vào sau đó lấy que gạt qua miệng bát(cốc), gạt cho bằng miệng. đổ gạo vào rá rồi lấy 1 bông hoa để bên cạnh. Tiếp đến cô lại đong cốc thứ 2( hướng dẫn trẻ như lần 1) sau mỗi lần đong lấy thêm 1 bông hoa đặt bên cạnh. - Cô vừa đong cái gì? - Cô đong bằng gì? - Cô đổ vào đâu? - Các con cùng đếm xem có tất cả bao nhiêu bông hoa? cho trẻ đếm. - chọn thẻ số mấy tương ứng đặt vào? Vậy 1 rá gạo đựng được mấy bát(cốc) gạo? Hoạt động 2: Trẻ thực hành đong:( Cô hướng dẫn): - Trước tiên các con cầm cái gì? - Sau đó làm gì? - Dùng gì để gạt? - Đổ gạo vào đâu? - Lấy gì đặt bên cạnh? - Lấy mấy bông hoa? Trẻ làm xong cô hỏi: - Các con đếm xem có bao nhiêu bông hoa? Có 3 bông hoa tương ứng với mấy cốc gạo? - Cho trẻ chọn thẻ số tương ứng giơ lên đặt vào bên cạnh. - Một rá gạo đựng được mấy cốc gạo? Vậy 1 rá gạo bằng 3 lần cốc gạo. - Cô và trẻ cùng cất đồ dùng. Phần 3: luyện tập * TC : Cùng chung sức Cách chơi: Chia trẻ làm hai đội, 1 đội đong đỗ, 1 đội đong gạo. bạn đứng đầu hàng của mỗi đội chạy thật nhanh lên đong đỗ(gạo) đổ vào hộp, lấy 1 bông hoa gắn lên bảng rồi chạy thật nhanh về đập vào tay bạn tiếp theo và đứng xuống cuối hàng Luật chơi: Chơi theo hình thức chạy tiếp sức, đội nào đong đầy hộp trước sẽ lắc xắc xô báo hiệu. Cô kiểm tra kết quả: - Đội con đong cái gì? - Con đong bằng gì? - Con đổ vào đâu? - Được mấy cốc? Vậy đội nữ đong bao nhiêu bát thì đầy hộp? Vậy đội nam đong bao nhiêu cốc thì đầy hộp? 3. Kết thúc Nhận xét tiết học, động viên khen trẻ. Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ chú ý quan sát Trẻ trả lời Trẻ trả lời 2-3 trẻ trả lời Cầm cốc Xúc gạo Dùng que Đổ vào rá Lấy hoa 1 bông 2 -4 trẻ trả lời Trẻ chọn thẻ số Trẻ trả lời Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời
File đính kèm:
- giao an toan.doc