Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Mạng chủ đề nhánh: Cơ thể tôi

- Trò chuyện, đàm thoại về đặc điểm khác nhau, giống nhau của cơ thể( Đầu, thân, tay chân và các giác quan)

- TC: Tạo gương mặt ngộ nghĩnh, soi gương

- Xác định vị trí phía phải- trái, trên- dưới, trước- sau so với bản thân.

- Hát: Cái mũi, đôi mắt tôi, tay thơm tay ngoan

- TCÂN: Ai đoán giỏi

- LQCC: a,ă,â.

- Truyện: Câu chuyện của tay phải, tay trái

 

doc11 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6150 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Mạng chủ đề nhánh: Cơ thể tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG
Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi 
Từ 11/10 -> 15/10
- Trò chuyện, đàm thoại về đặc điểm khác nhau, giống nhau của cơ thể( Đầu, thân, tay chân và các giác quan) 
- TC: Tạo gương mặt ngộ nghĩnh, soi gương 
- Xác định vị trí phía phải- trái, trên- dưới, trước- sau so với bản thân.
- Hát: Cái mũi, đôi mắt tôi, tay thơm tay ngoan 
- TCÂN: Ai đoán giỏi
- LQCC: a,ă,â. 
- Truyện: Câu chuyện của tay phải, tay trái
Đặc điểm riêng của cơ thể 
Tuần 1
Cơ thể tôi 
Từ 11/10 -> 15/10
Giữ gìn bảo vệ 
Lợi ích
- Trò chuyện, đàm thoại về lợi ích của cơ thể( sự sống, làm đẹp… cho cơ thể) 
- TC: Soi gương
- VH: Thơ “Tay ngoan”
- VĐ: Bật xa 45cm
- Trò chuyện về ý thức, bảo vệ cơ thể 
- Trò chơi: “Thi đi nhanh” 
- Luyện tập vs cá nhân ( đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng), tự mặc quần áo, cởi áo, chải đầu, đi dép…
- Tắm rửa sạch sẽ, quần áo gọn gang, móng tay cắt ngắn…..-> không nghịch nước-> tránh bệnh cảm-> tiết kiệm nước 
- Tránh xa nơi nguy hiểm( ổ điện, quạt…) 
LỊCH TUẦN 2: Cơ thể tôi (Từ 11/10 -> 15/10/2010 )
Thời điểm
Thứ hai
11/10
Thứ ba
12/10
Thứ tư
13/10
Thứ năm
14/10
Thứ sáu
15/10
Đón trẻ
- Rèn thói quen mang dép trong lớp
- Phối hợp PH: Trao đổi về sức khỏe, học tập của trẻ, xin vật liệu trang trí…
Hoạt động sáng
- Điểm danh: Tổ trưởng điểm danh-> báo cáo với cô. Quan tâm đến bạn vắng.
- Thời gian + Thời tiết: Gở lịch, gắn băng từ thứ, ngày, tháng. QS và nhận xét bầu trời
- Thông tin + Giới thiệu sách truyện mới
- Tâm trạng: vui, buồn, ngạc nhiên-> trẻ nêu được vì sao vui, buồn, ngạc nhiên.
- Chủ đề nhỏ:
TDS
Bài tập 2 ( mỗi động tác 2lần x 8 nhịp )
Hoạt động chung
PTNT:KPKH
 Năm giác quan 
PTTM:
ÂN: Cái Mũi 
PTNN: 
LQCV a,ă,â 
PTNT:Toán xác định vị trí trước, sau, trên, dưới với đối tượng khác (có định hướng)
PTTC: 
Bật xa 45cm 
HĐNT
- QS: Gương mặt, tay chân, đôi mắt, trang phục……
- TCVĐ: Thi đi nhanh , cướp cờ, Cáo và Thỏ…..
- TC dân gian: Ướp lá khoai, dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng, kéo cưa lừa xẻ…
- Chơi tự do: Các đồ chơi ngoài trời, cát, nước, nhặt lá cây, nhổ cỏ cho hoa…
HĐVC
- Đóng vai: Mẹ- con, Cửa hàng
- Âm nhạc: Nghe các bài hát về cơ thể. Sử dụng các loại nhạc cụ, cho trẻ gõ theo phách, nhịp….
- Xây dựng: Khu phố nhà em 
- Tạo hình: 
+ Vẽ thêm những bộ phận của khuôn mặt, Vẽ chân dung bạn,…
+ Nặn các tư thế của người 
- Học tập: 
+ Dán hình các giác quan
+ Nhận định hành động đúng và sai khi sử dụng, tiết kiệm năng lượng trong gia đình, cơ thể 
+ Tách gộp 2 nhóm, so sánh, thêm, bớt, tạo sự bằng nhau 
- Thư viện:Xem truyện: Tay phải, tay trái 
- Thiên nhiên: nhặt lá vàng, tưới cây…
- Thư viện: kể chuyện sáng tạo-> trẻ vẽ, cô ghi lại lời kể của trẻ 
- Học tập:
 +Tạo ra các khối có màu sắc khác nhau, đếm số góc, cạnh, ghi nhận viết chữ số tương ứng, sao chép chữ 
- TH:
+ Dùng lá cây làm tranh, xé dán tạo tranh chủ đề, gương mặt….
VS, ăn, ngủ
- Rèn nề nếp, thói quen thực hiện các thao tác VS: rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng, vệ sinh biết dội nước…-> tiết kiệm nước.
- Giới thiệu món ăn kết hợp lồng dinh dưỡng
- Đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngủ
Hoạt động chiều
- Chơi ở các góc thực hiện và hoàn thành sản phẩm
- Rèn thao tác vệ sinh đúng cách: Rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng
- Chơi : Hãy tạo dáng. Soi gương 
- Dinh dưỡng: “ Tạo món ăn mà trẻ thích.”
- Tổng kết chủ đề: hát, múa
- Mở chủ đề mới: Gia đình sống chung một mái nhà 
Trả trẻ
 Trao đổi với phụ huynh vấn đề trong ngày của bé.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIỜ CHƠI
 TUẦN 2: Cơ thể tôi (Từ 11/10đến 15/10/2010 )
I/ Chuẩn bị: 
1/ Xây dựng: gạch, các khối hộp bằng giấy, hộp nhựa, hàng rào, cây xanh, hoa, mô hình( mẫu vẽ) khu phố nhà em 
2/ Đóng vai: Bộ đồ dùng gia đình, đồ dùng, Đồ chơi bán hàng, các loại rau quả, ..tiền giả, túi đựng đồ chơi….
3/ Khám phá: nước, sỏi 
4/ Thư viện: sách truyện, tranh có hình ảnh đẹp phù hợp theo chủ đề, giấy…..
5/ Nghệ thuật: Giấy trắng, giấy màu, giấy lịch, bút màu, đất nặn, màu nước, một số nguyên vật liệu thiên nhiên ( lá cây, mút, xốp… ), tranh rỗng, băng nhạc, bài thơ, bài hát có nội dung về cơ thể bé
6/ Học tập: Lô tô, đô mi nô, các nhóm đối tượng có số lượng là 6, vở “ bé làm quen với toán, bé tập tô, một số sách, tranh ảnh có nội dung về gia đình, bản thân
II/ Phân công:
Thời điểm
Phân công
Cô Trúc ( A )
Cô Trâm ( B )
Đầu giờ
- Tập trung dặn dò nề nếp chơi
- Chuẩn bị nơi chơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
Giữa giờ
- Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc trọng tâm trong ngày 
- Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc khác
Kết thúc
- Tập hợp trẻ để nhận xét cuối buổi chơi
- Thu dọn đồ chơi cùng trẻ
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi
III/ Nhiệm vụ- PP- hướng dẫn:
1/ TCĐV: Gia đình nấu ăn mừng sinh nhật bé 
a/ Gia đình: ( Xem kế hoạch hướng dẫn trò chơi mới )
b/ Bán hàng 
2/ TCXD: Khu phố của bé 
- Cô và trẻ trò chuyện về khu phố nơi bé ở có những gì? trẻ tự thỏa thuận với nhau để chọn chủ đề chung và chọn vật liệu phù hợp.( Tình huống: khu phố khi gặp trời mưa nước ngập đường, vậy bạn phải xử lý thế nào? BP: Xây cống thoát nước, hố ga 
3/ TCHT: 
+ Dán hình các giác quan
+ Nhận định hành động đúng và sai khi sử dụng, tiết kiệm điện, nước trong gia đình, cơ thể 
+ Tách gộp 2 nhóm, so sánh, thêm, bớt, tạo sự bằng nhau
+Tạo ra các khối có màu sắc khác nhau, đếm số góc, cạnh, ghi nhận viết chữ số tương ứng, sao chép chữ 
4/ TCVĐ: “ Thi Đi nhanh” Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc ở 1 đầu đường thẳng, đầu kia đặt 1 khối hộp nhỏ, buột 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lần lượt cho 2 trẻ đứng đầu hàng xỏ chân vào dây. Hai trẻ đầu tiên xuất phát cùng 1 lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm sợi dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẳn dây ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị giẫm vạch là thắng cuộc.
* Lưu ý: chỉ cần lần đầu xuất phát cùng nhau, trẻ số 1 về hàng trước thì trẻ số 2 tiếp tục đi lên. Cô giáo khuyến khích các nhóm đi nhanh và chạy nhanh. 
5/ Khám phá: Cho 2 chậu nước, 1 chậu nước trong mát, 1 chậu nước ngoài nắng, 1 thời gian ngắn, trẻ phát hiện, nhận xét vì sao chậu nước mát và chậu nước nóng-> cô gợi ý giúp trẻ khi khó khăn( nhờ ánh sáng mặt trời, lợi ích của sức nóng mặt trời….-> tiết kiệm điện, năng lượng có hiệu quả 
6/ Nghệ thuật: 
+ Vẽ thêm những bộ phận của khuôn mặt, Vẽ chân dung bạn… Nặn ở nhiều tư thế 
+ Nghe các bài hát về cơ thể. Sử dụng các loại nhạc cụ, cho trẻ gõ theo phách, nhịp….
+ Dùng lá cây làm tranh, xé dán tạo tranh chủ đề, gương mặt….
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG SÁNG
( Từ 11/ 10 đến 15/10 )
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết tên các bạn trong tổ. Quan tâm đến thông tin thời sự
- Cùng chia sẽ với cô và bạn. Trả lời tròn câu …
- Chú ý lắng nghe cô và bạn nói
II/ Chuẩn bị: 
Các loại bảng biểu ( điểm danh, thời tiết, thời gian, chế độ sinh hoạt, thông tin … )
III/ Tiến hành:
1/ Điểm danh: 
- Tập cho các tổ trưởng kiểm tra xem tổ mình có vắng bạn nào không? 
- Báo cáo cho cô và các bạn cùng nghe 
=> Sau đó các tổ trưởng lên gắn hình bạn vắng
- Đếm xem có mấy bạn vắng
=> Giáo dục cháu quan tâm hỏi thăm bạn vắng.
2/ Thời tiết + Thời gian: 
- Bầu trời hôm nay như thế nào? Gió mạnh hay gió nhẹ? Tại sao con biết? => cháu lên gắn biểu tượng thời tiết.
- Hôm qua thứ mấy? ngày? Tháng?
 => Cháu lên gở lịch và phát âm “ hôm nay thứ mấy? ngày mấy? tháng mấy? năm? 
=> Cháu sao chép chữ, số: thứ, ngày, tháng
* Trò chuyện đầu tuần: Hỏi xem thứ bảy, chủ nhật ở nhà cháu làm gì? Đi đâu chơi? Và nhắc nhở tiêu chuẩn bé ngoan
3/ Thông tin 
- Cháu sưu tầm thông tin trên báo mang vào lớp, gắn vào bảng thông tin. Gọi cháu lên chỉ vào hình ảnh và nói theo sự hiểu biết của mình.
4 / Chủ đề nhỏ: Trò chuyện theo mỗi ngày nội dung có liên quan đến chủ đề nhánh
Kết thúc: Trò chơi “Hãy làm theo tôi” 
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Biết gọi tên các chi tiết trên gương mặt 
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Trẻ biết cách chơi các trò chơi, phát triển cơ bắp, tính tự tin.
- Không tranh giành đồ chơi của bạn, có tinh thần tập thể
II/ Chuẩn bị: 
- Cô: hệ thống câu hỏi gợi mở khi quan sát…..
- Trẻ: bóng, đồ chơi ngoài trời….
III/ Tiến hành:
1/ Quan sát: Gương mặt của bạn 
- Cho trẻ kết bạn ( 2 bạn đứng đối diện nhau ) 
-> gợi ý cháu quan sát trên khuôn mặt bạn, thời gian 1 phút.
- Tập trung trẻ lại.
- Các bạn hãy nhận xét gương mặt của bạn mình như thế nào? 
- Gồm những chi tiết nào? hình dáng của gương mặt ra sao? (khuôn mặt hình trái xoan, khuôn mặt dài, mặt tròn…)
- Bạn thích gương mặt mình không, vì sao, gương mặt của bạn giống gương mặt của ai trong gia đình bạn 
- Muốn giữ gìn gương mặt đẹp, bạn phải làm sao ( giữ gìn rửa sạch sẽ, không cọ quẹt gây trầy xước trên gương mặt, luôn vui vẻ tươi cười……) 
2/ TCVĐ: “ Thi Đi nhanh”
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc ở 1 đầu đường thẳng, đầu kia đặt 1 khối hộp nhỏ, buột 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lần lượt cho 2 trẻ đứng đầu hàng xỏ chân vào dây. Hai trẻ đầu tiên xuất phát cùng 1 lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm sợi dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẳn dây ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị giẫm vạch là thắng cuộc.
* Lưu ý: chỉ cần lần đầu xuất phát cùng nhau, trẻ số 1 về hàng trước thì trẻ số 2 tiếp tục đi lên. Cô giáo khuyến khích các nhóm đi nhanh và chạy nhanh. 
 - Cô cho trẻ chơi thử, cả lớp cùng chơi(2,3 lần) 
3/ TCDG: Ướp lá khoai
- Chia thành nhiều nhóm nhỏ, 1 bạn làm cái, các bạn còn lại ngồi vòng tròn, úp sấp hai bàn tay xuống đất, bạn làm cái thì dùng bàn tay của mình chà nhẹ xoay tròn bàn tay các bạn khác kết hợp đọc “ ướp lá khoai” các bạn khác thì lật ngữa bàn tay, sau đó cùng nhau tiếp tục đọc “ ướp lá khoai 12 chong chóng” đến câu cuối cùng “ đứa này” thì bạn làm cái chỉ vào bàn tay nào thì bàn tay đó rút lên và hú chuột, mất đi 1 bàn tay, và cứ như thế cho đến khi không còn bàn tay nào nữa, bạn cuối cùng sẽ là người chiến thắng với bàn tay không bị “ chú chuột”
- Cô cho trẻ chơi thử-> chia nhóm cùng chơi , đổi vai chơi 
4/ Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, chơi cát, đong nước
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010	
Chủ đề: Bản thân- gia đình- KSK
 Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC- MÔN: MTXQ ( KPKH )
 ĐỀ TÀI: Năm giác quan 
 I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết năm giác quan của con người, gọi đúng tên và biết chức năng từng cơ quan cảm giác: mũi (khứu giác), lưỡi (vị giác), tai (thính giác), mắt (thị giác), tay (xúc giác).
- Luyện các cơ quan cảm giác của trẻ: sờ, nếm, ngửi, quan sát, nghe.Rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, biết nêu lên ý kiến, thảo luận cùng các bạn. Phát triển thẩm mỹ, ngôn ngữ mạch lạc, khả năng trình bày logic.
- Giáo dục trẻ biết nghe lời cô và chơi cùng bạn.
II. Chuẩn bị: 
- Túi ni lông đựng các vật có mùi: hành, dấm, dầu thơm, v.v…
- Các vật có vị: đường, muối, chanh, bánh quy, chocolate, v.v…
- Một hộp giấy kín (chỉ chừa một lỗ vừa đủ bàn tay của bé đưa vào) đựng các vật có kết cấu dễ biết như: cục đá nhỏ trơn bóng, miếng vỏ cây xù xì, bông gòn, giấy nhám…Kéo, giấy, màu, băng ghi âm
- Giấy A4 có vẽ bộ phận cơ thể và các bộ phận rời tương ứng với kích thước cơ thể. 
III. Tổ chức tiến hành 
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cô đọc câu đố-> trẻ đoán
- Bạn biết gì về những bộ phận (giác quan) nào của con người?
- Kể tên và nêu chức năng của lần lượt từng giác quan.
- Chia trẻ thành 5 nhóm, mỗi nhóm bốc thăm xem nhóm mình là giác quan nào?
Sau khi bốc thăm, mỗi nhóm sẽ thảo luận về giác quan đó: vị trí trên cơ thể, hình dáng, chức năng, v.v…
- Lần lượt từng nhóm trình bày.
* Hoạt động 2: Giác quan của bé
1) Giác quan thứ nhất: THÍNH GIÁC: là khả năng biết được sự vật qua nghe ngóng bằng lỗ tai. 
- Cho trẻ quan sát trên máy tính và chọn lựa các hình ảnh trên máy tính: cô 
- Cho bé nghe các âm thanh tương ứng với các hình ảnh: tiếng còi xe, tiếng xe chạy, tiếng chim hót, tiếng hát, v.v..
- Cũng có thể cho trẻ nghe âm thanh trước, đoán âm thanh, sau đó cô cho trẻ kiểm chứng lại âm thanh khi xem hình tương ứng.
2) Giác quan thứ hai: KHỨU GIÁC: là khả năng biết được sự vật bằng cách ngửi qua lỗ mũi.
- Trò chơi: Chiếc túi thần kỳ: cho trẻ nhắm mắt lại, đưa từng vị cho trẻ ngửi và bảo trẻ hãy đoán xem đó là gì? Thảo luận với trẻ về những mùi trẻ ngửi được: đó là mùi thoang thoảng, thơm nồng hay mùi hăng hắc, mùi hôi, v.v..
- Sau khi cùng trẻ thảo luận, cô cho trẻ xem các hình ảnh tương ứng với mùi vị của chúng.
Phân biệt mùi hôi, mùi thơm, mùi dễ chịu, mùi khó chịu.
3) Giác quan thứ ba: VỊ GIÁC: là khả năng biết được loại gì bằng cách nếm bằng lưỡi.
- Hãy để cho trẻ nếm một loại thức ăn nào đó, và bảo trẻ nói lên vị của món ăn đó.
- Sau đó, có thể cho trẻ xem hình ảnh một số loại thức ăn mà trẻ đã từng ăn và nói lên vị của chúng là gì: ngọt, chua, đắng, mặn, cay, v.v…
4) Giác quan thứ tư: THỊ GIÁC: là khả năng biết được sự vật bằng cách nhìn. 
- Trò chơi: Ai tinh mắt: Cô bầy một số đồ dùng của bé lên bàn, cho bé quan sát. Sau đó yêu cầu trẻ nhắm mắt, cô cất bớt đồ vật. Yêu cầu trẻ tìm đồ vật đã mất: gọi tên và miêu tả chúng.
- Cũng có thể tổ chức trò chơi: Đi tìm đồ vật: Ví dụ: Cô ra yêu cầu tìm đồ vật: vật tròn, dùng để che nắng, màu xanh
- Trẻ quan sát và tìm ra đồ vật theo yêu cầu của cô.
5) Giác quan thứ năm: XÚC GIÁC: là khả năng nhận thức được sự vật hoặc đặc tính của chúng qua việc sờ vào chúng bằng tay.
- Bảo trẻ luân phiên nhau đưa tay vào hộp để sờ vào một vật nào đó. Hỏi trẻ có cảm giác như thế nào và diễn tả ra xem (ví dụ như là mát tay, trơn, nhám, mềm, cứng, v.v..) 
- Cho trẻ xem hình ảnh và đoán xem khi sờ vào những hình ảnh đó trẻ có cảm giác như thế nào?
* Hoạt động 3: Xem ai khéo tay?
- Cô phát cho mỗi bạn một tờ giấy A4 và rổ có chứa các bộ phận của cơ thể. Trên tờ giấy A4 có vẽ sẵn một bộ phận: thân mình, khuôn mặt. Trẻ chọn các bộ phận khác dán lên sao cho tranh đẹp.
- Kết thúc: Nhận xét giờ học.
* Hoạt động nối tiếp: - Góc chữ viết: Bài tập nhận biết giác quan của trẻ 
* Đánh giá:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2010	
Chủ đề:Bản thân , gia đình, ksk 
 Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MÔN: Âm Nhạc 
 ĐỀ TÀI: Cái mũi 
 Nghe haùt : Năm ngón tay ngoan 
I/ Mục đích yêu cầu: 
Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hiểu nội dung bài hát
Trẻ hát đúng nhịp và vận động được theo bài hát. 
Thích nghe cô hát. Trẻ yêu thích, có ý thức bảo vệ cơ thể 
II/ Chuẩn bị: 
- Cô: Thuộc bài hát, băng nhạc các bài: Cái mũi, năm ngón tay ngoan
- Trẻ: Dụng cụ gõ đệm cho mỗi trẻ
III/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cho cháu ngửi mùi thơm của hoa hồng -> trẻ ngửi và nêu mùi thơm vừa ngửi được
-> cho trẻ nêu tự do ( thơm nhiều, thơm ít, thơm nồng nàng …)
- Nhờ đâu mà con biết hoa hồng thơm? ( ngửi ) Ngửi bằng gì? (mũi)
- Thế các bạn biết gì về cái mũi? bạn có thích cái mũi của mình không vì sao, là giác quan nào trên cơ thể bạn?
- Nào! các bạn lắng nghe cô hát 1 bài hát mới này như thế nào nhé
- Cô hát lần 1 + giới thiệu tên bài hát+Tác giả ( Cái mũi- sáng tác của 
- Lần 2+ giải thích nội dung bài hát: bé giới thiệu cái mũi của bé, lợi ích của cái mũi giúp bé thở, đoán được luồng gió bay qua nhờ cái mũi của bé
- Cô đánh nhịp kết hợp cho trẻ hát theo nhip 2/4 (nhóm, tổ, cá nhân hát cô chú ý sửa sai )
* Hoạt động 2: Dạy hát(trọng tâm) bài hát “cái mũi” 
- Cô cho trẻ hát, kết hợp với vận động vỗ tay theo nhịp
- Tổ, nhóm, các nhân vỗ ( chú ý sữa sai )
- Cô hướng dẫn trẻ vận động theo nhịp kết hợp với đạo cụ phách tre, trống lắc… 
* Hoạt động 3: Nghe hát bài “ Năm ngón tay ngoan”
- Cô hát lần 1+ giải thích nội dung bài hát (Giới thiệu bàn tay có năm ngón, mỗi ngón có hình dáng khác nhau, công việc khác nhau, nhưng cùng chung 1 bàn tay) 
- Mở máy cho trẻ nghe 
- Kết thúc: nhận xét- tuyên dương.
* Hoạt động nối tiếp: Biểu diễn văn nghệ, sáng tạo điệu múa-> đưa vào HĐG, Ngoài trời, HĐC 
* Đánh giá:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ tư, ngày 13 tháng 10 năm 2010	
Chủ đề:Bản thân , gia đình, ksk 
 Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 
 MÔN: LQCV
 ĐỀ TÀI: a, ă, â
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â. Tìm đúng chữ a, ă, â trong từ
- So sánh, phân biệt sự giống nhau, khác nhau giữa các chữ cái a, ă, â Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II/ Chuẩn bị: 
- Cô: bảng, bút dạ, thẻ chữ a, ă, â to, tranh vẽ bé đang ăn có từ “ bé ăn”, cái ấm trà và từ “ ấm trà”, bài thơ chữ to “Những con mắt” 
- Trẻ: các đồ vật, tranh ảnh, lô tô có từ chứa chữ cái a, ă, â: cái áo, tay, tai, khăn mặt, bắp cải, đôi mắt, hàm răng, ấm trà, cần câu cá, quả bầu, chân ( có từ ghi dưới hình vẽ )
III/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định- giới thiệu
- Ổn định: Hát bài “ Mời bạn ăn”. Cô và trẻ cùng trò chuyện về các giác quan trên cơ thể.
* Hoạt động 2: Làm quen với chữ cái a, ă, â
1/ Làm quen chữ a:Cô đọc câu đố: “ Lắng nghe tiếng mẹ, tiếng cô
 Âm thanh, tiếng động luôn bên quanh mình” là cái gì ? ( cái tai )
- Cô giới thiệu từ “Cái tai”, đọc từ “Cái tai” ( cô- trẻ đọc )
- Cô giới thiệu trong từ “Cái tai” có chữ cái a. Tìm xung quanh lớp từ có chứa chữ cái a 
- Trẻ nêu cấu tạo của chữ a. Hướng dẫn trẻ phát âm chữ cái a
2/ Làm quen chữ ă: Cô đọc câu đố: Cái gì một cặp song sinh.
 Long lanh sánh tỏ để nhìn xung quanh -> trẻ đoán ( đôi mắt )
- Giới thiệu từ “ Đôi mắt”- Cô, trẻ đọc từ “ đôi mắt
- Tìm chữ cái đã học trong từ đôi mắt -> phát âm chữ cái đã tìm
- Trẻ nêu cấu tạo của chữ ă. Hướng dẫn trẻ phát âm chữ cái ă
3/ Làm quen chữ â
- Hát: Ồ sao bé không ắc -> vừa hát vừa lắc lư cái đầu
- Giới thiệu chữ â trong từ “cái đầu” Cô, trẻ đọc từ “cái đầu”
- Tìm chữ cái đã học trong từ cái đầu -> phát âm chữ cái đã tìm
- Trẻ nêu cấu tạo của chữ â. Hướng dẫn trẻ phát âm chữ cái â
- Giới thiệu các kiểu chữ a,ă,â (in hoa, in thường, viết thường)
- Viết mẫu chữ a,ă,â theo kiểu chữ viết thường cho trẻ xem 
* Hoạt động 3: So sánh
- Nêu điểm giống, khác nhau của a, ă, â
+ Giống nhau: đều có nét cong tròn khép kín, có nét móc ở phía bên phải nét conh tròn.
+ Khác nhau: chữ a không có dấu, ă có dấu mũ ngược hoặc vầng trăng, â có đội mũ trên đầu
* Hoạt động 4: Luyện tập
- TC1: Tìm các chữ cái a, ă, â có trong các từ như chuẩn bị
- TC2: “Thi xem tổ nào nhanh”. Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, khi nào có nhạc thì bạn đứng đầu đi theo đường hẹp lên tìm và gạch chân một chữ cái a, ă, â vừa học trong bài thơ “ những con mắt” ( chú ý gạch từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Sau đó về đưa bút cho bạn tiếp theo, khi nhận được bút, bạn tiếp tục đi theo đường hẹp lên tìm chữ. Cứ như thế cho đến khi nào hết nhạc thì dừng lại, cả lớp KT tổ nào gạch được nhiều, tổ đó sẽ thắng 
- Về nhóm thực hiện viết chữ a,ă,â theo kiểu chữ viết thường trong quyển bé tập tô( luân chuyển vào buổi chiều hoạt động tập tô chữ cái)
Kết thúc: Nhận xét- tuyên dương
* Hoạt động nối tiếp:Đưa vào HĐG, HĐ Chiều
* Đánh giá …………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm, ngày 14 tháng 10 năm 2010	
Chủ đề:Bản thân , gia đình, ksk 
 Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MÔN: Toán 
Đề tài: XAÙC ÑÒNH VÒ TRÍ PHÍA TREÂN PHÍA DÖÔÙI, 
PHÍA TRÖÔÙC, PHÍA SAU CUÛA ÑOÁI TÖÔÏNG ( Coù söï ñònh höôùng )
1 / yeâu caàu : 
- Treû xaùc ñònh ñöôïc caùc höôùng, caùc phía treân, döôùi, tröôùc, sau cuûa ñoái töôïng ( coù ñònh höôùng ) 
- Thöïc hieän caùc thao taùc baät, nhaûy, quan saùt 
- Ñoaøn keát, cuøng baïn tham gia hoaït ñoäng 
2 / Chuaån bò : 
* Cô: phaán veõ 2 con ñöôøng, loâ toâ

File đính kèm:

  • doctuan 2 cd2.doc
Giáo Án Liên Quan