Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề 4: Gia đình
Cô và cả lớp cùng hát và vận động theo nhạc “ba ngọn nến lung linh”
- Trò chuyện về bài hát.
Cô gợi ý các câu hỏi để cho trẻ tìm hiểu:
- Gia đình gồm có ai, trong nhà mọi người như thế nào?
- Gia đình cần phải có gì để ở?
- Trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình cần phải có những gì?.
Cô giới thiệu chủ đề mà trẻ sẽ bắt đầu tìm hiểu trong tuần này.
Trong chủ đề gia đình, cô và cháu cùng nhau khám phá để giải đáp những thắc mắc trên.
CHỦ ĐỀ 4: GIA ĐÌNH (Thời gian: 5 Tuần, Từ ngày 08.11 – 10.12.2010) Mở chủ đề: Cô và cả lớp cùng hát và vận động theo nhạc “ba ngọn nến lung linh” - Trò chuyện về bài hát. Cô gợi ý các câu hỏi để cho trẻ tìm hiểu: - Gia đình gồm có ai, trong nhà mọi người như thế nào? - Gia đình cần phải có gì để ở? - Trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình cần phải có những gì?... Cô giới thiệu chủ đề mà trẻ sẽ bắt đầu tìm hiểu trong tuần này. Trong chủ đề gia đình, cô và cháu cùng nhau khám phá để giải đáp những thắc mắc trên. CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (MGL) MỤC TIÊU: 1. Thể chất: * Vận động: - Trẻ thực hiện thành thạo các bài tập phát triển chung. - Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các vận động cơ bản như: ném xa bằng hai tay, bật xa, trườn sấp kết hợp với trèo ghế, đi chạy theo hiệu lệnh, đi trên dây (dây đặt trên sàn). - Rèn khả năng phối hợp chân tay mắt nhịp nhàng. - Phát triển các tố chất thể lực như: sức bền, nhanh nhẹn, sự khéo léo… - Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua các hoạt động nặn, lắp ghép. * Dinh dưỡng - Sức khoẻ: - Trẻ biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn uống hợp vệ sinh. - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và những người thân trong gia đình. - Biết những món ăn trong gia đình mình và cách chế biến một số món ăn đơn giản. - Trẻ biết mặc trang phục cho phù hợp với thời tiết. - Biết nói với người lớn khi bị ốm, mệt và đau. 2. Nhận thức: * Khám phá khoa học: - Trẻ biết được nhà là nơi gia đình mình sinh sống, biết các kiểu nhà khác nhau (cao tầng, nhà trệt, nhà sàn…) và các nguyên vật liệu để xây dựng ngôi nhà - Trẻ biết tên, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình. - Biết các phương tiện đi lại của gia đình. - Biết phân loại và so sánh các loại đồ dùng trong gia đình theo chất liệu, công dụng, hình dáng, số lượng... * Khám phá xã hội: - Trẻ biết được địa chỉ nơi ở của gia đình mình, biết tên và cách xưng hô đối với các thành viên trong gia đình, những người trong họ hàng. - Trẻ biết được thế nào là gia đình đông con và ít con. - Trẻ biết công việc và sở thích các thành viên trong gia đình. - Trẻ biết được các nhu cầu của gia đình: ăn uống, đi lại, vui chơi, làm việc, nghỉ nghơi… - Trẻ biết được ý nghĩa và các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. * Làm quen với toán: - Trẻ biết so sánh cao hơn – thấp hơn – thấp nhất. - Trẻ nhận biết (phân biệt) khối cầu, khối trụ. - Trẻ biết đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8. - Tách, gộp nhóm có 8 đối tượng. - Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8. 3. Ngôn ngữ: - Trẻ biết mô tả hình dáng, sở thích của mình và người thân trong gia đình. - Biết miêu tả các đồ dùng của gia đình thông qua các hoạt động như thơ, kể chuyện, trò chuyện… - Trẻ biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với các truyền thống văn hóa của gia đình Việt Nam. - Dạy trẻ biết đọc thơ, kể chuyện một số bài thơ, câu chuyện có trong chủ điểm. - Trẻ biết nói lên tình cảm của mình đối với các cô giáo. - Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói, biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi. 4. Thẩm mỹ: - Biết tô, vẽ, nặn, xé dán các đồ dùng trong gia đình - Biết làm các đồ dùng, đồ chơi đơn giản từ các nguyên vật liệu cũ - Dạy trẻ biết hát, múa, vận động minh họa các bài hát có trong chủ điểm gia đình và nói về cô giáo. - Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, hài hòa màu sắc. - Biết sắp xếp các góc hoạt động và đồ dùng trong lớp gọn gàng, đẹp mắt. 5. Tình cảm xã hội: - Trẻ biết yêu quý, kính trọng, yêu thương, chia sẽ với các thành viên trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em… - Trẻ biết quan tâm, giúp đỡ, nhường nhịn lẫn nhau, đặc biệt là đối với em nhỏ. - Trẻ biết giữ gìn nhà cửa sạch đẹp, ngăn nắp, biết sử dụng và bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi của bản thân và gia đình. - Trẻ biết yêu thương, kính trọng, lễ phếp với thầy cô giáo II/ MẠNG NỘI DUNG: MẠNG NỘI DUNG Gia đình thân yêu của bé: - Bố, mẹ, anh, chị, em, ông, bà, bé… - Họ hàng: cô, dì, chú, bác, cậu… - Công việc của từng thành viên trong gia đình. - Tình cảm của bé đối với các thành viên và ngược lại GIA ĐÌNH (5 TUẦN) Gia đình sống chung một ngôi nhà: - Ngôi nhà của bé: + Là nơi sinh sống, sum họp cùng gia đình. + Cần giữ gìn, dọn dẹp cho nhà cử sạch sẽ. - Nhà có sân, vườn, khu chăn nuôi, các loại cây cối có trong vườn. - Các kiểu nhà khác nhau: + Các nguyên vật liệu để xây dựng ngôi nhà. + Nhiều loại nhà khác nhau: nhà cao tầng, nhà ngói, nhà trệt, nhà sàn… Nhu cầu của gia đình: - Các loại đồ dùng trong gia đình. - Nhu cầu ăn uống của gia đình: + Thức ăn phổ biến trong gia đình. + Các bữa ăn và giờ ăn của gia đình. - Nhu cầu vui chơi, giải trí của gia đình: gia đình thường làm gì trong những ngày nghỉ. - Nhu cầu tình cảm: + Mọi người yêu thương, quan tâm lẫn nhau. + Đón khách đến thăm. - Phương tiện đi lại của gia đình Họ hàng gia đình: - Họ hàng bên nội, bên ngoại. - Cách gọi bên nội, bên ngoại (ông bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ….) - Những ngày họ hàng thường tập trung (ngày giỗ, ngày lễ…) III. MẠNG HOẠT ĐỘNG: Phát triển nhận thức Phát triển thẩm mỹ GIA ĐÌNH Phát triển thể chất Phát triển ngôn ngữ Phát triển tình cảm-XH 1. Làm quen văn học: - Thơ: Làm anh, thương ông, Giữa vòng gió thơm. - Truyện: Ba cô gái, hai anh em. 2. LQCC: - Làm quen nhóm chữ: e, ê - Tập tô nhóm chữ e, ê - Trò chơi với chữ e,ê DD SK: Giới thiệu các món ăn trong gia đình. - Cách chế biến một số món ăn đơn giản. - Trẻ biết tự phục vụ trong ăn, uống, ngủ, vui chơi, mặc quần áo…. - VĐ: Tập phối hợp vận động: - Ném xa bằng hai tay. - Bật xa. - Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế. - Đi ngang bước dồn trên ghế - Đi trên dây (Dây đặt trên sàn) LQVT: - So sánh cao hơn – thấp hơn – thấp nhất. - Phân biệt khối cầu, khối trụ. - Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8. - Chia 8 đối tượng thành hai phần. - Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8. KHÁM PHÁ KHOA HỌC: - Khám phá các vật liệu khác nhau để làm ra nhà. - Thảo luận tìm hiểu về gia đình của các bạn trong lớp. - Khám phá sử dụng đồ dùng an toàn. - Trò chuyện về nhu cầu của gia đình. - Trò chuyện về các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. TẠO HÌNH: - Vẽ chân dung người thân trong gia đình. - Vẽ ngôi nhà của bé. - Nặn đồ dùng gia đình. - Cắt dán đồ dùng gia đình. - Làm ngôi nhà của bé bằng các phế liệu. - ÂM NHẠC: -Hát và vận động theo nhạc các bài: Nhà của tôi, Cả nhà thương nhau, Cháu yêu bà, Ngôi nhà mới. - Nghe hát: Tổ ấm gia đình, Ba ngọn nến lung linh, Ông cháu, Ru con mùa đông. - Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất, nghe tiếnghát tìm đồ vật, tai ai tinh. - Thực hiện một số nề nếp quy định trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình. - Làm một số việc giúp bố mẹ và người thân. - Làm quà tặng cô giáo, bố mẹ. - Trò chuyện về tình cảm, sở thích của các thành viên trong gia đình. KẾ HOẠCH TUẦN 1 :(8/ 11 – 12/11/2010) (Gia đình thân yêu của bé Thứ Tên Hoạt động HAI BA TƯ NĂM SÁU Đón trẻ - Trò chuyện về tên gọi, cách xưng hô các thành viên trong gia đình bé. - Trò chuyện về hoạt động của gia đình trong hai ngày nghỉ cuối tuần. - Trò chuyện về công việc, sở thích các thành viên trong gia đình và của bé. - Trò chuyện về tình cảm của bé đối với mọi người trong nhà và ngược lại. Thể dục sáng 1. Khởi động: Tập theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau” 2.Trọng động: Tập theo nhạc bài “ Cho con” - Hô hấp: Thổi bong bóng (2l x 8n) - Tay : Hai tay thay nhau quay dọc toàn thân (4 x 8n) - Bụng : Cuối người, mũi bàn tay chạm mũi bàn chân (4 x 8n) - Chân : Hai tay chống hông, ngồi xuống, đứng lên. (4 x 8n) - Bật : Bật tiến về trước. (4 x 8n) 3. Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng theo bài “Cháu yêu bà” Hoạt động ngoài trời - Quan sát các ngôi nhà xung quanh lớp học. - TC: tập tầm vông. - Chơi tự do - Trò chuyện về công việc của các thành viên trong gia đình. - TC: chi chi, chành chành. - Chơi tự do. - Lao động vệ sinh xung quanh lớp học. - TC: bịt mắt bắt dê. - Chơi tự do - Quan sát vườn hoa trước lớp. - TC: rồng rắn lên mây. - Chơi tự do - Dạo chơi quanh sân trường. - TC: lộn cầu vồng. - Chơi tự do. Hoạt động chung PTTC: - Bé trổ tài (Ném xa bằng 2 tay) PTNT: KPXH: Hãy về thăm gia đình tôi nhé. PTNT: LQVT: Phân biệt khối cầu, khối trụ. PTNN: LQVH: Thơ: Làm anh. PTTM: ÂN: VĐ: Cả nhà thương nhau. NH: Ru con mùa đông. TC: Ai nhanh nhất. Hoạt động góc - Phân vai: Vai chơi: mẹ con, cách chăm sóc con, nấu ăn. - Xây dựng: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà. - Nghệ thuật: Vẽ, xé dán tranh về gia đình. - Học tập: Phân loại đồ dùng gia đình theo công dụng. - Thiên nhiên: Chăm sóc cây, cho cá ăn… Hoạt động chiều PTTM: -TH:Bé cùng sáng tạo (Vẽ chân dung người thân trong gia đình) - Chơi: mèo đuổi chuột - Dọn dẹp góc chơi gọn gàng. PTNN: LQCC: Làm quen chữ e, ê - Đọc ca dao về chủ đề gia đình. - Tuyên dương cuối tuần. Trả trẻ vệ sinh chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về KẾ HOẠCH TUẦN 2 :(12/ 11 – 19/11/2010) (Gia đình sống chung một ngôi nhà) Thứ Tên Hoạt động HAI BA TƯ NĂM SÁU Đón trẻ - Trò chuyện về hoạt động của gia đình trong hai ngày nghỉ cuối tuần. - Trò chuyện về công việc, sở thích các thành viên trong gia đình và của bé. - Trò chuyện về các kiểu nhà mà bé biết và nhà của gia đình bé. - Trò chuyện về tình cảm của bé đối với mọi người trong nhà và ngược lại. Thể dục sáng 1. Khởi động: Tập theo nhạc bài hát “Bà thương em” Tập với vòng. 2.Trọng động: Tập theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau”. - Hô hấp: Thổi bong bóng (2l x 8n) - Tay : Hai tay thay nhau quay dọc toàn thân (4 x 8n) - Bụng : Cuối người, mũi bàn tay chạm mũi bàn chân (4 x 8n) - Chân : Hai tay chống hông, ngồi xuống, đứng lên. (4 x 8n) - Bật : Bật tiến về trước. (4 x 8n) 3.Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng theo nhạc bài “Cháu yêu bà” Hoạt động ngoài trời - Chơi với sỏi, hột hạt, phấn: viết chữ, số, xếp nhà. -TCVĐ: “Cáo ơi ngủ à?” - Chơi tự do. - Quan sát các kiểu nhà xung quanh lớp học. - TCVĐ: “lộn cầu vồng” - Chơi tự do - Trò chuyện về các nguyên vật liệu để xây dựng nhà. - TCVĐ: “Tập tầm vông”. - Chơi tự do - Quan sát vườn cây gần lớp học. - TCVĐ: “kéo co” - Chơi tự do - Đọc thơ về chủ đề gia đình. - TCDG: Rồng rắn lên mây" - Chơi tự do. Hoạt động chung PTTC: - Thi xem ai giỏi nhất (Bật xa) PTNT: KPXH: Đố bạn biết tôi được làm từ nguyên vật liệu gì? PTNT: LQVT: Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8. PTNN: LQVH: Truyện: Ba cô gái. PTTM: ÂN: DH: Nhà của tôi. NH: Tổ ấm gia đình. TC: Ai nhanh nhất. Hoạt động góc - Phân vai: Vai chơi: mẹ con, cách chăm sóc con, nấu ăn. - Xây dựng: Xây khu nhà bé ở. - Nghệ thuật: Vẽ, xé dán tranh về gia đình. - Học tập: Tô chữ u, ư, điền chữ cái trong từ. - Thiên nhiên: Chăm sóc cây, lau lá, tưới nước cho cây. Hoạt động chiều PTTM: -TH: Bé thi đua (Vẽ ngôi nhà của bé) - Cô cháu làm đồ dùng từ nguyên phế liệu: giỏ, nồi, bát.. - Trò chuyện về ngày Nhà giáo VN PTNN: LQCC: Tập tô chữ e, ê -Hát các bài hát có từ: ông, bà, con, ba mẹ.. - Tuyên dương cuối tuần. Trả trẻ vệ sinh chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về KẾ HOẠCH TUẦN 3 :(22/ 11 - 26/11/2010) (Họ hàng gia đình bé) Thứ Tên Hoạt động HAI BA TƯ NĂM SÁU Đón trẻ - Trò chuyện về hoạt động của gia đình trong hai ngày nghỉ cuối tuần. - Trò chuyện về công việc, sở thích các thành viên trong gia đình và của bé. - Trò chuyện về những ngày họ hàng thường tập trung đông đủ. Thể dục sáng 1. Khởi động: Tập theo nhạc bài hát “Bà thương em” Tập với vòng. 2. Trọng động:Tập theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”. - Hô hấp: Thổi bong bóng (2l x 8n) - Tay : Hai tay thay nhau quay dọc toàn thân (4 x 8n) - Bụng : Cuối người, mũi bàn tay chạm mũi bàn chân (4 x 8n) - Chân : Hai tay chống hông, ngồi xuống, đứng lên. (4 x 8n) - Bật : Bật tiến về trước. (4 x 8n) 3.Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng theo nhạc bài “Cháu yêu bà” Hoạt động ngoài trời - Trò chuyện về những ngày họ hàng thường tập trung đông đủ. - TCVĐ: Mèo đuổi chuột. - Chơi tự do. - Đàm thoại, nhận xét về cách sắp xếp đồ dùng trong gia đình. - TCVĐ: Chạy theo bóng. - Chơi tự do - Lao động vệ sinh sân trường. - TCDG: Mèo đuổi chuột. - Chơi tự do - Trò chuyện về những người họ hàng gần gũi với trẻ. -TCVĐ: “kéo co” - Chơi tự do - Đọc thơ: Làm anh. - TCDG: Rồng rắn lên mây" - Chơi tự do. Hoạt động chung PTTC: - Bé nào nhanh nhất (Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế) PTNT: KPXH: Bạn có họ hàng với tôi không? PTNT: LQVT: Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8. PTNN: LQVH: Thơ: Giữa vòng gió thơm. PTTM: ÂN: DH: Cháu yêu bà NH: Ba ngọn nến lung linh. TC: Nghe hát tìm đồ vật. Hoạt động góc - Phân vai: Gia đình - Phòng khám đa khoa - Cửa hàng bán đồ dùng gia đình. - Xây dựng: Xây khu nhà bé ở. - Nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát về chủ đề gia đình. - Học tập: Đọc truyện tranh về chủ đề gia đình. - Thiên nhiên: Quan sát vật chìm, vật nổi. Hoạt động chiều PTTM: -TH: Bé khéo tay ( Cắt dán đồ dùng gia đình) - Hát và vận động bài "Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ" - Cho trẻ gấp quần áo, tự chải đầu. - Chơi theo ý thích: xem phim, chơi với đồ chơi. - Rèn trẻ cách ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế. - Tuyên dương cuối tuần. Trả trẻ vệ sinh chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về KẾ HOẠCH TUẦN 4 :(29/ 11 - 3/12/2010) (Nhu cầu gia đình bé) Thứ Tên Hoạt động HAI BA TƯ NĂM SÁU Đón trẻ - Trò chuyện về hoạt động của gia đình trong hai ngày nghỉ cuối tuần. - Trò chuyện về nhu cầu của gia đình trong 2 ngày nghỉ (vui chơi, thăm họ hàng…). - Trò chuyện các món ăn trong gia đình bé thường ăn. - Trò chuyện về một số đồ dùng gia đình, đồ dùng trong các phòng. Thể dục sáng 1. Khởi động: Tập theo nhạc bài hát “Bà thương em” Tập với gậy 2. Trọng động:Tập theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”. - Hô hấp: Thổi bong bóng (2l x 8n) - Tay : Hai tay thay nhau quay dọc toàn thân (4 x 8n) - Bụng : Cuối người, mũi bàn tay chạm mũi bàn chân (4 x 8n) - Chân : Hai tay chống hông, ngồi xuống, đứng lên. (4 x 8n) - Bật : Bật tiến về trước. (4 x 8n) 3.Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng theo nhạc bài “Cháu yêu bà” Hoạt động ngoài trời - Trò chuyện cách xưng hô với người trong họ hàng. - TCVĐ: lộn cầu vồng - Chơi tự do. - Trò chuyện về gia đình đông con, ít con - TCVĐ: Ném bóng vào rổ. - Chơi tự do - Vẽ chân dung người thân trong gia đình trên sân. - TCVĐ: Mèo đuổi chuột. - Chơi tự do. - Đọc câu đố về những đồ dùng trong gia đình. -TCVĐ: “ Thi xem ai nhanh” - Chơi tự do - Trò chuyện các món ăn trong gia đình. -TCVĐ: Rồng rắn lên mây. - Chơi tự do. Hoạt động chung PTTC: - Ai đi giỏi hơn (Đi ngang bước dồn trên ghế) PTNT: KPXH: Tôi thuộc nhóm nào (Phân loại đồ dùng theo chất liệu) PTNT: LQVT: Chia 8 đối tượng thành 2 phần. PTNN: LQVH: Truyện : Hai anh em. PTTM: ÂN: DH: Ngôi nhà mới. NH: Ông cháu. TC: Tai ai tinh Hoạt động góc - Phân vai: Gia đình – Cô giáo – Cửa hàng bán đồ dùng gia đình. - Xây dựng: Xây nhà trệt, nhà cao tầng. - Nghệ thuật: Nặn các đồ dùng trong gia đình. - Học tập: Làm album các đồ dùng trong gia đình.. - Thiên nhiên: Làm bánh bằng cát, chăm sóc cây. Hoạt động chiều PTTM: -TH: Bé sáng tạo (Nặn đồ dùng gia đình) - Chơi TC “Cáo ơi ngủ à” - Làm vở tập tô. - Trò chơi với chữ cái e, ê - Vệ sinh các góc. - Tuyên dương cuối tuần. Trả trẻ vệ sinh chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về KẾ HOẠCH TUẦN 5 :(6/ 11 - 10/12/2010) (Nhu cầu gia đình bé) Thứ Tên Hoạt động HAI BA TƯ NĂM SÁU Đón trẻ - Trò chuyện về hoạt động của gia đình trong hai ngày nghỉ cuối tuần. - Trò chuyện về nhu cầu của gia đình trong 2 ngày nghỉ (vui chơi, thăm họ hàng…). - Trò chuyện các loại đồ dùng trong gia đình, phương tiện đi lại, chuyên chở… - Trò chuyện về phếp lịch sự trong gia đình khi tiếp đón khách đến thăm. Thể dục sáng 1. Khởi động: Tập theo nhạc bài hát “Bà thương em” Tập với gậy 2.Trọng động:Tập theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”. - Hô hấp: Thổi bong bóng (2l x 8n) - Tay : Hai tay thay nhau quay dọc toàn thân (4 x 8n) - Bụng : Cuối người, mũi bàn tay chạm mũi bàn chân (4 x 8n) - Chân : Hai tay chống hông, ngồi xuống, đứng lên. (4 x 8n) - Bật : Bật tiến về trước. (4 x 8n) 3.Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng theo nhạc bài “Cháu yêu bà” Hoạt động ngoài trời - Dạo quanh sân trường, thăm khu nấu ăn của trường. - TCVĐ: Tung bóng. - Chơi tự do. - Quan sát một số đồ dùng gia đình làm bằng thủy tinh, sứ. - TCVĐ: Dung dăng dung dẻ. - Chơi tự do - Giải câu đố về đồ dùng gia đình. - TCVĐ: Mèo đuổi chuột. - Chơi tự do. - Trò chuyện gia đình thường làm gì vào ngày nghỉ. -TCVĐ: “ Chạy theo bóng” - Chơi tự do - Quan sát thời tiết, ăn mặc phù hợp với thời tiết. -TCDG: Mèo đuổi chuột. - Chơi tự do. Hoạt động chung PTTC: - Bạn nào khéo hơn (Đi trên dây) PTNT: KPXH: Chiếc túi bí mật. PTNT: LQVT: So sánh cao hơn – thấp hơn – thấp nhất. PTNN: LQVH: Thơ: Thương ông. PTTM: ÂN: Biểu diễn cuối chủ đề. Hoạt động góc - Phân vai: Gia đình – Cô giáo – Cửa hàng bán đồ dùng gia đình. - Xây dựng: Xây nhà trệt, nhà cao tầng. - Nghệ thuật: Nặn các đồ dùng trong gia đình. - Học tập: Làm album các đồ dùng trong gia đình.. - Thiên nhiên: Làm bánh bằng cát, chăm sóc cây. Hoạt động chiều PTTM: -TH: Bé khéo tay (Làm ngôi nhà của bé bằng phế liệu) - Chơi TC: Rèn trẻ cách gấp chiếu, xếp gối ngăn nắp. - Cho trẻ xem phim tư liệu về Bác Hồ. - Chơi tự do ở các góc. - Dạy trẻ cách cắt móng tay. - Tuyên dương cuối tuần. Trả trẻ vệ sinh chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về - Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về -Thông qua chủ đề “ Gia đình” trẻ biết được gia đình có mấy người, công việc của mỗi thành viên, nghề nghiệp của bố mẹ. Biết được nhà là nơi gia đình sinh sống, sinh hoạt, biết thể hiện tình cảm với các thành viên trong gia đình. Biết họ hàng bên nội, bên ngoại, biết đồ dùng trong gia đình và cách sử dụng, bảo quản chúng…. -Biết hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, vẽ tô màu về chủ đề -Từ đó biết yêu quí người thân trong gia đình, bà con, biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, biết bảo quản các đồ dùng trong gia đình.
File đính kèm:
- Muc tieu 56 t chu de GDinh.doc