Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Mạng chủ đề nhánh: Cô giáo như mẹ hiền

- Trò chuyện, đàm thoại về công việc của cô giáo

- TH: Làn thiệp tặng cô bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau (lá cây, hoa, nhánh cây khô )

- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, trốn tìm

- ĐV: Cô giáo

-VĐ: Ném trúng nằm ngang

 

doc14 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7325 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Mạng chủ đề nhánh: Cô giáo như mẹ hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG
Chủ đề nhánh: Cô giáo như mẹ hiền
( Từ 15/11đến 19/11/10 )
- Trò chuyện về trang phục của cô giáo 
- Trò chuyện về sở thích của trẻ
- XD: xây khu công nghiệp Trà Nóc
- ÂN: Cô giáo miền xuôi
 NH: Anh phi công ơi
- Bán hàng: cửa hàng bán dụng cụ của các nghề (giày, dép, nón, cây…)
- Trò chuyện, đàm thoại về công việc của cô giáo 
- TH: Làn thiệp tặng cô bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau (lá cây, hoa, nhánh cây khô…)
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, trốn tìm
- ĐV: Cô giáo
-VĐ: Ném trúng nằm ngang 
Trò chuyện về trang phục và sở thích
Công việc của Cô Giáo
Tuần 3: Cô giáo như mẹ hiền 
Biết ý nghĩa của nghề cô giáo 
- Trò chuyện về ý nghĩa của ngày 20/11
- Tình cảm của trẻ đối với cô
- Trẻ biết yêu quí vâng lời Cô giáo, Bố Mẹ
- KP: Thí nghiệm chất tan-không tan (giữa bột và cát) .
Lịch Tuần 3: Cô giáo như mẹ hiền
( từ 15/11đến 12/11/2010 )
Thời điểm
Thứ hai
15/11
Thứ ba
16/11
Thứ tư
17/11
Thứ năm
18/11
Thứ sáu
19/11
Đón trẻ
- Rèn thói quen mang dép trong lớp, tổ trực sắp xếp ĐDĐC ngăn nắp .
- Phối hợp PH: Trao đổi về sức khỏe, học tập của trẻ, xin vật liệu trang trí…theo chủ đề
Hoạt động sáng
- Điểm danh: Tổ trưởng điểm danh -> báo cáo với cô. Quan tâm đến bạn vắng.
- Thời gian + Thời tiết: Gở lịch, gắn băng từ thứ, ngày, tháng. QS và nhận xét bầu trời
- Thông tin + Giới thiệu sách mới: 
- Tâm trạng: vui, buồn, ngạc nhiên -> trẻ nêu được vì sao vui, buồn, ngạc nhiên.
- Chủ đề nhỏ: 
TDS
Bài tập 3 ( mỗi động tác thực hiện 2 lần x 8 nhịp)
Hoạt động chung
PTNT:
- Trao đổi công việc của cô giáo
PTTM: 
- Làm thiệp tặng cô giáo
PTNN: 
DH: Cô giáo miền xuôi
NH: Anh phi công ơi
PTTC:
 - Ném trúng đích nằm ngang
PTNN: 
HĐNT
- QS: Công việc, dụng cụ của cô giáo….
- TCVĐ: trốn tìm, nhảy bao….
- TC dân gian: Nhảy cò chẹp, kéo cưa lừa xẻ, dung dăng dung dẻ, 
- Chơi tự do: Các đồ chơi ngoài trời, cát, nước, nhặt lá cây, bún thun, nhảy dây, cầu lông, bóng, nhổ cỏ cho hoa, các đồ chơi co trong sân trường…
HĐVC
- Đóng vai: Cô giáo
- Âm nhạc: Hát, vận động bài “Cô giáo miền xuôi, cô ơi! Chúng cháu yêu cô lắm”
- Xây dựng: Xây khu công nghiệp Trà Nóc
- Tạo hình: Làm thiệp tăng cô giáo, thực hiện tranh CĐ
- Học tập: Lô tô Đômino của các nghề
- Thư viện: Xem sách và kể chuyện sáng tạo về các ngành nghề 
- Khám phá: thí nghiệm chất tan-không tan 
- TH: Vẽ và xé dán trang phục tặng cô
- Đóng vai: bán dụng cụ phục vụ các nghề.
- Học tập: xếp hình tương ứng, tách gộp trong PV 6,7
VS, ăn, ngủ
- Rèn nề nếp rửa tay, lau tay trước khi ăn 
- Giới thiệu tên món ăn kết hợp lồng dinh dưỡng
- Đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngủ.
Hoạt động chiều
- Chơi tự do thực hiện và hoàn thành sản phẩm
- Chơi TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, chuyền bóng
- Đóng chủ đề: Biểu diễn văn nghệ, đóng kịch, trưng bày sản phẩm của chủ đề tuần.
- Mở chủ đề : Ước mơ của bé
Trả trẻ
- Chơi vận động, chơi ở các góc .
- Đọc truyện cho trẻ nghe: Nghề xung quanh bé.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIỜ CHƠI
TUẦN 3: Cô giáo như mẹ hiền 
( Từ 15/11đến 19/11/10)
I/ Chuẩn bị: 
1/ Xây dựng: khu công nghiệp Trà Nóc, các khối chữ nhật, hộp giấy, hộp sữa, sỏi, cây xanh… 
2/ Đóng vai: Cô giáo, bán hàng: cửa hàng bán dụng cụ của các nghề (giày dép, nón, cây…)
3/ Khám phá: thí nghiệm chất tan-không tan
4/ Thư viện: Xem sách và kể chuyện sáng tạo các ngành nghề 
5/ Nghệ thuật: Làm thiệp tặng cô giáo bằng các nguyên vật liệu khác nhau
6/ Học tập: Lô tô Đômino của các nghề, xếp hình tương ứng, tách gộp trong PV 6,7
II/ Phân công:
Thời điểm
Phân công
Cô Trúc ( A ) 
Cô Trâm ( B ) 
Đầu giờ
- Chuẩn bị nơi chơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
- Tập trung dặn dò nề nếp chơi
- Sắp xếp đồ chơi, phương tiện chơi theo bộ ở các góc chơi để trẻ dễ nhìn, dễ lấy
Giữa giờ
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc khác
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở các góc trọng tâm trong ngày khác
Kết thúc
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi
- Tập hợp trẻ để nhận xét cuối buổi chơi
- Thu dọn đồ chơi cùng trẻ
III/ Nhiệm vụ- PP- hướng dẫn:
1/ TCXD:
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về “khu công nghiệp” nơi đó có gì? Trẻ tự thỏa thuận với nhau để chọn vật liệu phù hợp. (Tình huống: nơi đó có nhiều nhà máy các bạn phải xây như thế nào? Biện pháp: ta phải xây từng nhà máy riêng, có hàng rào cho từng nhà máy...) 
2/ TCĐV: 
- Gợi ý giúp trẻ bàn về ý tưởng chơi: Cô giáo làm những công việc gì?
- Người bán hàng làm những công việc gì?... 
3/ TCKP:
+ Yêu cầu: Thí nghiệm giữa hai chất, vẽ lại kết quả thí nghiệm.
+ Tiến hành: Điều gì xảy ra khi ta cho cát vào nước và bột vào nước và khuấy chúng lên? .
4/TCHT:
- Thực hiện các bài tập góc phù hợp theo chủ đề: Chơi Đômino các ngành nghề và ôn tách gộp trong phạm vi 6, 7
5/ TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, trốn tìm, nhảy bao
a /Trốn tìm: Trò chơi cũ.
b/ Nhảy bao: trò chơi cũ
c/ Dung dăng dung dẻ
- Yêu cầu: Đọc lưu loát 
- Tiến hành: 4 -> 5 trẻ cặp vai nhau và đi vong quanh sân vừa đi vừa đọc bài đồng dao đến câu: xì xụp thì ngồi xuống, Sau đó trò chơi lặp lại
6. NT: Làm thiệp tặng cô giáo bằng các nguyên vật liệu khác nhau
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG SÁNG
Tuần 3: Từ ngày 15/11 -> 19/11
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ phát hiện ra bạn trong tổ vắng, biết các ngày trong tuần, thời tiết trong ngày
- Chọn đúng biểu tượng thời tiết. Sao chép được các từ thứ, ngày, tháng…
- Biết quan tâm đến bạn vắng.
II/ Chuẩn bị: 
- Các loại bảng biểu ( điểm danh, thời tiết, thời gian, chế độ sinh hoạt, thông tin … )
III/ Tiến hành:
1/ Điểm danh: 
- Cho các tổ trưởng kiểm tra xem tổ mình có vắng bạn nào không? 
- Báo cáo cho cô và các bạn cùng nghe -> Sau đó các tổ trưởng lên gắn hình bạn vắng
- Cho trẻ đếm xem có mấy bạn vắng?
=> Giáo dục trẻ quan tâm hỏi thăm bạn vắng
2/ Thời tiết + Thời gian:
- Bầu trời hôm nay như thế nào? 
- Gió mạnh hay gió nhẹ? 
- Tại sao con biết? => cháu lên gắn biểu tượng thời tiết
- Một tuần có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu ngày đi học, bao nhiêu ngày nghỉ?
- Hôm qua thứ mấy? ngày? Tháng? => Cháu lên gở lịch và chỉ vào lịch đọc to “ hôm nay thứ mấy? ngày mấy? tháng mấy? năm? => Cháu viết thứ, ngày, tháng
* Trò chuyện đầu tuần: Hỏi xem thứ bảy, chủ nhật ở nhà cháu làm gì? Đi đâu chơi? Và nhắc nhở tiêu chuẩn bé ngoan
3/ Giới thiệu sách: “Nghề xung quanh bé”
- Giới thiệu sách mới, trẻ biết tên, cô không đọc mà khuyến khích trẻ tìm đọc ở góc sách
4/ Tâm trạng: Vui, buồn, ngạc nhiên…. Vì sao ?
5/ Chủ đề nhỏ: 
- Trao đổi về nghề giáo viên… (công việc, dụng cụ của nghề đó) 
=> GD trẻ kính trọng các thầy cô giáo…
Kết thúc: Trò chơi “ Bóng bay ” 
Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/ Yêu cầu: 
- Nhận biết được các dụng cụ của giáo viên
- Biết cách chơi và chơi đúng luật các trò chơi.
- Biết yêu quý, kính trọng thầy cô giáo và các dụng cụ của cô…
II/ Chuẩn bị: 
- Cô: phấn, bảng, tập, thước 
- Trẻ: Dây thun, vòng, bóng, cát, nước, sỏi, dụng cụ gắp rác, hột hạt ...
III/ Tiến hành:
1/ Quan sát: phấn, bảng, tập, thước…
- Giáo viên cần những dụng cụ nào để dạy học?
- Hình dáng, công dụng của những dụng cụ đó?
- Cô đưa: phấn, bảng, tập, thước -> trẻ quan sát, nêu đặc điểm, công dụng của từng dụng cụ.
=> GD: Giữ gìn các đồ dùng, dụng cụ, luôn yêu thương kính trọng cô giáo…
2/ TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
- Tiến hành: 4 -> 5 trẻ cặp vai nhau và đi tự do quanh sân vừa đi vừa đọc bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ…ngồi xụp xuống đây” thì trẻ ngồi xuống, Sau đó trò chơi lặp lại.
- Cháu chơi 2-3 lần
3/ TCDG: Nhảy bao
- Trẻ chia làm hai đội, sau khi nghe hiệu lệnh “xuất phát” bạn thứ nhất của hai đội cầm cây cờ đứng trong cái bao bật thật nhanh về trước cắm cây cờ vào lon, rồi sau đó bạn thứ hai bật tiếp cứ như thế đội nào về đích trước thì đội đó thắng.
- Cháu chơi 2-3 lần
4/ Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, chơi cát, đong nước, nhảy dây bún hạt, đánh cầu, chuyền banh… cô quan sát và chơi cùng trẻ.
Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Chủ đề: Ngành nghề và ngày 20/11
Chủ đề nhánh: Cô giáo như mẹ hiền
LĨNH VỰC PHÁT TRIỄN NHẬN THỨC
Môn: MTXQ : KPXH
ĐỀ TÀI : Trao đổi công việc của cô giáo
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết được công việc, trang phục của cô giáo mầm non.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ những hiểu biết của mình về công việc của cô giáo. 
- Trẻ biết yêu quý và kính trọng cô giáo
2. Chuẩn bị:
- Băng hình quay về công việc của cô giáo
- Các tranh ghép về công việc của cô giáo
3. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng xem bức tranh về cô giáo
- Tranh vẽ ai? 
- Cô giáo đang làm gì?
- Nhìn bức tranh, con nhớ bài hát nào nói về cô giáo? Vậy chúng ta cùng hát nhé!
* Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc của cô giáo
- Cô cho trẻ xem băng hình về công việc của cô giáo?
+ Hàng ngày cô giáo làm những công việc gì?
( dạy các bạn múa, hát, dạy đọc thơ, kể chuyện, cho các bạn ăn, cho các bạn ngủ…)
+ Trước khi dạy các bạn học, thì cô giáo phải làm gì?
 ( soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng)
+ Vậy công việc của cô giáo như thế nào? ( vất vả …)
=> GD: Thái độ của các bạn đối với cô giáo như thế nào?
 Các bạn phải làm gì để bày tỏ tình cảm của mình đến với cô giáo?
 * Hoạt động 3: Trò chơi ghép tranh
- Cho trẻ chia thành 2 đội: Trẻ bật nhanh qua các chướng ngại vật thi nhau ghép tranh đội nào ghép trước và đúng thì đội đó thắng cuộc ( thời gian là đồng hồ cát )
- Nhận xét kết thúc hoạt động
* Hoạt động tiếp theo: Đưa vào HĐG, HĐNT, HĐ chiều .
* Đánh giá: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011
Vẽ: TRANG TRÍ LÀM THIỆP TẶNG CÔ GIÁO ( ĐT) 
1/ Yêu cầu: 
- Hiểu được ý nghĩa ngày NGVN 20/11 là ngày dành cho thầy cô
- Nghe hiểu và tham gia vào nội dung câu chuyện "món quà của cô giáo".
- Biết làm thiệp vẽ trang trí thiệp tặng cô...Giáo dục trẻ yêu kính và vâng lời cô giáo
2/ Chuẩn bị: 
- Giấy, bút màu, nguyên vật liệu mở, giây A4
- Rối, tranh phông.
- Thiệp
3/ Tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày 20/11
- Cô và trẻ cùng trò chuyện tìm hiểu về ngày 20/11.
- Giáo dục trẻ yêu thương kính trọng Cô giáo
* Hoạt động 2: Cho trẻ làm quen với câu chuyện "món quà của cô giáo"
- Cô kể chuyện kết hợp với rối.
- Trẻ lắng nghe và tham gia vào câu chuyện cùng cô:
+ Cô kể câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có ai? 
+ Qua câu chuyện dạy cho chúng ta điều gì?
- Như vậy để biết ơn cô giáo các bạn phải làm gì?
- Nhân ngày NGVN Cô có làm 1 tấm thiệp tăng cho cô giáo của cô cô và các bạn cùng xem nhé!
- Cô gợi ý cách làm thiệp cho trẻ: Trước tiên cô phải gấp đôi tờ giây lại cho trùng mép với nhau rồi mới trang trí vẽ,dán…
- Sau đó cô lấy các nguyên vật liệu có sẵn để trang trí lên tấm thiệp
* Hoạt động 3: Trang trí thiệp
- Cho trẻ sử dụng những nguyên vật liệu mở để trang trí lên tấm thiệp để trang trí thiệp tặng cô giáo
- Cô gợi ý và hướng dẫn cho trẻ yếu
- Động viên khuyến khích trẻ sáng tạo
* Hoạt động 4: Nhận xét kết thúc hoạt động
* Đánh giá:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ tư, ngày 10 tháng 11 năm 2010
Chủ đề: Ngành nghề và ngày 20/11
Chủ đề nhánh: Cô giáo như mẹ hiền
Thứ năm, ngày11 tháng 11 năm 2010
Chủ đề: Ngành nghề và ngày 20/11
Chủ đề nhánh: Cô giáo như mẹ hiền
LĨNH VỰC PHÁT TRIỄN THỂ CHẤT
Môn: Thể dục
Đề tài: Ném trúng đích nằm ngang
I/ Yêu cầu: 
- Trẻ biết phối hợp các cơ tay và thị giác để ném trúng đích nằm ngang.
- Trẻ biết dùng sức của cánh tay để ném thật mạnh về đích.
- Rèn luyện tính kiên trì, kỉ luật. Có ý thức thi đua trong tập thể.
II/ Chuẩn bị: 
- Túi cát, 2 vòng tròn, phấn
III/ Tiến hành:
*HĐ1: Khởi động
- Nhạc: Dậy đi thôi -> Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp luyện các kiểu đi, chạy
*HĐ 2: Bài tập phát triển chung 
- Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao 
- Chân: Chân đưa ra trước lên cao 
- Bụng: Cúi gập người về phía trước hai tay chạm ngón chân 
- Bật: Bật luân phiên chân trước chân sau
 ( rieâng ñoäng taùc tay thöïc hieän 3 laàn 8 nhòp hoå trôï cho vaän ñoäng cô baûn ).
*Vận động cơ bản: ”Ném trúng đích nằm ngang”
- Cô giới thiệu tên vận động -> trẻ nhắc lại.
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: không giải thích
+ Lần 2: cô giải thích.
Tư thế chuẩn bị: cô đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau và để ngang tầm mắt. Khi có hiệu lệnh ném: tay cầm túi cát mắt nhìn thẳng về phía trước đồng thời tay cô ném mạnh sao cho túi cát trúng vào các ô.
- Trẻ thực hiện: Cô mời 2 trẻ lên ném thử.
- Lần lượt trẻ thực hiện đến hết lớp ( mỗi cháu ném 2 túi cát).Cô chú ý sửa sai.
- Cô tổ chức cho 2 đội thi đua (2 lần). Nhận xét sau mỗi lần trẻ thi đua.
 - Chọn vài trẻ thực hiện đẹp lên thực hiện cho các bạn xem.
- Cho trẻ nhắc lại tên vận động.
* HĐ 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
* Hoạt động tiếp theo: Đưa vào HĐNT, HĐ chiều .
* Đánh giá: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ sáu, ngày 19 tháng 11 năm 2010
Chủ đề: Ngành nghề và ngày 20/11
Chủ đề nhánh: Cô giáo như mẹ hiền
LĨNH VỰC PHÁT TRIỄN NGÔN NGỮ
MÔN: ÂN: Cô ơi chúng cháu yêu cô lắm
I/ Yêu cầu: 
-   Ôn các  bài hát về cô giáo kết hợp vỗ nhịp và vận động minh họa.
-    Thực hiện kĩ năng vận động theo nhịp với thao tác trên hình thể và nhạc cụ
-    Trẻ lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc.
II/ Chuẩn bị: 
-  Nhạc cụ: đàn, bộ gõ đàn, trống lắc.
-    Đạo cụ: quạt, tua kim tuyến, hoa
-    Trẻ mặc quần áo đẹp
-    Máy hát, nhạc các bài: cô và mẹ, Cô giáo em, Ngày đầu tiên đi học, Cháu vẽ ông mặt trời, Cô giáo.
III/ Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định
- Hôm nay nhóm A và nhóm B sẽ học chung với nhau. Để kỉ niệm ngày này, lớp lá 3 sẽ tặng lớp lá 1 một trò chơi.
chồng nụ, chồng hoa
-    Lớp chúng mình vừa chơi vui quá, nhưng hôm nay các con có thấy lớp của mình có gì lạ không? ( cho trẻ phát hiện cảnh trang trí chủ đề)
- Vào ngày này, mọi người dân Việt Nam đều nhới đến công ơn các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình. Nhân ngày NGVN các con cùng múa hát thật hay để chúc mừng các cô giáo trong trường mình nha!
-    Cô mở nhạc cho trẻ hát theo bài “ Cô và mẹ” 1 lần
-    Cho trẻ chia làm 4 nhóm thực hiện vận động theo nhịp với nhiều hình thức khác nhau ( 1-2 lần)
-    Bạn gái lấy nhạc cụ, bạn trai lấy đạo cụ, hát lại bài hát 1 lần
-    Đổi nhạc cụ cho nhau, bạn trai cầm nhạc cụ lên sân khấu biểu diễn, bạn gái vận động minh họa.
HOẠT ĐỘNG 2:
- Cho trẻ tập trung về vòng tròn cô đọc thơ:
-    Cô giáo chăm sóc con
Như là người mẹ hiền
Cô còn dạy em biết
Yêu đất nước quê hương”
-    Cô mở nhạc bài hát” Cô giáo em” cho cả lớp cùng hát
-    Bây giờ các bạn gái mình sẽ biểu diễn bài hát này cho cô và các bạn  cùng xem nhé! Bạn trai đứng xem và hát theo.
HOẠT ĐỘNG 3:
- Cho trẻ tập trung về vòng tròn, cô đọc thơ:
- “ Nhớ những ngày năm trước Mẹ đưa con đến trường Ở đó tình yêu thương Nâng bước con khôn lớn Khi con tung đôi cánh Bay khắp nẻo đường xa Con sẽ luôn nhớ mãi Cô giáo là cô tiên”
- Cô mở nhạc bài hát “ Ngày đầu tiên đi học” cô giáo lớp chồi hát, một vài trẻ lên múa cùng cô, trẻ vừa xem vừa thể hiện cảm xúc theo bài hát.
HOẠT ĐỘNG 4:
-    Cô đọc thơ: “ Con sẽ vẽ cô giá Có cái miệng thật tươi
                        Như miệng ông mặt trời Luôn mỉm cười duyên dáng”
-    Cô mở nhạc bài hát: “ Cháu vẽ ông mặt trời” cho cả lớp vừa hát vừa vận động minh họa ( 2 lần).
-    Cô đọc một đoạn bài hát “ Cô giáo”: “ Dạy từng câu từng lời Từng nét bút dáng đi
                                                                    Mong cho em nên người Thành cháu ngoan của Bác”
-    Cô mở nhạc bài “ Cô giáo” cho trẻ hát một lần
-    Trò chơi âm nhạc:
-    Trẻ hát bài “ Cô giáo” theo các dấu hiệu cô đưa 1-2 lần ( bạn trai, bạn gái, hay cả lớp hát)
-    Cho mỗi trẻ cầm một hoa và hát theo cách đánh nhịp của cô ( tương tự như hợp xướng) 1 lần. Khi kết thúc trẻ cầm hoa tặng các cô giáo có trong phòng HĐÂN.
*Đánhgiá:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÔ GIÁO NHƯ MẸ HIỀN
Thời gian thực hiện: Chiều thứ sáu ( 19/11/2010)
1/ Chuẩn bị:
- Khách mời: GV cạnh lớp
- Người dẫn chương trình: Trẻ đã quen cùng GV lớp.
- Các sách chữ to, tranh ảnh, mũ, mão các loại hoa, cây, quả lá … về các bài thơ, câu chuyện trong chủ đề nhánh
- Sân khấu 
2/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chuyện về những nội dung đã học trong chủ đề “Cô giáo như mẹ hiền”
- Cô tạo điều kiện cho các cháu cùng trò chuyện với nhau thông qua hệ thống câu hỏi
+ Các bạn thuộc các bài thơ nào? Những câu chuyện gì?
+ Ngoài ra còn học được những gì khác ? ( vẽ, hát, nặn,…. )
* Hoạt động 2: Cháu đọc thơ, kể chuyện, múa hát 
- Cô giáo giới thiệu nhóm các cháu nào sẽ đọc thơ ? kể chuyện ? …..
- Mỗi nhóm lên thể hiện, có sử dụng hình ảnh minh họa cho các bài thơ, câu chuyện mình kể
- Trong khi bạn kể chuyện, đọc thơ… các cháu ở dưới chú ý lắng nghe.
* Hoạt động 3: Mở chủ đề nhánh 4 “Ước mơ của bé”
- Cô trao đổi, trò chuyện cùng trẻ và giao nhiệm vụ cho trẻ sưu tầm một số tranh ảnh mang vào lớp.
- Vì sao con thích nghề đó?
- Để thực hiện được ước mơ của mình thì bây giờ con phải làm gì?
Kết thúc: Nhận xét và cùng hát, nhún nhảy bài hát: Cô giáo miền xuôi, Cô ơi chúng cháu yêu cô lắm
 HT TKT GV
 Thu Hương Thanh Truùc

File đính kèm:

  • docT3.doc
Giáo Án Liên Quan